5 minute read
Tiểu kết chương 2
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
59 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nghĩa cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đội ngũ GV dạy chuyên cần tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, không ngừng học tập, bồi dưỡng thường xuyên, vận dụng hiệu quả các quan điểm đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học; đầu tư tâm sức, trí tuệ để thiết kế nội dung học tập thành các chủ đề hấp dẫn, chuyên sâu, lôi cuốn HS tham gia học tập góp phần vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử nói chung và chất lượng đào tạo mũi nhọn nói riêng. - Đội ngũ các nhà khoa học giáo dục, khoa học lịch sử cần tiếp cận và phân tích sâu hơn các quan điểm, lí luận dạy học hiện đại; công bố các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học lịch sử, phương pháp dạy học lịch sử ở các nước có nền giáo dục lịch sử phát triển để GV phổ thông có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu, học tập, trên cơ sở đó nuôi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo trong việc thiết kế nội dung và tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - Các cấp quản lí, nhà trường cần tiếp tục quan tâm, tạo môi trường làm việc tốt hơn, đầu tư trang thiết bị, phòng học bộ môn để GV có điều kiện phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;có điều kiện sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học lịch sử. HS chuyên có môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, có không gian học tập tốt để được trải nghiệm, khám phá, sáng tạo theo các chủ đề lịch sử; từ đó mà phát triển được năng lực sử học và có sự định hướng cho tương lai. Tiểu kết chương 2 Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: Thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề là một xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn; hình thành và phát triển năng lực cho HS THPT nói chung và HS chuyên Sử nói riêng theo mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay nêu trên đã giúp chúng tôi khẳng định rằng: Hầu hết giáo viên dạy chuyên đều ý thức được tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề. Các thầy cô giáo đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc chủ động thiết kế, xây dựng, tích hợp kiến thức thành những
60 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chủ đề lịch sử; đồng thời đã có ý thức vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập. Tuy nhiên việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề vẫn phần nhiều dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân là chính; thiếu cơ sở lí luận trong cả việc thiết kế nội dung và các hình thức, tổ chức dạy học chủ đề. Đây chính là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi cần giải quyết trong luận án. Từ thực tiễn dạy học các lớp chuyên Sử trong những năm qua, chúng tôi cũng nhận thấy: trong quá trình thiết kế nội dung chủ đề lịch sử và tổ chức các hình thức dạy học có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra; không phải thầy cô nào cũng kiên trì, dành trọn tâm sức, trí tuệ cho việc soạn giảng và vận dụng hiệu quả, thành công các hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy, ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng của việc dạy - học các chủ đề lịch sử. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho chúng tôi trong luận án là không chỉ xây dựng cơ sở lí luận vững chắc cho việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề mà còn cần phải xây dựng các chủ đề lịch sử như một sự định hướng, gợi mở trong việc thiết kế nội dung chủ đề, giúp các thầy cô có thêm nhiều ý tưởng trong quá trình biên soạn tài liệu giảng dạy; đồng thời phân tích và đề xuất những hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy các chủ đề lịch sử một cách hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển tốt nhất năng lực của HS, đặc biệt là đối tượng HS chuyên Sử. Trên cơ sở thiết kế và đề xuất các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học các chủ đề lịch sử cần hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS chuyên trong quá trình học tập, giải quyết một trong những khó khăn mà các thầy cô đã khẳng định. Bên cạnh việc phát triển các năng lực chung; đặc biệt chú trọng hình thành và phát triển năng lực đặc thù bộ môn lịch sử như: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, cần giúp giáo viên nhận thức được rằng: để phát triển được năng lực đặc thù của môn học, bên cạnh việc thiết kế các chủ đề lịch sử hấp dẫn, cần tổ chức hoạt động học tập hiệu quả để phát huy cao nhất khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức của HS từ trên lớp học lẫn ngoài không gian lớp học.
Advertisement