13 minute read
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
11 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL năng lực và mục tiêu dạy học...Ở chương nội dung dạy học, các tác giả đã cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng của những người phát triển chương trình giảng dạy nói chung và giáo viên nói riêng là phải biết lựa chọn và cấu trúc hóa nội dung dạy học. Theo đó, chuyển từ chương trình dạy học đóng sang chương trình dạy học mở; chuyển từ chương trình đồng nhất sang chương trình phân hóa. Nhà nước chỉ quy định chương trình khung thống nhất, còn nội dung chi tiết do các địa phương hoặc các trường tự xây dựng, tùy vào đối tượng học sinh mà có sự chuẩn bịnội dung khác nhau. Nội dung dạy học có thể được tinh gọn theo cả chiều rộng (chiều ngang) lẫn chiều sâu (chiều dọc). Theo đó, việc tinh giản theo chiều rộng thể hiện ở việc “đơn giản hóa các mệnh đề trừu tượng thông qua các phương tiện truyền tải như biểu đồ, hình ảnh, đồ họa hay phương pháp”. Tinh giản hóa theo chiều sâu thể hiện ở việc lọc ra những phương diện quan trọng nhất, thiết kế những nội dung đó thành các chủ đề. Trên cơ sở thiết kế nội dung học tập thành các chủ đề, ởchương phương pháp dạy học, nhóm tác giả đã đề xuất chuỗi các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo chủ đề. Trong đó, về quan điểm dạy học có: dạy học phát triển kế thừa, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động, dạy học nghiên cứu, dạy học gắn với kinh nghiệm, dạy học mở...vv. Về phương pháp dạy học, các tác giả đề xuất các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, trình diễn, làm mẫu, đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp, học theo trạm, WebQuest...vv. Về kĩ thuật dạy học có: động não, hỏi bằng phiếu, kỹ thuật phòng tranh, bể cá, kĩ thuật ổ bi, kỹ thuật 3 lần 3, lược đồ tư duy, thảo luận ủng hộvà chống đối...vv. Ởmỗi quan điểm, phương pháp, kĩ thuật đều có sựphân tích, tiến hành và dẫn chứng. Có thể nói, cuốn Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đã góp phần định hướng vào thực tiễn đổi mới giáo dục của Việt Nam, chú ý đến xu hướng quốc tế và hội nhập, trong đó nhấn mạnh quan điểm giáo dục định hướng năng lực, cung cấp cơ sở lí thuyết và những gợi ý cho việc đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp cho các môn học nói chung và bộ môn lịch sửnói riêng. Đây là một trong những công trình nghiên cứu có tính chất định hướng cho tất cảcác môn học nói chung và bộ môn Lịch sửởtrường phổ thông nói riêng. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Đề cập đến vai trò của người thầy trong việc biên soạn nội dung dạy học, tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn Giáo dục học hiện đại (Những vấn đề cơ bản) (2001) đã cho rằng: Các thầy giáo – những người trực tiếp giảng dạy – giữ vai trò quan trọng trong việc biên soạn nội dung dạy học. Những nội dung dự kiến được trình bày trong SGK chỉ qua sự điều chỉnh, bổ sung của thầy giáo mới trở thành nội dung thực tế cho mỗi lớp học cụ thể. Những nội dung trong SGK được biên soạn trên cơ sở dự kiến một mô hình dạy học chung không thể hoàn toàn phù hợp với những đối tượng và điều kiện sư phạm cụ
12 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thể. Hơn nữa SGK thường được sử dụng trong một thời gian dài nên luôn luôn lạc hậu so với thời cuộc. Đó là những nhược điểm của SGK mà người thầy phải bù đắp, điều chỉnh qua hoạt động cụ thể của mình. Trong cuốn Giáo trình giáo dục học tập 1 (2009), tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) cùng các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề chung của giáo dục học và lí luận dạy học. Ở phần phương hướng xây dựng nội dung dạy học, các tác giả đã đưa ra phương hướng cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nội dung dạy học đó là : nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo tính giáo dục toàn diện và cân đối, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo cơ bản của môn học, biết liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đồng thời phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, chú ý phát huy năng khiếu và sở trường của học sinh. Các tác giả cũng cho rằng để phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh cần phải tạo môi trường để học sinh có cơ hội khám phá, trong đó nội dung học tập cần phù hợp với khả năng, thiên hướng của người học. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, các tác giả cũng nêu ra một số phương pháp có ưu thế như : dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp động não (theo đó giáo viên nêu chủ đề, học sinh được tổ chức thành lớp hoặc các nhóm, động não – suy nghĩ và đưa ra ý tưởng; phương pháp đóng vai; phương pháp dạy học theo dự án. Những quan điểm và phương pháp mà các tác giả đưa ra là cơ sở giúp chúng tôi xây dựng nội dung các chủ đề học tập bộ môn cho đối tượng học sinh chuyên Sử và định hướng các phương pháp dạy học theo chủ đề để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức cho học sinh. Các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002) trong cuốn Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, trên cơ sở phân tích các xu thế phát triển của thế giới có liên quan đến phát triển giáo dục, về việc cải cách chương trình giáo dục ở các nước trên thế giới đã cho rằng “chương trình giáo dục phải được thiết kế sao cho người học vừa có vốn kiến thức chắc chắn, biết xem xét và thực hiện sự lựa chọn, biết cách giải quyết vấn đề, vừa biết nhận thức sâu sắc về tương lai và hành động một cách phù hợp” [46;80]; đồng thời, các tác giả cũng cho rằng chương trình cốt lõi chỉ nên chiếm khoảng 60% tổng nội dung và thời lượng; nên trao quyền tự chủ cho địa phương, nhà trường và giáo viên để họ có điều kiện vận dụng linh hoạt nhất nội dung và thời lượng còn lại. Đây cũng là một trong những cơ sở giúp chúng tôi có thêm định hướng trong việc thiết kế, xây dựng thêm các chủ đề học tập cho học sinh, đặc biệt thiết kế các chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp chuyên Sử. Trên cơ sở phân tích một số xu thế của dạy học hiện đại như tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, phân hóa, tích hợp, tương tác…vv, tác giả Đặng Thành Hưng trong cuốn Dạy học hiện đại lí luận biện pháp kĩ thuật (2002)đã đưa ra các phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới: gồm 5 nhóm phương pháp: thông báo – thu nhận; làm mẫu –tái tạo; khuyến khích – tham gia; kiến tạo – tìm tòi; tình huống – nghiên cứu và phân tích chức năng, ứng dụng và cụ thể hóa các phương pháp đó trong quá trình dạy học. Đồng thời,
Advertisement
13 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tác giả cũng cho rằng: “nội dung học vấn có thể không được tổ chức thành môn học chặt chẽ mà được tổ chức thành các chủ đề, chuyên đề. Tương tự như đối với môn học, các học phần được tạo nên từ các chủ đề, chuyên đề cũng được phản ánh và vận hành bằng những học trình tương ứng”[58; 97]. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa phổ thông, tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa (2007), đã cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình khoa học giáo dục được đầu tư có chất lượng là một trong những nguồn bổ sung kiến thức học vấn phổthông cho học sinh. Vì vậy, những người thiết kế chương trình, nội dung môn học cho học sinh không cần phải quá lo lắng về khối lượng kiến thức phải cung cấp, thay vào đó phải là sự chọn lọc những nội dung tinh túy, cần thiết nhất, phát huy được thế mạnh của học vấn phổ thông, đảm bảo được tính hệ thống chặc chẽ và tính vừa sức, sát đối tượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của dạy học lấy người học làm trung tâm, các phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông như: vấn đáp, dạy học nêu và giảiquyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm. Quan điểm nêu trên của tác giả giúp chúng tôi có thêm cơ sở trong việc thiết kế, lựa chọn nội dung các chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh. Tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2008), đã trình bày một số tư tưởng dạy học tích cực như dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo lý thuyết kiến tạo, dạy học tương tác... Những tư tưởng dạy học này đều đề cao vai trò trung tâm của người học cũng như vai trò tổ chức, điều khiển quá trình dạy học của người thầy. Khi tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới, người thầy cần chú ý đến việc đồng hóa kiến thức mới với kiến thức cũ và “trong nhiều trường hợp phải sắp xếp lại cấu trúc của hệ thống tri thức để hoàn thiện dễ nhớ, dễ vận dụng” [105, 114]. Tác giả cũng nhấn mạnh đến các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong đó có phương pháp thảo luận thường được sử dụng rộng rãi trong các môn khoa học xã hội, nó rất phù hợp với các chủ đề có sự tham gia ý kiến của nhiều người hoặc những vấn đề có thể có một số cách giải quyết khác nhau. Người thầy phải biết lựa chọn các chủ đề hấp dẫn, thiết thực và phù hợp với trình độ học sinh, khích lệ cho các em suy nghĩ trao đổi để tự tìm ra kiến thức. Đối với học sinh ở trường phổ thông chuyên, là những học sinh giỏi có năng khiếu, trước hết cần động viên các em nắm thật vững tri thức cơ bản của tất cả các môn học trong chương trình, tuyệt đối hóa việc học lệch. Trên cơ sở đó bồi dưỡng phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ, đào sâu và mở rộng tri thức về một số môn mà các em ưa thích và tỏ ra có năng khiếu Từ sự phân tích lịch sử phát triển của triết lí giáo dục thế giới và triết lí giáo dục Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc (2013) trong cuốn Triết lí giáo dục thế giới và Việt
14 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nam đã cho rằng để có một nền giáo dục thành công đòi hỏi phải có cả một hệ thống các yếu tố, trong đó mỗi yếu tố có vai trò nhất định của nó; trong đó yếu tố nội dung (dạy gì? học gì?) và đi liền với nội dung sẽ là phương pháp (dạy như thế nào? và học như thế nào?) đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong triết lí giáo dục vì những yếu tố này chính là con đường để dẫn đến mục tiêu. Quan điểm này cũng là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi lựa chọn nội dung để thiết kế các chủ đề học tập, đồng thời xác định các phương pháp truyền tải và tổ chức hiệu quả hoạt động học cho học sinh để hướng tới mục tiêu đề ra. Từ sự nghiên cứu lí thuyết về hình thành và phát triển năng lực học sinh THPT, hệ thống các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT, chương trình dạy học tiếp cận năng lực, nhóm tác giả Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội trong cuốn Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học (2016) đã đề xuất thiết kế các chuyên đề dạy học. Tác giả cho rằng chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được thiết kế theo các bài/tiết với nội dung là những đơn vị kiến thức cụ thể, sắp xếp tuần tự, mặc dù phù hợp với tiến trình tích lũy kiến thức và quản lí hoạt động dạy học theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, chính cách sắp xếp đó đã tạo nên tính độc lập tương đối của kiến thức, không thuận lợi cho HS trong việc lưu giữ một cách bền vững kiến thức và khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Việc thiết kế nội dung dạy học thành các chuyên đề có tính bao quát, chuyên sâu, chứa một nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn; đồng thời sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tập trung vào việc tổ chức, hướng dẫn để HS tự lực tìm kiếm thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống từ thực tiễn cuộc sống. Các tác giả cũng cho rằng, việc học tập theo các chuyên đề góp phần làm cho các kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, làm cho nội dung học tập có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn, rèn luyện đồng thời được cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Về quy trình thiết kế chuyên đề, các tác giả đề xuất các bước như: phân tích nội dung chương trình để xác định các chuyên đề; xác định tên và mục tiêu chuyên đề; xây dựng mạch nội dung kiến thức của chuyên đề; thiết kế các hoạt động học tập theo chuyên đề và xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá chuyên đề. Đồng thời, đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học gắn với các chuyên đề như: dạy học dựán; dạy học giải quyết vấn đề; dạy học tìm tòi, khám phá; dạy học bằng bài tập tình huống. Những nội dung nghiên cứu và các quan điểm được nêu ra nói trên của các tác giả giúp chúng tôi tiếp tục có cơ sở lí luận và thấy được tính khả thi trong việc nghiên cứu, thiết kế chủ đề trong dạy học lịch sử và đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề cho đối tượng học sinh phổ thông nói chung và học sinh chuyên Sử nói riêng. Tác giả Trần Văn Hữu (2005) trong “Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng vào giảng dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” Vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, và tác giả Nguyễn Ngọc Thùy Dung (2008) trong “Vận