3 minute read
4.1.4. Bài kiểm tra, đánh giá
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
97 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Ví dụ, sau khi học xong kiến thức cơ bản của thời kì kháng chiến chốngPháp, giáo viên có thể thiết kế và tổ chức cho HS chuyên ôn tập, tổng kết với chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Đây chính là cơ hội, điều kiện để học sinh được ôn tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản trên mặt trận quân sựmột mặt trận đấu tranh có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến.Trên cơ sởôn tập, hệ thốngnhững kiến thức cơ bản, các em tiếp tục có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quân sự; đồng thời có điều kiện so sánh các chiến dịch để thấy được những điểm giống và khác nhau của các chiến dịch, sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, sự trưởng thành trong tác chiến của quân dân ta qua mỗi chiến dịch. Qua đó đánh giá được vai trò, ý nghĩa của mặt trận quân sựđối với cuộc kháng chiến; mối quan hệ và tác động của mặt trận quân sựvới mặt trận ngoại giao. 4.1.3. Bài hỗn hợp Bài học hỗn hợp là sự kết hợp của các dạng bài học nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết và bài học kiểm tra, đánh giá. Sự kết hợp này được sử dụng hiệu quả trong dạy học lịch sử theo chủ đề khi lượng thời gian học tập của chủ đề được kéo dài hơn, giáo viên có thể vận dụng hiệu quả dạng bài học này. Theo đó, HS được củng cố kiến thức đã học, nghiên cứu kiến thức mới; đồng thời làm các bài tập kiểm tra đánh giá về nội dung của chủ đề đó. Các yếu tố cơ bản của bài học hỗn hợp theo chủ đề: ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học; nêu mục đích, nhiệm vụ của chủ đề mới; tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới; bài tập. Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, từ Hiệp định Sơ bộ (1946) đến Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973), HS có điều kiện ôn tập, củng cố lại kiến thức về các sự kiện quan trọng – kết quả đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trên cơ sởnhững kiến thức cơ bản đó; GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới khi so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các Hiệp định; giải thích được những điểm tích cực và hạn chế của các Hiệp định; đánh giá được vai trò của mặt trận ngoại giao đối với cuộc kháng chiến. Kết thúc chủ đề; giáo viên có thể tổ chức cho HS kiểm tra dưới cả hình thức trắc nghiệm và tự luận nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử của HS. 4.1.4. Bài kiểm tra, đánh giá Bài kiểm tra đánh giá nhằm xem xét kết quả thu nhận và vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các câu hỏi, bài tập. Bài kiểm tra, đánh giá cũng là cơ hội để HS được hoàn thiện tri thức, hình thành thế giới quan, phát triển tư duy, ngôn ngữ, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù bộ môn. Đồng thời các bài kiểm tra, đánh giá cũng là dịp để giáo viên đánh giá lại việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập theo chủ đề của HS về: khối lượng kiến thức của chủ đề có phù hợp với năng lực và trình độ tư duy của HS hay không; cách thức tổ chức các hoạt động học tập của HS đã hiệu quả hay chưa; có phát huy được tính tích cực của HS trong học tập hay không. Bên cạnh đó,
Advertisement