19 minute read

2.1.3. Thiết kế các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

36 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề có điểm tương đồng với các bài dạy truyền thống là vẫn coi trọng việc lĩnh hội kiến thức nền tảng. Vì thế, dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay dễ dàng hơn một số mô hình khác. Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của sách giáo khoa mà chúng ta đang có. 2.1.3. Thiết kế các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực Để thiết kế các chủ đề lịch sử phù hợp với đối tượng HS chuyên Sử, chúng tôi cần xác định rõ nội hàm của khái niệm năng lực, yêu cầu đối với năng lực lịch sử và đặc điểm nhận thức của HS chuyên. Từ đó, có cơ sở để thiết kế nội dung các chủ đề lịch sử, đáp ứng được yêu cầu nhận thức của HS chuyên. 2.1.3.1. Quan niệm về năng lực Hiện nay có nhiều quan niệm về năng lực, theo Chương trình giáo dục phổthông mới năm 2018: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờtố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành côngmột loại hoạt động nhất định, đạt kết quảmong muốn trong những điều kiện cụthể. Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm năng lực chung, cốt lõi là: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; hình thành và phát triển 5 phẩm chất cốt yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình môn Lịch sử 2018 xác định mục tiêu là: giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tươnglai. Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Theo Chương trình môn Lịch sử 2018, năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được thể hiện trong bảng sau:

37 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Thành phần năng lực

Advertisement

Biểu hiện TÌM HIỂU LỊCH SỬ

- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

- Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịchsử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

- Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. Việc xác định cụ thể những biểu hiện của các thành phần năng lực nói trên là cơ sở giúp chúng tôi thiết kế nội dung chủ đề, lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học chủ đề và xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá cho phù hợp với đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.1.3.2. Đặc điểm của đối tượng HS chuyên Sử Theo khoản 1 điều 2 trong Quy chế trường chuyên (5/2014) có nêu: Mục tiêu của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quảxuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Khi đỗ vào trường chuyên, các em đã bước đầu khẳng định được năng lực học tập nhất định của bản thân ở một bộ môn khoa học nào đó. Đối với HS chuyên Sử, có thiên hướng theo nhóm môn khoa học xã hội, đặc biệt là bộ môn Lịch sử. Qua nghiên cứu lí

38 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thuyết và từ thực tiễn dạy học các lớp chuyên Sử ở thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, HS chuyên Sử trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng thường có những đặc điểm nổi bật sau đây: - Có khả năng (năng khiếu) nhất định với việc học tập bộ môn Lịch sử. Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp những tư chấtbẩm sinh,nét đặc trưng và tính chấtđặc thù làm tiền đề cho năng lực. Theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thì năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biếtvà chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó. Theo Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền đề bẩm sinh,những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho nănglực và tàinăng phátsinh.Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinhlý giảiphẫu của hệ thốngthần kinh và khuynhhướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó. Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nănglực và tài năng. Tóm lại, năng khiếu : Là mầm mống của tài năng tương lai. Nếu được pháthiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực. Trong quá trình học tập của HS, năng khiếu được thể hiện ở những khía cạnh sau đây: + Thông tuệ, có các biểu hiện chính: nhận thức, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, có phản xạ nhanh, có óc tư duy lôgic, biết suy diễn, phân tích, quy nạp, biết khái quát hóa, trừu tượng hóa... + Sáng tạo, với những biểu hiện chính là có khả năng tư duy độc lập và tư duy phê phán, không thích nói và làm theo lối mòn quen thuộc, luôn muốn tìm ra quy luật, bản chất của vấn đề, có khả năng tìm ra những phương án tối ưu, độc đáo, mới lạ để giải quyết vấn đề. - Năng khiếu còn được thể hiện ở một số phẩm chất nổi bật như: tinh thần học tập nghiêm túc, đam mê, thái độ tích cực, chủ động, luôn nỗ lực, tự mình lao động trí óc (quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp) để chiếm lĩnh kiến thức. Trong quá trình học tập biết đặt ra những vấn đề mà mình cần khám phá, tìm hiểu, biết phát huy trí tuệ, ham muốn hiểu biết, học hỏi, tự học, tự tìm tòi; đồng thời biết suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới; trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó khăn, kiên trì, nhẫn nại, có tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội, say mê khoa học, biết đặt mục tiêu học tập cho bản thân và luôn có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình. - Bên cạnh đó, HS chuyên còn có khả năng tự học – đây là một đặc điểm quan trọng, bởi nó là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy chỉ là nhân tố ngoại lực, có tác dụng định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình học. Quá trình học chỉ có kết quả khi HS biết tự nỗ lực, tự học để nắm vững tri thức, biến tri thức thành của bản thân mình. Trên cơ sởđó, tự bồi dưỡng

39 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL phẩm chất, đạo đức, rèn luyện các kĩ năng và phát triển những năng lực tiềm ẩn ở bản thân. Việc tự học của học sinh chuyên có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em. Trí tuệ của học sinh chuyên được phát triển trong quá trình tự học của các em bởi lẽ khi tự học các em luôn luôn phải động não, tìm tòi. Các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận logic… thường xuyên được sử dụng sẽ mài sắc trí tuệ của các em. Tư duy độc lập của học sinh cũng được phát triển trong quá trình tự học. Đồng thời, thông qua tự học mà góp phần không nhỏ tới sự hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân. Đức tính kiên trì, bền bỉ, biết theo đuổi mục đích đến cùng; dám đương đầu với những khó khăn, thử thách trong học tập; sự trung thực, say mê trong học tập cũng là những phẩm chất nhân cách nổi bật của học sinh chuyên. 2.1.3.3. Thiết kế các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực Thiết kế các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực là sự đổi mới trong việc xây dựng nội dung học tập cho đối tượng HS chuyên. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chương trình, đặc điểm đối tượng HS, GV thiết kế nội dung học tập thành các chủ đề. Nội dung học tập đó được thiết kế nhằm hướng đến hình thành và phát triển các phẩm chất công dân (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù của bộ môn với các thành phần năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tuy nhiên, do đặc thù là HS chuyên, nên mục tiêu về năng lực đòi hỏi là cao hơn các đối tượng HS khác (HS cấp THCS và HS cấp THPT học theo chương trình cơ bản). Ví dụ, trên cơ sở lí luận về con đường biện chứng của tư duy và thực tiễn dạy học phổ thông, chúng tôi thấy rằng: với HS ở cấp THCS (từ lớp 6 đến hết lớp 9), có thể xác định mục tiêu và thiết kế nội dung kiến thức để hướng tới sự hình thành và phát triển năng lực bộ môn là: 50% kiến thức cho việc tìm hiểu lịch sử - yêu cầu HS trình bày được hiểu biết, nhận diện, phân biệt được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử là chủ yếu; 30%lượng kiến thức dùng cho việc nhận thức và tư duy lịch sử -lí giải thích được nguồn gốc của các sự kiện lịch sử và phân tích được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịchsử; 20% lượng kiến thức dùng cho việc vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Với HS THPT học theo chương trình cơ bản nói chung, chúng ta có thể xác định kiến thức cho việc hình thành và phát triển các năng lực bộ môn là: 40% cho việc tìm hiểu lịch sử; 40% cho nhận thức và tư duy lịch sử; 20% cho việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và thực tiễn cuộc sống. Riêng với HS chuyên Sử, do các em là học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê nhất định với việc học tập bộ môn, có khả năng tự học, và thời gian học tập lịch sử so với HS THCS

40 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL và THPT nhiều hơn hẳn, nên hệ thống kiến thức nền tảng cơ bản dày và chắc hơn so với đối tượng HS THCS và THPT cơ bản. Vì vậy, mức độ yêu cầu về năng lực là cao hơn, có thể thiết nội dung kiến thức theo tỉ lệ: 30% kiến thức cho tìm hiểu lịch sử; 40% cho nhận thức và tư duy lịch sử; 30 việc vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thực tiễn cuộc sống và định hướng nghề nghiệp tương lai. Chúng ta có thể so sánh để thấy được mức độ nội dung dùng cho việc hình thành và phát triển năng lực cho các đối tượng HS qua bảng sau: Đối tượng HS

Mục tiêu về năng lực

Tìm hiểu lịch sử Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học HS THCS 50% 30% 20% HS THPT 40% 40% 20%

HS chuyên Sử 30% 40% 30% Do những đặc điểm nói trên, để phù hợp với đối tượng, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn cho đối tượng HS chuyên Sử, việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cần đáp ứng những yêu cầu sau đây: - Việc thiết kế, biên soạn các chủ đề học tập cho học sinh chuyên Sử nhằm góp phần nâng cao trình độ học sinh theo chương trình nâng cao, làm cho việc phân hóa của giáo dục THPT được đậm nét hơn, thể hiện ở việc học sinh chuyên Sử cần có được hệ thống tri thức và kĩ năng lịch sử dày dặn hơn so với học sinh các lớp không chuyên; song vẫn phải đảm bảo được tính phổ thông, toàn diện. Vì vậy, chủ đề để học sinh được học tập phải là vấn đề cơ bản của chương trình THPT nâng cao, đảm bảo tính toàn diện, có tính hệ thống, thể hiện mối quan hệ của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao…vv. Ví dụ như chủ đề: Sự hình thành và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975); Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam; Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao (1945 – 1973)...vv. Tuy vậy, trong quá trình thiết kế nội dung chủ đề, chúng ta cần chú ý đến tính vừa sức của nội dung, đảm bảo sự cân đối giữa khối lượng và mức độ kiến thức trong chủ đề. - Đảm bảo tính hệ thống, khái quát khi xây dựng chủ đề. Nội dung chủ đề phải có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể chứ không phải là những kiến thức rời rạc hoặc chỉliên hệ tuyến tính (liên hệ một chiều). Bên cạnh đó, nội dung của chủ đề cũng được tổ chức, sắp xếp lại từ nhiều bài trong sách giáo khoa, có mối liên hệ mạng lưới với nhau; có những điểm

41 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tương đồng về nội dung kiến thức. Khi hình thành chủ đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dunghoàn chỉnh, toàn diện cả chiều dọc lẫn chiều ngang của chủ đề. Thậm chí có những chủ đề kiến thức có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau (đảm bảo tính liên môn). Do đó, khi kết thúc chủ đề ta có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ. -Chủ đề cần được xây dựng theo hướng không chỉnhằm mục đích ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn đòi hỏi học sinh đào sâu kiến thức (về sự kiện, nhân vật, quy luật, khái niệm, bài học lịch sử; cả những kiến thức khoa học về phương pháp học tập). Do nội dung chủ đề là những vấn đề cơ bản, trọng tâm, ởđó lượng kiến thức vừa đảm bảo mức độ tối thiểu, cần thiết; nhưng đồng thời cũng là vấn đề được lựa chọn để nâng cao, hướng tới mục tiêu tối đa. Vì vậy học sinh sẽ được tìm hiểu, giải quyếtnhiệm vụ đặt ra với nhiều hoạt động học tập từviệc tiếp xúc tư liệu, làm việc tư độc lập đến các hoạt động nhóm, tranh luận, phản biện, so sánh, phân tích, báo cáo sản phẩm với thời lượng nhiều hơn các giờ học theo chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, các em có cơ hội đào sâu kiến thức về sự kiện, nhân vật, khái niệm, quy luật, bài học lịch sử. Các em có điều kiện để lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Bên cạnh đó, một yêu cầu của việc phát triển tài liệu của giáo viên trong công tác giảng dạy ởcác lớp chuyên (Sử) còn nhằm định hướng cho học sinh nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ, yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp ở cấp THPT (theo chương trình nâng cao). Nội dung chủ đề mà giáo viên thiết kế không dừng lại ở biết lịch sử mà cần nâng cao trình độ nhận thức lịch sử. Kênh hình, tư liệu tham khảo của chủ đề phải góp phần tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động học tập và hình thành phát triển năng lực trong học tập. Đồng thời gắn kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi. Qua đó, giúp học sinh từng bước hình thành năng lực tổng kết, hệ thống hóa, củng cố, thực hành, rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học, biết cách để tranh luận, phản biện, rút ra kết luận, đánh giá quy luật, bài học lịch sử. - Thông qua việc học tập các chủ đề lịch sử, không chỉ hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn mà còn góp phần quan trọng, phát huy lợi thể môn học trong việc hình thành phẩm chất công dân, giáo dục tư tưởng,tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lòng yêu nước cho học sinh. Đây chính là lợi thế, là vai trò chủ đạo của bộ môn trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc; giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sửgiải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trịnhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại; đổng thời góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp tương lai như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch,

This article is from: