4 minute read

3.3.2. Đánh giá định tính

nhƣng vẫn chiểm trên 14%, tỉ lệ HS đạt điểm giỏi thấp. Chủ yếu có sự thay đổi ở tỉ lệ HS có điểm trung bình và điểm khá có xu hƣớng tăng. So sánh giữa lớp nhóm chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả các bài kiểm tra sau TNSP: Lớp thức nghiệm có tỉ lệ HS đạt điểm khá - giỏi luôn cao hơn và có tỉ lệ HS đạt điểm yếu luôn tấp hơn so với lớp đối chứng. Nhƣ vậy, thông qua kết quả bài bài kiểm tra trƣớc và sau TNSP, chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau: - HS ở các lớp thực nghiệm có kết quả học tập tiến bộ nhanh hơn so với các nhóm lớp đối chứng. Kết quả học tập của HS nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ, ở nhóm lớp thực nghiệm, GV chú trọng áp dụng các PPDH, KTDH tích cực, tạo môi trƣờng học tập hợp tác, HS buộc phải chủ động và tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động học mà ở đó HS phải tự mình mình hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao thông qua việc hợp tác, chia sẻ công việc với bạn hoặc nhóm bạn cùng lớp. Chính điều này đã giúp cho HS phát triển khả năng tƣ duy nhận thức đồng thời HS nắm vững kiến thức bài học, nâng cao về kết quả học tập của bản thân. - Mức độ phân hóa kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm thấp hơn nhóm lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm sự chênh lệch về điểm số giữa các HS không quá lớn, điều này cho thấy HS ở lớp thực nghiệm nhận đƣợc sự quan tâm tƣơng đối đồng đều, cơ hội học tập không chỉ tập chung vào phần nhỏ những HS khá, giỏi mà những HS trung bình và yếu cũng có nhiều điều kiện để tiếp cận với việc học thông qua hình thức học với bạn, học với nhóm bạn và học với GV. Dựa vào kết quả phân tích ở trên cho phép chúng ta kết luận: việc phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Địa lí 10 với các biện pháp mà luận văn đề cập đến là có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc để cập trong luận văn là có tính khả thi cao.

3.3.2. Đánh giá định tính

Advertisement

Bên cạnh đánh giá mang tính định lƣợng, tác giả còn khảo sát về mặt định tính thông qua việc quan sát HS trong các tiết học, phỏng vấn trực tiếp HS và GV, lấy thông tin qua phiếu tự đánh giá của HS. - Thông qua quan sát HS ở trong các tiết học ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, tác giả rút ra nhận xét sau: + Lớp thực nghiệm: vận dụng PPDH, KTDH tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa

79

HS - HS, HS - nhóm, HS - GV, vận dụng đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, quan tâm rèn luyện và phát triển cho HS về cả tiêu chí kỹ năng và kiến thức, động cơ hợp tác thì không khí học tập sôi nổi hơn, HS tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài, bày tỏ thái độ tích cực, đóng góp ý kiến của bản thân trƣớc những nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra. + Lớp đối chứng, hoạt động của GV là chủ yếu, HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không khí lớp học thƣờng trầm, HS ít biểu lộ thái độ, ý kiến của bản thân và thƣờng chỉ nêu ý kiến của bản thân khi đƣợc yêu cầu. - Thông qua phỏng vấn trực tiếp GV tham gia dạy thực nghiệm: Các GV cho rằng giờ học thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực hợp tác cho HS; nội dung kiến thức đƣợc khai thác là phù hợp và đã đảm bảo đƣợc mục tiêu bài học; các PPDH, KTDH đƣợc sử dụng trong bài dạy đã phát huy tính tích cực, hoạt động tƣ duy, óc sáng tạo của HS, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và điều kiện dạy học hiện nay. Các phƣơng pháp này cũng rất sinh động, hấp dẫn với HS, tạo điều kiện cho HS tự tin trong giao tiếp, khả năng trình bày vấn đề lƣu loát hơn và nhất là các HS trở nên gắn kết với nhau, biết chia sẻ công việc, tập thể lớp đoàn kết hơn. - Thông qua phiếu tự đánh giá và đánh giá thành viên của nhóm về năng lực hợp tác: việc đánh giá này đƣợc thực hiện trong các giờ học có thảo luận nhóm, GV tổ chức cho HS tự đánh giá khả năng làm việc của mình kết hợp với việc đánh giá của các thành viên trong nhóm để GV phân tích đánh giá về năng lực hợp tác của HS. GV sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác cho HS trong dạy học ở trƣờng THPT của Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền [22]. Tuy nhiên, trong quá trình thống kê kết quả, GV không đánh giá theo các mức độ phân loại năng lực hợp tác: Tốt - Khá - Trung bình - Không có năng lực. GV chỉ thống kê kết quả tự đánh giá của HS để đƣa ra nhận xét định tính về sự thay đổi trong nhận thức, hiểu biết, hành động của HS về năng lực hợp tác.

80

This article is from: