10 minute read

4.3.2. Tổ chức, hướn g dẫn học sinh tranh luận, phản biện về sự kiện lịch sử

117 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Kết quả

chủ tư sản. - Không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam - Thất bại

Advertisement

- Đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. – Khuynh hướng cách mạng vô sản khẳng định được vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam – được lịch sử lựa chọn. Trên cơ sở tập hợp, khái quát kiến thức để trả lời những câu hỏi nói trên, HS sẽ có cơ sở để giải thích tại sao đến năm 1930, khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại, còn khuynh hướng cách mạng vô sản lại được lịch sử lựa chọn, trở thành khuynh hướng cách mạng duy nhất chi phối sự phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930. Có thể nói, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) cũng chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển năng lực sáng tạo ở HS.

4.3.2. Tổ chức, hướng dẫn học sinh tranh luận, phản biện về sự kiện lịch sử

Nói về việc học tập Lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng:“ Lịch sử bắt đầu ở nhà trường, nhưng không phải học thuộc lòng những sự kiện một cách ngẫu nhiên mà phải bắt đầu từ những phương pháp lĩnh hội tri thức bằng cách phát triển óc phê phán...Tri thức lịch sử phải là một bộ phận quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ, làm cho học sinh có khẳnăng trí tuệ về phân tích và trình bày có phê phán và trách nhiệm, nắm bắt được tính phức hợp của các vấn đề và đánh giá được tính đa dạng của văn hóa” [86; 33]. Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tranh luận, tư duy phản biện, đánh giá về các nhân vật, sựkiện, hiện tượng và các vấn đề lịch sử. Vì đây là môn học giúp các thế hệ đời sau nhận thức về các lĩnh vực của cuộc sống cuộc sống đã diễn ra trong quá khứvới nhiều nguồn sửliệu và nhận thức lịch sửđa chiều. Việc hình thành và phát triển tư duy phản biện giúp HS hình thành kĩ năng đánh giá thông tin, tư liệu thu thập được; giúp các em có thểtrao đổi, thảo luận kiến thức lịch sửmột cách chủ động, hiệu quả, chính xác. Qua quá trình tìm kiếm, chọn lọc thông tin, các em đã có được những hiểu biết nhất định về nhân vật, sựkiện lịch sử. Những hiểu biết ấy sẽđược đánh giá, làm rõ thông qua tranh luận với bạn bè, thầy cô. Từ đây, HS sẽ thu được lượng kiến thức phong phú, sâu sắc, toàn diện về một vấn đề, hay một chủđề mà các em có nhiệm vụ tìm hiểu. Đó cũng chính là kiến thức mà các em đã kiến tạo được cho riêng mình, là kết quả của quá trình tư duy lịch sửcủa bản thân.Như vậy, ta có thểhiểu tư duy phản biện hay còn được gọi là tư duy phân tích, là một quá trình phân tích và đánh giá một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng lịch sửtheo các cách nhìn khác nhau hoặc là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề.

118 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Không phải ai ngay từ đầu cũng đã có sẵn tư duy phản biện và không phải ai cũng sở hữu một tư duy phản biện tốt. Mỗi người đều phải trải qua quá trình rèn luyện và tiếp thu để có được khả năng đó. Để hình thành tư duy phản biện, HS phải có được kiến thức nền tảng, biết thực hiện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, phán đoán, lập luận, suy luận. Đồng thời, trong quá trình thảo luận, tranh luận, phản biện, HS cũng cần phải có các kĩ năng cơ bản khác như: kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng thuyết trình; kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề; đặt câu hỏi, thu hút sự chú ý và kĩ năng phân tích, lập luận...Việc hình thành những kĩ năng nói trên có ý nghĩa quan trọng đối với HS THPT nói chung và HS chuyên Sử nói riêng bởi mức độ tư duy đối với các em được đặt ra cao hơn so với học sinh không chuyên. Trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử, HS chuyên Sử rất cần thiết hình thành được tư duy phản biện. Nó không những giúp HS có thể đánh giá được nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn giúp các em đánh giá được nhận thức lịch sử của người khác; đồng thời còn có khả năng tự thiết lập giả thuyết (phán đoán) và thông qua các kĩ năng có thể đưa ra được những suy luận hợp lí trên cơ sở những bằng chứng, tư liệu xác thực. Bên cạnh đó, tư duy phản biện còn là nền tảng để phát triển khả năng sáng tạo. Tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo không thể có nếu không có tư duy phản biện và năng lực phản biện. Tư duy phản biện giúp cho các em có cái nhìn tích cực, tránh cái sai, cái cũ để tìm đến cái mới, tiến bộ hơn, hoàn hảo hơn. Có thể thấy, với phương pháp tư duy phản biện các em đều phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá vấn đề. Trước khi gật đầu đồng ý bất cứ ý kiến nào các em đều phải chủ động phân tích và đánh giá vấn đề. Quá trình này sẽ giúp các em hình thành, phát triển và đồng thời cũng củng cố tư duy sáng tạo độc lập và tư duy phản biện ngày càng vững. Các em muốn sáng tạo nhiều cái mới thì cần phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, đa chiều và toàn diện. Tư duy phản biện còn giúp HS hình thành phẩm chất công dân, trởthành người sống và làm việc có trách nhiệm xã hội trên cơ sởnhận thức khoa học đúng đắn. Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của giáo dục lịch sửkhông chỉgiúp HS biết, hiểu về quá khứmà qua những sự kiện lịch sử chân thực, chính xác giúp các em hiểu biết về những quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người và lịch sử dân tộc. Từ đó có thế giới quan, nhân sinh quan, thái độ sống tích cực trong học tập và lao động, góp phần xây dựng và phát triển đất nước trên cơ sởnhững kinh nghiệm, bài học từquá khứ. Đó cũng chính là “triết lí” của giáo dục Lịch sửcho các thế hệ trẻ-chủ nhân tương lai của đất nước. Ví dụ, khi học tập chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, giáo viên tổ chức cho HS tranh luận về sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám khi đưa ra những ý kiến đối lập rằng:1-Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cônglà một sự “ăn may”, vì nó diễn ra khi Việt Nam tồn tại khoảng trống quyền lực; 2 – Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của quá trình chuẩn bịlâu dài kết hợp với nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Em đồng ý với nhận định nào nói trên ? Vì sao ?

119 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Để giải quyết được vấn đề nêu trên, GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, giúp đỡ các em với tư cách là người cố vấn học tập, bằng nhiều biện pháp khác nhau: đặt câu hỏi gợi mở, cung cấp tài liệu cần đọc... nhằm giúp HS tự giác, tích cực giải quyết từng bước, từng phần của vấn đề. Những câu hỏi gợi mở cần có hệ thống, dẫn dắt HS tự giải quyết vấn đề theo một trình tự từ dễ đến khó. Để HS trả lời các câu hỏi: nếu đồng ý với quan điểm thứ nhất, các em cần phân tích được “sự ăn may”, “khoảng trống quyền lực” ở đây là gì, lấy dẫn chứng qua các sự kiện lịch sử cụ thể và phân tích, lập luận để chứng minh cho quan điểm thứ nhất; đồng thời thể hiện ý kiến cá nhân với quan điểm này. Ở quan điểm thứ hai, các em cần làm rõ được quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài và nghệ thuật xác định thời cơ và chớp thời cơ của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh để Cách mạng có thể thành công nhanh chóng, ít đổ máu. Các nước ở khu vực Đông Nam Á có sự “ăn may” – điều kiện khách quan thuận lợi và tồn tại khoảng trống quyền lực hay không? Tại sao những nước đó không chớp thời cơ thuận lợi, giành chính quyền, tuyên bố độc lập như Việt Nam? Sau khi tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu, thể hiện quan điểm,phân tích lập luận chứng minh cho quan điểm của mình, tranh luận, phản biện để bảo vệ quan điểm, GV tổng kết đánh giá. Quan điểm thứ nhất đã quá nhấn mạnh đến yếu tố khách quan: ăn may - khách quan thuận lợi – phát xít Nhật – kẻ thù chính của dân tộc đầu hàng đồng minh không điều kiện; khoảng trống quyền lực – phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, chính quyền tay sai thân Nhật hoang mang cực độ, quân đội của chúng mất tinh thần chiến đấu, trong khi các lực lượng đồng minh chưa kịp vào giải giáp chúng...Còn quan điểm thứhai đánh giá đúng về sự thành công của Cách mạng tháng Tám khi Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã biết kếp hợp hai yếu tố điều kiện khách quan nói trên và điều kiện chủ quan là quá trình chuẩn bị15 năm từ đường lối chiến lược đến phương pháp cách mạng, chuẩn bịlực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, lôi kéo các phần tửtrung gian đứng về phía cách mạng. Khi thời cơ ngàn năm có một xuất hiện (từ sau khi phát xít Nhất đầu hàng đồng minh đến trước khi quân đồng minh vào nước ta giải giáp quân đội), Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã xác định đúng thời cơ, kiên quyết, dũng cảm phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cảnước với tinh thần dù phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cảdãy Trường Sơn cũng quyết giành bằng được độc lập dân tộc.Điều kiện khách quan đến với các nước Đông Nam Á là như nhau, nhưng chỉnhững nước có sự chuẩn bịlực lượng chu đáo, biết chớp thời cơ mới giành được độc lập – điều kiện chủ quan bên trong đóng vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng. Đó chính là những cơ sở để cho thấy quan điểm thứ hai mới là đúng đắn. Trong quá trình tổ chức cho HS tranh luận, phản biện, GV cần tránh việc tranh luận quá gay gắt, mà cần hướng đến tinh thần xây dựng, sôi nổi, cởi mở nhằm mục đích

This article is from: