2 minute read
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
4 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dạy học theo chủ đề trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nói trên, góp phần đổi mới việc thiết kế nội dung và vận dụng hiệu quả các hình thức, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là: - Nghiên cứu tổng quan những công trình của các học giả nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; làm rõ kết quả nghiên cứu, sự kế thừa và những vấn đề luận án đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. - Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1919 đến nay trong Chương trình hiện hành và Chương trình 2018, thiết kế nội dung các chủ đề lịch sử và những vấn đề lí luận về tổ chức và dạy học lịch sử theo chủ đề theo hướng phát triển n ă n g lực c h o h ọ c s in h trong dạy học lịch sử để làm rõ cơ sở lí luận của đề tài. - Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng dạy học lịch sử theo chủ đề ở các lớp chuyên Sử ở 04 trường THPT thành phố Hà Nội, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại. - Xác định cơ sở thiết kế, quy trình thiết kế và thiết kế các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay, phục vụ công tác dạy và học cho đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề và tiến hành TNSP để khẳng định tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất trong đề tài luận án. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Luận án nghiên cứu trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức; tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Nghiên cứu lí thuyết:phântích,tổnghợp nhữngtàiliệu Tâm lí học,Giáodục học, phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử; nghiên cứu, phân tích chương trình và SGK Lịch sử, những tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài để hệ thống hóa những khái niệm công cụ. Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay để đánh giá nhữnggiá trịvề mặt tư liệu,giá trịgiáo dục lịch sử và tư tưởng, trên cơ sở đó thiết kế các chủ đề lịch sử. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực trạng: thông qua quan sát, dự giờ, trao đổi, phỏng vấn, phát phiếu điều tra GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học theo chủ đề nói chung,
Advertisement