4 minute read

2.2. Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác càng đòi hỏi cao hơn ở HS tính trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm. Trong quá trình học tập hợp tác, mỗi cá nhân đƣợc phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc để đóng góp vào kết quả chung của nhóm. Sự phân công cụ thể về vai trò, nhiệm vụ sẽ khiến cho các thành viên đều tích cực thực hiện nhiệm vụ không ỷ lại vào nhóm trƣởng, thƣ ký hay những thành viên khác. Khi đó HS sẽ có cơ hội rèn luyện các kĩ năng xã hội, kĩ năng nhận thức, kĩ năng học tập, kĩ năng thực hành bài học, kĩ năng làm việc hợp tác nhiều hơn… đây chính là điều kiện để học sinh hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

2.2. Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Advertisement

Hiện nay, trong nƣớc và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác. Mỗi công trình có góc nhìn khác nhau về tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực này. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn dạy học Địa lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên, bản thân tôi đề xuất quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực hợp tác cho HS bao gồm 5 bƣớc nhƣ sau:

Hình 2.1 - Quy trình tổ chức dạy học Địa lí 10 theo định hướng phát triển năng lực hợp tác

37

 Bƣớc 1. Nghiên cứu lí luận về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác. Nhận thức rõ về khái niệm năng lực hợp tác, các thành tố của năng lực hợp tác, biểu hiện của năng lực hợp tác ở học sinh THPT.  Bƣớc 2. Phân tích chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí 10 tìm ra các nội dung kiến thức dạy học thích hợp để phát triển năng lực hợp tác ở HS.  Bƣớc 3. Thiết kế kế hoạch dạy học. Theo quan điểm dạy học định hƣớng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức các hoạt động trí óc và tay chân của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh đƣợc nội dung dạy học, đạt đƣợc mục tiêu xác định. Việc xây dựng kế hoạch dạy học cần thực hiện theo quy trình sau: - Xác định mục tiêu dạy học: Đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng nội dung dạy học; tùy từng đối tƣợng HS để phát triển kiến thức ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; tùy vào nội dung dạy học để hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết nhƣ: kĩ năng quan sát; kĩ năng thu nhận, xử lý thông tin; kĩ năng phân tích, tổng hợp; kĩ năng thực hành; kĩ năng thuyết trình; kĩ năng lãnh đạo… và hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực của HS. - Chuẩn bị thiết bị dạy học: Sử dụng triệt để các thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã đƣợc trang bị tới các nhà trƣờng mà bài học yêu cầu; chủ động tìm kiếm, sử dụng các tƣ liệu, tranh ảnh sƣu tầm; các thiết bị dạy học tự làm để hỗ trợ các hoạt động dạy học. - Thiết kế các hoạt động học: Tiến trình dạy học đƣợc thiết kế thành chuỗi các hoạt động học đƣợc tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Chuỗi hoạt động học trong mỗi bài học đều tuân theo con đƣờng nhận thức chung nhƣ sau: + Hoạt động khởi động từ một tình huống học tập: GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hƣớng dẫn học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chƣa biết và muốn biết. + Hoạt động hình thành kiến thức mới: GV sẽ tạo tình huống học tập để HS tìm tòi, khám phá, lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng mới hoặc thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội đƣợc nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập. + Hoạt động vận dụng và mở rộng: GV thiết kế các tình huống học tập để HS vận dụng đƣợc các kiến thức, kĩ năng đã học vào việc phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.

38

This article is from: