7 minute read
1.5. Sự phát triển trí tuệ của HS miền núi các lớp cuối cấp THCS
Nếu giả thiết cho ABCD là một tứ giác bất kì thì kết luận của bài toán còn đúng không? (Kết luận của bài toán vẫn đúng trong trường hợp ABCD là hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, không đúng khi cho ABCD là tứ giác bất kì) Qua việc dạy học giải bài toán trên có thể bồi dưỡng và phát triển năng lực GQVĐ và ST, năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS thông qua việc đặt các câu hỏi định hướng giúp HS nhận biết được vấn đề, hiểu bài toán, biết nhìn bài toán một cách toàn diện, biết đề xuất, lựa chọn cách giải, biết lập luận và trình bày lời giải một cách chặt chẽ, lôgic, biết đánh giá kết quả của bài toán và cách giải, biết cách khái quát hóa cho vấn đề tương tự, biết phát biểu bài toán mới tương tự (biểu hiện ST). Tóm lại, có thể hiểu, dạy học giải bài tập hình học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và ST chính là tạo ra một môi trường học tập thuận lợi cho các biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST của HS trong giải bài toán hình học được bộc lộ và phát triển. Do đó, để dạy học giải bài tập hình học lớp 8 cho HS miền núi theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và ST thì cần phải xác định được các biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST của HS miền núi trong giải bài tập hình học lớp 8, làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp sư phạm và đánh giá năng lực này của HS.
1.5. Sự phát triển trí tuệ của HS miền núi các lớp cuối cấp THCS
Advertisement
Sự phát triển trí tuệ, xúc cảm của HS chịu ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc mà các em là thành viên của nó. Học sinh miền núi nói chung là những HS sống và học tập ở vùng miền núi. Các em có những nét riêng về tâm lý (về nhận thức, về tình cảm, về tính cách…). Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và thiết lập các mối quan hệ của các em ở nhà trường. Chính vì vậy, để quá trình giáo dục đạt hiệu quả thì những người làm công tác giáo dục nói chung, GV nói riêng nhất thiết phải nắm được đặc điểm tâm lí và sự phát triển trí tuệ, xúc cảm của HS của mình. HS lớp 8 THCS, thường có độ tuổi 14, 15. Ở các trường THCS miền núi, đặc biệt là các trường vùng sâu vùng xa, một số HS có độ tuổi cao hơn do các em đi học muộm hơn. Đây là lứa tuổi bắc cầu, chuyển tiếp từ trẻ em lên
người lớn, từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Những HS miền núi sống và học tập ở khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm thành phố, sự phát triển trí tuệ của các em về cơ bản không khác các HS ở các vùng phát triển khác trong cả nước. Ở khu vực miền núi ven thành thị, nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội; trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, phần đông các gia đình chưa dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề học tập, chưa quan tâm hình thành động cơ học tập, hứng thú đi học cho con em mình,… do đó sự phát triển trí tuệ của HS ở những khu vực này có những khác biệt so với các em cùng độ tuổi ở các khu vực phát triển khác. Những trình bày dưới đây tập trung vào sự phát triển trí tuệ của HS dân tộc, miền núi cuối cấp THCS ở các vùng khó khăn kể trên dựa vào các kết quả nghiên cứu của tâm lí học giáo dục [10], [36], [73], [76] và kết quả nghiên cứu dân tộc học [60]. Sự phát triển trí tuệ của HS dân tộc, miền núi các lớp cuối cấp THCS có một số hạn chế đặc trưng, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về ngôn ngữ, do điều kiện hoàn cảnh sống của vùng miền núi. Do môi trường sống và học tập ở gia đình và làng bản HS chủ yếu sử dụng tiếng bản địa, ít dùng tiếng phổ thông, thậm chí cả khi đến trường, các HS dân tộc thiểu số vẫn sử dụng tiếng dân tộc của mình để giao tiếp, dẫn đến các em hạn chế về vốn từ, hạn chế về khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông và kéo theo đó là hạn chế trong giao tiếp (từ bất đồng ngôn ngữ, nói ngọng, phát âm tiếng phổ thông chưa chuẩn làm cho các em thiếu tự tin trong giao tiếp). Những hạn chế về ngôn ngữ cũng gây khó khăn cho hoạt động nhận thức của HS do công cụ tư duy bị hạn chế. Cũng từ hạn chế về tiếng phổ thông nên các em gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt và nắm các khái niệm khoa học. Tư duy logic, tư duy trừu tượng của HS miền núi các lớp cuối cấp THCS đã phát triển nhưng còn chậm, nhất là tư duy trừu tượng. Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của HS miền núi trong học tập được nâng dần theo từng lớp học nhưng vẫn còn chậm. Sự hạn chế này cũng xuất phát từ khó khăn về ngôn ngữ vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Đồng bào miền núi nói chung, HS dân tộc, miền núi nói riêng sống đơn
giản, tự do, chân thành, ưa chuộng tình cảm, quý trọng tình nghĩa,… các em dễ tin, dễ chấp nhận ý kiến của người khác, đặc biệt các em tin tưởng gần như tuyệt đối vào GV. Suy nghĩ giản đơn, dễ hài lòng, ngại tranh luận (do tính cả nể, sợ mất lòng). Các em dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, nắm các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng đôi khi còn thiếu sâu sắc, thiếu toàn diện. Từ nhỏ sống gần gũi với thiên nhiên, tư duy trực quan hình ảnh của HS dân tộc miền núi các lớp cuối cấp THCS tốt, khả năng tưởng tượng của các em phát triển. Tuy nhiên, trong nhận thức khoa học, do kinh nghiệm và vốn tri thức khoa học còn hạn chế cùng với những hạn chế về ngôn ngữ phổ thông nên tưởng tượng của HS dân tộc miền núi phải dựa nhiều vào trực quan,... Mặc dù tư duy của HS dân tộc miền núi các lớp cuối cấp THCS còn bộc lộ một số hạn chế do khó khăn về ngôn ngữ nhưng các em vẫn có những biểu hiện của sự ST, vượt khó trong học tập. Chẳng hạn, các em biết tận dụng những thứ xung quanh sẵn có để khắc phụ khó khăn về thiếu đồ dùng học tập. Phần đông các em có hoàn cảnh sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng các em có tinh thần vượt khó, vươn lên, biết khắc phục khó khăn trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt, những HS dân tộc miền núi sống và học tập ở thành phố, nơi điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục thuận lợi và phát triển, các em không bị hạn chế về ngôn ngữ, ít bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, nếp sống của vùng miền núi, thành tích học tập, rèn luyện không thua kém gì những vùng phát triển khác trong cả nước. Sống gần gũi với thiên nhiên từ nhỏ nên nhận thức cảm tính của HS dân tộc, miền núi cuối cấp THCS phát triển khá tốt. Tuy nhiên cảm giác, tri giác của các em đôi khi vẫn còn cảm tính, thiếu toàn diện, chưa thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng. Do điều kiện môi trường sống mà đối tượng tri giác của HS miền núi các lớp cuối cấp THCS chủ yếu là những sự vật gần gũi trong tự nhiên. Quá trình tri giác của các em vẫn thường gắn với hành động trực tiếp, gắn với hình dạng và màu sắc hấp dẫn của đối tượng tri giác. Chú ý có chủ định ở HS dân tộc miền núi các lớp cuối cấp THCS đã phát triển. Tuy nhiên trạng thái chú ý phụ thuộc nhiều và hứng thú nhận thức, vào tài liệu lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của HS trong giờ học.