4 minute read

Hình 4.3. Tranh Thua cay cắn quan

107 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 4.3. Tranh Thua cay cắn quan (Nguồn: Lí Trực Dũng (2011), Biếm họa Việt Nam, NXB Mĩ thuật, tr.37) Sử dụng các câu hỏi gợi mở, để HS khai thác nội dung bức tranh: + Quan sát tranh, kết hợp với kiến thức đã học ở phần diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới, em hãy cho biết kết quả của chiến dịch đã tác động như thế nào đến hai phía ta và Pháp? + Quan hệ giữa Pháp và Mĩ được phản ánh như thế nào trong cuộc chiến tranh Đông Dương. + Em hãy cho biết thái độ của tác giả khi phác họa bức biếm họa này? Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS khai thác được: Trong tranh, tác giả phác họa đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Pháp ở trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954), sau thất bại ở Đông Khê đã bị cấp trên xử lí ra sao. Dưới tiêu đề của tranh có 4 dòng chữ ghi: – Sau trận Đông Khê, Leon Pignon (Cao ủy Pháp ở Đông Dương những năm 1948 – 1950), Carpentier (Tổng chỉ huy của quân Pháp ở Đông Dương) cách chức tướng Marshall (quyền chỉhuy Bắc Bộ). – Bộ trưởng Letourneau và đại tướng Juin (Cao ủy Pháp ở Đông Dương 1950 –1952) sang hỏi tội Pignon và Carpentier. – Rene Pleven đã nghe Letourneau và Juin báo cáo. – Mĩ chê Pháp bất lực ở Đông Dương. Dưới 4 dòng chữ, bức tranh chia thành 4 phần. Mỗi phần phác họa lại nội dung phản ánh nói trên. Trong đó, người cuối cùng trong hệ thống chóp bu Pháp bị phê bình

108 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL là Rene Pleven (Bộ trưởng Quốc phòng Pháp) – trong tư thế đứng cúi mình trước một người Mĩ, áo ông ta mặc có họa tiết là kí hiệu của đồng đôla Mĩ – cho thấy Mĩ đang viện trợ tài chính cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, dưới chân người Mĩ là hình ảnh một chú chó trong thế đang sủa. Đây là bức tranh thể hiện sự châm biếm, đả kích, giễu cợt thẳng thừng của tác giả đối với đội ngũ chóp bu thực dân Pháp. Qua quá trình giải quyết các câu hỏi nêu trên. HS sẽ thấy rõ rằng: sau thất bại ở Đông Khê, Pháp đã phải rút chạy khỏi các cứ điểm trên Đường số 4. Ta khai thông con đường liên lạc quốc tế và giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Thắng lợi này của ta có ý nghĩa như một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngược lại, thất bại ở Chiếc dịch Biên giới đã đẩy Pháp rơi vào thế phòng ngự bị động, điều này tác động không nhỏ đến tham vọng của cả Pháp và Mĩ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương. Chính vì sựtác động không mong muốn đó mà giới lãnh đạo chóp bu trong chiến tranh Đông Dương của Pháp đã từng bước luân phiên nhau bịchỉtrích và người có quyền chỉtrích cao nhất lại là Mĩ. Điều đó cũng cho thấy Pháp đang từng bước lệ thuộc vào Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Khi tổ chức cho HS tìm hiểu về chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, GV sử dụng lược đồ chiến cuộc Đông Xuân 1954 – 1954, lược đồ trận địa Điện Biên Phủ, tổ chức cho HS em video tư liệu về hai chiến dịch này; đồng thời trước khi HS xem phim tư liệu, GV đặt ra nhiệm vụ cho HS như sau: Quan sát lược đồ, kết hợp với xem phim tư liệu về hai chiến dịch, em hãy: 1. Xác định 5 vị trí tập trung binh lực của thực dân Pháp. 2. Tường thuật lại diễn biến chính của chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954. 3. Miêu tả trận địa Điện Biên Phủ. 4. Thuật lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Hoặc khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Hậu Phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975), ở phần Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, Bức tranh được GV sử dụng khi dạy học phần: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), GV có thể sử dụng bức tranh Đánh giặc giữ làng (Hình 4.2) phản ánh tình hình của ta và thực dân Pháp sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta, âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”. Để thực hiện âm mưu đó, một trong những thủ đoạn của thực dân Pháp là càn quét, vơ vét, cướp bóc của cải của nhân dân ta.

Advertisement

This article is from: