(Tái bản lần thứ nhất)
... dành tặng một tuổi trẻ dữ dội đầy đam mê
Bản quyền ©RIO Book, 2019
“#Hashtag 01: Drink” bao gồm các nội dung thuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần RIO Book Việt Nam. Bản quyền được bảo lưu. Không được phép quét hay tải những trang này lên trang mạng của bạn hoặc bất kì nơi nào khác. Cấm sao chép, tái bản toàn bộ hay từng phần.
RIO Book includes selective printed publications belonging to RIO Book Vietnam JSC. Copyright is reserved. You cannot scan or upload our pages on your website or anywhere else. Reproduction in whole or part is prohibited.
Collaborators
Author RIO Book Originator Tùng Juno Editor in Chief Mai Nguyệt Anh Content Leader Dũng Ez Creative Director Tùng Juno Design Leader Nam Vũ Designers Hoa Quỳnh Thanh Hiền
04
Khởi sự
Content: Thường An Hà Minh Tú Lan Anh Design: An Babo VUNGHILA Khang Thảo Vi Bảo Lộc Imillus Dani Tran Minh Tuệ
No.01
Drink
KINH DOANH ĐỒ UỐNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
RIO Book
Nhà xuất bản Lao Động
05
Ai cũng có thể đọc về khởi nghiệp. Nhưng bạn chỉ hiểu nó khi thật sự vấp ngã. Tùng Juno
06
Khởi sự
Lời đề từ #Hashtag Magazine Dựa vào khảo sát 60 nền kinh tế của Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam nằm trong top đầu 20 quốc gia về tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này, khả năng hiện thực hóa ý tưởng của người Việt lại nằm trong 20 nền kinh tế đứng cuối. Việc khởi nghiệp, hay bắt đầu một hoạt động kinh doanh rất đơn giản, chỉ cần xuất phát từ một ý tưởng. Tuy vậy, để đưa được ý tưởng ấy trở thành một mô hình kinh doanh cụ thể và vận hành hiệu quả lại là một chặng đường rất dài. Tỷ lệ tồn tại sau 3 - 5 năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ là 5 - 10%. Lý do xuất phát từ chính những vấn đề vướng mắc mà những người khởi nghiệp gặp phải như sản phẩm, tài chính, nhân sự, thương hiệu… Xuất thân là những người trẻ từng trải qua giai đoạn khởi nghiệp đầy khó khăn, chúng tôi luôn trăn trở về câu hỏi: “Làm sao để người khởi nghiệp có thể bước chân vào thương trường với sự tự tin về kiến thức cũng như tinh thần vững vàng hơn?”.
Cân bằng, thông minh và tỉnh táo; đó là những tính chất mà chúng tôi mong rằng người làm kinh doanh khi dấn thân vào thương trường sẽ có được. Chúng tôi nhận ra điều người khởi nghiệp còn thiếu đôi khi không phải kiến thức, mà là kinh nghiệm thực tế. Đọc nhiều lý thuyết về kinh doanh, có một ý tưởng táo bạo chưa đủ, bởi thực tế luôn tràn ngập các vấn đề không lường trước. Bên cạnh đó, mỗi thị trường, mỗi lĩnh vực lại đem đến những hình thái khác nhau về mặt ý tưởng, cách quản lý, vận hành doanh nghiệp. Trong suốt 1 năm vừa qua, chúng tôi đã dành thời gian gặp gỡ rất nhiều những doanh nhân đi trước - những người hàng ngày trực tiếp kinh doanh, lắng nghe họ chia sẻ về những bài học, những kinh nghiệm đúc rút. Để rồi, #Hashtag Magazine có thể hình thành theo kết cấu nội dung có hệ thống nhằm cung cấp các kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn về kinh doanh.
Và đó là lý do #Hashtag Magazine ra đời, là ấn phẩm nằm trong hệ sinh thái #Hashtag Business Vietnam do RIO Book xây dựng, nhằm cung cấp những nội dung độc đáo, sáng tạo, những thông tin và kiến thức hữu ích cho cộng đồng người trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam.
07
Nội dung #Hashtag Magazine chia thành 4 chương, tương ứng với 4 giai đoạn người khởi nghiệp phải trải qua: (1) Khởi sự: Cung cấp kiến thức tổng quan về lĩnh vực. (2) Sống còn: Đưa đến các kiến thức cần thiết để các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động kinh doanh. (3) Phát triển: Sau giai đoạn đấu tranh để tồn tại được trên thị trường, lúc này, chủ doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức của việc mở rộng và phát triển. (4) Cảnh báo: Bóc trần những khó khăn, thách thức thường gặp phải trong ngành để người kinh doanh có thể lường trước rủi ro và chuẩn bị kế hoạch ứng phó. Với #Hashtag Magazine 01, chúng tôi lựa chọn chủ đề Drink để trả lời một loạt những trăn trở khi kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống, như: Đầu tư bao nhiêu tiền mới có thể kinh doanh đồ uống? Lựa chọn mô hình kinh doanh thế nào cho phù hợp? Đâu sẽ là điểm mạnh của sản phẩm? Làm sao tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngành? Quản lý tài chính, xây dựng nhân sự như thế nào? Cách kiểm soát cũng như quản trị rủi ro ra sao? Bên cạnh việc cung cấp kiến thức và cái nhìn tổng quan về thị trường, bạn cũng sẽ đến với những chia sẻ chân thật về câu chuyện kinh doanh đa dạng, đủ vị ngọt, đắng: cà phê, trà sữa, trà, rượu vang, bia thủ công, đồ uống healthy… Trong một thị trường bùng nổ nhưng cạnh tranh cao, và nhu cầu của khách hàng biến đổi nhanh và liên tục, chúng tôi hy vọng, #Hashtag Magazine 01 - Drink sẽ giúp bạn có đánh giá tổng quan về thị trường tiềm năng này. Bạn sẵn sàng chưa? Hãy nhấp một ngụm cà phê, và chúng ta bắt đầu hành trình khởi nghiệp!
08
Khởi sự
Khách mời chuyên môn #Hashtag 01: Drink trân trọng gửi lời cám ơn tới:
#Đỗ Hoàng Minh Khôi
#Trương Phước Thiện Thanh
Sáng lập Xofa Cafe & Bistro và
Brand Specialist
All Day Coffee
The Coffee House
#Lê Minh Đức
#T.A
CEO thương hiệu trà sữa Royal Tea
Đồng sáng lập Tranquil Book & Coffee, Black Bird Coffee,
#Nguyễn Hà Linh
Longer Than a Summer
Đồng sáng lập chuỗi nhà hàng THAI KOH YAM
#Hồ Quang Hưng Sáng lập thương hiệu Ywines.com
#Nguyễn Văn Cường
Giám đốc Hut Prize khu vực
Sáng lập thương hiệu
Đông Nam Á
C - Brewmaster
#Hoàng Anh Tuấn #Minh và An
Sáng lập thương hiệu
Sáng lập Quán nhạc Cầm
Soya Garden
#Trần Vũ Hải
#Nguyễn Hoàng Mai
Đồng sáng lập Hero Club
CEO Thu Hương Bakery Sáng lập thương hiệu Maian Bakers
#Nguyễn Việt Bắc Sáng lập thương hiệu
#Doãn Thanh Sơn
Thưởng Trà
Sáng lập nhà hàng Slo. Villa Sáng lập thương hiệu Neonlis Cigar
09
Đọc lần lượt từng chương và tuần tự các bài viết theo thứ tự đã sắp xếp để thu được kết quả tốt nhất.
Chương 1: #Khởi sự 10-11 Tổng quan về thị trường đồ uống Việt Nam Tác giả: Hà Minh Tú 12-19 Số vốn 5 triệu đồng và hành trình của tuổi trẻ Tác giả: Minh và An 20-25
Mục lục
Sản phẩm khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt Khách mời: Nguyễn Việt Bắc 26-33 Kiến tạo sự khác biệt cho trải nghiệm khách hàng
Lời đề từ #Hashtag
Khách mời: T.A
04-06
34-41
Khách mời chuyên môn 07
10
Khởi sự
Chương 4: #Cảnh báo Chương 3: #Phát triển Chương 2: #Sống còn 42-43 Dùng tiền và dòng tiền, câu chuyện không lời kết
94-95
Xây dựng thương hiệu trong kinh doanh đồ uống
Sáng tạo - “nhựa sống” của các doanh nghiệp kinh doanh
quên
chuyện mở rộng phát triển
Tác giả: Thường An
Tác giả: Dũng Ez
126-129
96-101 Rủi ro đặc thù trong lĩnh vực Cuộc chơi nhượng quyền,
đồ uống
bí quyết nào để thành công
Khách mời: Doãn Thanh Sơn
Khách mời: Nguyễn Hà Linh
130-135
102-107 Đối mặt với cạnh tranh
Khách mời: Hoàng Anh Tuấn 50-57
Kinh doanh đồ uống và những “vị đắng” không thể
Đi tìm lời giải cho câu
Khách mời: Nguyễn Hoàng Mai 44-49
124-125
Sức nóng cạnh tranh trên
không lành mạnh
thị trường trà sữa Việt Nam
Khách mời: Nguyễn Hoàng Mai
Khách mời: Lê Minh Đức
136-137
108-113
bia thủ công Khách mời: Nguyễn Văn Cường 58-65
Ứng dụng công nghệ trong marketing đồ uống Khách mời: Trương Phước
Kinh doanh quán bar Tư duy lựa chọn mô hình khớp
Thiện Thanh 114-117
đúng thị trường Khách mời: Trần Vũ Hải 66-70
Healthy drink - Xu hướng mới trong ngành đồ uống
Nguồn ảnh 138
Tác giả: Thường An Xây dựng đội ngũ từ những giá trị bên trong và tạo dựng
118-123
Lời kết 139
cảm hứng Khách mời: Đỗ Hoàng Minh Khôi 71-83 Kinh doanh rượu vang nhiều cơ hội nhưng không dễ tồn tại Khách mời: Hồ Quang Hưng 84-93
11
12
Khởi sự
Chương 1: #Khởi sự
Bên cạnh các yếu tố thiên về cảm tính như đam mê, bản năng nhạy bén, khởi đầu một công việc kinh doanh đòi hỏi người chủ cần những hiểu biết lý tính và khoa học: kiến thức về thị trường, am hiểu sản phẩm, nhận biết nhu cầu khách hàng... để hạn chế tối đa các quyết định bộc phát và sai lầm. Trong chương 1, bạn đọc sẽ được cung cấp các thông tin và yếu tố đặc thù của lĩnh vực đồ uống. Các bài viết được sắp xếp theo trình tự giúp bạn mạch lạc trong tư duy và tạo nền tảng lập kế hoạch kinh doanh, như: Kiến thức tổng quan về thị trường; Tìm kiếm và xây dựng sản phẩm; Tạo sự khác biệt cho dịch vụ, không gian; Câu chuyện khởi nghiệp. Các thương hiệu tham gia đóng góp nội dung: Thưởng Trà, Tranquil Books & Coffee, Blackbird Coffee, Longer Than a Summer, Quán nhạc Cầm.
Tổng quan về thị trường
Số vốn 5 triệu đồng và
Sản phẩm khác biệt tạo
đồ uống Việt Nam
hành trình của tuổi trẻ
lợi thế cạnh tranh khác biệt
Tác giả:
Tác giả:
Khách mời:
Hà Minh Tú
Minh và An
Nguyễn Việt Bắc
12-19
20-25
26-33
Kiến tạo sự khác biệt cho trải nghiệm khách hàng Khách mời: T.A 34-41
13
TỔNG QUAN VỀ
THỊ TRƯỜNG ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
Tác giả bài viết: Hà Minh Tú
14
Khởi sự
Thiết kế: Nam Vũ
#tongquan #douong #thitruong #phanloai
Minh họa: Khang
Cảm hứng minh họa: Jing Zhang
“Đi cà phê” là cụm từ quen thuộc chúng ta sử dụng mỗi khi muốn cùng bạn bè, gia đình ra ngoài và thưởng thức một món đồ uống. Cùng sự xuất hiện của rất nhiều thức uống mới như trà, trà sữa, cocktail, bia thủ công,... cụm từ trên cũng đa dạng hơn: “đi trà sữa”, “đi uống bia”, “đi uống trà”, “đi bar, pub”... Thị trường Việt chưa bao giờ chứng kiến nhiều sản phẩm đồ uống mới ra đời và đa dạng về mùi vị lẫn hình thức như hiện nay.
Thế giới đồ uống là sự hòa quyện của rất nhiều cảm xúc khác nhau. Vui, buồn, giận dữ, trầm lắng… tất cả những cung bậc đó đều ẩn chứa trong từng món đồ uống, chỉ chờ gặp người, gặp hoàn cảnh, gặp không gian phù hợp là bộc lộ, lan tỏa. Có lẽ không quá khi cho rằng văn hóa đồ uống chính là một phần văn hóa xã hội thu nhỏ. Chắc hẳn không ít lần nghĩ đến việc lựa chọn một món thức uống, chúng ta tự đặt ra nhiều câu hỏi, như: “Uống thứ gì? Uống ở đâu? Uống với ai?”... Ở góc độ người tiêu dùng, đôi khi phải rất khó khăn để quyết định một điểm đến, một món đồ uống phù hợp, bởi có quá nhiều lựa chọn giữa các thương hiệu cũng như sản phẩm. Ở góc độ kinh doanh, người chủ cũng không hề dễ dàng khi tìm hiểu về thị trường cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Vậy, câu chuyện về đồ uống tại thị trường Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Hãy khởi đầu với những kiến thức cơ bản như phân loại các dòng đồ uống phổ biến, những biến chuyển của thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng khi lựa chọn một món thức uống phù hợp.
15
#phanloai #douong
Phân loại các dòng đồ uống phổ biến Thức uống hay đồ uống là các loại chất lỏng được chế biến đặc biệt cho con người, có tác dụng giải nhiệt và giải khát. Chúng có thể là chất kích thích như trà, cà phê, hay nước giải khát như nước ngọt, nước trái cây hoặc nước thường. Về cơ bản, chúng được chia thành hai loại là đồ uống có cồn và đồ uống không cồn. Đồ uống có cồn được sản xuất bằng cách lên men trái cây, ngũ cốc (gạo), rỉ mật và chiết xuất thực vật để chuyển hóa đường thành rượu.
Đồ uống không cồn bao gồm những loại đồ uống không gây say, không lên men, như nước khoáng, nước trái cây, trà, cà phê, sữa... Người ta cũng thường sử dụng đồ uống không cồn kèm với rượu mạnh để làm loãng như Rum với Coke, Whiskey với Soda, Gin với nước Tonic... Chúng không chỉ tăng thêm hương vị mà còn cải thiện màu sắc và độ hấp dẫn thị giác. Dưới đây là phân loại các dạng đồ uống cơ bản để bạn tham khảo:
ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
RƯỢU RƯỢU LÊN MEN Rượu vang
RƯỢU MẠNH CHƯNG CẤT
BIA
RƯỢU MẠNH MÙI
BIA THANH TRÙNG
RƯỢU PHA CHẾ
BIA KHÔNG THANH TRÙNG
Brandy, Whisky, Tequila, Rum, Vodka Gin, rượu ắng, rượu hồi, liqueur Cocktail
16
Khởi sự
Bia chai, bia lon Bia tươi
THỨC UỐNG GIẢI KHÁT
ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN
NƯỚC KHOÁNG Có gas Không có gas
NƯỚC NGỌT Có gas Không có gas
THỨC UỐNG BỔ DƯỠNG NƯỚC TRÁI CÂY
THỨC UỐNG CÓ CHẤT KÍCH THÍCH TRÀ
Lục trà Hồng trà Hoàng trà Hắc trà Trà dệt hương: sen, nhài,...
CÀ PHÊ
Cà phê pha thủ công: Pha phin, pour over, siphon
Cà phê pha máy:
Máy pha Espresso bán tự ộng Máy pha cà phê tự ộng Máy pha Nespresso
Nước trái cây tươi Nước trái cây óng hộp Bột pha nước trái cây
SỮA
Sữa lỏng Sữa ặc Sữa bột
THỨC UỐNG HỖN HỢP TRÀ SỮA SINH TỐ SMOOTHIES ICE-BLENDED MILKSHAKE- SỮA LẮC
NƯỚC TĂNG LỰC Có gas Không có gas
CACAO, SOCOLA
17
#tongquan #thitruong #douong
Bối cảnh thị trường đồ uống Việt Nam Chỉ cần quan sát thị trường với những biến đổi liên tục về mặt sản phẩm và các thương hiệu đồ uống, ta có thể nhận định rằng thị trường đồ uống Việt Nam đang có sự tăng trưởng chóng mặt. Theo nghiên cứu “Toàn cảnh ngành thực phẩm – đồ uống Việt Nam năm 2018” của Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 15% GDP và đang có xu hướng tăng lên. Ba xu thế mới trong tiêu dùng đồ uống Thứ nhất, người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến các loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Theo báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của Nielsen, 86% người tiêu dùng khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Thứ hai, quy cách đóng gói sản phẩm thay đổi. Tại khu vực thành thị, số nhân khẩu trong một gia đình dao động từ 4 – 5 người, tỷ lệ người sống độc thân tăng. Do đó, sản phẩm được đóng gói theo số lượng nhỏ, phù hợp nhu cầu của nhóm ít người. Ngoài ra, nhiều loại đồ uống được cung cấp dưới dạng gói giúp tăng tính tiện lợi hoặc cốc take-away để khách hàng dễ dàng sử dụng khi di chuyển. Thứ ba, sự xâm lấn của công nghệ làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Dân số Việt Nam ngày càng trẻ (ước tính trên 50% dân số dưới 30 tuổi). Họ có cuộc sống năng động, sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm các sản phẩm ngon và lạ. Thông qua mạng xã hội và ứng dụng giao hàng, đặt bàn, họ có thể dễ dàng tra cứu và tìm hiểu thông tin về các thương hiệu, cũng như tiếp cận các dòng sản phẩm mới. Vì thế, thị trường trở nên sôi động hơn. Theo Nielsen, năm 2017, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên internet nhiều nhất.
18
NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÚ Ý NHIỀU HƠN ĐẾN CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE
Khởi sự
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM THAY ĐỔI
SỰ XÂM LẤN CỦA CÔNG NGHỆ LÀM THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG
#tongquan #thitruong #douong
Hai phân khúc thị trường tăng trưởng cao Trên thị trường bán lẻ đồ uống, dòng sản phẩm có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) chiếm hơn 70% tổng giá trị. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng các ngành rượu, rượu mạnh và đồ uống không cồn lần lượt là 8% và 6,1%. Năm 2018, bia là mặt hàng dẫn đầu ngành FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh). Việt Nam là một trong những thị trường bia sôi động nhất thế giới với tổng sản lượng tiêu thụ bia hơn 4,67 tỷ lít, tốc độ tăng trưởng đạt 7% so với cùng kỳ. Dự báo đến năm 2020, sản lượng bia toàn ngành sẽ đạt từ 4 - 4,25 tỷ lít/năm, đến 2035 sản xuất 5,5 tỷ lít bia.
#phanloai #nhucau #khachhang
Trong khi đó, cà phê là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất (trên 14%) và trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ Việt Nam. Những tên tuổi nổi bật là Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks, Phúc Long, Cộng, Trung Nguyên. Vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Highlands Coffee trong nhiều năm, tiếp sau là cuộc giằng co giữa Phúc Long, The Coffee House, Starbucks, Trung Nguyên. Năm 2018, The Coffee House đã bất ngờ bứt phá về doanh thu, soán vị trí thứ 2 của Starbucks.
Phân loại thị trường đồ uống đại chúng theo nhu cầu của khách hàng Thị trường đồ uống đại chúng bao gồm tất cả những loại đồ uống lạnh như soda, nước trái cây, đồ uống cung cấp năng lượng, đồ uống làm từ sữa, nước thường… không bao gồm đồ uống có cồn. Mỗi khách hàng sẽ tìm kiếm một loại đồ uống tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh của họ. Vì vậy, việc phân loại đồ uống theo nhu cầu khách hàng sẽ giúp người kinh doanh tìm được sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu đang hướng tới. Thị trường đồ uống đại chúng bao gồm 6 phân khúc khách hàng chia theo nhu cầu như sau:
cơn khát. Với nhu cầu này, họ sẽ bị thu hút bởi những loại đồ uống đơn giản như nước thường hay nước trái cây, và ít chú ý tới những loại đồ uống có sữa hay caffeine. Nhu cầu kích thích năng lượng Phân khúc này bao gồm những người đang có tâm trạng chán nản, mệt mỏi, hoặc những người cần khởi đầu mạnh mẽ và tỉnh táo cho một ngày mới. Thông thường, cà phê là lựa chọn được ưu tiên, nhưng thị trường hiện nay có nhiều loại đồ uống khác giải quyết nhu cầu tương tự. Nhóm khách hàng này bị cuốn hút mạnh bởi những đồ uống cung cấp năng lượng, nước có chứa vitamin và cả đồ uống giải khát chứa nhiều caffeine. Nhu cầu sử dụng đồ uống khi di chuyển Phân khúc bao gồm những khách hàng bận rộn, thường xuyên ăn uống trong lúc di chuyển. Ở xã hội hiện đại, đây là phân khúc ngày càng phát triển. Trong lối sống của họ, đồ uống thường được sử dụng thay thế cho bữa ăn. Vì thế, họ sẽ tìm kiếm những loại đồ uống cung cấp nhiều dinh dưỡng như đồ uống làm từ sữa, nước ép trái cây đậm đặc. Các loại thực phẩm tiện lợi là đối thủ cạnh tranh gián tiếp với đồ uống trong phân khúc này. Nhu cầu bảo vệ sức khỏe Phân khúc bao gồm những người lựa chọn đồ ăn thức uống dựa trên tiêu chí sức khỏe. Các đồ uống họ quan tâm là nước thường, nước có chứa vitamin và nước trái cây. Ngoài ra còn có dòng sản phẩm khá đặc thù là đồ uống dành cho người ăn kiêng, như người cần giảm cân hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
Nhu cầu giải tỏa cơn khát Nhóm khách hàng này tìm kiếm lợi ích tương đối rõ ràng khi lựa chọn đồ uống: họ cần thỏa mãn
19
6 DẠNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỒ UỐNG ĐẠI CHÚNG NHU CẦU GIẢI TỎA CƠN KHÁT
NHU CẦU KÍCH THÍCH NĂNG LƯỢNG
NHU CẦU SỬ DỤNG ĐỒ UỐNG KHI DI CHUYỂN NHU CẦU BẢO VỆ SỨC KHỎE
NHU CẦU TRẢI NGHIỆM ĐỒ UỐNG MỚI LẠ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
20
Khởi sự
#phanloai #nhucau #khachhang
Khách hàng trong phân khúc này tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua. Họ có thể bị hấp dẫn bởi một nhãn hiệu có khả năng đem đến lợi ích về sức khỏe – thường thông qua quảng cáo trên bao bì hoặc trưng bày tại điểm bán. Họ ít quan tâm đến các hoạt động khuyến mại hay ưu đãi, có xu hướng chi tiêu nhiều hơn mức trung bình, khá trung thành với thương hiệu và chỉ sử dụng các sản phẩm họ tin tưởng, có danh tiếng. Nhu cầu trải nghiệm đồ uống mới lạ Đây là nhóm khách hàng có tâm lý tò mò và thích dùng thử các sản phẩm lạ, theo xu hướng thị trường. Phân khúc này tương đối phổ biến trong lĩnh vực ăn uống, đặc biệt với tầng lớp khách hàng trẻ có văn hóa sống chuộng những thứ thời thượng và đề cao việc trải nghiệm những điều mới mẻ. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm, nhóm người tiêu dùng này không quá quan tâm đến các nhu cầu khác như giải khát hay bảo vệ sức khỏe. Thay vào đó, các quyết định mua của họ khá ngẫu hứng, đôi khi chỉ đơn giản là vô tình nhìn thấy một món đồ uống mới, hay chọn một sản phẩm vì trang trí lạ mắt... Những người tìm kiếm đồ uống mới lạ sẽ không trung thành với nhãn hiệu và dễ thay đổi. Tuy nhiên, họ chi tiêu khá nhiều, thậm chí có thể vượt mức thu nhập. Nhu cầu hoạt động thể thao Phân khúc khách hàng tìm kiếm những sản phẩm bổ trợ cho các hoạt động thể thao như chạy bộ, tập thể hình... Họ lựa chọn những giải pháp đơn giản như nước thường trong các buổi tập hoặc đồ uống giúp bù nước nhanh và tăng năng lượng. Bên cạnh đó, họ cũng cân nhắc đến yếu tố bao bì của sản phẩm, như hình dáng, kích cỡ chai (ví dụ, chai dễ cầm khi đang chạy) và nắp đậy tiện dụng (thao tác đóng mở nắp nhanh, tránh nước bị tràn khi vận động).
Nhóm này có hành vi tiêu dùng khá giống với phân khúc trải nghiệm đồ uống mới lạ, đó là thử nghiệm nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp với cơ thể, họ lại có tính trung thành cao và ít thay đổi.
Lời kết Thị trường đồ uống đang có những bước phát triển bùng nổ và cho thấy tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là nhiều thách thức, có thể nghiền nát bất cứ ai “mờ mắt” vì những lợi ích ngắn hạn, lao vào một cách liều lĩnh. Những người bên ngoài sẽ tìm mọi cách nhảy vào chia phần miếng bánh hấp dẫn này, còn những người bên trong tiếp tục vươn dài cánh tay của mình ra mọi hướng. Đặc biệt, các đối thủ mang tầm quốc tế với tiềm lực khổng lồ về thương hiệu, tài chính, công nghệ, quản lý, sẽ đem đến một sức ép không hề nhỏ cho những doanh nghiệp trong nước. Để sống sót, hay thậm chí chiến thắng trong cuộc chiến, mỗi chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ về bối cảnh thị trường và các dòng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược, tìm kiếm hướng đi phù hợp với khả năng cùng các nguồn lực liên quan.
21
Thiết kế: Nam Vũ
Minh họa: Khang
Cảm hứng mih họa: Jonathan Calugi
#khonggian #camxuc #tinhyeu #cauchuyen
Số vốn 5 triệu đồng và hành trình của tuổi trẻ
Tác giả bài viết: Minh và An Quán nhạc Cầm Chúng tôi yêu nhau từ Sài Gòn lên tới Đà Lạt. Và rồi khi về Hà Nội, bằng tất cả tình yêu, chúng tôi dựng nên Quán Cầm.
22
Khởi sự
Khi đặt vấn đề mở quán đồ uống kinh doanh, câu chuyện đầu tiên người khởi nghiệp đặt ra thường là: Tôi cần đầu tư bao nhiêu tiền để hiện thực hóa ý tưởng mình đang ấp ủ? Vài chục triệu, vài trăm triệu, hay thậm chí có thể lên tới cả tỷ đồng với những mô hình lớn. Nhưng, nếu chỉ có trong tay 5 triệu, bạn nghĩ mình có thể làm gì? Đi du lịch, mua sắm, trả tiền nhà, tham gia các khóa học… Còn đầu tư kinh doanh liệu có khả thi? Điều thú vị nhất của kinh doanh đồ uống, đó là bạn có thể khởi sự với một số vốn rất nhỏ. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn gạt bỏ những hoài nghi về việc: “Làm sao tôi có thể kinh doanh đồ uống với số vốn 5 triệu đồng?”
Năm tôi 23 tuổi, trước chuyến Nam tiến dài ngày, tôi được tặng một bức tranh khắc gỗ bản dày 4cm từ thằng bạn thân. Tôi nói: “Tao sẽ buộc cục gỗ này sau yên xe máy, để nó tận hưởng hành trình mưa nắng sương gió dài 1800km”. Tuổi trẻ mà, thường sến. Đến giờ, cục gỗ bạc màu đó vẫn treo trên bức tường của quán. Mỗi lần nhớ ra, tôi lại nghĩ đến chuyến đi đầu tiên ấy, nghĩ về tuổi trẻ của mình, của thằng bạn hoạ sĩ, về những ngày tháng trải qua cùng nhau… Vậy đấy, giá trị của cục gỗ không nằm trên tấm hình khắc trên nó, mà ở câu chuyện nằm phía trong. Một cái quán cũng thế. Tôi không giỏi kinh doanh, có lẽ gặp may, gặp duyên, nên xin được chia sẻ với góc độ tình cảm nhiều hơn là kinh nghiệm.
23
#cauchuyen
Chuyện đặt tên Quán nhạc Cầm chưa bao giờ là một quán cà phê. Tôi quan niệm, quán cà phê thì chỉ chuyên bán cà phê thôi. Như ta đang có cà phê Yên, The Berryfield hay Blackbird chẳng hạn. Nước ngoài người ta có nhiều tên để gọi các dạng quán, mà ở mình mọi người cứ gọi chung cả các quán giải khát là quán cà phê. Tôi hiểu về giá trị đang xây dựng ở quán của mình, nên khăng khăng không gọi tên quán là “Quán cà phê Cầm”. Quan niệm thế, nên tôi không thêm chữ “cà phê” vào tên, hay ở các bài viết chia sẻ trên cộng đồng mạng. Thay vào đó, tôi dùng chữ “nhạc”. Đơn giản vì tôi mê nhạc, chủ yếu là nhạc xưa, dòng nhạc trước 1975 các cụ già hay nghe. Đây cũng chính là lý do (trong nhiều lý do) tôi quyết định mở quán.
Tìm điểm khác biệt cho Cầm Ngược về quá khứ, bốn năm trước từng có một quán cà phê trên dốc Bưởi, nơi tối thứ sáu hàng tuần tôi và một người bạn nữa thường xuyên đến hát, có khi 11 rưỡi mới về dù đêm nhạc kết thúc lúc 10h. Sau này nơi đó đóng cửa, tôi đi xa trở về, thấy hụt hẫng vì không còn nơi để ngồi hát như thế nữa. Vậy nên tôi mở quán cho mình ngồi hát (cả ngày) là trước nhất, sau là mong muốn đem nhạc xưa nói riêng và âm nhạc nói chung đến gần với người trẻ hơn. Tôi thiết nghĩ, bây giờ một ngày có biết bao nhiêu quán được mở ra, nếu bạn cũng đang (hay có ý định) dấn thân vào con đường này, trước tiên, cần tìm ra điểm khác biệt của quán mình.
24
Khởi sự
Bạn giỏi gì nhất? Bạn mê gì nhất? Bạn muốn quán sẽ đem đến cho cộng đồng điều gì ngoài một chỗ ngồi bán nước thu tiền? Trả lời câu hỏi này sẽ cho bạn định nghĩa đầu tiên về quán. Và đó chính là cách tôi định nghĩa khi hình thành Cầm - một quán nhạc với những bản nhạc tôi yêu, để tôi cùng những người bạn có thể hát lên những bản nhạc ấy với tất cả tình yêu và sự trân trọng.
Bán đồ uống hay bán không gian Quán tôi ban đầu rất nhỏ, vỏn vẹn 9m2 với 4 cái bàn, 10 cái ghế. Nhỏ thì dễ gần nhau, với tôi khách rồi sẽ thành bạn, nên cứ nhẹ nhàng chân thành với nhau là đủ. Ở quán có cái đài cassette cũ mở nhạc cả ngày, nho nhỏ thôi cho yên tĩnh. Cứ 45 - 50 phút lại thay một đĩa nhạc, đều như báo thức. Tôi nghĩ, người ta đến đây, là vì yên bình và dịu dàng, chứ mấy ai lặn lội từ Hà Đông lên tận Khâm Thiên chỉ để ngồi uống một cốc nước rồi về. Mình đâu chỉ bán nước, mà mình bán không gian, bán không khí, tinh thần của chốn này luôn đấy chứ. Ly nước của bạn dù có ngon đến mấy mà người ta không cảm thấy thoải mái khi ngồi lại, thì tốt nhất đăng ký tài khoản trên Now mà bán cho đỡ mất tiền mặt bằng.
Để Cầm có câu chuyện của riêng mình Marketing có nghệ thuật storytelling. Tôi nghĩ cứ chân thành, thật thà là đẹp nhất. Thường khách đến sẽ hỏi: “Sao anh chị lại mở quán này?”. Như anh tôi thích cà phê, đi vào Sài Gòn học cà phê 2 năm rồi về mở quán, vợ đang kinh doanh thời trang thấy chồng
vất vả, liền thu xếp sang phụ chồng. Đến quán nhìn chồng chăm chú rang cà phê trên tầng 3, vợ tất tả pha đồ dưới tầng 2, tôi thấy đẹp lắm. Hay như chúng tôi, ngày ấy mới từ Đà Lạt ra Hà Nội, chưa biết làm gì mà chỉ muốn hát, lại may mắn tìm được cái ngách 9m2 không ai thèm thuê này, thì mở quán. Mà nghèo, chỉ có 5 triệu, nên phải tự làm mọi thứ từ sơn tường, làm điện, đóng bàn ghế. Khách đến bảo chị ơi cái bàn cập kênh quá, tôi đáp lại: “Bàn anh chị tự đóng lần đầu nên nó thế, em thông cảm, khi nào giàu hơn anh chị thuê xưởng đóng lại”. Đơn giản như vậy, tự nó thành câu chuyện rồi. Ở quán tôi, mỗi đồ vật trong quán đều có câu chuyện của riêng mình. Như đàn organ em Huy Anh học hồi cấp 1, đèn Liên Xô ba em Trung tặng sinh nhật lớp 5 rồi em đem tặng quán, đàn mandolin - quà của ba em Phương đem tặng quán, bộ bàn ghế xin được trên Freecycle, bài tốt nghiệp mỹ thuật công nghiệp của em Đạt, thư pháp em An viết tặng... Tôi không thể kể hết được những món quà làm nên Cầm, nhưng chính những thứ đó, đã ngấm vào không gian, để tạo nên cái tình ở nơi này.
Tình yêu và sự chân thành Tôi đem đến Cầm trải nghiệm về tình yêu – sự chân thành và sự thoải mái. Làm quán, bạn
Bạn giỏi gì nhất? Bạn mê gì nhất? Bạn muốn quán sẽ đem đến cho cộng đồng điều gì ngoài một chỗ ngồi bán nước thu tiền? Trả lời câu hỏi này sẽ cho bạn định nghĩa đầu tiên về quán.
cần phải yêu chính cái quán của mình trước tiên. Vì nó là đứa con tinh thần của mình rồi mà. Yêu nó, bạn sẽ chăm chút cho nó mà không hề khiên cưỡng. Cắm hoa, thay đổi bài trí thường xuyên, kiếm thêm đồ làm quán đẹp lên mỗi ngày. Như một cái cây, mình cần tưới nước hàng ngày, ngắt lá úa, xới tơi đất… nó mới lớn nhanh và xanh tươi được. Đối với khách hàng, lâu lâu họ đến, thấy quán khác đi một chút, họ sẽ cảm giác thú vị hơn. Yêu quán, bạn sẽ trân trọng mọi người khách đến với mình. Tình yêu luôn có sức lan tỏa. Bạn yêu quán, thì nhân viên của bạn cũng yêu và chăm chút quán hơn. Nên nhớ, con người chính là yếu tố quan trọng nhất. Tinh thần của quán được thể hiện không chỉ qua không gian, cách bài trí, mà nhiều nhất chính là nhân viên. Một may mắn nữa của tôi, các nhân viên quán đều là khách quen, đến quán nhiều nên xin làm nhân viên luôn. Chính vì thế, các em hiểu được tinh thần của nơi này, thấy cách chúng tôi giao tiếp với khách. Từ đó, trong cách cư xử của các em với mọi người cũng nhẹ nhàng và chân thành theo. Các em tự mua hoa về cắm, tự bày nhau trang trí Giáng Sinh khi chúng tôi đi vắng, mua đồ cho quán khi thấy cần bổ sung, chăm và yêu thương chó mèo của quán như một nhiệm vụ dù không được giao… Tất nhiên chúng tôi may mắn rất nhiều, vì đã có các em bên cạnh.
25
Tôi mê hát nên cứ ở quán là tôi hát, trừ khi có bạn lấy mất đàn. Từ quán, tôi quen được thêm nhiều bạn yêu âm nhạc như mình, rồi dần dần nơi đây trở thành cái quán hát ca từ sáng tới tối, hết lớp này đến lớp khác. Dĩ nhiên là với âm lượng vừa đủ thôi, vì tôi vẫn thích không gian yên tĩnh. Mình cứ bắt đầu chia sẻ sở thích hay những câu chuyện âm nhạc, câu chuyện cuộc sống, tự nhiên những người giống mình, cùng sóng sẽ gặp nhau. Chân thành đối đãi, bạn sẽ nhận về những tình cảm chân thành.
Thoải mái trong khuôn khổ Ở một quán nhạc, âm nhạc vang lên từ nhiều nguồn là điều dễ hiểu. Bằng tất cả tình yêu, chúng tôi đã hát lên. Ở quán nhạc Cầm, tôi yêu sự thoải mái “hát về cuộc tình mình” như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói. Nhưng để giữ cho tiếng nhạc đẹp nhất, ở Cầm, mỗi người chỉ hát một bản nhạc thôi, rồi để người khác hát lên tiếng lòng của mình nữa. Đây là quan điểm của tôi về việc hát, hát thì cần có người nghe, và để cả không gian cùng vang tiếng nhạc thật đẹp, thì việc hát ấy cần thoải mái trong khuôn khổ.
Hãy lựa chọn những món đồ nội thất, trang trí phù hợp Cái áo không làm nên thầy tu, đừng mặc vào người cái áo quá rộng. Mấy triết lý như thế luôn đúng. Bạn là người thế nào, hãy làm nên sản phẩm đúng như thế. Đừng cố! Tôi khuyên bạn đừng cố và đừng chạy theo trào lưu. Tôi không biết gọi phong cách quán mình là gì, vì cứ thứ gì tôi thấy hay lại nhặt nhạnh đem về, đặt vào, loay hoay sắp xếp cho tới lúc vừa mắt thì thôi. Cứ thế, quán đầy lên từng ngày. Theo tôi, trang Pinterest là kho tàng duy mỹ của nhân loại, bạn có thể lên đó tìm ý tưởng cho không gian của mình.
26
Khởi sự
Ngoài ra, gia đình, họ hàng và bạn bè cũng là nguồn lực cung cấp đồ cũ khá tốt. Ở nhà ông nội tôi có cái chạn bát (gạc măng rê) bỏ không trong kho, tôi cũng xin ông bà tặng cho con, để sửa chữa lại và mang về sử dụng trong quán. Bạn có thể “tìm” trong nhà họ hàng của mình ở quê để tái sử dụng lại những món đồ đã phủ bụi trong nhà.
Tái chế và tái sử dụng những món đồ cũ Quán tôi ở Hà Nội nên tôi sẽ gợi ý một vài địa điểm tôi biết. Nếu bạn ít vốn như chúng tôi ban đầu, nên chăm chỉ lùng sục các chợ đồ cũ dưới Vạn Phúc, Hà Đông và nhớ mặc cả giá 1/3 nhé. Nơi đây có rất nhiều đồ trang trí hay ho. Ở chợ đồ cũ Vạn Phúc, có vô vàn thứ trong “rương kho báu” này, bạn có thể tìm thấy chiếc vô tuyến bao cấp, những chiếc đôn voi gốm Biên Hoà, những chiếc chân máy may Singer, hay chiếc đèn bão cũ… Có những thứ bạn nghĩ chỉ là vô tri vô giác, hoặc chưa đẹp, thì khi ấy cần sự sáng tạo để tái chế và tái sử dụng những món đồ đó. Với đồ gỗ thì mua dưới Đại Mỗ (cũng gần Vạn Phúc) là lựa chọn tối ưu. Đại Mỗ với tôi giống như thiên đường đồ gỗ, vì khu vực này tập trung rất nhiều xưởng gỗ. Bạn có thể đặt làm những món đồ theo ý tưởng của mình, hoặc mua những đồ gỗ cũ ở đây. Hãy đi sâu vào những xưởng gỗ, bạn sẽ tìm được chiếc ghế ba nan, hay chiếc bàn chân con tiện chẳng hạn. Chúng cần được sửa chữa, gia cố, bởi đồ cũ mà, có thể đã hỏng, hoặc hơi cập kênh một chút – bạn có thể tự chỉnh sửa những chi tiết này.
Hy vọng vài chia sẻ nhỏ bé của tôi sẽ giúp bạn định hình được phần nào hướng đi khi quyết định kinh doanh đồ uống. Dù bạn mở quán trà, quán cà phê, quán nhạc, hay quán nước hoa quả, hãy luôn xuất phát từ tình yêu của chính bản thân với sản phẩm, với điều mình mong muốn mang lại cho cộng đồng. Đó là những nguyên liệu vô cùng tốt để bạn kể câu chuyện của riêng mình. Khi mọi thứ xuất phát từ tình yêu thương, bạn sẽ nhận lại tình thương yêu của khách hàng.
Dù bạn mở quán trà, quán cà phê, quán nhạc, hay quán nước hoa quả, hãy luôn xuất phát từ tình yêu của chính bản thân với sản phẩm, với điều mình mong muốn mang lại cho cộng đồng. 27
Liệu đối với một sản phẩm có phần lâu đời và “già nua” như trà, người khởi nghiệp có thể tạo ra điểm gì khác biệt?
28
Khởi sự
Sản phẩm khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt #sanpham #canhtranh #khacbiet #vungnguyenlieu #thuongmaihoa
Khách mời chuyên môn: Nguyễn Việt Bắc Sáng lập Thưởng Trà quán Sinh năm 1984, Nguyễn Việt Bắc là một trong số những người trẻ hiếm hoi có nghiên cứu khoa học và tri thức về trà cũng như văn hóa trà. Anh sở hữu nhiều dòng trà từ các vùng nguyên liệu nổi tiếng như Long đậu - lục trà Tân cương Thái Nguyên, Lạc Sơn - lục trà Tà xùa, Nghạch Ngọc - hồng trà Tà Xùa... Hiện nay, anh vẫn tiếp tục con
Trong vô số các cửa hàng, thương hiệu đồ uống xuất hiện trên thị trường, bài toán cạnh tranh luôn khiến người kinh doanh hao tổn về tư duy lẫn vật chất. Bên cạnh một không gian đẹp, dịch vụ tốt thì chất lượng sản phẩm là câu chuyện không thể bỏ qua.
đường nghiên cứu trà của mình dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là Pháp, nhằm tìm ra một chỗ đứng vững chắc cho trà cổ thụ Việt Nam trên quốc tế.
Biên soạn bài viết:
Cha đẻ thuyết cạnh tranh Michael Porter đưa ra mô hình 5 chiến lược cạnh tranh, bao gồm chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm. Trong đó, việc khác biệt hóa sản phẩm có thể có những ưu điểm sau: • Khiến khách hàng trung thành với nhãn hiệu. • Tăng khả năng thương lượng với nhà cung cấp và khách hàng. • Tạo rào cản thâm nhập thị trường với các đối thủ. • Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế.
Thường An Thiết kế: Nam Vũ Xử lý hình ảnh: Khang
Bạn đọc hãy cùng chúng tôi “trải nghiệm” quá trình hình thành sản phẩm của thương hiệu Thưởng Trà. Qua đó, bạn có thể hiểu tư duy, cách thức tạo ra một sản phẩm độc đáo diễn ra như thế nào.
29
Trà đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Trung bình trên toàn cầu, mức tiêu thụ trà là 35,1 lít/người, cao hơn đồ uống có gas (30,6 lít) và cà phê (21,1 lít). Theo số liệu năm 2018 của Tổng cục Hải Quan, Việt Nam xuất khẩu 127.338 tấn trà, thu về 217,83 triệu USD. Tuy nhiên, trà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, chất lượng thấp, cũng như không có thương hiệu nên giá chưa cao. Điểm đến của trà Việt chủ yếu là các thị trường dễ tính, rất ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn bước chân vào các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ hay EU. Đối với thị trường trong nước, trước đây, các sản phẩm được ưa chuộng là trà đen hoặc trà xanh ướp hương. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng chuyển dịch dần về các loại trà thảo mộc và trà thủ công (do những nghệ nhân chế biến theo cách truyền thống). Trà là món thức uống được sử dụng quanh năm, từ quán nước vỉa hè, trong gia đình, cho đến những nhà hàng, quán cà phê sang trọng. Hiện tại, đa số các doanh nghiệp kinh doanh trà đều đầu tư để sản xuất công nghiệp sản lượng lớn, đưa ra nhiều dòng sản phẩm từ thấp cấp đến cao cấp và phân phối tại các điểm bán lẻ như siêu thị, tạp hóa. Chính vì sự xuất hiện rộng khắp và phổ biến như vậy, nhắc đến trà, chưa
30
nhiều người Việt coi trọng mua trà “có thương hiệu”. Do đó, bài toán gia nhập thị trường với sản phẩm trà không đơn giản. Liệu đối với một sản phẩm có phần lâu đời và “già nua” như vậy, người khởi nghiệp có thể tạo ra điểm gì khác biệt?
Khởi sự
Không bước vào thị trường trà đại chúng, Nguyễn Việt Bắc – sáng lập Thưởng Trà, bắt đầu bằng một thị trường ngách của riêng mình: cây trà cổ thụ và những giống trà thuần chủng Việt. Đó là những cây trà thích nghi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng một vùng đất Việt Nam trên 100 năm, từ đó hình thành đặc tính bản địa riêng. Anh khẳng định: “Nước ta có quá nhiều trà thuần chủng, quá nhiều vườn trà cổ thụ mà người dân chưa biết đến, người dùng chưa tiếp cận được”. Năm 2010, anh ghé Tà Xùa và chứng kiến những vùng trà Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Có những cây trà cằn cỗi, bị mối mọt, gốc trắng xóa. Cây bị thu hái, chăm sóc không đúng cách, dẫn tới suy kiệt cả chất và lượng. Đó là chưa kể quy cách chế biến trà của bà con dân tộc vô cùng thô sơ, khiến trà làm ra không phát huy được hết phẩm cách quý giá vốn có. Mang trong lòng những trăn trở ấy, anh quyết định gạt đi dần các công việc khác để làm trà. Những vùng trà cổ mà anh đặt chân tới gồm Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái), Tà Xùa - Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên), Hà Giang…
Khác biệt hóa sản phẩm trà từ việc hình thành vùng nguyên liệu #vungnguyenlieu #sanpham
#tongquan #thitruongtra
Thị trường trà giàu tiềm năng nhưng chưa được khai phá “đúng chất”
Không quá vội vàng trong vấn đề thương mại hóa sản phẩm, anh tập trung cho việc hình thành vùng nguyên liệu của riêng mình. Điều này không những giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà về lâu dài còn tạo lợi thế cạnh tranh và sự ổn định, bền vững cho kinh doanh. Trà nguyên liệu do bà con thu hái được anh mua lại cao gấp 3, 4 lần so với giá ban đầu. Đổi lại, người dân phải tuân thủ những nguyên tắc có vẻ chẳng giống ai do anh đặt ra. Cụ thể như: trà Tà Xùa chỉ được thu
#vungnguyenlieu #sanpham
hái một năm tối đa ba lần vào vụ xuân, thời gian còn lại dành cho cây phát triển tự nhiên. Trên một đồi trà luôn chừa lại 10% cây không thu hái, và thu hoạch gối đầu theo từng năm. Những cây gieo trồng, còn non tuổi, cũng không được thu hái. Và rất nhiều những yêu cầu xem chừng hơi kỳ quặc, tất cả nhằm đảm bảo cây trà Shan Tuyết cổ thụ được duy trì và phát triển bền vững cho nhiều thế hệ sau. Không chỉ vậy, anh còn hướng dẫn bà con nhân giống trà hoang Tà Xùa bằng hạt, tạo ra những nương trà mới bằng phương pháp do anh xây dựng. Những cây trà ấy sinh ra tại đỉnh núi cao, hứng nắng chịu gió trước tất thảy mọi nương trà khác, vậy mà vẫn phát triển mạnh mẽ, bất luận thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là trận tuyết lạnh vào mùa đông 2015. Trong đợt bĩ cực ấy ở Tà Xùa, các nương trà canh tác hầu như đều suy kiệt và tàn lụi. Khi đó, thay vì tiếp tục thu hái như những nương trà xung quanh, anh lại chủ trương chặt cành, đốn gốc. Nhờ vậy, phần củ gốc và rễ vẫn vẹn nguyên dưới mặt đất. Để rồi khi tiết xuân ấm áp trở về, những mầm non lại tái sinh từ gốc rễ, phát triển như thường. Chỉ có điều, người làm trà như anh phải chấp nhận chịu thiệt đôi ba năm không thu hái, chờ cây trưởng thành. Anh còn là người khôi phục lại dòng trà cổ của vùng Tân Cương Thái Nguyên – trà Bạch Hạc, loại trà có hương cốm và màu xanh tự nhiên, rất đặc biệt. Đây là giống trà đầu tiên được trồng tại Tân Cương và đem lại danh tiếng cho vùng đất này, vốn được mang từ tỉnh Phú Thọ lên. Những năm 1960, Tân Cương gần mất đi giống trà Bạch Hạc, thay bằng giống trà lai. Nhiều cây trà cổ thụ bị đào lên, chở đi trồng ở một số khuôn viên trụ sở công quyền, ở các khu nghỉ dưỡng, rồi héo úa trơ trụi và chết hẳn. Những vườn khởi nguyên hiện đã bị phá hết, chỉ còn lại các khu vườn nhỏ với dăm chục cây. Trong suốt 3 năm kể từ ngày bắt đầu nghiên cứu và làm trà, anh cố công khôi phục giống trà và tên trà Bạch Hạc, bằng cách nuôi dưỡng một vài vườn trà thuần chủng có tuổi 40 - 50 năm. Anh hướng dẫn các gia đình bón phân hữu cơ, xới xáo đất xung quanh, cùng họ làm trà sạch theo cách của mình và bao tiêu đầu ra. Những cây trà lâu nay chỉ tồn tại tự nhiên không thể trổ lộc, giờ được chăm
sóc cẩn thận. Tuy vậy, lứa trà đầu tiên sau cải tạo này sẽ không hái mà chờ cây sinh trưởng đều, thích ứng với điều kiện mới, đến lứa sau mới thu hoạch. Anh tự đi ngược lại với xu hướng chạy đua số lượng mà không quan tâm chất lượng rồi đưa ra nhiều sản phẩm ăn xổi, mà trà là một ví dụ. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, người sáng lập Thưởng Trà đã sở hữu nhiều sản phẩm đặc biệt do anh sáng chế. Ngày nay, anh không còn trực tiếp làm mà thay vào đó là hướng dẫn bà con cùng lựa chọn những đơn vị làm trà tốt nhất để phân phối sản phẩm. Anh hướng dẫn nhiều hộ dân và gia đình làm các loại trà phù hợp với cây nguyên liệu tại chính vùng đó. Các sản phẩm được anh tinh hóa dần dần qua thời gian. Anh cho rằng, nhân cách của người làm nghề được thể hiện qua chính sản phẩm của họ. Thời gian đầu, người trong nghề trà sẽ không sẵn sàng làm ngay theo cách anh hướng dẫn bởi họ nghĩ: “Tôi đã làm nghề này từ thời cha chú, cậu mới bước vào thì hiểu gì?”. Thế nên, từng mẻ trà được gửi về Hà Nội, sau khi thử và kiểm định, nắm rõ phương thức sản xuất, anh sẽ gọi điện lên động viên họ trước, sau đó mới đề xuất thay đổi theo cách của mình. Mỗi lần thay đổi một chút, như thay đổi nhiệt khi sao trà, thay đổi cách canh tác cây trà. Tất cả từng ấy mùa trà gộp lại, sau nhiều năm, anh mới có được sản phẩm ưng ý theo cách mình muốn.
31
32
Khởi sự
Nước ta có quá nhiều trà thuần chủng, quá nhiều vườn trà cổ thụ mà người dân chưa biết đến, người dùng chưa tiếp cận được”. 33
#thuongmaihoa
Quá trình thương mại hóa sản phẩm trà Nhiều người kinh doanh khi sở hữu sản phẩm khác biệt đã quá tự tin và nghĩ rằng thị trường sẽ sẵn sàng đón nhận mình. Tuy nhiên, sản phẩm khác biệt không phải “tấm kim bài” bảo chứng cho việc kinh doanh sẽ thành công. Bạn cần đối mặt một yếu tố rất quan trọng khác là bài toán thương mại hóa: đóng gói sản phẩm, hiểu trải nghiệm của khách hàng, hiểu thị trường, định giá, quảng bá, phân phối... Đó là những thứ người kinh doanh phải trải qua trên một hành trình dài và Thưởng Trà cũng không nằm ngoài quy luật này.
Sản phẩm khác biệt không phải “tấm kim bài” bảo chứng cho việc kinh doanh sẽ thành công.
34
Khởi sự
• Đóng gói sản phẩm Người uống trà lâu nay vẫn quen với cách đóng gói mỗi túi 200 gram và 500 gram trên thị trường. Nhưng Thưởng Trà tư duy ngược lại nhằm bảo vệ chất lượng của sản phẩm. Thời gian đầu, những gói trà được đóng gói thủ công bằng giấy craft đặt riêng theo kích cỡ. Mỗi túi trà được chia ra theo dạng 100 gram và 75 gram. Nguyên nhân là trà khi bóc ra và tiếp xúc với không khí sẽ sử dụng được tốt nhất trong vòng 1 tháng, bởi vậy nếu đóng cùng lúc quá nhiều trà mà không dùng hết sẽ gây ra sự lãng phí và chất lượng trà bị giảm. Điều này khiến mỗi khi khách cần mua số lượng nhiều để biếu, tặng sẽ hơi lích kích, thay vì 1 gói 500 gram thì lại là 5 gói 100 gram, do vậy, số lượng mua bị giảm đi. Tuy nhiên, theo thời gian và sự giải thích cặn kẽ rõ ràng, khách hàng dần chấp nhận. Năm 2015, Thưởng Trà quyết định thay đổi bao bì một lần nữa với vỏ hộp cứng bên ngoài, có giấy dó dập dấu đỏ bên trong và nhận được sự yêu mến của khách hàng vì bao bì thể hiện được tính mộc mạc truyền thống của trà nhưng không bị khô cứng, nhàm chán.
• Định giá sản phẩm Do sự kỳ công khi tạo nên sản phẩm mà giá trà ở Thưởng Trà thường cao hơn nơi khác. Giá trung bình một cân trà thấp nhất là 1.800.000 đồng và cao nhất có khi hơn 10.000.000 đồng đối với những dòng như bạch trà, trà dệt hương… Ở góc độ kinh doanh, ưu điểm của những dòng trà đặc biệt này là hương vị ngon, khó bị bắt chước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe. Nhược điểm là sản lượng đôi lúc còn bất ổn, giá thành cao và khách hàng chưa hiểu rõ về giá trị của những dòng trà cổ nên còn khá e ngại khi bỏ ra một số tiền lớn như vậy. Năm đầu tiên làm trà, khâu tiêu thụ vô cùng khó vì chưa có thương hiệu, khách hàng chưa biết nhiều, và giá quá cao. Trong kho tồn rất nhiều trà, nhưng ông chủ “cực đoan” chưa bao giờ có ý định bán rẻ cho dân buôn mặc dù nhận được nhiều lời mời chào. Bởi anh cho rằng, đó chính là tiếp tay cho cách đấu trộn vơ bèo vạt tép, làm tổn hại đến ngành trà. Mãi đến năm 2013, khi tivi, báo chí viết nhiều về anh và giới làm trà biết đến, Thưởng Trà mới bắt đầu được “săn đón”.
Đa số những khách lui tới quán hay mua sản phẩm trà đóng gói đều là khách hàng quen, trung thành. Khi được sử dụng sản phẩm chất lượng, khách hàng giới thiệu thêm với bạn bè, người thân một cách rất tự nhiên. Từ đó, khâu tiêu thụ mới bớt phần nào gánh nặng. Giới uống trà Việt Nam bắt đầu quay lại với giống trà bản địa trên cả nước, người dân cũng thay đổi quan niệm về giống trà cổ, dân buôn trà cũng đi lùng “trà ta”, thay vì những giống trà lai như trước.
• Không gian giới thiệu sản phẩm và xây dựng trải nghiệm khách hàng Với một mô hình kinh doanh không quá lớn và dòng sản phẩm đặc thù như vậy, việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh “trà đạo” không hề đơn giản. Trải qua 2, 3 lần di dời địa điểm, năm 2016, Thưởng Trà quán ra đời với... hai bàn tay trắng. Xoay xở trăm mối, vì không có tiền nên tất cả những ý tưởng, thiết kế đều do người chủ tự nghĩ và thực hiện cùng sự giúp đỡ của bạn bè. Nhờ vậy, mỗi góc trong quán đều được chăm chút tận tâm. Quán cố gắng thay đổi quang cảnh, các góc khác nhau trong không gian và trang trí các loại hoa, cây cối, để ý từng chi tiết nhỏ như chiếc đèn trong nhà vệ sinh hay cái gờ 10cm để đồ. Đồ dùng tại quán, hầu hết đều được anh chăm chút và giản lược nhất có thể, chưa kể giá trị những chiếc ấm chén đều khá đắt đỏ nhưng anh cho đó là sự trân quý của quán dành cho những người tới thưởng trà. Để tạo ra trải nghiệm thưởng trà đúng nghĩa, quán lược bỏ các thành tố rắc rối không cần thiết và chỉ để lại trên bộ trà bao gồm: ấm, chén, tống và trà. Trà nương (cách gọi nhân viên phục vụ ở quán) vận bộ áo dài ngũ thân cổ thời Nguyễn, nhẹ nhàng tráng ấm, chén, rồi cho trà vào ấm, rót nước có nhiệt độ phù hợp với từng loại trà rồi mời khách thưởng thức. Lúc đầu, với cách pha trà ở quán, hầu hết mọi người đều cảm thấy… nhạt vì thói quen của người Việt là uống trà “đặc cắm tăm”. Thế nhưng, sau thời gian dài, có những vị khách đã thay đổi vị giác và nhờ không chát đắng, người trẻ dễ dàng tiếp cận trà hơn, xóa đi ác cảm về một ấm trà đắng gắt. Trong kinh doanh, mỗi thị trường đều có cách thức làm khác nhau phù hợp với từng loại mô hình riêng biệt. Mặc dù gần đây, mô hình kinh doanh lấy con người là trung tâm (human
centric) được nhắc đến nhiều như một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng trong một số thị trường ngách và bối cảnh nhất định, cách tư duy ngược lại vẫn có thể phù hợp. Thưởng Trà lựa chọn chiến lược tập trung vào sản phẩm cốt lõi và khác biệt, và mọi yếu tố xung quanh như khách hàng, đóng gói, địa điểm đều “làm nền” và tôn vinh giá trị của sản phẩm. Có người cho rằng đây là niềm đam mê “cực đoan” của người chủ, nhưng đó cũng là một chiến lược kinh doanh đánh vào sự khan hiếm, giúp thương hiệu tạo ra luật chơi của riêng mình. Cách làm này khá mạo hiểm và đòi hỏi người kinh doanh phải hiểu rõ sản phẩm cốt lõi cũng như thị trường ngách mình đang hướng tới.
Lời kết Hiển nhiên, khác biệt hóa sản phẩm để tạo vị thế cho thương hiệu luôn là khao khát của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện được việc này không hề dễ, đặc biệt với người khởi nghiệp chưa có am hiểu sâu về ngành. Hành trình tìm kiếm sản phẩm khác biệt đòi hỏi lòng kiên nhẫn, đam mê, sự dấn thân thử và sai của người chủ. 9 năm lặn lội trong nghề, người sáng lập Thưởng Trà hiểu rằng, làm trà không thơ, không mộng, không đẹp như những gì người ta đồn thổi: “Những sự lãng mạn, thong thả, tôi để phần lại cho khách hàng, còn phần vất vả mệt mỏi, người làm nghề chúng tôi phải có trách nhiệm gánh lấy”.
35
Kiến tạo sự khác biệt cho trải nghiệm khách hàng
Thảo Vi Dũng Ez T.A
Nam Vũ
Biên soạn bài viết: Khách mời chuyên môn:
Thiết kế:
Xử lý hình ảnh:
#khacbiet #mohinh #khonggian #dichvu #trainghiemkhachhang
36
Khởi sự
Nhiều người khi có ý định mở một cửa hàng đồ uống luôn thắc mắc: Làm sao tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay? Khác biệt của một cửa hàng bao gồm rất nhiều yếu tố: chất lượng đồ uống, địa điểm, không gian, dịch vụ… Quán của bạn sẽ chọn nhân tố nào để trở nên độc đáo, ấn tượng? Điều này phụ thuộc vào nguồn tài chính, sự am hiểu về sản phẩm, khả năng quản trị, và cả sở thích cũng như “cái gu” của người chủ. Anh T.A - đồng sáng lập 3 thương hiệu Tranquil Books & Coffee, Blackbird Coffee và Longer Than a Summer đã chia sẻ với chúng tôi cách thức và kinh nghiệm tạo dựng và duy trì sự khác biệt trong kinh doanh đồ uống.
Hiện thực hóa khác biệt cho trải nghiệm khách hàng Bước vào một cửa hàng đồ uống, 5 giác quan của khách hàng sẽ lập tức tiếp nhận và đưa ra đánh giá (đôi khi là vô thức) về cửa hàng đó. Những gì mắt họ nhìn thấy (thị giác), âm thanh họ nghe (thính giác), mùi hương họ ngửi (khứu giác), những điểm họ chạm tay vào hoặc đặt chân lên (xúc giác), và tất nhiên, cả vị đồ uống mà họ nếm (vị giác) đều tác động lên cảm giác họ dành cho quán. Tất cả những yếu tố trên hình thành nên trải nghiệm khách hàng – điều quyết định sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Ngoài yếu tố sản phẩm đánh vào vị giác, bạn hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình qua việc tác động tới 4 giác quan còn lại. Trong đó, không gian quán và dịch vụ khách hàng là hai yếu tố rất quan trọng.
37
#mohinh #khonggian
Tạo sự khác biệt cho không gian quán Nhắc đến không gian, nhiều người cho rằng phải đầu tư nhiều vào thiết kế, trang trí cầu kỳ. Điều này đúng nhưng không phải tất cả. Đôi khi, sự khác biệt của không gian đến từ chính mô hình kinh doanh của bạn và phong cách tối giản. Khác biệt từ mô hình kinh doanh Một mô hình kinh doanh khác biệt không có nghĩa là nó chưa từng tồn tại. Bạn có thể lựa chọn mô hình đã có người khác làm, nhưng theo một cách thức khác. Hãy quan sát, tham khảo các mô hình kinh doanh đồ uống cả ở Việt Nam và nước ngoài. Sau đó, tự đặt câu hỏi: “Tôi có thể cải tiến hay thay đổi gì mới mẻ hơn? Mô hình đó giải quyết được nhu cầu nào của khách hàng? Trên thị trường có mô hình nào đang làm tương tự không?”. Ví dụ, cà phê sách ở Việt Nam không phải là mô hình quá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều quán chỉ coi sách như vật trang trí. Sách cũ, sờn, bụi bẩn, nội dung không được chăm chút, gần như không ai động vào. Từ đó, Tranquil ra đời giống một thư viện nhiều hơn là một quán cà phê. Quán muốn tạo ra không gian thật sự tri thức, sách có chất lượng tốt, được chăm sóc, phân loại, quản lý cụ thể. Cứ 1 2 tuần cập nhật sách mới, đánh dấu và mapping giống thư viện. Đây là điểm khác biệt rất rõ rệt trong mô hình của Tranquil và được khách hàng tôn trọng.
38
Khởi sự
Khác biệt từ đơn giản hóa không gian Điều quan trọng nhất của một quán cà phê là không gian bên trong, không phải trang trí bề ngoài. Ở nước ngoài, không gian của các quán cà phê không quá ồn ào vì đa phần mọi người đến quán để đọc sách hoặc gặp gỡ bạn bè trong chốc lát. Đây đơn thuần là điểm đến thứ 3 ngoài nhà và văn phòng bởi chúng không quá xô bồ, cũng không quá riêng tư. Đội ngũ Tranquil muốn tạo ra không khí riêng tư nhưng không cô đơn giống như vậy. Như Tranquil Nguyễn Quang Bích là một ngôi nhà Pháp nằm trong ngõ, ánh sáng không nhiều nhưng có khoảng sân rất đẹp. Vậy làm thế nào để khách ngồi trong không gian đấy nhận được sự tĩnh mịch, yên tĩnh, thanh thản nhất có thể? Quán quyết định theo phong cách tối giản. Ngoài giá sách ra, mọi thứ trang trí đều rất vừa phải để khách cảm thấy thoải mái, không quá áp lực. Tranquil Nguyễn Biểu cũng tương tự, đó là căn nhà 2 tầng, thừa hưởng nhiều ánh sáng bên ngoài. Vẫn là không gian sách nhưng cảm giác thoáng đãng, trẻ trung, sáng sủa hơn. Không gian chính được quyết định bởi cấu trúc ngôi nhà đó, bí quyết là hãy tận dụng mặt bằng có sẵn và tái tạo vẻ đẹp “tiềm ẩn” của nó. Việc thiết kế quán nên dựa vào cấu trúc sẵn có của ngôi nhà để tận dụng chỗ ngồi, không gian hợp lý nhất. Khác biệt từ một không gian có “gu” Tạo ra cái “gu” của quán là kết hợp của bản thân người chủ lẫn tham khảo bên ngoài. Nhưng “gu” là thứ rất trừu tượng. Người sáng lập Tranquil chia sẻ, mức đầu tư ban đầu vào các quán của anh thấp, đơn giản vì anh không nghĩ được thêm gì để đầu tư đắt hơn. Chuyện làm quán rất tự nhiên, thật sự không có thiết kế hay đóng khung ý tưởng, mọi thứ cứ dần dần từng ngày. Điều kiện cần là bản thân cái “gu” của người chủ. Điều kiện đủ là họ phải tham khảo thêm bên ngoài, có kiến thức để xác định sự tham khảo đấy có khoa học, phù hợp với bản thân hay không. Bất cứ một người nào mở quán đều sẽ bị áp tính cách cá nhân vào nơi đó. Cho dù có thuê một bên khác thiết kế, nhưng lúc vận hành, tính cách
#mohinh #khonggian
cá nhân của người chủ sẽ xen vào, và khiến cửa hàng mang tính chất của chính người chủ. Cái “gu” nó đến rất tự nhiên, không thể nói là “gu” tốt hay không tốt, đây là tính cá nhân, không thể so sánh. Longer Than a Summer có thể là minh chứng rõ ràng cho việc tạo sự khác biệt nhờ những nhân tố trên. Trước tiên, mô hình này gần như chưa có ở Hà Nội: một quán rượu phục vụ 7 – 10 người. Không gian quán chỉ cần 5 - 6 khách mỗi tối là không khí đủ vui. Quán giới hạn tối đa 15 khách, người thứ 16 cần chờ đến khi có chỗ. Mặc dù có thể tiếp nhiều khách hơn nhưng người chủ muốn tạo không gian trống để tất cả mọi người luôn có cảm giác phóng khoáng và “dễ thở”. Họ có thể ngồi nói chuyện cùng nhau, hoặc đi một mình mà không cảm giác áp lực, không phải giao tiếp hay bị làm phiền. Gọi là quán rượu nhưng không có quá nhiều rượu, không có nhân viên nữ, không có phục vụ, hoàn toàn chủ quán tự làm. Đây có thể coi là quán rượu của những người không biết uống rượu, một social club của những người
“Tôi có thể cải tiến hay thay đổi gì khiến mô hình này mới mẻ hơn? Mô hình đó có thể giải quyết được nhu cầu nào của khách hàng? Trên thị trường có mô hình nào đang làm tương tự không?”
39