3 minute read
2.1.2. Quan niệm tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
35 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Nội dung kiến thức của chủ đề có thể kết nối, liên thông với cấu trúc kiến thức, kỹ năng của các môn học khác, như: Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng – an ninh...vv.Trong đó, kiến thức Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng – an ninh góp phần làm cho kiến thức lịch sửthêm sinh động, sáng tỏ, phong phú, hấp dẫn. 2.1.2. Quan niệm tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử * Dạy học theo chủ đề (Themes based learning) Là hệ thống các phương pháp của người thầy nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành cho HS, đảm bảo HS lĩnh hội được nội dung học vấn, ở đó hệ thống kiến thức có sựtích hợp, tinh giản, logic thành các chủ đề gắn với yêu cầu thực tiễn, hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. * Tổ chức dạy học theo chủ đề Là một mô hình mới cho hoạt động lớp học khác với giờ học truyền thống (đặc trưng là những bài học ngắn, những đơn vị kiến thức có tính độc lập) bằng việc chú trọng thiết kế, xây dựng nội dung học tập có tính tổng quát theo chủ đề liên quan đến nội dung kiến thức của môn học. Đồng thời chú trọng vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới phù hợp với từng chủ đề nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Dạy học theo chủ đề có sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉbằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống có ý nghĩa thực tiễn. Tổ chức dạy học theo chủ đề còn chú trọng tới những hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, hứng thú và hiệu quả qua đó phát huy tốt nhất tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, đồng thờitiếp tục rèn luyện và phát triển năng lực, tiềm năng của người học. Điểm khác của dạy học theo chủ đề với các bài dạy truyền thống là việc tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, làm cho nội dung học tập có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Kết thúc chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ, khái quát và nâng cao hơn so với nội dung trong sách giáo khoa. Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn
Advertisement