6 minute read

Sử ở các trường THPT

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

24 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lựa chọn xây dựng chủ đề phù hợp sẽ là căn cứ giúp giáo viên vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức các chuỗi hoạt động học tập hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện cho kiểm tra, đánh giá công bằng, chính xác. Tác giả Phạm Văn Long (2014) trong đề tài Vận dụng dạy học theo chủ đề trong phần Lịch sử thế giới (1945 – 2000) ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ sư phạm lịch sử, Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội. Trong đề tài của mình, tác giả đã đưa ra những vấn đề có tính chất lí luận về dạy học theo chủ đề nói chung và dạy học theo chủ đề trong bộ môn lịch sử nói riêng; đánh giá vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử theo chủ đề ở trường trung học phổ thông; xây dựng các chủ đề ở phần lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Đồng thời, đề xuất các biện pháp dạy học theo chủ đề như: sử dụng dạy học nêu vấn đề kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống; vận dụng linh hoạt dạy học dự án; vận dụng dạy học theo hợp đồng kết hợp với một số kĩ thuật dạy học hiện đại. Đề tài của tác giả tiếp tục củng cố thêm cho chúng tôi cơ sở lí luận và tính khả thi của việc vận dụng dạy học theo chủ đề, thiết thực cho việc tham khảo các biện pháp dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử ở phần lịch sử Việt Nam. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về tổ chức dạy học chủ đề cho học sinh chuyên Sử ở các trường THPT Luật Giáo dục (12/1998), điều 24, đã quy định yêu cầu về nội dung giáo dục THPT như sau: “Ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp cho mọi học sinh, cần có nội dung nâng cao một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 7/2012 đã cung cấp một số chuyên đề lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; đồng thời cũng định hướng một số vấn đề về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn luyện năng lực tự học, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh chuyên. Theo đó, người thầy cần dạy học lịch sử theo quan điểm tích hợp và phương pháp tiếp cận phát triển, xác định được kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã biết để bồi dưỡng những kiến thức và kĩ năng cần có thêm. Bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức và kĩ năng theo chiều sâu hoặc kiến thức mới, tránh lặp lại máy móc những nội dung kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã có. “Mỗi giáo viên phải tự xây dựng chương trình giảng dạy cụ thể, thực hiện chương trình bằng những phương pháp thích hợp, biết tự đánh giá và điều chỉnh chương trình để đạt kết quả ngày càng cao hơn, đồng thời góp phần phát triển chương trình đào tạo” [14; 191]. Cùng với chương trình, SGK, chủ đề tự chọn, thì những chuyên đề do giáo viên xây dựng để giảng dạy cho học sinh ở trường THPT chuyên là rất cần thiết, bởi nó đáp ứng được việc thiếu hụt tài liệu tài liệu học tập cho học sinh chuyên (sử) hiện nay, đồng thời phù hợp và sát đối tượng. Mặt khác, việc phát triển

25 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chương trình, tài liệu đối với giáo viên dạy các lớp chuyên là yêu cầu cần thiết, nhằm giúp giáo viên làm quen với việc thiết kế, biên soạn các chủ đề như nguồn tài liệu giảng dạy nâng cao cho học sinh, đồng thời cũng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động được nguồn tài liệu giảng dạy. Các tác giả Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Huy Đoàn, Nguyễn Thị Hương trong cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông, NXB Giáo dục (2014) đã đề cập đến đặc điểm nhận thức và yêu cầu của việc học tập lịch sử của HS chuyên. Theo đó, HS chuyên là những em có tiềm ẩn năng khiếu môn học. Trong quá trình học tập, nhà trường cần tiếp tục phát triển tiềm năng đó thành năng khiếu. Các tác giả cũng xác định năng khiếu gồm 3 yếu tố chính là thông tuệ; sáng tạo và có một số phẩm chất nổi bật như: chăm chỉ, say mê, kiên trì, quyết tâm, học tập có mục đích, có ý chí, nỗ lực vươn lên...Để đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, phương pháp dạy học của các trường chuyên phải tiên tiến nhất, phù hợp với đối tượng HS xuất sắc, có năng khiếu môn học. HS lớp chuyên cần được học tập tốt hơn về kiến thức khoa học bộ môn và kiến thức về về phương pháp học tập, được học cách tự học tốt nhất, được rèn luyện nhiều về tư duy, nhất là tư duy lô gic, tư duy biện chứng... Những quan điểm của các tác giả là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thiết kế nội dung chủ đề và lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS chuyên, góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và các năng lực đặc thù bộ môn cho các em. Trong Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về phát triển chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) đã xác định nội dung giáo dục môn chuyên Lịch sử cấp THPT gồm các nội dung nâng cao và nội dung chuyên sâu, các nội dung này được kết cấu theo chủ đề/ chuyên đề; các chuyên đề thuộc nội dung chuyên sâu được sắp xếp gắn bó với các mạch nội dung nâng cao cốt lõi. Mục tiêu của các chủ đề/ chuyên đề này là nhằm nâng cao kiến thức và năng lực lịch sử đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu cho HS chuyên môn Lịch sử cấp THPT; giúp HS hiểu biết sâu hơn các nội dung kiến thức lịch sử và vai trò của sử học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực giải quyết những vấn đề có liên quan đến lịch sử và tiếp tục tự học lịch sử suốt đời; đồng thời từng bước làm quen và thực hiện việc học tập kết hợp với việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử có liên quan đến nội dung học tập, phù hợp với khả năng của HS chuyên. Đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có thêm định hướng trong quá trình thiết kế nội dung các chủ đề lịch sử đảm bảo tính nâng cao và lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng HS chuyên Sử. Các tác giả Trần Thùy Chi, Trần Huy Đoàn, Nguyễn Thị Thanh Nga trong cuốn Giải quyết những vấn đề khó trong ôn thi học sinh giỏi THPT môn Lịch Sử,

Advertisement

This article is from: