13 minute read
4.4.2. Vận dụng phương pháp đóng vai
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
126 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL điều tra từ thầy cô giáo và các em HS, chúng tôi đã thấy được những lợi thế, tính khả thi của dạy học dự án trong việc phát triển những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn. Cô giáo Trần Thanh Mai, GV trường THPT Chu Văn An nhận xét : Khi vận dụng dạy học dự án để tổ chức cho HS học tập lịch sử theo chủ đề, đã rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. HS tự lực sắp xếp tư liệu, sáng tạo trong cách thiết kế và trình bày sản phẩm học tập của mình, các em đã vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng lịch sử trong quá trình thiết kế nội dung, hình thức sản phẩm của mình. Em Nguyễn Hiền Thảo – HS lớp 11 chuyên Sử, trường THPT Chu Văn An khi được hỏi về cảm nhận và đánh giá tính hiệu quả của việc học tập theo dự án. Em cho biết: Học tập theo dự án chúng em phải làm việc nhóm thực sự, phải hợp tác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và có sản phẩm báo cáo chất lượng. Chúng em được báo cáo sản phẩm, được đánh giá quá trình làm việc của các bạn trong nhóm và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn, chúng em đã có được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng học tập sau khi hoàn thành sản phẩm báo cáo. Tóm lại, từ quá trình vận dụng dạy học dự án cho HS chuyên khi học tập chủ đề lịch sử, chúng tôi nhận thấy phương pháp này giúp học sinh chủ động học tập, khám phá một khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng; rèn luyện nhiều kĩ năng như khai thác, tìm kiếm, chọn lọc thông tin; có cơ hội được thuyếttrình một sản phẩm do chính các em hoàn thành; được tham gia thảo luận; đánh giá, nhận xét; được sử dụng các phương tiện công nghệ trong thiết kế và trình bày sản phẩm. Đặc biệt, các kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, trao đổi,chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ học tập…vv. Các kĩ năng này sẽ giúp các khẳng định được năng lực của mình, là một trong những cơ sở cho sựđịnh hướng nghềnghiệp tương lai đúng đắn,giúp các emtựtin và thành công trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo dự án cũng đòi hỏi nhiều thời gian cho việc thiết kế, tổ chức, huy động các phương tiện dạy học hiện đại, thậm chí cả tài chính để có thể tổ chức dạy học hiệu quả. Đồng thời đòi hỏi sự tham gia tích cực, trách nhiệm, phát huy hết năng lực, sở trường học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy học bất cứ nội dung hay chủ đề nào cũng vận dụng phương pháp dự án; chúng ta cần vận dụng nó một cách phù hợp, đảm bảo cường độ về thời gian không quá liên tục để HS có thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập khác.Chủ đề nào được áp dụng phương pháp dự án, cần có sự đầu tư công phu để GV và HS phát huy hết được những ưu thế của nó. 4.4.2. Vận dụng phương pháp đóng vai Trong hệ thống các phương pháp dạy học, đóng vai là một trong những phương pháp đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi đây chính là một hình thức trải nghiệm của HS qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng
127 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù bộ môn. Theo từ điển tiếng Việt, đóng vai là “thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng như thật” [110, 377]. Đóng vai theo cách hiểu thông dụng nhất là đóng kịch đã được sử dụng trong lớp học và cho thấy hiệu quả rất cao nếu có sự chuẩn bị chu đáo. Theo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, “đóng kịch là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập” [93, 227]. Từ các khái niệm trên có thể hiểu, đóng vai là một hoạt động trải nghiệm, trong đó HS hòa mình vào nhân vật hay tình huống lịch sử, phản ánh lại những đặc tính, bản chất hoạt động của nhân vật. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng vai, GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS; tổ chức HS đóng vai; trao đổi, thảo luận, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm đóng vai trước tập thể lớp và nhận xét, đánh giá kết quả đạt được. GV đồng thời là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi HS “diễn” trước tập thể lớp. HS phải vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng mới có thể nhập vai vào các nhân vật, phản ánh được đặc tính và làm bộc lộ phẩm chất của nhân vật. Thông qua vai diễn của mình, các “diễn viên” phải khắc họa được hình tượng nhân vật (về thần thái, tính cách…). Do vậy, việc “diễn” là phần khá quan trọng. Thứ hai, việc đóng vai thường do một HS (độc “diễn”) hoặc một vài HS đảm nhận (có HS đảm nhận vai trò người dẫn chuyện, có HS đảm nhận vai nhân vật cần cụ thể hoặc có HS đóng vai người phỏng vấn, có HS đóng vai nhân vật lịch sửđược phỏng vấn…). Thứ ba, việc xây dựng kịch bản và tập diễn do HS tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước. Ví dụ: khi dạy học chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, để làm rõ một trong những yếu tố làm bùng nổ cuộc cách mạng, đó là: quần chúng cách mạng không thể sống như cũ được nữa, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai – khắc họa tình cảnh người nông dân trong nạn đói năm 1945 – thông qua việc diễn xuất về tình cảnh nạn đói năm 1945, để thấy được hậu quả to lớn của chính sách thống trị của Pháp, Nhật đối với nhân dân ta; từ đó mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đảng và Mặt trận Việt Minh đã phát động phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói như thế nào. Từ đây, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Hoặc, khi dạy học chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Khi tìm hiểu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống. Bước 1: GV cung cấp tình huống để HS suy nghĩ: Ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy mặt trận của Việt Minh phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “đánh nhanh thắng nhanh” và ngày nổ
Advertisement
128 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL súng dự định là 26-1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong thời gian ngắn, tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Vậy, tại sao Bộ chỉ huy Mặt trận, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều chỉnh phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của ông. Đóng vai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, em hãy đưa ra những cơ sở để lí giải cho sự chuyển hướng này. Bước 2: GV đưa ra một số câu hỏi liên quan đến tình huống để HS suy nghĩ. 1. Em biết gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ? Ông đã có những thành tựu gì trong lãnh đạo quân đội Việt Nam chiến đấutrong cuộc kháng chiến? 2. Những yếu tố nào đã tạo cơ sở để Đại tướng quyết định chuyển kế hoạch tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”? Bước 3: HS tiến hành thảo luận tình huống đưa ra. Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả. Bước 5: GV – HS, tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả hoạt đông của các nhóm, rút ra kết luận các giải pháp cho tình huống. Để giải quyết được tình huống trên, HS cần thảo luận, trao đổi, vận dụng những kiến thức đã biết về đại tướng Võ Nguyên Giáp, đánh giá khái quát những thành tựu ông đã đạt được trong công cuộc kháng chiến; đồng thời đóng vai Đại tướng để phân tích những cơ sở cho sự quyết định chuyển hướng từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Trong đó cần làm rõ được những cơ sở sau đây: Trước ngày lên đường ra mặt trận, Bác Hồ đã căn dặn Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Lúc đầu, ta thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” vì cho rằng địch vừa mới đổ quân xuống, binh lực chưa nhiều, công sự còn sơ sài, bố phòng còn sơ hở… trong khi đó bộ đội ta còn sung sức, hừng hực khí thế, vì vậy cần tranh thủ thời gian. Khai thác những hạn chế của địch, ta tập trung ưu thế binh hỏa lực, đánh thốc thẳng vào trung tâm Mường Thanh, tạo thế chia cắt, cô lập từng cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch… tạo nên sự chuyển biến tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Tuy phương châm đã được nêu ra, nhưngĐại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không thôi cân nhắc về quyết định sinh tử này. Bên cạnh đó, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngựlâm thời nữa. Nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì khó mà bảo đảm “chắc thắng”.Đêm 25-1, Đại tướng quyết định lui quân còn do những
129 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khó khăn rõ rệt: Thứ nhất, Bộ đội ta đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Thứ hai, đây là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập. Thứ ba, bộ đội Việt Minh từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng, nhất là với một đối phương có ưu thế lớn về máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện. Từ đó, Đại tướng cho rằng phương án “đánh nhanh thắng nhanh” mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên do vậy không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án “đánh chắc tiến chắc” dài ngày theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm. Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, quân Việt Minh tiếp tục đánh nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa. Có thể nói, việc hóa thân vào nhân vật trong học tập lịch sử là một trong những bài tập khó, nhưng thú vị đối với HS. Bởi nếu hoàn thành tốt, các em đã có thêm một trải nghiệm bổ ích, lộc lộ được khả năng tự nhận thức, giao tiếp,phát huy được tư duy sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi,vận dụng được những hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra, rènluyện khả năng thực hành và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của cá nhân.Phương pháp này cũnggóp phần làm tăng hiệu quả dạy và học ở các nhà trường và đặc biệt là trường phổ thông. Bởi lẽ nó tạo được hứng thú cho việc học tập của học sinh, luôn hấp dẫn học sinh đến hết tiết học do có nhiều hoạt động để học sinh cùng làm như thảo luận nhóm để viết kịch bản, tham gia đóng vai và diễn xuất trước lớp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: thường mất nhiều thời gian, phải suy nghĩ để xây dựng"kịch bản", lựa chọn "diễn viên"… đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều, cần số lượng học sinh tham gia phải đủ lớn mới có hiệu quả....Đối với HS chuyên Sử, phương pháp này hoàn toàn khả thi khi áp dụng vì các em là HS chuyên, yêu thích môn học, thời lượng dành để học tập, nghiên cứu lịch sử nhiều hơn so với các lớp khác,các em có nhiều cơ hội được tương tác với thầy cô và với các thành viên trong lớp học, được nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ và hình thành phẩm chất cá nhân. Trải nghiệm với hình thức đóng vai giúp các em vận dụng, tổng hợp các giác quan để tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, tối đa hóa được năng lực sáng tạo, tính năng động và khả năng thích ứng. Các em được trải qua quá trình tự khám phá, tự tìm giải pháp nên những năng lực cá nhân, sự tự tin tăng lên, các kỹ năng sống được lặp đi lặp lại qua những gì trải nghiệm giúp các em tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó trong thực tiễn bằng những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật… Vì vậy, việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử có những ý nghĩa to lớn trong việc phát triển toàn