3 minute read

4.1.5. Bài học tại thực địa, trong nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

98 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thông qua bài học kiểm tra đánh giá, giáo viên hiểu được tình hình học tập của từng HS, để kịp thời có sự hỗ trợ, định hướng cho HS. Việc kiểm tra, đánh giá việc học tập chủ đề của HS có thể diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức học tập các chủ đề trong các phần khởi động đầu giờ học hoặc ở phần củng cố, vận dụng kiến thức cuối giờ học. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra định kì kết hợp cả trắc nghiệm với tự luận, hoặc chỉtự luận. Thời lượng kiểm tra tự luận đối với HS chuyên có thể là 45 phút, 90 phút hoặc 180 phút, tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra. Để học tập theo chủ đề trở nên hiệu quả hơn, trong quá trình kiểm tra, đánh giá, đối với HS chuyên, chúng ta nên tránh các câu hỏi buộc HS phải nhớ máy móc, lặp lại một cách đơn giản mà cần đầu tư nhiều hơn cho những câu hỏi yêu cầu HS biết vận dụng, khai thác hiệu quả các kiến thức cơ bản, từ đó mà góp phần hình thành và phát triển năng lực ở HS. Ví dụ, khi kiểm tra, đánh giá việc học tập của HS đối với chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1930, GV có thể thiết kế các dạng câu hỏi yêu cầu HS cần vận dụng, khai thác kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi; đồng thời có tư duy lí luận, biết so sánh, đánh giá, rút ra đặc điểm chứ không đơn thuần là trình bày sự kiện một cách máy móc, như: Câu 1. Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của hai khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam trong 20 năm đầu của thế kỉ XX. Câu 2.Trong vai trò là một phóng viên, em hãy phản ánh lại sựphân hóa của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứhai (1919 – 1929). Đánh giá khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời kì này. Câu 3. Lí giải tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đánh giá vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đối vớicách mạng Việt Nam 1925 – 1929. Câu 4. Trên cơ sở khái quát sự phát triển của phong trào công nhân Việt Namtừ năm 1919 – 1930, em hãy đánh giá vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Câu 5. Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam 1919 – 1930 là gì? Lí giải tại sao khuynh hướng cách mạng vô sản lại thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam? Dạng câu hỏi này, đòi hỏi HS trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản, cần phân tích, khái quát, vận dụng để trả lời yêu cầu của đề bài. Giải quyết được những câu hỏi này, năng lực tư duy, kĩ năng lập luận, ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tiếp tục được rèn luyện,phát triển ở mức độ cao hơn so với những câu hỏi chỉ yêu cầu HS trình bày kiến thức đơn thuần. 4.1.5. Bài học tại thực địa, trong nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng Những bài học lịch sửkhông chỉđược tiến hành ởtrên lớpmà còn được tiến hành tại

Advertisement

This article is from: