7 minute read

2.3.5. Kĩ thuật mảnh ghép

- Căn cứ vào tỉ lệ dân cƣ trong từng nhóm tuổi ở mỗi quốc gia để phân chia thành dân số già (nhóm dƣới tuổi lao động thấp hơn 25%, nhóm trên tuổi lao động lớn hơn 15%) hay dân số trẻ (nhóm dƣới tuổi lao động lớn hơn 35%, nhóm trên tuổi lao động nhỏ hơn 10%). - Để nghiên cứu cơ cấu sinh học ngƣời ta thƣờng sử dụng tháp dân số với 3 kiểu tháp cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp, kiểu ổn định.

2.3.5. Kĩ thuật mảnh ghép

Advertisement

Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân nhóm và liên kết giữa các nhóm. [3]  Trƣờng hợp áp dụng: Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, HS đƣợc tham gia vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và mức độ yêu cầu khác nhau do đó kĩ thuật này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp HS phải tiếp thu một khối lƣợng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nội dung hay chủ đề lớn của bài học bao gồm các phần nội dung/chủ đề nhỏ. Trong chƣơng trình, SGK Địa lí 10 (ban cơ bản) có rất nhiều bài có thể áp dụng kĩ thuật này để rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho HS, ví dụ nhƣ bài 13 “Ngƣng đọng hơi nƣớc trong khí quyển. Mƣa”, bài 17 “Thổ nhƣỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng”, bài 18 “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật”,…  Các bƣớc tiến hành:

- Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

+ Phân nhóm học tập: chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 3 cho đến 6 HS. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm đƣợc giao nhiệm vụ tìm hiểu/nghiên cứu sâu về một phần nội dung học tập khác nhau nhƣng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này đƣợc gọi là “nhóm chuyên gia”. + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:  Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.  Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng2.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép.

58

+ Hình thành nhóm mới: còn gọi là “nhóm mảnh ghép”, cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: các nhóm cùng thực hiện chung một nhiệm vụ. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã đƣợc tìm hiểu từ các nhóm chuyên sâu. + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:  Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu.  Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. + Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học.  Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép: - Nội dung hay chủ đề lớn của bài học bao gồm các phần nội dung/chủ đề nhỏ. Những nội dung/chủ đề nhỏ đƣợc giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ giao cho nhóm HS tìm hiểu/nghiên cứu ở phần nhóm chuyên sâu. Cần lƣu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau. - Nhiệm vụ giao phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả HS đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành. - Để đảm bảo hoạt động nhóm hiệu quả, cần phải só sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm.  Ví dụ minh họa: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa (Bài 13, SGK Địa lí 10 trang 50,51) - Mục tiêu: + Kiến thức: HS phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng mƣa. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học (chọn lọc các thông tin từ SGK); Đọc đƣợc bản đồ (Phân bố mƣa trên thế giới, Các dòng biển trên thế giới,...) để thấy đƣợc mối liên hệ giữa các nhân tố đối với lƣợng mƣa. - Hình thức: nhóm. - Thời gian: 30 phút

59

- Phƣơng tiện: hình 13.2 SGK Địa lí 10 trang 52, hình 16.4 SGK Địa lí 10 trang 61; phiếu học tập in trên khổ giấy A0. - Các bƣớc thực hiện: + Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:  Vòng 1: Nhóm chuyên gia. Phân nhóm học tập: chia lớp học thành 5 nhóm, tƣơng ứng với 5 nội dung cần nghiên cứu là “khí áp”, “frông”, “gió”, “dòng biển”, “địa hình”. Giao nhiệm vụ cho nhóm: GV nêu yêu cầu cụ thể cho các nhóm. Thời gian: 5 phút. Nhóm “Khí áp”: Phân tích ảnh hƣởng của các khu áp cao và các khu áp thấp đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Frông”: Phân tích ảnh hƣởng của frông và dải hội tụ nhiệt đới đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Gió”: Phân tích ảnh hƣởng của các loại gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa đới đối với lƣợng mƣa. Nhóm “Dòng biển”: Phân tích ảnh hƣởng của dòng biển nóng, dòng biển lạnh đối với lƣợng mƣa. (liên hệ hình 13.1 và hình 16.4 trong SGK Địa lí 10). Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 02 phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.  Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. Hình thành nhóm mới (còn gọi là nhóm mảnh ghép): GV tùy vào số lƣợng HS trong lớp học để hình thành số nhóm mới cho phù hợp, đảm bảo trong mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia. Các nhóm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên ( nhóm trƣởng, thƣ kí,... ). Giao nhiệm vụ cho nhóm: Hoàn thành phiếu học tập: Sơ đồ về ảnh hƣởng của các nhân tố tới lƣợng mƣa. Thời gian 5 phút. Mẫu phiếu học tập:

60

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:  Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm mới, đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu.  Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. + Bƣớc 2: Báo cáo kết quả: GV yêu cầu các nhóm treo sản phầm tại vị trí gần nhất và treo ở vị trí trên bảng. GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét các sản phẩm của nhóm bạn. Cuối cùng GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. + Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS đồng thời chốt kiến thức.

Nội dung cơ bản cần đạt

II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG MƢA 1. Khí áp - Các khu áp thấp hút gió và đẩy khôn khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mƣa, nên khu áp thấp thƣờng là nơi có lƣợng mƣa lớn trên Trái Đất. - Các khu áp cao, không khí ẩm không bốc lên đƣợc, lại chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên thƣờng là nơi ít mƣa. 2. Frông - Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mƣa.

61

This article is from: