117
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
chủ tư sản. - Đáp ứng được yêu cầu của sự Kết quả - Không đáp ứng được yêu cầu nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. của sự nghiệp giải phóng dân – Khuynh hướng cách mạng vô sản tộc Việt Nam khẳng định được vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam – được lịch - Thất bại sử lựa chọn. Trên cơ sở tập hợp, khái quát kiến thức để trả lời những câu hỏi nói trên, HS sẽ có cơ sở để giải thích tại sao đến năm 1930, khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại, còn khuynh hướng cách mạng vô sản lại được lịch sử lựa chọn, trở thành khuynh hướng cách mạng duy nhất chi phối sự phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930. Có thể nói, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) cũng chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển năng lực sáng tạo ở HS. 4.3.2. Tổ chức, hướng dẫn học sinh tranh luận, phản biện về sự kiện lịch sử Nói về việc học tập Lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng:“ Lịch sử bắt đầu ở nhà trường, nhưng không phải học thuộc lòng những sự kiện một cách ngẫu nhiên mà phải bắt đầu từ những phương pháp lĩnh hội tri thức bằng cách phát triển óc phê phán...Tri thức lịch sử phải là một bộ phận quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ, làm cho học sinh có khẳ năng trí tuệ về phân tích và trình bày có phê phán và trách nhiệm, nắm bắt được tính phức hợp của các vấn đề và đánh giá được tính đa dạng của văn hóa” [86; 33]. Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tranh luận, tư duy phản biện, đánh giá về các nhân vật, sự kiện, hiện tượng và các vấn đề lịch sử. Vì đây là môn học giúp các thế hệ đời sau nhận thức về các lĩnh vực của cuộc sống cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ với nhiều nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử đa chiều. Việc hình thành và phát triển tư duy phản biện giúp HS hình thành kĩ năng đánh giá thông tin, tư liệu thu thập được; giúp các em có thể trao đổi, thảo luận kiến thức lịch sử một cách chủ động, hiệu quả, chính xác. Qua quá trình tìm kiếm, chọn lọc thông tin, các em đã có được những hiểu biết nhất định về nhân vật, sự kiện lịch sử. Những hiểu biết ấy sẽ được đánh giá, làm rõ thông qua tranh luận với bạn bè, thầy cô. Từ đây, HS sẽ thu được lượng kiến thức phong phú, sâu sắc, toàn diện về một vấn đề, hay một chủ đề mà các em có nhiệm vụ tìm hiểu. Đó cũng chính là kiến thức mà các em đã kiến tạo được cho riêng mình, là kết quả của quá trình tư duy lịch sử của bản thân. Như vậy, ta có thể hiểu tư duy phản biện hay còn được gọi là tư duy phân tích, là một quá trình phân tích và đánh giá một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng lịch sử theo các cách nhìn khác nhau hoặc là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề.