PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI ALKANE

Page 1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

vectorstock.com/10212088

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI ALKANE HÓA HỌC PHỔ THÔNG WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI ALKANE HÓA HỌC PHỔ THÔNG Học phần: Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Hóa học Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thuận An Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thủy Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Khóa: k29

Thừa Thiên Huế, năm 2021


MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1 NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2 I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC ........................................................................ 2 1.1. Khái niệm và cấu trúc năng lực ............................................................................. 2 1.2. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học ..................................... 3 1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóahọc. .......................................................................... 9 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC ................................. 14 2.1. Thực trạng ............................................................................................................ 14 2.2. Giải pháp .............................................................................................................. 15 III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ................................................................................................................. 16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DH

Dạy học

DHDA

Dạy học dự án

ĐG

Đánh giá

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NL

Năng lực

NXB

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPĐG

Phương pháp đánh giá

PT

Phát triển

THPT

Trung học phổ thông

THTGTN

Tìm hiểu thế giới tự nhiên


LỜI NÓI ĐẦU Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển nên đòi hỏi nền giáo dục cũng không ngừng thay đổi. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển phát triển giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh gồm 3 năng lực chung và 3 năng lực đặc thù: Tự chủ và tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực giao tiếp và hợp tác; nhận thức hoá học, tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Để phát triển các năng lực trên cho người học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học học tích cực như dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, bàn tay nặn bột... và các kĩ thuật dạy học như khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, công não,…Giáo viên kết hợp các phương pháp và các kĩ thuật một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất. [1] Chính vì vậy chúng tôi muốn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua bài Alkane Hóa học phổ thông”. Để làm rõ về cơ sở lý luận và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cũng như đề xuất các biện pháp sư phạm phát triển năng lực cho học sinh. 1


NỘI DUNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC 1.1. Khái niệm và cấu trúc năng lực 1.1.1. Khái niệm về năng lực Theo tác giả Bernd Meiner và Nguyễn Văn Cường, NL được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. [2, tr.68] Theo Denys Tremblay (2002), nhà tâm lý học người Pháp: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”. [3] Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Năng lực của các cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề xác định của cuộc sống”. [4] Như vậy, NL là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. 1.1.2. Cấu trúc năng lực Theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NL được chia thành 2 loại NL cốt lõi là NL chung và NL chuyên biệt. [1] Trong đó:

2


- NL chung bao gồm: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. - NL đặc chuyên biệt gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội. - Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể. [2] - NL chuyên môn (Professional competency): là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có PP và chính xác về mặt chuyên môn. - NL phương pháp (Methodical competency): là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. - NL xã hội (Social competency): là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. - NL cá thể (Induvidual competency): là khả năng xác định, ĐG được những cơ hội PT cũng như giới hạn của cá nhân, PT năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch PT cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Bốn NL thành phần trên cũng có thể được chia nhỏ hơn thành 2 loại NL cụ thể: NL chung (NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giáo tiếp và hợp tác), NL chuyên biệt (NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mỹ, NL thể chất). 1.2. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 1.2.1. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Theo Bộ Giáo dục và đào tạo “NL THTGTN dưới góc độ hóa học được thể hiện qua khả năng quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống”. [1, tr6]

3


1.2.2. Cấu trúc năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Theo Bộ Giáo dục và đào tạo [1], cấu trúc NL THTGTN dưới góc độ hóa học được mô tả bằng hình 1.1 dưới đây: Đề xuất vấn đề Viết, trình bày và thảo luận

Năng lưc THTGTN dưới góc độ hóa học

Đưa ra dự đoán, giả thuyết

Lập kế hoạch thực hiện

Thực hiện kế hoạch

Hình 1.1 Cấu trúc NL THTGTN dưới dóc độ hóa học Cụ thể, các thành tố của NL THTGTN dưới góc độ hóa học được mô tả như sau: - Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. - Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.

4


- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. 1.2.3. Tiêu chí phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Để đánh giá được sự hình thành và PT NL THTGTN dưới góc độ hóa học ở HS, chúng ta phải xã định các biểu hiện của NL và xây dựng bộ tiêu chí, công cụ ĐG. Dựa trên những biểu hiện của NL THTGTN dưới góc độ hóa học chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học thông qua bảng 1.2 Bảng 1.2. Các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học Thành tố của NL THTGTN dưới góc độ hóa học

Mức độ

Tiêu chí (Biểu hiện)

Mức 1

Mức 2

Mức 3

(1 điểm)

(2 điểm)

(3 điểm)

1. Đề xuất vấn 1. Nhận ra và Chưa nhận ra Nhận ra được HS nhận ra và đề

đặt câu hỏi được vấn đề, vấn đề, chưa đặt được câu liên quan đến chưa đặt được đặt được các hỏi liên quan vấn đề.

các

câu

hỏi câu hỏi liên đến vấn đề. quan đến vấn

liên

quan đến vấn đề. đề. 2. Phân tích Chưa

phân Phân tích được Phân tích được

bối cảnh để tích được bối bối cảnh để đề đầy đề xuất vấn cảnh đề

đề xuất vấn đề.

để

xuất vấn đề.

5

cảnh

đủ

bối

để

xuất vấn đề.

đề


3. Biểu đạt Chưa biểu đạt Biểu đạt được Biểu đạt được vấn đề.

vấn đề.

vấn đề.

rõ ràng, đầy đủ vấn đề

2. Đưa ra phán 4. Phân tích

Chưa

phân Phân tích được Phân tích được

đoán và xây

được vấn đề tích được vấn vấn đề, chưa đầy đủ vấn đề,

dựng giả

để nêu được đề, chưa nêu nêu được phán nêu được phán

thuyết

phán đoán.

được

phán đoán.

đoán.

đoán. 5. Xây dựng Xây

dựng Xây

và phát biểu được giả

thuyết thuyết

nghiên cứu.

dựng Xây

dựng

giả được chia tiết, được chia tiết, nhưng đầy

giả đầy

đủ

chưa chia tiết, thuyết,

giả

đủ

phát thuyết,

phát

đầy đủ, chưa biểu chưa rõ biểu rõ ràng về phát biểu được ràng về nghiên nghiên cứu nghiên cứu. 3. Lập kế

6. Xây dựng Chưa

hoạch thực

khung

nội dựng

hiện

dung

tìm khung

hiểu.

cứu.

xây Xây

dựng Xây

được được

khung khung

nội

nội nội dung tìm dung tìm hiểu

dung tìm hiểu hiểu nhưng hoặc

dựng

đầy đủ, logic.

khung chưa chia tiết,

nội dung tìm không logic. hiểu sơ sài, đối phó. 7. Lựa chọn Chưa lựa chọn Lựa chọn được Lựa chọn được phương

được

pháp

pháp.

phương phương nhưng thích hợp.

6

pháp phương pháp chưa thích hợp


8. Lập kế Chưa lập được Lập được kế Lập được kế hoạch triển kế hoạch triển hoạch

triển

khai tìm

khai tìm hiểu, khai tìm hiểu

hiểu

lập kế hoạch nhưng chưa hợp chia tiết, hợp. sơ sài.

4. Thực hiện kế 9. Thu thập hoạch

triển hoạch

lí.

Chưa thu thập Thu thập được Thu thập được

sự kiện và được sự kiện sự chứng cứ

khai tìm hiểu

kiện

và sự

và chứng cứ chứng cứ hoặc thu thập nhưng sơ sài.

kiện

chứng cứ chia chưa tiết, phù hợp

phù hợp với kế với kế hoạch. hoạch.

10. 5. Viết, trình

Phân Chưa

phân Phân tích được Phân tích được

tích dữ liệu tích được dữ dữ liệu nhưng dữ liệu, chứng

bày báo cáo và nhằm chứng liệu hoặc phân chưa thảo luận

minh

hay tích

bác bỏ giả không thuyết.

chứng minh được hay

sài minh hay bác bác bỏ được

chứng bỏ giả thuyết.

giả thuyết.

nhưng hay bác bỏ được giả thuyết.

11. Rút ra

Chưa

rút

ra Rút ra được kết Rút ra được

kết luận

được kết luận luận

nhưng kết luận đầy

hoặc rút ra kết chưa đầy đủ.

đủ có những

luận sơ sài.

điều chỉnh lại kết luận hợp lí nhất.

7


5. Viết, trình 12. Sử dụng Chưa sử dụng Sử dụng được Sử dụng được bày báo cáo ngôn và thảo luận

ngữ, được

ngôn ngôn ngữ, hình ngôn ngữ, hình

hình vẽ, sơ ngữ, hình vẽ, vẽ, sơ đồ, biểu vẽ, sơ đồ, biểu đồ,

biểu sơ

đồ,

biểu bảng để biểu bảng để biểu

để bảng để biểu đạt quá trình đạt quá trình

bảng

biểu đạt quá đạt quá trình và kết quả tìm và kết quả tìm trình và kết và kết quả tìm hiểu

nhưng hiểu đầy đủ và

quả tìm hiểu hiểu hoặc sử chưa hợp lí.

hợp lí.

dụng sơ sài. 13. Viết báo Chưa

viết Viết được báo Viết được báo

cáo sau quá được báo cáo cáo sau quá cáo sau quá trình tìm

sau quá trình trình tìm hiểu

hiểu

tìm hiểu hoặc nhưng chưa phù đầy đủ, phù viết báo cáo hợp với xơ sài.

trình tìm hiểu hợp với vấn

vấn đề/ chủ đề. đề/ chủ đề.

14.

Ciải Chưa

trình,

phản thích, trả lời lời được các lời được các

giải Giải thích, trả Giải thích, trả

biện, bảo vệ được các câu câu hỏi thảo câu hỏi thảo kết quả tìm hỏi thảo luận luận.

thuyết phục.

hiểu.

hoặc giải thích

Nhận ra được

trả lời sơ sài.

những thiếu sót, sai lầm để sửa chữa.

Với 14 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 42 điểm. Việc đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS căn cứ vào tổng số điểm theo từng tiêu chí được hiện, cụ thể như sau: - Mức độ chưa đạt: Từ 14 điểm đến 20 điểm. - Mức độ đạt: Từ 21 điểm đến 29 điểm. - Mức độ tốt: Từ 30 điểm đến 37 điểm. 8


1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học. 1.3.1. Dạy học dự án 1.3.1.1. Khái niệm Dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm DH hướng vào người học, quan điểm dạy học vào hoạt động và quan điểm DHTH. Theo tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014) “DHDA là hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu được. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án và đánh giá kết quả thực hiện”. [2, tr 29] Tác giả Lê Kim Long và Nguyễn Thị Kim Thành, “Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một hình thức của hoạt động học tập, trong đó nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được”. [5, tr 267] Như vậy, DHDA là một hoạt động học tập trong đó người học/ nhóm người học thực hiện nhiệm vụ học tập tạo ra được sản phẩm đã được xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện và được đánh giá kết quả thực hiện. 1.3.1.2. Các đặc điểm của dạy học dự án Định hướng vào HS - Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo của người học. GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ. - Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công việc giữa các thành viên trong nhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa GV và HS cũng như các lực lượng xã hội tham gia và dự án. 9


Định hướng vào thực tiễn - Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp với trình độ người học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn liền học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, địa phương, gắn với môi trường, mang lại rác động tích cực. - Kết hợp lý thuyết và thực hành: Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Định hướng vào sản phẩm Các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 1.3.1.3. Các giai đoạn của dạy học dự án Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu dự án GV và HS có thể cùng nhau đề xuất ý tưởng về dự án hoặc GV giới thiệu một số hướng của đề tài để HS chọn dự án. Giai đoạn 2: Thiết kế dự án Để đảm bảo cho người học tham gia tích cực vào quá trình học tập, GV cần có kế hoạch và chuẩn bị thích hợp bao gồm: - Xác định mục tiêu: Cần định hướng cho HS bằng cách suy nghĩ đến sản phẩm cuối cùng được tạo ra sản phẩm là gì? Trên cơ sở đó cần chuẩn bị kiến thức, kĩ năng gì và các năng lực nào sẽ được hình thành. - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Để hướng dẫn HS tập chung vào ý tưởng quan trọng, nội dung mấu chốt của bài học, GV cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng về các nội dung chính của bài học. Câu hỏi cần khái quát, thú vị, lôi cuốn người học. - Lập kế hoạch ĐG và xây dựng tiêu chí ĐG: Quá trình ĐG nên khuyến khích HS tự ĐG, ĐG đồng đẳng và sử dụng ĐG quá trình.

10


- Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo: Cần cung cấp địa chỉ trang Website, sách, báo,… để HS tham khảo và lấy thông tin. Giai đoạn 3: Tiến hành dạy học theo dự án Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án. Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi tiến hành dự án. Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch dự án. Bước 4: Học sinh thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án HS phải liên tục phản hồi và chia sẻ thông tin với GV và các thành viên trong nhóm để tự điều chỉnh và định hướng, đồng thời tự đánh giá và đánh giá các bạn trong nhóm. Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm Các nhóm HS trình bày dự án, có thể trong phạm vi nhà trường hoặc ngoài nhà trường tùy thuộc vào quy mô của dự án. GV và các HS còn lại sẽ lắng nghe và dựa vào các tiêu chí ĐG sản phẩm để ĐG và cùng nhau rút kinh nghiệm, tổng kết nội dung bài học. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và HS cùng nhau ĐG quá trình thực hiện được, tổng kết các kết quả thu được và rút kinh nghiệm cho dự án sau. 1.3.1.4. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học dự án Ưu điểm của dạy học dự án - Những lợi ích HS nhận được khi học tập theo dự án: + Tăng sự chuyên cần, tự tin của HS và cải tiến đáng kể thái độ học tập. + Nhiều nghiên cứu cho thấy DHDA nâng cao chất lượng DH. HS tham gia vào các dự án chịu trách nhiệm lớn hơn so với các hoạt động trong lớp học truyền thống. + Tạo cơ hội cho HS PT các kỹ năng tư duy bậc cao. + Giúp người học hình thành và PT kỹ năng hợp tác và giao tiếp. + PT kỹ năng tự định hướng. + Hình thành cho HS những kỹ năng thế kỷ XXI, đây là những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của HS. 11


+ Mọi HS đều được hưởng lợi, đặc biệt là những HS có khuynh hướng không hứng thú với phương pháp học tập truyền thống. - Những lợi ích GV nhận được khi DHDA: + DHDA tạo điều kiện cho GV nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với HS. + GV cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng được một dự án mang tính hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, yêu môn học hơn. Hạn chế của dạy học dự án - Không phải bất kỳ bài học nào cũng áp dụng được DHDA. DHAN không phù hợp với những bài mang tính lý thuyết tưởng tượng, kiến thức hệ rộng. - PP này không hữu hiệu trong dạy HS tính toán, giải mã. - DHDA không thể thay thế hoàn mà là hình thức bổ sung khi cần thiết cho các PPDH truyền thống. - PP này đòi hỏi nhiều thời gian của cả GV và HS. - Để PP phát huy tối đa hiệu quả trong DH, đặc biệt với những hoạt động thực hành, thực tiễn của HS đòi hỏi phải có phương tiện vật chất phù hợp. 1.3.2. Phương pháp làm việc nhóm 1.3.2.1. Khái niệm Theo Nguyễn Lăng Bình (2010) dạy học theo nhóm là: “Phương pháp dạy hợp tác theo nhóm nhỏ là một phương thức xã hội của DH. HS của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian có giới hạn. Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả của làm việc được trình bày và đánh giá trước toàn lớp”. [6] 1.3.2.2. Quy trình thực hiện Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như NL của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và PT theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trải qua 3 bước cơ bản. Bước 1: Làm việc chung cả lớp 12


- GV giới thiệu chủ đề thảo luận, nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân vị trí làm việc cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần). Bước 2: Làm việc theo nhóm - Lập kế hoạch làm việc. - Thỏa thuận quy tắc làm việc. - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. Một số lưu ý - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4 - 6 HS. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. - DH theo nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. 1.3.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1.3.3.1. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Theo Nguyễn Công Khanh (2014), "Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một cách trình bày rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề bằng hình ảnh, mầu sắc, các từ khóa và các đường dẫn." [4] Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng cho một báo 13


cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; thu thập, sắp xếp các ý tưởng; ghi chép khi nghe giảng. 1.3.3.2. Kĩ thuật KWL Theo Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), kĩ thuật KWL được hiểu là: K - Những điều đã biết; W - Những điều muốn biết; L - Những điều đã học được. Kĩ thuật này nhằm giúp người học liên hệ các kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. [5] GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL theo tiến trình sau: Giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học và phát phiếu học tập "KWL" sau: K (những điều đã biết) …

W (những điều muốn

L (những điều đã học

biết)

được)

- Yêu cầu HS điền vào cột K những điều đã biết, sau đó GV khuyến khích động viên HS suy nghĩ và điền vào cột W những điều muốn biết. - Kết thúc bài học, HS điền vào cột L của phiếu những điều đã học được. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC 2.1. Thực trạng Theo luận án tác giả Nguyễn Thị Thương Thương đã điều tra thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh ở một số trường phổ thông như sau: [7] - Hiện nay HS ở các trường THPT chưa hứng thú với việc học môn Hóa học có đến 14% HS không thích các giờ học hóa trên lớp và có tới 63% HS bình thường không thích cũng không ghét các giờ học hóa. - Đa số HS không biết đến NL THTGTN dưới góc độ hóa học (88%). Điều này có thể chấp nhận được vì đây là một NL mới HS chưa có cơ hội được trải nghiệm. - HS ít khi vận dụng kiến thức hóa để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên có hạn chế 22% HS chưa bao giờ, 63% HS thỉnh thoảng vận dụng kiến thức hóa để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. 14


- Các thầy cô đã PT nhiều NL cho HS như NL nhận thức hóa học 80%, NL giao tiếp hợp tác 40%, NL tự chủ, tự học 55%, NL tính toán 70%... nhưng NL THTGTN dưới góc độ hóa học chỉ có 10%. Điều này cho thấy NL THTGTN là NL mới GV chưa PT NL này cho HS. - Hiện nay NL THTGTN dưới góc độ hóa học với GV là khá mới mẻ chỉ có 15% GV trả lời đúng khái niệm về NL này, có đến 65% GV hiểu gần đúng và có 40% GV hiểu chưa đúng về khái niệm. - Các GV cho rằng khó khăn khi DH phát triển năng lực chủ yếu do trình độ HS không đồng đều 60%, không có hệ thống bài tập bổ trợ HS tự học 55%, không đủ thời gian 25%. - Giáo viên ĐG qua các bài kiểm tra định kì theo kế hoạch dạy học (15 phút, 1 tiết) là 80%, ĐG qua quan sát quá trình hoạt động của HS 40%, ĐG đồng đẳng giữa các HS trong cùng nhóm, giữa các nhóm trong lớp 25%, ĐG qua sản phẩm của HS như bài báo cáo, powerpoint,… 85%. GV ĐG kết quả DHTH qua các bài kiểm tra và các sản phẩm của HS điều này có thể chấp nhận được do một số nguyên nhân như phân phối chương trình, cách kiểm tra ĐG chưa thay đổi… - Có 65% GV cho rằng cần thiết DH để PT NL THTGTN dưới góc độ hóa học chỉ có 30% GV cho rằng không cần thiết. Như vậy sau, kết quả khảo sát GV và HS về vấn đề trên đã khẳng định NL THTGTN là NL mới các GV và HS chưa có nhiều cơ hội để được trải nghiệm. Vì vậy các trường và giáo viên cần quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh ở THPT. 2.2. Giải pháp - GV phải hiểu biết sâu sắc đặc điểm tâm lý của HS THPT để giáo dục HS nhận thức đúng về việc tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, bồi dưỡng cho các em động cơ học tập đúng đắn. Giao nội dung tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS; giúp HS thường xuyên điều chỉnh kế hoạch tự học phù hợp với thực tế; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tuyên dương kịp thời những HS thực hiện tốt kế hoạch

15


- Các trường THPT cần đẩy mạnh đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng: đổi mới biên soạn đề kiểm tra theo hướng khuyến khích phát triển năng lực của HS; đổi mới cách tổ chức kiểm tra các bài kiểm tra định kỳ theo hình thức kiểm tra chung; đổi mới khâu chấm, sửa bài, đánh giá kết quả học tập của HS; hướng dẫn HS biết cách tự kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập. - Cho HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm,.. để phát triển được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

16


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: ALKANE Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. Về kiến thức: - Khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane. - Đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane. - Đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. - Thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với dung dịch bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane. - Ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp. II. Mục tiêu 1. Về năng lực  Năng lực đặc thù Năng lực nhận thức hóa học - Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane - Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane. - Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học - Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

17


- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Vận dụng kiến thức đã học về alkane để giải quyết một số bài tập liên quan  Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để có trình bày được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của metan đến khí hậu và môi trường sống 2. Về phẩm chất: Chăm chỉ: Học sinh học tập chủ động, đặt câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu. Trung thực: Mô tả, báo cáo trung thực các hiện tượng thí nghiệm III. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ. - Hóa chất: dd hexane, thuốc tím và dd bromine - Máy tính nối mạng, máy chiếu, giáo án powerpoint, video thí nghiệm. - Giấy A0, bút lông, phiếu học tập - Phiếu đánh giá học tập 2. Học liệu: - Các tài liệu tham khảo và nguồn tài liệu trên Internet… - Video về điều chế methane III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động  Mục tiêu: Tăng khả năng hứng thú học tập cho HS, giúp học sinh định hình kiến thức cần tìm hiểu  Tổ chức hoạt động

18


- Sau đó, GV yêu cầu HS điền những điều đã biết, muốn biết về alkane (cụ thể là methane: CH4) vào cột K và cột W của bảng. BẢNG KW K

W

Hãy liệt kê những điều em Hãy liệt kê những điều biết về alkane (cụ thể là muốn biết thêm về alkane methane: CH4)

(cụ thể là methane: CH4)

Sau khi các nhóm hoàn thành hai cột K và W. Các nhóm báo cáo và so sánh với nhau để thu thập thông tin đầy đủ hơn. GV dựa vào những điểm chung và có thể thêm vào một số ý nếu cần để vào bài. - Giáo viên giới thiệu: Nến, xăng, mỡ bôi trơn, khí gas … đều có nguồn gốc là những hiđrocacbon no – alkane, còn gọi là parafin. GV giới thiệu về khí biogas. Vậy thành phần chính của khí biogas là gì? Từ đó cho biết công nghệ biogas mang lại những lợi ích gì cho nông dân Việt Nam? Vậy alkane là gì? Chúng có thành phần hóa học ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ trong bài học hôm nay.  Dự kiến sản phẩm học tập - HS trả lời các câu hỏi trên và hoàn thành hai cột K và W BẢNG KW K

W

- Là những hydrocacbon no - Danh pháp và đồng phân - Không tan trong nước và - Tính chất hóa học của nhẹ hơn nước

alkane

- Là nguồn nhiên liệu quan - Ứng dụng trong đời sống trọng - Định hướng được các kiến thức cần tìm hiểu.  Phương án đánh giá - GV đánh giá qua quan sát: quá trình thảo luận, cách trình bày. 19


- Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét kết quả Hoạt động 2: Hình thành kiến thức  Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp và viết đồng phân  Mục tiêu: Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane. Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.  Tổ chức hoạt động: - GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 6-8 học sinh), HS hoàn thành phiếu học tập số 1 sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho các chất sau: (1) CH3-CH2-CH2-CH3

(2) CH3-CH(CH3)-CH3

(3) CH2=CH-CH2,

(4) CH3-CH2-CH2-CH2-CH3

(5) CH3-CH2-OH

(6) (CH3)2CH-CH2-CH3

(7) CH3=CH2-CH(CH3)-CH3 (8) CH3-(CH3)2C-CH3

(9) C6H5-CH2

Câu 1: Trong các chất trên chất nào alkane? ................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................... Câu 2: Trong số các chất trên, alkane nào mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh? Viết CTTQ của alkane ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. Câu 3: Viết đồng phân của C4H10 và gọi tên các đồng phân đó ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. 20


 Dự kiến sản phẩm học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Những chất alkane: (1), (2), (4), (6), (8) Câu 2: Alkane mạch không phân nhánh: (1), (4) Alkane mạch phân nhánh: (2), (6), (8) CTPT tổng quát Alkane: CnH2n+2 (n ≥ 1). Câu 3: Đồng phân C4H10 (1) CH3-CH2-CH2-CH3 (pentane)

(2) CH3-CH(CH3)-CH3 (2-methyl-propane)

- HS hoàn thành phiếu học tập số 1 và báo cáo kết quả từng nhóm. - HS các nhóm thảo luận đóng góp ý kiến. + Định nghĩa: anlkane (parafin) là những hyđrocacbon no, mạch hở. + Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1). + Alkane có trong dầu mỏ, khí thiên, nến, xăng dầu, mỡ bôi trơn, gas,.. – Quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C. Cách gọi tên: + Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có nhiều nhánh nhất. + Đánh số mạch chính: từ phía phân nhánh sớm hơn. + Gọi tên: Phần nhánh

Phần mạch chính

Vị trí nhánh – tên nhánh

Tên mạch chính + ane

Lưu ý: + Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái + Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.  Phương án đánh giá 21


- GV: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như các ý kiến tham luận của học sinh. - Phiếu GV đánh giá hoạt động nhóm: Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Tốt

Bình thường

Kém

Hoạt động của

Hoạt động tích cực,

Hoạt động tích cực,

Hoạt động không

nhóm

không tranh cãi

thỉnh thoảng có tranh

tích cực

Tiêu chí

cãi Trình bày chính xác Trình bày chính xác Trình bày chính xác Nội dung

trên 2/3 nội dung 1/3 – 2/3 nội dung dưới 1/3 nội dung yêu cầu.

yêu cầu

yêu cầu

 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tính chất vật lí và đặc điểm về liên kết hóa học  Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane. Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane.  Tổ chức hoạt động - GV cho xem mô hình của methane và HS trình bày đặc điểm cấu tạo của alkane + Mô hình methane:

+ Mô hình buthane

- GV nói thêm về tính chất vật lí của alkane  Dự kiến sản phẩm học tập - Đặc điểm liên kết alkane: chỉ có liên kết đơn - Tính chất vật lí: 22


+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử + Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.  Phương án đánh giá - Phân tích, nhận xét qua câu trả lời HS  Hoạt động 2.3: Tìm hiểu tính chất hóa học của alkane  Mục tiêu Phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. Học sinh học tập chủ động, đặt câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu. Mô tả, báo cáo trung thực các hiện tượng thí nghiệm  Tổ chức hoạt động - GV chia lớp học thành 6 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn. Bước

Hoạt động của GV

1- Nêu vấn đề

Hoạt động của HS

- GV phát phiếu học HS thảo luận nhóm và hoàn thành các thông tin trong phiếu tập trong đó có sẵn học tập. danh mục hóa chất, Đại diện nhóm nhận hóa chất và dụng cụ cần thiết do GV

2- Đề xuất

dụng cụ.

chuẩn bị.

GV yêu cầu HS: Đề

- Thảo luận, đề xuất TN và dự đoán hiện tượng, phản ứng

giả thuyết và xuất các thí nghiệm hóa học xảy ra (theo PHT số 2 và số 3). cách giải

cần thực hiện và đưa

PHIẾU HỌC TẬP 2

quyết

ra các giả thuyết:

DANH MỤC HÓA CHẤT DỤNG CỤ

phản ứng nào xảy ra,

Hóa chất

Dụng cụ

không xảy ra, nếu

Dung dịch hexane

ống nghiệm, cốc thủy tinh,

xảy ra sản phẩm tạo

Thuốc tím

đèn cồn, ống nhỏ giọt

thành là gì ?

Dung dịch bromine

23


3- Thực hiện - GV tổ chức cho HS - HS Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu chất hóa học của thí nghiệm

làm thí nghiệm

alkane theo đề xuất đưa ra.

- Yêu cầu ghi nhận lại hiện tượng quan sát được -GV quan sát, ghi nhận quá trình làm việc của các nhóm. 4- Phân tích

- GV yêu cầu HS nêu - HS nêu các hiện tượng quan sát được và hoàn thành phiếu

dữ liệu thực

hiện tượng quan sát học tập 3

nghiệm

được và giải thích.

- Thống nhất giữa nội dung báo cáo và các kết quả thí nghiệm trong quá trình thực hiện.

5- Kết luận

- Yêu cầu HS kết - HS kết luận về tính chất hóa học của alkane và trình bày luận và giải thích các báo cáo. kết quả thí nghiệm.

- HS lắng nghe, và chuẩn bị tâm thế nhận nhiệm vụ học tập

- GV nói thêm về quá mới. trình reforming, phản ứng cracking - GV đặt vấn đề cho phản ứng điều chế methane  Dự kiến sản phẩm học tập - Xác định được các thí nghiệm cần thực hiện. 24


- Hoàn thành phiếu học tập 3. Phiếu học tập số 3 Thí nghiệm

Hiện tượng (dự đoán)

PTHH (dự đoán)

Hexane tác dụng KMnO4

Tách lớp

Không phản ứng

Hexane tác dụng dd bromine

Không hiện tượng

Không phản ứng

Hexane tác dụng dd bromine (t0) Dd bromine mất màu

C6H14 + Br2→ C6H13Br + HBr

Hexane tác dụng với O2

C6H14 +

Có khí sinh ra

O2→ 6CO2 + 7H2O

- Trình bày kết quả trên phiếu học tập số 3 - HS rút ra được alkane không phản ứng cộng với KMnO4, dd bromine, mà chỉ phản ứng thế với bromine khi đun nóng, phản ứng oxi hóa hoàn toàn và không hoàn toàn + Phản ứng cracking:

CH3-CH3 -500độ C, xt-> CH2=CH2 + H2. + Reforming: Là quá trình chế biến dầu mỏ, chủ yếu là phân đoạn nhẹ, xảy ra ở 470 – 5400C và áp suất 3 – 5 atm, để tạo xăng có chỉ số octane cao (80 trở lên) và đây là công nghệ làm sạch dầu mỏ + Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 --t0-> nCO2 + (n+1)H2O + Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: CH4 + O2 –600-800C, NO-> HCHO + H2O  Phương án đánh giá - GV đánh giá qua quan sát: bài làm trên phiếu học tập, quá trình thảo luận, cách trình bày. - HS đánh giá đồng đẳng qua nhận xét.  Hoạt động 2.4: tìm hiểu ứng dụng, điều chế Mục tiêu: Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.  Tổ chức hoạt động 25


- GV cho xem hình ảnh các ứng dụng của alkane và video điều chế alkane trong PTN

- GV yêu cầu HS hoàn thành cột L trong bảng KWL  Dự kiến sản phẩm học tập - Ứng dụng của alkane: Làm nhiên liệu, làm nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất khác dùng cho các nghành công nghiệp. - Điều chế alkane trong công nghiệp: + Chưng cất phân đoạn dầu mỏ. + Thu từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ. – Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra. - HS Hoàn thành cột L trong bảng KWL BẢNG KWL K

W

- Là những hydrocacbon no - Danh pháp và đồng phân

L - Biết được phản ứng

- Không tan trong nước và - Tính chất hóa học của refoming nhẹ hơn nước

alkane

- Giải pháp hạn chế ô

- Là nguồn nhiên liệu quan - Ứng dụng một số chất

nhiễm môi trường

trọng

- Biết được alkane điều chế như thế nào

 Phương án đánh giá - Phân tích, nhận xét kết quả thông qua bảng KWL, chốt kiến thức. Hoạt động 3: Luyện tập

26


 Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về alkane để giải quyết một số bài tập liên quan  Tổ chức hoạt động - HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi KAHOOT. - Hệ thống câu hỏi củng cố: Câu 1: Công thức tổng quát của alkane là A. CnHn+2 (n ≥ 2) B. CnH2n+2 (n ≥ 1) C. CnH2n (n ≥ 1) Câu 2: Số dồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là A. 6

B. 4

C. 5

D. CnH2n-2 (n ≥ 1) D. 3

Câu 3: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là A. 3

B. 4

C. 5

D. 6.

Câu 4: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là A. 3-ethyl-2-methylpentane B. 2- methylpentane C. isopentane

D. 1,1-đimethylbutane

Câu 5: Thành phần chính của khí thiên nhiên là: A. Methane

B. Ethane

C. Hexane

D. Butane

 Dự kiến sản phẩm học tập - Câu trả lời của HS. 1.B

2.D

3.C

4.B

5.A

 Phương án đánh giá - Đánh giá qua câu trả lời của HS. Hoạt động 4: Vận dụng  Mục tiêu: Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra. Thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để có trình bày được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của metan đến khí hậu và môi trường sống  Tổ chức hoạt động

27


GV nêu ý tưởng của dự án: Cuộc họp gần đây của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hẩu IPCC ở Yokahama đưa ra lời cảnh báo về những tác động tiềm năng của các chất khí như methane – với hiệu ứng nhà kính nhiều hơn 32 lần so với hiệu ứng nhà kính của cacbon đioxit. Một nghiên cứu quốc tế đăng trên Tạp chí về môi trường của Mỹ Environmental Research Letters (12/12/2016) cho biết, khí thải methane trên toàn cầu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các nguồn khác đã tăng vọt trong những năm gần đây, đe dọa các nỗ lực làm chậm tình trạng biến đổi khí hậu. Vậy những ảnh hưởng cụ thể của methane đối với trái đất là gì và liệu có biện pháp nào để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đó hay không? Em hãy đóng vai là một nhà báo hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực môi trường để tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên Dự án: Methane và ảnh hưởng một phần đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu A. Câu hỏi khái quát: Theo em, Trái đất hiện nay đang có những biến đổi như thế nào? B. Câu hỏi bài học: Các khí thải đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ra sao? C. Câu hỏi nội dung: 1. Em biết gì về hiệu ứng nhà kính? 2. Trong tự nhiên, methane tồn tại ở trạng thái nào và methane do những nguồn nào phát sinh? 3. Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của methane và phương pháp điều chế methane. 4. Methane gây nên những biến đổi về khí hậu như thế nào? Ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người? 5. Có thể hạn chế ảnh hưởng của methane đến khí hậu và môi trường sống bằng cách nào?  Dự kiến sản phẩm học tập - HS hoàn thành sản phẩm dự án  Phương án đánh giá

28


Mỗi nhóm sẽ nhận được Phiếu đánh giá sản phẩm dự án giống như nhau và căn cứ theo mức độ đạt được của từng tiêu chí để chấm điểm cho sản phẩm của nhóm bạn. Nội dung Phiếu đánh giá sản phẩm dự án được thể hiện như sau:

Phiếu đánh giá sản phẩm dự án (Dùng cho HS đánh giá đồng đẳng) Trường:………………………….Lớp:……….Nhóm:……………………………… Tên đề tài dự án:…………………………………………………………………… Hình thức sản phẩm:………………………………………………………………… Nhóm tiến hành đánh giá:…………………………………………………………… Các mức độ đạt được Dự án/Sản

Tiêu chí

Trung

Tốt

Khá

(9-10)

(7-8)

Methane

Nêu

Nêu

Nêu

Chưa

và ảnh

được

tương

được

nêu

hưởng

đầy đủ

đối đầy

mục

được

một phần

các mục

đủ mục

tiêu và

mục tiêu

tiêu,

tiêu và

nhiệm

biến đổi

nhiệm

nhiệm

vụ của

nhiệm

khí hậu

vụ của

vụ của

dự án

vụ của

toàn cầu

dự án

dự án

nghiên

dự án

nghiên

nghiên

cứu

nghiên

cứu.

cứu.

nhưng

cứu.

phẩm

đến sự

Nội dung bài báo

bình (5-6)

còn sơ sài.

29

Yếu (0-4)

Điểm


Trình

Trình

Trình

Chưa

bày đầy

bày

bày

trình

đủ các

tương

được

bày

một số

được

nội dung đối đầy cần báo

đủ các

nội

hoặc

cáo

nội

dung

trình

dung

cần báo

bày rất

cần báo

cáo

sơ sài, thiếu

cáo

chính xác các nội dung cần báo cáo Trả lời

Trả lời

Trả lời

Không

đúng hầu

đúng

đúng

trả lời

hết các

khoảng

khoảng

được

câu hỏi

60 –

(30 –

hoặc trả

được đặt

80%

50%)

lời đúng

ra.(90%

các câu

câu hỏi

dưới

trở lên)

hỏi đặt

đặt ra

30% câu

ra

hỏi đặt ra.

30


Có tính

Có tính

sáng tạo sáng tạo

Hình thức bài báo

Có tính

Chưa có

sáng

sáng tạo

cao, mới

cao,

tạo, đổi

trong

lạ. Sử

mới lạ.

mới

cách

dụng các Sử dụng

trong

trình

hình ảnh các hình

cách

bày.

minh

ảnh

trình

Không

họa thích

minh

bày

chú

hợp.

họa

nhưng

trọng

nhưng

chưa

hình

chưa

đặc sắc. thức của

thích

bài báo.

hợp. Màu sắc, Màu sắc Màu sắc Màu sắc cỡ chữ

cỡ chữ

và cỡ

và cỡ

hài hòa;

tương

chữ

chữ chưa

không

đối hài

tương

hài hòa;

mắc lỗi

hòa;

đối hài

mắc

chính tả. không/ít hòa; còn nhiều lỗi mắc lỗi

mắc

chính tẩ

nhiều lỗi chính tả

31

chính tả.


Nêu

Nêu

Nêu

Chưa

được

tương

được

nêu

đầy đủ

đối đầy

mục

được

các mục

đủ mục

tiêu và

mục tiêu

tiêu,

tiêu và

nhiệm

và nhiệm

nhiệm

nhiệm

vụ của

vụ của

vụ của

vụ của

dự án

dự án

dự án

dự án

nghiên

nghiên

nghiên

nghiên

cứu

cứu.

cứu.

cứu.

nhưng còn sơ

Nội dung thuyết trình

sài. Trình

Trình

Trình

Chưa

bày đầy

bày

bày

trình bày

đủ các

tương

được

được

một số

hoặc

nội dung đối đầy cần báo

đủ các

nội

trình bày

cáo

nội

dung

rất sơ

dung cần báo cáo

cần báo sài, thiếu cáo

chính xác các nội dung cần báo cáo.

32


Trả lời

Trả lời

Trả lời

Không

đúng hầu

đúng

đúng

trả lời

hết các

khoảng

khoảng

được

câu hỏi

60 –

(30 –

hoặc trả

được đặt

80%

50%)

lời đúng

ra.(90%

các câu

câu hỏi

dưới

trở lên)

hỏi đặt

đặt ra

30% câu

ra

hỏi đặt ra.

Có tính

Có tính

sáng tạo sáng tạo

Hình thức bài thuyết

Có tính

Chưa có

sáng

sáng tạo

cao, mới

cao,

tạo, đổi

trong

lạ. Sử

mới lạ.

mới

cách

dụng các Sử dụng

trong

trình

hình ảnh các hình

cách

bày.

minh

ảnh

trình

Không

họa thích

minh

bày

chú

hợp.

họa

nhưng

trọng

nhưng

chưa

hình

trình

chưa

đặc sắc. thức của

thích

bài

hợp.

thuyết trình.

33


Màu sắc, Màu sắc Màu sắc Màu sắc cỡ chữ

cỡ chữ

và cỡ

và cỡ

hài hòa;

tương

chữ

chữ chưa

không

đối hài

tương

hài hòa;

mắc lỗi

hòa;

đối hài

mắc

chính tả. không/ít hòa; còn nhiều lỗi mắc lỗi

mắc

chính

nhiều

tả.

lỗi

chính tả.

chính tả. Trình

Trình

Trình

Trình

bày khoa

bày

bày

bày thiếu

học, lưu

khoa

khoa

khoa học

loát, sinh học; có

học

và chưa

động, có sự phối

nhưng

biết cách

sự phối

hợp

chưa có phối hợp

hợp nhịp

nhịp

sự phối

giữa các

nhàng

nhàng

hợp

thành

giữa các giữa các giữa các thành

thành

thành

viên.

viên.

viên.

- HS sẽ lấy điểm trung bình của các tiêu chí để đánh giá các nhóm: + Mức độ yếu: Từ 0 điểm đến 4 điểm. + Mức độ trung bình: Từ 5 điểm đến 6 điểm. + Mức độ trung khá: Từ 7 điểm đến 8 điểm. + Mức độ trung tốt: Từ 9 điểm đến 10 điểm.

34

viên


GV sẽ đánh giá từng nhóm thông qua phiếu đánh giá sau đây PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NL THTGTN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC CỦA GV Trường THPT :………………………………………………………………………. Đối tượng quan sát: HS:………………………………………………………..…….Lớp:………………. Nhóm:…...………………………………………………………………………….. Tên bài học:………………………………………………………………………….. Tên GV:……………………………………………………………………………… Đánh giá mức độ phát triển TT

Tiêu chí thể hiện NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS

1

Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề.

2

Phân tích bối cảnh để đề xuất vấn đề.

3

Biểu đạt vấn đề.

4

Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán.

5

Xây dựng và phát biểu giả thuyết nghiên cứu.

6

Xây dựng khung nội dung tìm hiểu.

7

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

8

Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu.

NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS Mức 1

Mức 2

Mức 3

( 1 đ)

(2 đ)

(3 đ)

35

Đánh giá


9

Thu thập sự kiện và chứng cứ.

10

Phân tích dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết.

11

Rút ra kết luận.

12

Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.

13

Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

14

Giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu.

Tổng điểm đạt được:…/ 14 x 3 = 42 Với 14 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 42 điểm. Việc đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS căn cứ vào tổng số điểm theo từng tiêu chí được hiện, cụ thể như sau: - Mức độ chưa đạt: Từ 14 điểm đến 20 điểm. - Mức độ đạt: Từ 21 điểm đến 29 điểm. - Mức độ tốt: Từ 30 điểm đến 42 điểm.

36


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả cụ thể như sau: - Đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo định hướng phát triển NL: Khái niệm NL, cấu trúc NL, một số NL chung cần hình thành và phát triển cho HS, đặc biệt là NL THTGTN dưới góc độ hóa học. - Đã xây dựng được kế hoạch bài dạy alkane nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh phổ thông. 2. Khuyến nghị Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi có một vài kiến nghị: - Cần tổ chức cho GV cấp THPT tiếp cận cơ sở lí luận và thực hành xây dựng, giảng dạy của các chủ đề nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh phổ thông. Trong quá trình thực hiện cần có sự thống nhất của Ban Giám Hiệu và sự hợp tác của các tổ chuyên môn. Nhà trường cần cần sử dụng mô hình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để cùng nhau hợp tác, xây dựng, giảng dạy và rút kinh nghiệm, nâng cao NL và hiệu quả DH theo định hướng phát triển năng lực. - Khuyến khích, mở rộng các công trình nghiên cứu, thiết kế các chủ đề nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh phổ thông. Tăng cường số lượng và chất lượng bài tập hóa học nhằm phát triển NL cho HS trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo cũng như trong các bài kiểm tra, các đề thi tốt nghiệp, thi đại học và thi tuyển HS giỏi. Trên đây là những nghiên cứu của tôi về đề tài này. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và chuyên gia để khóa luận được thêm hoàn thiện hơn.

37


TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học [2]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [3]. Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based approach “Helping learners become autonomous”. [4]. Nguyễn Công Khanh (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [5]. Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6]. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội. [7]. Nguyễn Thị Thương Thương (2020). Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên Dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp phần oxygen – sulfur hóa học phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

38


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.