15 minute read

4.4.3. Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử

130 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL diện đối với HS. 4.4.3. Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử. Hoàn thành các bài tập lịch sử là nhiệm vụ đưa ra cho HS để củng cố và vận dụng kiến thức đã học, là sự cản trở của tư duy ở mức độ nhất định mà giải quyết nó sẽ đạt được mục đích học tập. Bài tập lịch sử được xây dựng sau khi kết thúc một nội dung, một phần/chương, một bài học hay một chủ đề/chuyên đề lịch sử. Việc hoàn thành các bài tập giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng tư duy, vận dụng và mở rộng kiến thức môn học. Hiện nay, trong hoạt động củng cố, vận dụng, mở rộng bài học lịch sử trên lớp ở trường phổ thông, GV thường sử dụng hai dạng bài tập để giao nhiệm vụ học tập cho HS, đó là bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Bài tập trắc nghiệm Là dạng bài tập rất phổ biến từ sau khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá đến nay. Các câu hỏi trắc nghiệm thường được đặt ra ở đầu hoặc cuối mỗi bài học hay chủ đề để củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ với kiến thức mới sẽ học; đồng thời cũng là dạng bài tập để kiểm tra các mức độ tư duy, vận dụng, liên hệ, mở rộng kiến thức của HS. Những năm gần đây,trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ởcác kỳ thi, kiểm tra các cấp để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, hay với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn HS có năng lực nhất định vào học một khoá học.Các câu hỏi trắc nghiệm thường được thiết kế theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao…vv. Đối với HS chuyên Sử, các em khá tự tin hoàn thành tốt các bài tập trắc nghiệm ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Vì thế, các em thường được yêu cầu trả lời tốt các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng là dạng câu hỏi đòi hỏi HS phải biết vận dụng, xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức để lí giải, phân tích đặc điểm, tính chất của các sự kiện, hiện tượng lịchsử; biết so sánh những điểm giống và khác nhau, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng; biết đánh giá về nhân vật, sự kiện, hiện tượng, biết rút ra những bài học kinh nghiệm về sự kiện có thể vận dụng vào bối cảnh cuộc sống hiện tại…vv Ví dụ: Khi học xong chủ đề : Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), các em cần trả lời được một số câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng như: Câu 1. Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đặt ra yêu cầu nào sau đây? A. Tìm ra con đường cứu nước mới. B. Tăng cường khối liên minh công - nông.

131 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL C. Đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu. D. Kiên trì đấu tranh chỉ bằng phương pháp vũ trang. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ? A. Chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng. B. Đào tạo, huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam. C. Tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc về nước. D. Góp phần làm cho khuynh hướng dân chủ tư sản từng bước thắng thế. Câu 3. Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng vô sản và tư sản trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng dẫn đến A. xu hướng cách mạng theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế. B. xu hướng cách mạng theo khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế. C. cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai khuynh hướng. D. cách mạng Việt Nam có sự kết hợp giữa hai khuynh hướng. Câu 4. Những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản từng bước giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. C. đưa giai cấp công nhân chuyển sang đấu tranh tự giác. D. đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng công – nông. Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm bao trùm cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1930? A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. B. Sự khẳng định từng bước vai trò lãnh đạo của khuynh hướng cách mạng dân chủtư sản. C. Hai khuynh hướng đều giành được quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. D. Giai cấp công nhân và nông dân thay thế giai cấp tư sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 6. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ sau đó thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam? A. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. B. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi. Việc hoàn thành các bài tập trắc nghiệm ởmức độ vận dụng nói trên trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với HS chuyên. Nó không chỉgiúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức mà còn cho thấy các em đã biết vận dụng kiến thức để trả lời nhanh các câu hỏi khó phản ánh bản chất, đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và rút ra

Advertisement

132 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL được bài học kinh nghiệm từcác sựkiện, hiện tượng lịch sửhay chưa.Chinh phục các bài tập khó trong một thời gian ngắn cũng là một biện pháp để HS đánh giá chính năng lực học tập của bản thân, từđó tiếp tục tạo động lực, kích thích sựhứng thú, tư duy, hình thành kĩ năng và năng lực vận dụng kiến thức lịch sửđể giải quyết các nhiệm vụ học tập và xửlí các tình huống trong cuộc sống. Bài tập tự luận Đối với HS chuyên Sử, trong quá trình học tập, bên cạnh bài tập trắc nghiệm, một nhiệm vụ các em cần thực hiện là hoàn thành các bài tập tự luận. Đây không chỉ là một hình thức củng cố kiến thức mà còn là là một hình thức kiểm tra, đánh giá năng khiếu và năng lực vận dụng chuyên môn Lịch sử của HS lớp chuyên. Trong hoạt động củng cố, kiểm tra nhận thức của HScuối mỗi bài/chủ đề, GV cần nêu ra các bài tập tự luận, yêu cầu HS đưa ra được hướng giải quyết của bài tập, cách thức các em vận dụng kiến thức để trả lời cho câu hỏi nêu ra. Bài tập tự luận được thiết kế tốt đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức mà còn là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Nó không thể chỉ dựa trên trí nhớ về những thông tin, kiến thức đã biết, mà đòi hỏi các em sử dụng những thông tin đó theo một trật tự logic chặt chẽ nhằm trình bày vấn đề đầy đủ; Nó đòi hỏi khả năng tư duy,bộc lộ mức độ thành thạo kỹ năng lập luận và sử dụng ngôn ngữ. Nó biểu lộ những gì người học thẩm thấu qua quá trình học, chứ không chỉ là những kiến thức mà HS nhớ được. Bài tập tự luận đòi hỏi các emtrình bày quá trình đi tới kết luận, chứ không chỉ nói lên kết luận ấy. Điều này đặc biệt cần nhấn mạnh đối với các môn khoa học xã hội trong đó có bộ môn Lịch sử. Quá trình nhận thức này chính là điều chúng ta muốn HS chuyên được trải nghiệm để mài sắc khả năng tư duy,vận dụng,lập luận, trình bày, thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề Để hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử cho HS chuyên trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử, chúng ta có thể vận dụng dạng bài tập bài tập nhận thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử, trong đó yêu cầu học sinh giải thích, lập luận, phân tích chứng minh, bày tỏ ý kiến về một quan điểm, một nhận định, so sánh điểm giống và khác nhau giữa một sự vài sự kiện, nhân vật, hay một vấn đề lịch sử; rút ra được bản chất, quy luật, bài học, tính kế thừa và phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử…Từ thực tiễn dạy học lịch sử, chúng tôi thấy một số dạng bài tập vận dụng phù hợp với đối tượng HS chuyên như: -Ví dụ, bài tập về việc giải thích nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử như: Tại sao năm 1920, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Phân tích ý nghĩa của sự kiện lịch sử này? (chủ đề:Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam) Với dạng bài tập này, HScần phải vận dụng kiến thức lịch sử về bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, hoạt động, nhãn quan chính trị sắc bén của Nguyễn Ái Quốc để có cơ sở giải thích tại sao Người lại khẳng định: cách mạng Việt Nam không có con đường nào

133 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Trên có sở đó, rút ra được ý nghĩa của sự kiện này đối với cách mạng Việt Nam và đối với hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. - Bài tập đòi hỏi HS xác định được đặc trưng, bản chất của sựkiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì? Vì sao có đặc điểm đó? (chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1930) -Bài tập yêu cầu HS nêu lên tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử để giúp HS hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính chất tiến bộ của lịch sử và tính phong phú da dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn thời kí lịch sử. Ví dụ: 1. Vì sao năm 1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh thành lập Mặt trận Việt Minh. Phân tích điểm sáng tạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong công tác mặt trận. (chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam) 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể qua các thắng lợi quân sự tiêu biểu, hãy chứng minh sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 –1954) (Chủ đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) - Bài tập tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung giúp học sinh nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng để đoán định sự phát triển tương lai trên cơ sở hiểu rõ quá khứ và hiện tại. Ví dụ (chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam). Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc? Cơ sở nào để Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ chương như vậy và thực tiễn ta có thực hiện được hay không? - Bài tập yêu cầu HS phát biểu, trình bày quan điểm của mình về một ý kiến, một nhận định. Ví dụ: 1. Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”. 2. Bằng thực tiến lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1975), hãy phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của chiến tranh nhân dân ” (chủ đề: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975) - Bài tập so sánh để rút ra cái chung, cái riêng, giống và khác nhau tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì. Ví dụ: So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại

134 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hòa bình ở Đông Dương với Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ đó, đánh giá vai trò của mặt trận ngoại giao đối với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. (chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975). Bài tập thực hành lịch sử nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn; đồng thời, qua các hoạt động thực hành, HS nâng cao kĩ năng phân tích, giải thích, trình bày kết quả thực hành, đưa ra được nhận xét kết quả thực hành. Nhóm bài tập này gồm những dạng sau đây: Bài tập thực hành về xây dựng, sử dụng đồ dùng trực quan như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ…bao gồm vẽ, trình bày, giải thích, nhận xét, xác định địa danh, ghi kí hiệu; xây dựng các loại bảng biểu (bảng biên niên, bảng so sánh, bảng thống kê…). tranh ảnh, hiện vật. Ví dụ: Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, xác định và ghi chú ba phân khu và những cứ điểm then chốt của địch tại Điện Biên Phủ. Trên cơ sở đó, lí giải tại sao ta chấp chận cuộc quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp tại Điên Biên Phủ ? (Chủ đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Bài tập thực hành về sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, tài liệu về các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ, khi học chủ đề : Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam, GV có thể yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu ghi hình, các mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Người nhằm làm sáng tỏ, cụ thể hơn cho những đóng góp của Bác đối với cách mạng Việt Nam. Bài tập thực hành về lập hồ sơ học tập, như Hồ sơ về nhân vật : Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Võ Nguyên Giáp...vv. Như vậy, chúng ta thấy, bài tập là một phần không thể thiếu đối với HS, đặc biệt là HS chuyên Sửtrong quá trình học tập các chủ đề. Bài tập không chỉ dùng ở phần củng cố kiến thức sau khi kết thúc chủ đề mà hệ thống bài tập còn giúp định hướng HS trong quá trình tự học; giúp giáo viên có cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mỗi HS, có cơ sở để phân loại mức độ và khả năng học tập của HS, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, đảm bảo được yếu tố dạy học phân hóa, lựa chọn được những HS có năng lực thực sự ở bộ môn, có thể học tập và nghiên cứu chuyên sâu đối với môn học. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học các chủ đề, trong quá trình biên soạn câu hỏi, bài tập giao cho HS, chúng ta cần đảm bảo bài tập phải bám sát nội dung chính của chủ đề và chương trình học của các em; đảm bảo tínhhệ thống của vấn đề, tính phong phú, đa dạng của sự kiện, hiện tượng lịch sử; tính chính xác về nội dung, chuẩn mực về hình thức; chú ý phát triển được tính độc lập, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của HS; có tác dụng giáo dục tư tưởng, hành vi, thái độ, hình thành phẩm chất công dân nghiêm túc, nỗ lực trong học tập, không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề. Ngoài các biện pháp sư phạm nói trên, để củng cố, vận dụng, mởrộng, kiểm tra hoạt

This article is from: