130
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
diện đối với HS. 4.4.3. Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử. Hoàn thành các bài tập lịch sử là nhiệm vụ đưa ra cho HS để củng cố và vận dụng kiến thức đã học, là sự cản trở của tư duy ở mức độ nhất định mà giải quyết nó sẽ đạt được mục đích học tập. Bài tập lịch sử được xây dựng sau khi kết thúc một nội dung, một phần/chương, một bài học hay một chủ đề/chuyên đề lịch sử. Việc hoàn thành các bài tập giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng tư duy, vận dụng và mở rộng kiến thức môn học. Hiện nay, trong hoạt động củng cố, vận dụng, mở rộng bài học lịch sử trên lớp ở trường phổ thông, GV thường sử dụng hai dạng bài tập để giao nhiệm vụ học tập cho HS, đó là bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Bài tập trắc nghiệm Là dạng bài tập rất phổ biến từ sau khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá đến nay. Các câu hỏi trắc nghiệm thường được đặt ra ở đầu hoặc cuối mỗi bài học hay chủ đề để củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ với kiến thức mới sẽ học; đồng thời cũng là dạng bài tập để kiểm tra các mức độ tư duy, vận dụng, liên hệ, mở rộng kiến thức của HS. Những năm gần đây, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra các cấp để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, hay với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn HS có năng lực nhất định vào học một khoá học. Các câu hỏi trắc nghiệm thường được thiết kế theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao…vv. Đối với HS chuyên Sử, các em khá tự tin hoàn thành tốt các bài tập trắc nghiệm ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Vì thế, các em thường được yêu cầu trả lời tốt các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng là dạng câu hỏi đòi hỏi HS phải biết vận dụng, xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức để lí giải, phân tích đặc điểm, tính chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; biết so sánh những điểm giống và khác nhau, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng; biết đánh giá về nhân vật, sự kiện, hiện tượng, biết rút ra những bài học kinh nghiệm về sự kiện có thể vận dụng vào bối cảnh cuộc sống hiện tại…vv Ví dụ: Khi học xong chủ đề : Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), các em cần trả lời được một số câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng như: Câu 1. Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đặt ra yêu cầu nào sau đây? A. Tìm ra con đường cứu nước mới. B. Tăng cường khối liên minh công - nông.