5 minute read

4.2.2. Khai thác phim tư liệu, tranh ảnh, hiện vật lịch sử

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

105 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”. Vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” [37,119]. Dựa trên cơ sở thực tiễn của cách mạng, kết hợp với tư liệu viết nói trên, HS sẽ có thêm cơ sở để khẳng định: tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình. Hoặc khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), để HS miêu tả, trình bày được vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, đồng thời có thêm cơ sở để lí giải tại sao ta và Pháp lại chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược, GV cung cấp thêm tư liệu sau: “Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, chiều dài gần 20 km, chiều rộng từ 6 đến 8 km, nằm sát biên giới Việt – Lào, cách biên giới cách nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300 km, cách Hà Nội 300 Km, cách Luông Pha Băng 200 Km đường chim bay, cách hậu phương chính của ta (Việt Bắc và Khu IV) từ 300 đến 500 km đường bộ. Điện Biên Phủ được coi là một vị trí chiến lược quan trọng. Nếu ai chiếm được vùng này thì có thể khống chế được miền Bắc Việt Nam, một phần Thượng Lào và miền Nam Trung Quốc. Theo đánh giá của Nava và giới quân sự Pháp thì Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào” một “bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc”[111,301]. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, tài liệu thành văn là một trong những nguồn tư liệu quan trọng không chỉ phục vụ nghiên cứu mà còn phục vụ đắc lực cho quá trình giảng dạy, học tập của GV, HS. Đó chính là cơ sở quan trọng giúp HS tiếp cận với quá khứ lịch sử, giúp hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử - năng lực đầu tiên – nền tảng cho sự hình thành và phát triển các năng lực tư duy, vận dụng kiến thức và kĩ năng lịch sử. 4.2.2. Khai thác phim tư liệu, tranh ảnh, hiện vật lịch sử Phim tư liệu, tranh ảnh (ảnh chụp hiện vật, chân dung nhân vật, tranh vẽ), sơ đồ, lược đồ …vv, là kênh hình – phương tiện trực quan sinh động nhất, chứa đựng nguồn tri thức phong phú, đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, minh họa kiến thức, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập. Đây là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học lịch sử; giúp HS được học tập theo đúng quá trình tư duy biện chứng là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trong học tập lịch sử tranh ảnh, phim tư liệu, sơ đồ, lược đồ …vv là phương tiện truyền tải thông tin, giúp HS gián tiếp được tiếp xúc, quan sát, lắng nghe một phần của quá khứ lịch sử; HS phát huy được nhiều giác quan trong quá trình học tập, vì vậy việc tìm hiểu thông tin về sự kiện lịch sử có thế dễ dàng, hấp dẫn hơn, kiến thức được nhớ lâu hơn; nó có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo cảm xúc lịch sử tích

106 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cực đối với HS; giảm tính trừu tượng, tạo điều kiện hình thành biểu tượng, khái niệm lịch sử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, kết hợp với các yếu tố khác tạo thành một chỉnh thể của quá trình dạy học. Trong quá trình dạy dạy học Lịch sử, kênh hình có thể được sử dụng ngay ở phần khởi động -tạo không khí, khơi gợi cảm hứng học tập cho HS, giúp HS dự đoán, kết nối được kiến thức đã biết với kiến thức chưa biết; kênh hình có thể được sử dụng trong quá trình hình thành kiến thức mới, trong hoạt động luyện tập, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá giúp HS khai thác, vận dụng thông tin để giải quyết các bài tập nhận thức. Để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS nói chung, HS chuyên Sử nói riêng, đòi hỏi HS phải rèn luyện được khả năng quan sát, phát hiện nội dung thông tin, kết nối và phản ánh được thông tin chứa đựng trong phim tư liệu, tranh ảnh, hiện vật lịch sử. GV có thể xác định một số tiêu chí để đánh giá năng lực tìm hiểu lịch sử của HS như: - Biết quan sát, nhận diện đúng các loại kênh hình (tranh ảnh (chân dung nhân vật, công trình văn hóa, kiến trúc, tranh cổ động, tranh biếm họa; phim tài liệu (về nhân vật biến cố lịch sử hay nền văn hóa…vv). - Biết khai thác nội dung, thông tin lịch sử phản ánh trong kênh hình (về mặt giá trị lịch sử, văn hóa...), tóm tắt, trình bày, nêu được nội dung lịch sử phản ánh trong tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim tài liệu…vv - Biết thể hiện cảm xúc và biểu cảm nhất định với tư liệu lịch sử (xúc động, tự hào, lên án, đồng cảm...). Để rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình lịch sử, trên cơ sở đó hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của học sinh, ngay từ đầu giáo viên cần thiết kế các dạng câu hỏi, bài tập định hướng phù hợp với từng loại kênh hình. Ví dụ: khi dạy học chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), ở phần tìm hiểu về Chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950, để giúp HS hiểu sâu hơn về kết quả, ý nghĩa, tác động của sự thất bại ở Biên giới đến phía ta và thực dân Pháp, GV có thể sử dụng tranh biếm họa Thua cay cắn quan (Hình 4.3)

Advertisement

This article is from: