3 minute read

4.1.6. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

99 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nơi xảy ra các sựkiện, quá trình lịch sử, trong nhà bảo tàng lịch sử-cách mạng. Việc tiến hành bài học tại thực địa, nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng khác với hoạt động ngoại khóa. Nó thực hiện theo nội dung được quy định trong chương trình học, có thể là nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Tuy hình thức học tập có thể thay đổi, song bài học tại thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống là những bài học nội khóa, là một mắt xích trong toàn bộ khóa trình, có liên quan đến bài học lịch sử khác. Học tập tại thực địa, nhà bảo tàng có ý nghĩa có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và phát triển năng lực HS. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa các hoạt động nhận thức, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biếtvề kiến thức lịch sử, văn hóa, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, hình thành phẩm chất công dân. Việc tiến hành bài học tại thực địa, nhà bảo tàng hoàn toàn thích hợp khi GV tổ chức cho HS học tập theo chủ đề. Ví dụ, khi thiết kế các chủ đề về dạy học di sản, chúng ta có thể tổ chức để HS được học tập tại những di sản phản ánh nội dung các sự kiện lịch sử có trong chủ đề; hoặc khi HS học tập chủ đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, GV có thể tổ chức để các em được học tập tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Để việc học tập tại bảo tàng đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần có sự chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng và kiến thức chuyên môn, nêu mục đích, yêu cầu đối với HS, hướng HS vào những vấn đề cần đạt. Học tập tại bảo tàng là một cơ hội tốt để HS được tận mắt chứng kiến những hiện vật, những minh chứng, tư liệu phản ánh đầy đủ, sinh động, cụ thể cuộc đời hoạt động và những đóng góp to lớn của Người đối với lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó, củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề đang học, phát triển óc quan sát, trình độ tư duy, giáo dục lòng tôn kính lãnh tụ, hình thành ý thức phấn đấu, mong muốn được cống hiến của bản thân đối với quê hương, đất nước. 4.1.6. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược Một trong những mô hình dạy học mới nhằm phát huy tối đa khả năng tự học, phát triển năng lực ở HS, đặc biệt rất phù hợp với đối tượng HS chuyên đó là mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom). Theo mô hình này, HS sẽ chủ động làm việc với bài giảng/chủ đề học tập trước thông qua việc đọc, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowerPoint, và khai thác các tài liệu trên mạng Internet do GV cung cấp, định hướng. Thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải quyết bài tập, củng cố nâng cao kiến thức, thảo luận, giải quyết vướng mắc. Thầy cô giáo, thay vì thuyết giảng, đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp HS giải quyết những vấn đề khó hiểu trong bài học. Mô hình lớp học đảo ngược phù hợp với đối tượng HS chuyên, vì các em là những HS ít nhiều có năng khiếu học tập bộ môn, ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, có niềm yêu thích nhất định đối với môn học. Việc áp dụng mô hình này trong dạy học các chủđề lịch sửcho đối tượng HS chuyên Sửkhá phù hợp vì nó đáp ứng cả yêu cầu về việc đổi mới

Advertisement

This article is from: