2 minute read
Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá chất lượng đầu vào các lớp chuyên sử
from THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT
53 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Quá trình điều tra, khảo sát: Việc điều tra, khảo sát được thực hiện trong các năm học 2017 -2018, 2018 -2019, và 2019 – 2020. Chúng tôi đã tiếp xúc với GV và HS các lớp chuyên Sửđể trao đổi, thảo luận, dựgiờ, phát phiếu điều tra, khảo sát, thu nhận kết quả. Trên cơ sởtrao đổi, thảo luận với GV, HS, quan sát dựgiờ; phát phiếu điều tra, tập hợp thông tin,chúng tôi đã tiến hành phân tích kết quả và rút ra những kết luận khoa học phục vụchođề tàiluậnán. Về phía Giáo viên Khi được hỏi: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về chất lượng đầu vào chuyên (Sử) của thành phố Hà Nội? Quan sát biểu đồ Hình 2.1, chúng ta thấy, có 14% số giáo viên được hỏi đánh giá cao chất lượng đầu vào của các lớp chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội; có tới 47% số giáo viên được hỏi đánh giá chất lượng đầu vào của các trường chuyên là tương đối đồng đều; 21% giáo viên cho rằng chất lượng đầu vào các lớp chuyên Sử là trung bình và 18% giáo viên đánh giá chất lượng đầu vào các lớp chuyên Sử là thấp. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong nhiều năm gần đây bộ môn Lịch sử không có thế mạnh trong việc phát triển nghề nghiệp và thu nhập trong tương lai; không nhận được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lí, xã hội đối với bộ môn; do những bất cập về điều kiện và môi trường dạy học. Bên cạnh đó, nội dung môn học, chương trình và SGK hàn lâm, không hấp dẫn, phương pháp dạy học chậm đổi mới, nhiều HS vào các lớp chuyên Sử là để lấy môi trường học tập, không xuất phát từ niềm đam mê môn học…vv. Vì vậy, đầu vào các lớp chuyên Sử chủ yếu là những HS có kết quả học tập ở mức độ khá, các lớp chuyên Sử chưa thu hút được nhiều HS có kết quả học tập xuất sắc từ cấp THCS. Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá chất lượng đầu vào các lớp chuyên sử Về khái niệm chủ đề lịch sử, 100% giáo viên khi được hỏi đều trả lời chủ đề là những vấn đề nổi bật, trọng tâm, cốt yếu của từng giai đoạn, thời kì lịch sử hay là tập hợp hệ thống nội dung các sự kiện, hiện tượng lịch sử có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều đó cho thấy các thầy cô đều có nhận thức đúng về khái niệm chủ đề lịch sử. Khi được hỏi quan điểm của Thầy (Cô) về dạy học theo chủ đề, 84% GV được hỏi cho rằng dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
Advertisement