5 minute read

Hình 2.2. Mức độ cần thiết của việc bổ sung các chủ đề lịch sử Hình 2.3. Biểu đồ về mức độ vận dụng các hình thức, phương pháp trong dạy

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

54 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hiện đại, ở đó hệ thống kiến thức có sự tích hợp, tinh giản, logic thành các chủ đề hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. 96% GV được hỏi cho rằng dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử nói chung và dạy học theo chủ đề cho học sinh chuyên Sử nói riêng góp phần thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng bộ môn. Không có thầy cô nào đồng ý cho rằng dạy học theo chủ đề vẫn là mô hình dạy học truyền thống, trong đó người Thầy đóng vai trò trung tâm. Như vậy, chúng ta thấy các thầy cô đã có nhận thức tương đối đúng đắn về dạy học theo chủ đề. Trả lời câu hỏi : Mức độ hài lòng của thầy (cô) đối với những chủ đề phần Lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến nay do thầy (cô) chuẩn bị? Có 11% GV trả lời rất hài lòng; 25% GV trả lời hài lòng; 64% GV trả lời chưa hài lòng, cần cập nhật, bổ sung thêm các chủ đề. Về mức độ cần thiết của việc bổ sung các chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên, học tập của HS chuyên, quan sát biểu đồ Hình 2.3 ta thấy: có tới 61% GV cho rằng việc bổ sung các chủ đề phần lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến nay phục vụ cho quá trình học tập, ôn luyện của HS chuyên là rất cần thiết, 32% GV cho là cần thiết và 7% GV cho rằng không cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng hầu hết giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết trong việc bổ sung thêm các chủ đề lịch sử nói chung, đặc biệt các chủ đề phần lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến nay nói riêng. Hình 2.2. Mức độ cần thiết của việc bổ sung các chủ đề lịch sử Trả lời câu hỏi : Thầy cô thường vận dụng những phương pháp nào trong dạy học chủ đề? Quan sát đồ thị hình 2.4 chúng ta thấy: có 38% GV lựa chọn phương pháp nêu vấn đề, định hướng nội dung trọng tâm của chủ đề để học sinh được học tập; 20% GV lựa chọn phương pháp dạy học dự án; 25% GV lựa chọn phương pháp tổ chức cho HS tranh luận, phản biện, phân tích, đánh giá nội dung của các chủ đề lịch sử; 17% GV lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá việc tự học tập của học sinh. Từ kết quả phân tích qua đồ thị, chúng ta thấy không có sự chênh lệch quá lớn về tỉ lệ lựa chọn giữa các

55 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL phương pháp trong quá trình tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử. Điều đó cũng góp phần chứng tỏ rằng, các thầy cô giáo đã nhận thức được vai trò của mỗi phương pháp trong quá trình dạy học các chủ đề lịch sử, không có phương pháp nào là tuyệt đối mà cần phải có sự kết hợp, sử dụng hiệu quả, hài hòa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Hình 2.3. Biểu đồ về mức độ vận dụng các hình thức, phương pháp trong dạy học các chủ đề lịch sử Trả lời câu hỏi về ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho HS, 100% GV được hỏi đều lựa chọn phương án trả lời: việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử giúp GV vững vàng hơn về chuyên môn, chủ động trong công tác giảng dạy; đồng thời cũng là cơ hội cho giáo viên được nghiên cứu sâu về chuyên môn. Tất cả các thầy cô được khảo sát đều đồng ý rằng việc học tập lịch sử theo chủ đề giúp HS có cơ hội tìm hiểu sâu về sự kiện, có khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập tiếp theo và các tình huống trong cuộc sống; đồng thời rèn luyện các kĩ năng tư duy, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực bộ môn; rèn luyện tính chuyên cần, tính tự lập trong học tập, tinh thần vượt khó vươn lên, niềm đam mê với môn học và định hình phong cách, phẩm chất công dân. Khi được hỏi: Dạy học lịch sử theo chủ đề góp phần hình thành những năng lực nào cho học sinh? Có 16% GV được hỏi trả lời dạy học theo chủ đề góp phần hình thành năng lực thu thập và xử lí tư liệu lịch sử; 13.33% GV lựa chọn năng lực tái hiện lịch sử; 16% GV lựa chọn năng lực xác định mối liên hệ lô gic giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; 18,67% GV lựa chọn năng lực đánh giá sự kiện theo quan điểm lịch sử; 16% GV lựa chọn năng lực vận dụng hiểu biết lịch sử để giải quyết các tình huống; 9.33% GV lựa chọn năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 10.67% lựa chọn năng lực tự chủ và tự học. Như vậy, chúng ta thấy, tỉ lệ chênh lệch giữa các năng lực là không lớn. Điều đó chứng tỏ, GV dạy chuyên đã có nhận thức tương đối đúng đắn về vai trò của dạy học lịch sử

Advertisement

This article is from: