6 minute read

1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

27 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thêm cơ sởlí luận mà còn cung cấp cho chúng tôi cách tiếp cận mới vềviệc thiết kế, phương pháp thiết kế, xây dựng nội dung chủđề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; đồng thời gợi mở cho chúng tôi các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chủ đề bám sát phương châm, định hướng đổi mới giáo dục lịch sửtheo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nghiên cứu vấn đề thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho đối tượng học sinh chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện. Đây là những bước đi đầu tiên, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để đề tài được triển khai và có thể vận dụng hiệu quả trong thực tiễn dạy học, đồng thời có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử nói chung và nâng cao chất lượng dạy học cho đối tượng học sinh chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Qua nghiên cứu những tài liệu của các học giả nước ngoài và trong nước, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Cụ thể nhưsau: Thứ nhất, tiếp tục củng cố, làm rõ những cơ sở lí luận của việc thiết kế và dạy học lịch sử theo chủ đề nói chung và cho học sinh chuyên Sử nói riêng trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh; phân tích vai trò, ý nghĩa, những nguyên tắc của việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sửtheo chủđề ởtrường phổ thông. Làm rõ hơn nội hàm khái niệm chủ đề, thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, tìm ra cách tiếp cận phù hợp với đề tài luận án, với đặc thù bộ môn Lịch sử nhằm đáp ứng được những yêu cầu, nội dung của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Thứ hai, nghiên cứu, khảo sát làm rõ thực trạng của giáo dục lịch sử, những thành tựu, vấn đề còn tồn tại; chỉra yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, nângcao chấtlượngdạy học bộ môn. Làm rõ thực trạngcủa việc dạy học theo chủđề cho học sinh phổthông nói chung và học sinh chuyên Sửnói riêng trong dạy học lịch sửởtrường PT hiện nay. Qua đó, phân tích, đánh giá nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế,nhằmrút ra kếtluậnkhoahọclàmcăncứ thựchiệnđề tàiluậnán. Thứ ba, nghiên cứu chương trình, định hướng đổi mới về nội dung dạy học, từ đó thiết kế các chủ đề dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho đối tượng học sinh chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời tổng kết lí luận, khảo sát thực tiễn đềxuất các hình thức tổ chức và biện pháp dạy học các chủđề lịch sửtheo hướng phát triển năng lực.

28 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Thứ tư, thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm (từng phần và toàn phần) để đánh giá tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong luận án. Thứ năm, thông qua kết quả nghiên cứu của luận án, rút ra những kết luận khoa học về vấn đề thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh . Nếu hoàn thành những nhiệm vụ nói trên, đề tài không chỉ giải quyết được nhiệm vụ đổi mới thiết kế nội dung và các hình thức, phương pháp dạy học Lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử thành phố Hà Nội mà còn có thể đáp ứng yêu cầu cho cả đội ngũ GV và HS chuyên Sử trên phạm vi cả nướcnói chung. Tiểu kết chương 1 Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Hầu hết các nhà giáo dục nước ngoài và trong nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế nội dung bài học, tổ chức hiệu quả các hoạt động học tập để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Trước những yêu cầu thực tiễn của đất nước hiện nay, những nghiên cứu của

Advertisement

29 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL các học giả trong nước đều khẳng định tính cấp thiết và việc đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Theo đó, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng chuyển từ mục tiêu trang bị kiến thức là chủ yếu sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Trên cơ sở mục tiêu đó, việc thiết kế nội dung lịch sử theo chương/bài thành các chủ đề, chuyên đề và đổi mới hình thức,phương pháp dạy học lịch sử nhận được sự quan tâmcủa các nhà giáo dục trong nước. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của việc thiết kế nội dung dạy học thành các chủ đề và đổi mới hình thức, phương pháp dạy học lịch sử để phát triển phẩm chất, năng lực của HS, trong đó có đối tượng HS chuyên Sử. Đây là một trong những biện pháp quan trọng trong đổi mới nội dung, phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. - Nhiệm vụ đặt ra đối với đề tài luận án là kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục đi trước; tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường PT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, góp phần làm sâu sắc, phong phú lí luận dạy học bộ môn. Đồng thời, xác định cơ sở, xây dựng quy trình thiết kế và thiết kế các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay, phục vụ công tác dạy và học cho đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh; thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề và tiến hành TNSP để đánh giá tính đúng đắn, khả thi của những giả thuyết đã đặt ra.

This article is from: