126
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
điều tra từ thầy cô giáo và các em HS, chúng tôi đã thấy được những lợi thế, tính khả thi của dạy học dự án trong việc phát triển những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn. Cô giáo Trần Thanh Mai, GV trường THPT Chu Văn An nhận xét : Khi vận dụng dạy học dự án để tổ chức cho HS học tập lịch sử theo chủ đề, đã rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. HS tự lực sắp xếp tư liệu, sáng tạo trong cách thiết kế và trình bày sản phẩm học tập của mình, các em đã vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng lịch sử trong quá trình thiết kế nội dung, hình thức sản phẩm của mình. Em Nguyễn Hiền Thảo – HS lớp 11 chuyên Sử, trường THPT Chu Văn An khi được hỏi về cảm nhận và đánh giá tính hiệu quả của việc học tập theo dự án. Em cho biết: Học tập theo dự án chúng em phải làm việc nhóm thực sự, phải hợp tác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và có sản phẩm báo cáo chất lượng. Chúng em được báo cáo sản phẩm, được đánh giá quá trình làm việc của các bạn trong nhóm và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn, chúng em đã có được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng học tập sau khi hoàn thành sản phẩm báo cáo. Tóm lại, từ quá trình vận dụng dạy học dự án cho HS chuyên khi học tập chủ đề lịch sử, chúng tôi nhận thấy phương pháp này giúp học sinh chủ động học tập, khám phá một khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng; rèn luyện nhiều kĩ năng như khai thác, tìm kiếm, chọn lọc thông tin; có cơ hội được thuyết trình một sản phẩm do chính các em hoàn thành; được tham gia thảo luận; đánh giá, nhận xét; được sử dụng các phương tiện công nghệ trong thiết kế và trình bày sản phẩm. Đặc biệt, các kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, trao đổi, chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ học tập…vv. Các kĩ năng này sẽ giúp các khẳng định được năng lực của mình, là một trong những cơ sở cho sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn, giúp các em tự tin và thành công trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo dự án cũng đòi hỏi nhiều thời gian cho việc thiết kế, tổ chức, huy động các phương tiện dạy học hiện đại, thậm chí cả tài chính để có thể tổ chức dạy học hiệu quả. Đồng thời đòi hỏi sự tham gia tích cực, trách nhiệm, phát huy hết năng lực, sở trường học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy học bất cứ nội dung hay chủ đề nào cũng vận dụng phương pháp dự án; chúng ta cần vận dụng nó một cách phù hợp, đảm bảo cường độ về thời gian không quá liên tục để HS có thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập khác. Chủ đề nào được áp dụng phương pháp dự án, cần có sự đầu tư công phu để GV và HS phát huy hết được những ưu thế của nó. 4.4.2. Vận dụng phương pháp đóng vai Trong hệ thống các phương pháp dạy học, đóng vai là một trong những phương pháp đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi đây chính là một hình thức trải nghiệm của HS qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng