3 minute read

triển năng lực

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

42 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông…vv. 2.1.4. Tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực Dạy học theo hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Theo đó, nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình học tập. Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là xác định và đo lường được “năng lực” đầu ra của học sinh. Dựa trên mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong quá trình học tập. Dạy học theo hướng phát triển năng lực chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng. Do đó, năng lực là mục tiêu cuối cùng cần đạt đến chứ không phải là nội dung kiến thức. Nội dung kiến thức được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời, nội dung học tập do đó mà có tính mở, tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới. Xuất phát từ quan điểm nói trên, trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, giáo viên có thể thiết kế nội dung học tập thành các chủ đề; đồng thời tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các chủ đề đó. Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho HS, GV đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ HS chiếm lĩnh tri thức, từng bước hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học. Đối với HS chuyên Sử, vì là HS có năng khiếu, có niềm yêu thích môn học, có khả năng tự học lịch sử và có nhiều điều kiện học tập hơn các đối tượng HS khác nên việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho HS chuyên Sử theo hướng phát triển năng lực cũng đòi hỏi cao hơn. Để phát triển năng lực cho HS chuyên Sử trong quá trình học tập chủ đề, việc tổ chức hoạt động học tập cho HS cần khai thác hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tự học của HS; tạo điều kiện để HS được tiếp xúc với các nguồn sử liệu khác nhau, định hướng cho các em biết cách khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, khách quan, biết thẩm định, phê phán, chọn lọc tư liệu, biết cách đặt vấn đề và hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, các em có khả năng lí giải, phân tích, chứng minh các ý kiến, nhận định lịch sử khác nhau; đồng thời cũng biết cách bày tỏ và luận giải cho ý kiến của mình về các quan điểm, sự kiện, hiện tượng lịch sử khác nhau. Ví dụ, để tổ chức cho HS chuyên Sử học tập chủ đề Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam theo hướng phát triển năng lực. GV có thể tổ chức, định hướng để HS được tiếp cận với các nguồn sử liệu thành văn, tư liệu kênh hình, tổ chức cho HS học tập theo nhóm hoặc dự án, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: phân tích điều kiện bùng nổ của Cách mạng tháng Tám.

Advertisement

This article is from: