2 minute read
1.2.2. Năng lực ST, các thành phần của năng lực ST
- Tính độc đáo (Originality); - Tính hoàn thiện (Elaborate); - Tính nhạy cảm vấn đề (Problem sensibility). Các đặc trưng trên của TDST không tách rời nhau mà chúng có liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tính độc đáo được cho là quan trọng nhất trong biểu đạt ST, tính nhạy cảm vấn đề đi liền với cơ chế xuất hiện ST. Tính mềm dẻo, nhuần nhuyễn là cơ sở để có thể đạt được tính độc đáo, tính nhạy cảm vấn đề, tính hoàn thiện [88].
1.2.2. Năng lực ST, các thành phần của năng lực ST
Advertisement
Các nghiên cứu về ST và TDST đã có trước đây chủ yếu là về hoạt động ST, quá trình ST, các cấp độ ST; TDST, các thành phần của TDST; các Test đo lường tính ST; vấn đề bồi dưỡng, phát triển TDST cho HS trong dạy học,... Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về năng lực ST. Huỳnh Văn Sơn (2013) cho rằng: “Năng lực ST là khả năng tạo ra những cái mới hoặc GQVĐ một cách mới mẻ của con người” [75, tr.29] Hồ Bá Thâm quan niệm:“Năng lực ST là năng lực tạo ra cái mới về chất hợp quy luật” [Theo 25, tr.162] Trần Việt Dũng (2013) định nghĩa, "năng lực ST là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó" [25, tr.162]. Từ những phân tích tâm lí học, tác giả cũng chỉ ra ba thành phần cơ bản trong năng lực ST, đó là TDST, động cơ ST và ý chí. Tổng hợp những nghiên cứu về ST [25], [43] và quan niệm năng lực đã trình bày ở các mục trên, trong luận án này, tác giả quan niệm năng lực ST là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, giúp con người nhận ra một tính chất mới, có một cách nhìn mới về một sự vật, hiện tượng hay mối quan hệ, tạo ra cái mới có giá trị. Năng lực ST được hình thành và bộc lộ thông qua hoạt động GQVĐ. TDST là một trong các thành tố chủ yếu của năng lực ST. Người có năng lực ST là người có TDST. Tuy nhiên, chỉ có TDST thôi chưa đủ để hình thành năng lực ST. Năng lực ST bao gồm những thành phần sau: