26 minute read

sinh chuyên Sử ở trường THPT

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

43 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhóm 2: khôi phục lại tiến trình của cách mạng tháng Tám. Nhóm 3: Lí giải nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng. Nhóm 4: Phân tích bài học kinh nghiệm và rút ra tính chất, đặc điểm của Cách mạng tháng Tám. Sau quá trình chuẩn bị, các nhóm được báo cáo sản phẩm học tập của mình, được nhận xét, tham gia tranh luận, bày tỏ quan điểm của bản thân xung quanh những vấn đề có liên quan đến Cách mạng như: Thời cơ ngàn năm có một trong cách mạng là gì; Tại sao năm 1945, điều kiện khách quan thuận lợi giống nhau nhưng chỉ có 3 nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam giành được độc lập? Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công phải chăng là một sự “ăn may”, vì nó diễn ra khi Việt Nam tồn tại khoảng trống quyền lực; Những bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Đây là những vấn đề có tính chuyên sâu mà HS chuyên cần phải giải quyết trong quá trình học tập một chủ đề lịch sử cụ thể. Hoàn thành những nhiệm vụ nói trên, chính là các em đang từng bước được hình thành những phẩm chất công dân thiết yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); những năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo). Đặc biệt, thông qua học tập chủ đề, các em từng bước hình thành và phát triển những năng lực đặc thù của môn học, đó là: năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức, tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng lịch sử để giải quyết những nhiệm vụ học tập và các tình huống của thực tiễn cuộc sống. 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề cho học sinh chuyên Sử ở trường THPT 2.1.4.1. Với quá trình đổi mới - Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề là một trong những thành tố quan trọng của quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng môn học; đáp ứng yêu cầu đổi mới về cả nội dung lẫn phương pháp giảng dạy, phương pháp tiếp cận và vận dụng kiến thức, hình thành những năng lực chung thiết yếu và năng lực bộ môn cho học sinh. Đồng thời, việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủđề hiệu quả cũng là một trong những yếu tố chứng minh tính đúng đắn của mục tiêu đổi mới của giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được thiết kế theo các bài/tiết với nội dung là những đơn vịkiến thức cụ thể, sắp xếp tuần tự, mặc dù phù hợp với tiến trình tích lũy kiến thức và quản lí hoạt động dạy học theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, chính cách sắp xếp đó đã tạo nên tính độc lập tương đối của kiến thức, không thuận lợi cho HS trong việc lưu giữmột cách bền vững kiến thức và khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Việc thiết kếnội dung dạy học thành các chủ đề có tính bao quát, chuyên sâu, chứa một nội dung kiến thức tương đối chọn vẹn; đồng thời sửdụng các phương pháp dạy

44 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL học tích cực, tập trung vào việc tổ chức, hướng dẫn để HS tự lực tìm kiếm thông tin, vận dụng kiến thức đểgiải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống từthực tiễn cuộc sống. Đây chính là mục tiêu hướng đến của quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới trong môn Lịch sử nói riêng. - Việc thiết kế và tổ chức dạy các chủ đề lịch sử cho HS chuyên góp phần làm cụ thể, sâu sắc hơn cho chương trình giáo dục lịch sử hiện hành; đồng thời tạo điều kiện cho dạy học lịch sử đáp ứng mục tiêu của chương trình 2018. Bởinó là sựkế thừa của chương trình cũ, đồng thời là sự kế tiếp cho chương trình mới ở cả nội dung lẫn các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học. Tất cả từnộidung đến phương pháp tổ chức các hoạt động học tập đều có sự kế thừa, đổi mới theo mục tiêu hình thành, phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là HS có năng khiếu, có niềm đam mê học tập lịch sử. 2.1.4.2. Với giáo viên Thông qua việt thiết kế và dạy học theo chủ đề, giáo viên nhận thức được đầy đủ hơn vai trò của việc đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng bộ môn; đặc biệt dạy trong môi trường lớp chuyên – nơi mà yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học được đặt ra bức thiết, tiên phong nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nghị quyết Hội nghịlần thứhai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chủ trương tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy -học, đảm bảo điều kiện và thời gian tựhọc, tựnghiên cứu cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng cần nhấn mạnh vai trò quyết định của việc đổi mới về phương pháp. Chính phương pháp học của học sinh quyết định nội dung tri thức của người học. Chúng ta cần chuyển từdạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực; thực hiện mô hình giáo dục tích cực: thầy thiết kế, trò thi công, thầy trò cùng làm việc; đẩy mạnh sự tương tác hai chiều giữa thầy và trò, phát huy cao độ vai trò chủ đạo của thầy và vai trò chủ động của trò, kiên quyết phản đối lối học nhồi nhét, học chay, học vẹt, thầy nói, trò ghi chép. Đổi mới nội dung dạy học lịch sử không phải là thay đổi nội dung các sự kiện lịch sử, mặc dù việc bổ sung thêm sự kiện sẽ làm cho nhận thức lịch sử đầy đủ hơn, phong phú hơn, mà điều quan trọng là phải luôn làm mới kiến thức cho học sinh, tạo ra tư duy lịch sử mềm dẻo, sự thấu hiểu và khả năng vận dung các tri thức lịch sử, tạo ra phong cách học lịch sử là hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Khi người Thầy nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, vai trò quyết định của bản thân trong việc nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà thì công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử mới đạt được mục tiêu mong muốn. Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục muốn đến được với HS và toàn xã hội thì trước nhất phải

Advertisement

45 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL xuất phát từ sự tiên phong, gương mẫu đổi mới từ người Thầy Việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề là cơ hội để giáo viên có điều kiện tiếp tục tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, nâng cao trình độ về chuyên môn, khả năng nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới, sáng tạo trong quá trình vận dụng các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, với đặc thù lao động sư phạm đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng của giáo viên thì năng lực tự học của giáo viên là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng dạy và học. Không những thế, một môi trường giàu tinh thần tự học của giáo viên sẽ có khả năng tạo nên những xung động, có sức lan tỏa và cộng hưởng mạnh mẽ đến việc học tập của học sinh, đến sự phát triển của cộng đồng sư phạm và sự phát triển của nhà trường, xã hội. Thúc đẩy tinh thần, kỹ năng học tập trong nhà trường không chỉ cần với học sinh; giáo viên mà phải trở thành mục tiêu chiến lược trong đổi mới giáo dục. Việc tự học, tự nghiên cứu, cập nhật phương pháp dạy học mới là tất yếu đối với giáo viên khi đứng trên bục giảng. Nghề giáo nói chung, thầy giáo trường chuyên nói riêng nếu không có sự say mê, hứng thú với nghiên cứu khoa học, không có sự trải nghiệm với tri thức thì không thể làm tốt vai trò tổ chức, dẫn dắt HS lĩnh hội tri thức. Chỉ có sự chăm chỉ đào luyện kiến thức từ những người thầy mới có thể đào tạo nên những học trò giỏi và tạo cho các em niềm đam mê học tập. Mặt khác, việc phát triển chương trình, tài liệu đối với giáo viên giảng dạy ở các trường THPT chuyên là yêu cầu cần thiết, nhằm giúp giáo viên làm quen với việc xây dựng, biên soạn tài liệu để giảng dạy, nâng cao kĩ năng xây dựng, biên soạn tài liệu, qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động được nguồn tài liệu trong công tác giảng dạy. Từ đó, những thành công hay vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác tự học, tự nghiên cứu, thiết kế nội dung dạy học, đến những hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả với đối tượng HS trở thành nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Đây cũng chính là cơ hội để họ được chia sẻ, giao lưu, học tập lẫn nhau. Bên cạnh đó, để đáp ứng được những yêu cầu đổimới trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục phổ thông, các thầy cô giáo phảithậtsự cố gắng vượt qua chính mình để đáp ứng đạtchuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Giáo viên phải thực sự có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề và nắm vững kiến thức chuyên môn được đào tạo;tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên tìm tòi, bổ sung những tri thức chuyên môn mới thuộc lĩnh vực mình dạy ở các nguồn khác nhau nhằm bổ sung bài giảng, cung cấp thêm cho học sinh những tri thức mới, gieo vào tâm hồn các em tình cảm với môn học. Dẫn dắt, định hướng học sinh biết thu nhận, tìm kiến thức một cách chủ động, tự giác, tích cực. Từ đó, nâng cao ý thức tự giác, tự học, tự khám phá tri thức mới về môn học cho học sinh, để các em bộc lộ được năng lực của bản thân. Thầy cô giáo phảithườngxuyên đổimớiphươngpháp dạy học.Tùy theo nộidung

46 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL từng chủ đề mà lựa cho phươngpháp,kỹ thuật,hình thức dạy họcphù hợp.Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phảimềm dẻo, linh hoạtnhằmđáp ứng được các mục tiêu,hiệu quả của bàidạy đồngthờiphải tăngđược tính hấp dẫn của môn học,kích thích được ở các emý muốn hamhiểu biết,thíchkhámphátrithức mới. Trong nghề dạy học, việc học tập của thầy còn mang ý nghĩa như một năng lực nghề bởi chức năng giáo dục ngày nay được nhấn mạnh đến việc dạy cho học sinh cách học. Kinh nghiệm cách học của người thầy là nền tảng để thấu hiểu những khó khăn, những cản trở học tập của học sinh cũng như những ẩn chứa đằng sau các hành vi, biểu hiện học tập bên ngoài của học sinh và đó cũng là những bài học quý để thầy biết cách hướng dẫn học sinh học. Chính vì thế, thầy còn được yêu cầu trở thành chuyên gia về học tập suốt đời với ý nghĩa đó. Ở nước ta, ngoài những xu hướng chung của toàn cầu hóa, người thầy phổ thông còn đứng trước việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Điều này lại càng đòi hỏi người thầy phải đáp ứng những yêu cầu mới, cao hơn, nặng nề hơn. Và để thực hiện được Đề án “Đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa”, mỗi thầy cô giáo cần phải tự mình nỗ lực rèn luyện đạo đức, lối sống và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhiều hơn, đồng thời ngành giáo dục cũng phải có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người thầy giáo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong bối cảnh mới. Với đối tượng là HS chuyên, nếu chỉdạy kiến thức trong SGK là chưa đủ, chưa thể hấp dẫn HS. N.G. Đairi – Nhà giáo dục lịch sử Liên Xô, trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, đã cho rằng công việc chuẩn bị nội dung cho giờ học là giáo viên phải biết “lựa chọn tài liệu kéo léo, để giờ học có sự phong phú về kiến thức, tình cảm, tư duy; xác định chất lượng của sự kiện, ý nghĩa của chúng đối với sự hình thành khái niệm, đối với việc phát triển tư duy và giáo dục đạo đức cho học sinh” [39; 35]. Tác giả Berner Meier – Nguyễn Văn Cường (2016) trong Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học cũng cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là phải biết lựa chọn và cấu trúc hóa nội dung dạy học. Trên cơ sở chương trình khung thống nhất, tùy vào đối tượng học sinh mà có sự chuẩn bị nội dung khác nhau. Nội dung dạy học có thể được tinh gọn theo cả chiều rộng (chiều ngang) lẫn chiều sâu (chiều dọc). Việc tinh giản theo chiều rộng thể hiện ở việc “đơn giản hóa các mệnh đề trừu tượng thông qua các phương tiện truyền tải như biểu đồ, hình ảnh, đồ họa hay phương pháp”. Tinh giản hóa theo chiều sâu thể hiện ở việc lọc ra những phương diện quan trọng nhất, thiết kế những nội dung đó thành các chủ đề. Như vậy, việc hình thành kĩ năng thiết kế được các chủ đề dạy học, bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu giảng dạy có ý nghĩa quan trọng đối với GV trong

47 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL quá trình giảng dạy, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền giáo dục đất nước đang đặt ra những đòi hỏi cao về nhiệm vụ phải đổi mới toàn diện, đổng bộ để phát triển và hội nhập. Xã hội ngày càng phát triển đã và đang đòi hỏi chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao. Mặt khác, quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng buộc những người thầy phải tự trang bịcho mình những hành trang tri thức cần thiết để đáp ứng tốt công tác giảng dạy, đặc biệt trong môi trường dạy chuyên, nơi đối tượng hướng tới của GV là những HS có năng khiếu, có niềm đam mê môn học. 2.1.4.3. Với học sinh Các chủ đề lịch sửlà nguồn tài liệugiúp HS có điều kiện được học tập chuyên sâu, rèn luyện các kĩ năng, phương pháphọc tập.Đặc biệt, đối với HS chuyên, trong quá trình học tập cần có tài liệu dùng để phân tích, đối chiếu, nghĩa là có tài liệu cho tư duy. Để phát huy tính tích cực hoạt động tư duy của học sinh, “chúng ta không nên quên rằng tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tư duy của học sinh. Đó là tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, tính độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra các khái niệm đã được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào bản chất của hiện tượng” [63; 88]. Vì vậy, giáo viên phải thường xuyên chăm lo sao cho bài giảng của mình không đơn thuần thuật lại sách giáo khoa mà cần “có nội dung sinh động, hấp dẫn sâu sắc, làm phong phú và mở rộng thêm những kiến thức vốn có của học sinh” [63; 89]. Việc bổ sung kiến thức và cụ thểhóa những luận điểm chung trong nội dung của sách giáo khoa không những làm cho bài giảng được dễ hiểu hơn mà còn tạo cho nó tính hấp dẫn, cảm xúc và động viên được tính tích cực tư duy của học sinh. Việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và học sinh. - Về kiến thức Khi kiến thức lịch sử được thiết kế theo chủ đề thì việc học tập các chủ đề lịch sử là trục nội dung kiến thức chính trong chương trình. Giúp giảm tải và làm sâu sắc hệ thống kiến thức cho học sinh. Thay vì học nhiều sự kiện dàn trải, kiến thức theo chủ đề đã được tích hợp, có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều;làm cho nội dung học tập trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Kiến thức thu được nằm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ, có sự khái quát, nâng cao hơn so với kiến thức trong sách giáo khoa. - Về năng lực Trong xu thế đổi mới của giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, việc dạy và học lịch sử theo các chủ đề cũng góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh. Thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá

48 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình vận động của chúng. Trong quá trình học tập, giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, sinh động. Việc ứngdụngCNTT và truyềnthôngtrongdạyhọclịch sử,khuyếnkhíchhọc sinh tự tìm đọc,thu thập tư liệu lịch sử từ các nguồn tin chính thốngtrên mạngInternet,trong thưviện để thực hiện cácnghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm,trình bày,thảoluậnkếtquả nghiên cứu;xây dựngkỹ năngsửdụngcác phươngtiện CNTT để hỗ trợcho việc táihiện, tìm hiểu,nghiên cứu lịch sử. Học sinh được đặttrongnhững tình huốngcó vấn đề;được rèn luyện,phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan như: Hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử.Trong quá trình học tập, HS cũngđược hướng dẫn phương pháp tự học, biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới. Học tập lịch sửqua các chủ đề góp phần củng cố, phát triển các kĩ năng học tập bộ môn. Do hệ thống kiến thức trong chủ đềcó tính khái quát trên cơ sởhệ thống kiến thức cơ bản; đồng thời có sự phát triển nâng cao và nhiệm vụ học tập cũng có nhiểu thửthách đối với người học. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của chủđề, các em được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉđạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống có vấn đề, được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Bên cạnh đó, môi trường giao tiếp thầy trò, trò – trò trong lớp học tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri thức khoa học. Thông qua quá trình làm việc độc lập, thảo luận, tranh luận trong tập thể, hoàn thiện sản phẩm học tập, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong quá trình học tập theo các chủ đề, không gian dạy học cũng có thể được mở rộng không chỉ trong lớp học mà còn trên thực địa (di tích lịch sử và văn hoá), bảo tàng, khu triển lãm...; HS được tổ chức cho đi tham quan, dã ngoại, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế, các em sẽ có thêmđiều kiện để vận dụng kiến thức, kỹ năng lịch sửvào những tình huống thực tiễn của cuộc sống. Từ sự phân tích nói trên, chúng ta thấy, việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử

49 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL theo chủ đề góp phần hình thành những năng lực chung cho học sinh như: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời, năng lực đặc thù bộ môn cũng được hình thành và phát triển với các thành phần như: Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện, hiện tượng lịch sửtừđơn giản đến phức tạp; chỉra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sựtương đồng và khác biệt giữa các sựkiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. - Về phẩm chất Các chủ đề Lịch sử có vị trí, vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của con người nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng. Không chỉ hình thành năng lực đặc thù môn học, học lịch sử qua các chủ đề góp phần quan trọng và có ưu thế trong việc hình thành phẩm chất công dân như: trung thực - được thể hiện trong quá trình thẩm định tài liệu, tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; chăm chỉ -thể hiện trong quá trình tự học, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; trách nhiệm – thể hiện trong quá trình hợp tác nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập; nhân ái, yêu nước – thể hiện trong quá trình học tập lịch sử mà biết yêu quê hương, khâm phục, kính trọng các anh hùng dân tộc, tự hào với truyền thống đánh giặc giữa nước, xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa của tổ tiên; Với tư cách là một môn khoa học, Lịch sử là một bộ môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn hóa dân tộc và nhân loại. “Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng, sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hòa bình đối với chiến tranh, sự gần gũi của các dân tộc về mặt văn hóa và các mặt khác…” [86;33]. Để từ đó, bồi dưỡng lí tưởng, các giá trị của truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc

50 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lập tự cường, tinh thần nhân ái, cần cù, yêu lao động..; xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1.Thực trạng dạy học môn lịch sửởcác lớp chuyên trên địa bàn Thành phốHà Nội Hà Nội là thành phố có hệ thống trường Trung học phổ thông (THPT) hay còn gọi là các trường cấp III rất đa dạng, với khoảng hơn 230 trường THPT (công lập, dân lập, tư thục, các trường chuyên và các trường có yếu tố nước ngoài). Trong số đó có một số trường được coi là có chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước, là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn miền Bắc. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 6 trường Trung học phổ thông chuyên (THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội; THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; THPT Chuyên Nguyễn Huệ; THPT Chuyên Ngoại Ngữ; THPT Chuyên Khoa học tự nhiên; THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (2019) và 2 trường Trung học phổ thông có lớp chuyên : THPT Chu Văn An; THPT Sơn Tây. Trong số các trường THPT nói trên, có 5 trường có các lớp chuyên Sử, 4 trường trong số đó trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội: THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; THPT Chuyên Nguyễn Huệ; THPT Chu Văn An; THPT Sơn Tây. Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn, có lớp chuyên Sử từ năm 2019 nhưng trực thuộc Đại Học quốc gia Hà Nội, độc lập trong công tác tuyển sinh. Để vào các trường chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh lớp 9 phải có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên; đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông có hệ chuyên, tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức với các môn thi như Toán, Văn, Ngoại Ngữ và môn chuyên. Điểm xét tuyển là tổng điểm của 4 môn (Toán, Văn, Anh tính điểm hệ số 1; môn Chuyên hệ số 2), trong đó điểm tiếng Anh và điểm môn Chuyên phảitừ 2.25 mới đủ điều kiện trúng tuyển; dưới 2.25 là điểm liệt. Từ thực tiễn giảng dạy hệ chuyên Sử của thành phố Hà Nội trong những năm qua, chúng tôi thấy có những ưu điểm sau đây: - Hà Nội là thành phố duy nhất trong cả nước có hệ thống lớp chuyên Sử với số lượng HS đông nhất. Nếu như các tỉnh thành khác trong cả nước thường chỉ có một trường chuyên với sĩ số không quá 35HS/1 lớp, có trường chuyên không có lớp chuyên Sử độc lập, thì Hà Nội có tới 3 trường chuyên có chuyên Sử (THPT chuyên Hà Nội –Amsterdam; THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn), 2 trường THPT có lớp chuyên Sử là THPT Sơn Tây, THPT Chu Văn An. Trong đó, trừ THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn thì 4 trường còn lại trực thuộc Sở GD & ĐT Hà Nội có số lượng HS chuyên đông nhất cả nước với khoảng 405 HS, trong đó: THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (115 HS); THPT Chuyên Nguyễn Huệ (109 HS); THPT Chu Văn An (120 HS); THPT Sơn Tây (91 HS). - So với các trường chuyên trong cả nước, chất lượng đầu vào chuyên Sử của TP

This article is from: