4 minute read

Hình 4.2. Các cấp độ tư duy của Bloom Taxonomy

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

101 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nguồn tài liệu, kênh thông tin hỗ trợcó quá trình tựhọc, tìm hiểu nội dung bài học, hoàn thành bài tập một cách tựchủ, chủđộng trong việc sắp xếp việc học theo tốc độvà phong cách học tập của mình. Khi lồng ghép với các cấp độ tư duy Bloom (Bloom Taxonomy), trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ tựthực hiện các hoạt động tư duy cấp thấp như ghi nhớvà hiểu ởnhà thông qua tư liệu do GV cung cấp. Trên lớp sẽtập trung vào những hoạt động tư duy cấp cao như phân tích, ứng dụng, đánh giá và sáng tạo. Hình 4.2. Các cấp độ tư duy của Bloom Taxonomy Nguồn: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-tai-truongfulbright/flipped-classroom-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/ Lớp học đảo ngược còn cho phép GV dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân HS, đặc biệt những HS chưa hiểu kĩ bài giảng. Bên cạnh đó, lại có thể phát triển năng lực vận dụng kiến thức lịch sử, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo đối với những HS có năng khiếu, đã hoàn thành tốt bài tập, dự án được giao, có cơ hội trình bày sản phẩm, ý tưởng, cách giải quyết vấn đề, thậm chí có thể là chủ tọa, dẫn dắt, hoặc trả lời những thắc mắc của các bạn trong nhóm. Để kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sửViệt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975) ởcác lớp chuyên Sửcủa trường THPT Sơn Tây và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ thuộc Thành phố Hà Nội. Thời điểm thực nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian HS được nghỉ học do dịch bệnh Covid. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Thanhedu.com.vn; Zoom; Zalo; Messenger để cung cấp tư liệu viết (Nội dung chủ đề); chia sẻ đường link tư liệu phóng sự (Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. https://www.youtube.com/watch?v=y3mNEx0ddjA; Hiệp định Giơ-ne-vơ -

102 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL https://www.youtube.com/watch?v=6mhXgLxteWc; Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Hiệp định Pari 1973 - https://www.youtube.com/watch?v=Exsim87Y3FY; Bài giảng trên truyền hình về Hiệp định Pari, so sánh với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 https://www.youtube.com/watch?v=5MPpT5lKabM&t=40s) cùng địa chỉ một số website đáng tin cậy để HS có thể khai thác thêm thông tin tư liệu như: Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - http://baochinhphu.vn/70-mua-thuCach-mang/Ngoai-giao-gop-phan-xung-dang-xay-dung-va-bao-ve-Toquoc/234114.vgp; Tạp chí Cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/tin-tieudiem/-/asset_publisher/s;Tạp chí Quân đội nhân dân - https://www.qdnd.vn/45-muaxuan-toan-thang/dong-gop-cua-ngoai-giao-viet-nam-vao-chien-thang-lich-su-muaxuan-nam-1975-616708; định hướng; giao bài tập cho HS : Câu 1. Trong vai trò là một nhà ngoại giao, em hãy phản ánh lại cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp từ sau ngày 2/9//1945 đến ngày 19/12/1946 ? Phân tích và đánh giá về Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Câu 2. Phân tích những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Đánh giá điểm tích cực và hạn chế của Hiệp định Giơne-vơ. Câu 3. Khái quát quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua đó, đánh giá vai trò của mặt trận ngoại giao đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). Câu 4. Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975). Câu 5. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương với Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973). Trong quá trình HS tự học, GV đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sau thời gian đó, các tiết học trên lớp, chúng tôi tổ chức để HS báo cáo kết quả học tập;thảo luận, giải đáp thắc mắc; thống nhất nội dung, tổng kết, nhận xét, đánh giá. Qua phân tích kết quả kiểm tra (Bảng 4.1), kết hợp trao đổi, lấy ý kiến của GV và HS, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định tính khả thi của việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 1 Lớp/sĩ số HS Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %) < 5 5 - 6 7 - 8 9 – 10

Advertisement

This article is from: