Hashtag No.3 Retail - Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ

Page 1

Tác giả: Entrepreneur Press, Ciree Linsenman Dịch giả: Kiều Thị Hòa, Thu Hà

RETAIL KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

Dịch giả: Kiều Thị Hòa, Thu Hà

#khoinghiep #banle #online #offline #kehoach #diadiem #nhansu #dinhgia #marketing #loinhuan #hashtagstartup #hashtagbusinessvietnam

Tác giả: Entrepreneur Press, Ciree Linsenman

NXB Dân Trí NXB Dân Trí


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ

Copyright © 2015 by Entrepreneur Media, Inc. Translation copyright © 2020, by RIO Book JSC, Vietnam Published by arrangement with Entrepreneur Media, Inc. through Andrew Nurnberg Associates International Limited

RETAIL Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ Tác giả: Entrepreneur Press, Ciree Linsenman Dịch giả: Kiều Thị Hoà, Thu Hà Công ty cổ phần RIO Book Việt Nam giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với Entrepreneur Media thông qua Andrew Nurnberg. Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của RIO Book đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Bern.

Đội ngũ thực hiện RIO Book Giám đốc sáng tạo: Tùng Juno Biên tập viên: Nhật Mỹ Trưởng nhóm thiết kế: Nam Trình bày: Nam, Khang, Nguyệt Minh


#Hashtag Startup

Dự án sáng tạo do RIO Book triển khai trên lộ trình thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng người trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:

#Hashtag Business – Dòng sách tư duy quản trị kinh doanh trang bị kiến thức nền tảng dành riêng cho thế hệ doanh nhân trẻ khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam.

#Hashtag Startup – Ấn phẩm hướng dẫn khởi nghiệp kinh doanh từ thực tiễn dành cho thị trường Việt Nam, khai thác đặc thù của từng lĩnh vực bổ trợ cùng góc nhìn đa chiều và bài học thực tiễn từ những doanh nhân khởi sự kinh doanh trong từng ngành.

Mọi ý kiến đóng góp, xin gửi về email: hashtag@riobook.vn

02 03


LỜI ĐỀ TỪ #HASHTAG STARTUP

Dựa vào khảo sát 60 nền kinh tế của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam nằm trong top đầu 20 quốc gia về tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này, khả năng hiện thực hóa ý tưởng của người Việt lại nằm trong 20 nền kinh tế đứng cuối. Việc khởi nghiệp, hay bắt đầu một hoạt động kinh doanh rất đơn giản, chỉ cần xuất phát từ một ý tưởng. Tuy vậy, để đưa được ý tưởng ấy trở thành một mô hình kinh doanh cụ thể và vận hành hiệu quả lại là một chặng đường rất dài. Tỷ lệ tồn tại sau 3-5 năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ là 5-10%. Lý do xuất phát từ chính những vấn đề vướng mắc mà những người khởi nghiệp gặp phải như sản phẩm, tài chính, nhân sự, thương hiệu,... Xuất thân là những người trẻ từng trải qua giai đoạn khởi nghiệp đầy khó khăn, chúng tôi luôn trăn trở về câu hỏi: “Làm sao để người khởi nghiệp có thể bước chân vào thương trường với sự tự tin về kiến thức cũng như tinh thần vững vàng hơn?”. Và đó là lý do #Hashtag Startup ra đời, ấn phẩm nằm trong hệ sinh thái #Hashtag Business Vietnam do RIO Book xây dựng, nhằm cung cấp những nội dung độc đáo, sáng tạo, những thông tin và kiến thức hữu ích cho cộng đồng người trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong hai cuốn sách đầu tiên thuộc dòng #Hashtag Startup là Fashion - Kinh doanh thời trang tại thị trường Việt Nam và Drink - Kinh doanh đồ uống tại thị trường Việt Nam, chúng


tôi đã dành thời gian gặp gỡ rất nhiều những doanh nhân đi trước – những người hằng ngày trực tiếp kinh doanh – để lắng nghe họ chia sẻ về những bài học kinh nghiệm và đúc rút thành nội dung sách bao gồm 4 chương tương đương với 4 giai đoạn người khởi nghiệp phải trải qua (khởi sự - sống còn - phát triển - cảnh báo). Ở phiên bản mới lần này với chủ đề Retail - Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ, để nâng cao khối lượng kiến thức kinh doanh bài bản, bao quát và hệ thống hơn, đồng thời vẫn giữ được tính nội địa hoá và sự gần gũi với bạn đọc, ban biên tập đã tái cấu trúc nội dung sách thành hai phần riêng biệt: • Phần (1): Cung cấp kiến thức nền tảng về lĩnh vực bán lẻ dành cho những ai đang dự định dấn thân vào lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào - từ việc đưa ra quyết định mặt hàng kinh doanh, địa điểm đặt cửa hàng, tuyển dụng nhân sự, các vấn đề pháp lý đến marketing và định giá sản phẩm,... Nội dung phần một được chuyển ngữ từ cuốn sách Start Your Own Retail Business and More thuộc series sách khởi nghiệp do Entrepreneur Press – nhà xuất bản về lĩnh vực kinh doanh được xem là ngọn hải đăng trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ thực hiện. • Phần (2): Khai thác tính đặc thù kinh doanh tại thị trường Việt Nam thông qua các góc nhìn đa chiều và bài học thực tiễn từ những doanh nhân khởi sự trong các lĩnh vực bán lẻ, bao gồm: thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, nội thất, văn phòng phẩm. Cho dù bạn đang quan tâm đến việc mở cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng trực tuyến hay bất kỳ hình thức bán lẻ nào khác, cuốn sách này sẽ giúp bạn quyết định xem đây có phải là lĩnh vực kinh doanh thực sự phù hợp với bản thân hay không. Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của những người đi trước, bạn sẽ hiểu mình cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng kinh doanh, những lỗi phổ biến cần tránh và làm thế nào để duy trì hoạt động bền vững trong hoạt động bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Chúc bạn một hành trình khởi nghiệp đầy hứng khởi và thành công!

04 05


LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi đoán rằng bạn đã chọn cuốn sách hướng dẫn khởi nghiệp này vì các lý do sau: • Bạn đã từng làm việc trong doanh nghiệp của người khác và giờ bạn cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu doanh nghiệp của riêng mình; • Bạn là người hướng ngoại và thích tương tác với mọi người; • Bạn cảm thấy thoải mái với những điều bất ngờ và có khả năng giải quyết vấn đề; • Bạn thích kinh doanh và không ngại làm việc trong nhà nhiều giờ; • Bạn biết rõ doanh nghiệp bán lẻ của mình sẽ đi đến đâu trong 5 năm tới. Mục tiêu của chúng tôi là chỉ ra mọi thứ cần thiết để bạn có thể: • Quyết định xem liệu loại hình bán lẻ có phù hợp với bạn hay không; • Mở rộng cửa đón các cơ hội kinh doanh; • Hạn chế các lỗi lầm có thể mắc phải; • Dẫn dắt doanh nghiệp bán lẻ của bạn kinh doanh thành công.


Chúng tôi đã cố gắng biên soạn sao cho cuốn sách này dễ hiểu nhất có thể đối với người đọc. Các chuyên gia trên khắp đất nước đã cùng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để bạn thấy được những yếu tố mang lại hiệu quả thực tế và giúp bạn tránh khỏi sai lầm mà họ đã từng mắc phải. Chúng tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của các nhà bán lẻ và cung cấp cho bạn những lời khuyên cũng như lưu ý được đúc kết từ kinh nghiệm. Chúng tôi đã chia nội dung cuốn sách này thành nhiều phần để bạn dễ dàng khai thác kiến thức từ nhiều khía cạnh trong quá trình khởi nghiệp cũng như vận hành công việc kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng tôi cũng liệt kê danh sách hành động và câu hỏi để bạn suy ngẫm nhằm sáng tạo giải pháp cho từng vấn đề cụ thể mà bạn có thể phải đối mặt. Khái niệm bán lẻ ở Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện từ những năm 1800 nhờ vào quá trình giao lưu thương mại giữa người định cư và thương nhân ở New York và Chicago. Khi ngành kinh doanh bán lẻ tại cửa hàng theo kiểu truyền thống dần trở nên bão hòa, những công ty chủ chốt trong lĩnh vực này đã bổ sung thêm hình thức đặt hàng qua thư vào cuộc chơi. Sự cạnh tranh khiến Macy, JC Penney, Woolworth, và Walmart càng ngày càng giảm giá sản phẩm, đồng thời phát triển sự đa dạng cũng như quy mô bán lẻ, và rồi khái niệm đại siêu thị đã xuất hiện. Ngày nay, bán lẻ đã mở rộng ra nhiều hơn thế. Chúng ta giao dịch với mọi nơi trên thế giới qua phương tiện truyền thông và đặt hàng từ những nhà bán lẻ − những kẻ biết trước được nhu cầu mua sắm của ta trong tương lai bằng cách nghiên cứu hành vi trực tuyến của mọi người. Để khai thác được bối cảnh mới của ngành bán lẻ, chúng ta phải kết hợp cả phương pháp truyền thống lẫn trí tuệ hiện đại nhằm hiểu thấu sự ảnh hưởng của các mối quan hệ trên mạng đến thói quen tiêu dùng. Chúng tôi đã tập hợp dữ liệu và biên soạn tài liệu hướng dẫn này với mục đích trang bị cho bạn công cụ điều hướng cần thiết.

Bây giờ, hãy bắt đầu chuyến phiêu lưu mạo hiểm của chúng ta. Chúc bạn trải nghiệm hành trình một cách vui vẻ!

06 07


MỤC LỤC

04 Lời đề từ #Hashtag Startup 06 Lời nói đầu

14 PHẦN I:

KIẾN THỨC NỀN TẢNG

32 33 33 37 38 38

Tiến lên từng bước Bức tranh về hoạt động bán lẻ • Trách nhiệm xã hội • Cửa sổ cơ hội • Còn bây giờ thì sao? • Bạn có dám đương đầu với thử thách?

02 CHƯ ƠN G

01 CHƯƠNG

GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ/16

18 Chào mừng bạn đến với giải đấu lớn 18 Các loại hình bán lẻ cơ bản 19 • Bán lẻ tại cửa hàng 20 • Cửa hàng bán lẻ truyền thống 21 • Chàng tí hon David và gã khổng lồ Goliath 22 • Cửa hàng bán lẻ đặc thù 23 • Bán lẻ không qua cửa hàng 24 • Bán hàng tại các địa điểm tạm thời 24 • Bán hàng trực tiếp 25 • Đặt hàng qua thư 27 • Internet 29 • Máy bán hàng tự động 30 Nhà bán lẻ dịch vụ 32 • Nhu cầu sử dụng dịch vụ

LẬP KẾ HOẠCH/40

43 Bán lẻ và bạn: Có phải là một cặp trời sinh? 44 • Phẩm chất cá nhân 46 • Tăng trưởng hay thu nhập? 47 • Điểm mạnh và điểm yếu 47 • Tiền bạc 49 • Kinh nghiệm 50 • Kỹ năng quản lý và chuyên môn 50 • Mục tiêu kinh doanh 52 • Có đủ thời gian hay nhu cầu không? 53 • Hãy xem xét các số liệu thống kê 54 Bắt đầu suy nghĩ về sứ mệnh của bạn 58 Luôn dõi theo xu hướng 59 Phương thức cạnh tranh của bạn là gì? 61 Kế hoạch của bạn là gì?


03 C H Ư Ơ N G

66 66 67 68 68 69 70 70 71 73 73 74

QUYẾT ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH/64

Mua một doanh nghiệp • Thương hiệu nhượng quyền • Cơ hội kinh doanh • Bán hàng trực tiếp (bán hàng đa cấp) • Các doanh nghiệp độc lập đang hoạt động • Nhận diện cơ hội • Đánh giá doanh nghiệp được rao bán Tổ chức doanh nghiệp của riêng bạn Cố vấn chuyên nghiệp • Luật sư và kế toán • Ngân hàng • Tư vấn viên

04 C H Ư Ơ N G

78 81 82 83 84 84 85 86

ĐỊA ĐIỂM/76

Bán lẻ tại nhà Địa điểm thương mại Khảo sát địa điểm • Lựa chọn khu vực phù hợp với khách hàng Lựa chọn các loại sản phẩm và địa điểm • Hàng tiện lợi • Hàng chọn lọc • Hàng đặc thù

87 Sự tương thích của các hoạt động bán lẻ 88 Hiệp hội doanh nhân 89 Chủ nhà đất 90 Chia vùng và quy hoạch 91 Khu vực ưu đãi và đơn vị xúc tiến 91 • Phố trung tâm 92 Kiểm tra sức cạnh tranh 92 Lựa chọn một địa điểm trong trung tâm mua sắm 93 • Bạn có đủ điều kiện? 94 • Các chi phí ở trung tâm 95 • Thuê địa điểm kinh doanh đặc thù 97 • Tất cả mọi thứ đều có thể thương lượng 98 Bắt đầu từ con số không 98 Tóm lại: Đừng chọn vị trí kinh doanh một cách bừa bãi

05 CHƯ ƠN G

CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LÝ/100

103 Quyết định loại hình doanh nghiệp 104 Bảo vệ tên doanh nghiệp của bạn 105 • Đăng ký tên miền 106 Chi phí khởi nghiệp 107 • Sẵn sàng, kiên định 108 Đặt cơ sở kinh doanh tại nhà không phải miễn phí 109 Giao dịch tại ngân hàng địa phương

08 09


06 C H Ư Ơ N G

HOẠT ĐỘNG/114

Chính sách hoạt động • Chính sách giờ giấc • Chính sách tín dụng • Chính sách chăm sóc khách hàng 119 • Công tác vệ sinh và dọn dẹp 121 • Chính sách an ninh 121 Công việc của một ngày 116 116 118 119

07 C H Ư Ơ N G

132 133 135 135 137 137 138 138 140 141 141 142 142 143 144 144

THIẾT KẾ CỬA HÀNG VÀ XÂY DỰNG WEBSITE/130

Quá trình thiết kế cửa hàng Ngoại thất độc đáo • Biển quảng cáo trên cao • Tường kính • Lối vào Thiết kế nội thất cho cửa hàng của bạn • Trải nghiệm mới là quan trọng • Lựa chọn phương pháp của bạn • Giá trị của từng đơn vị diện tích • Bố cục chịu ảnh hưởng bởi tính chất của hàng hóa • Lối đi • Mô hình tự phục vụ và kỹ thuật thanh toán • Sàn nhà • Trần nhà, tường và màu sắc • Thiết bị lắp đặt và ánh sáng • Hoạt động hỗ trợ bán hàng

145 • Trưng bày một cách hiệu quả và thuận tiện 145 Xây dựng website 146 • Đánh giá nhu cầu của bạn 146 • Website của bạn có chức năng gì? 146 • Sử dụng website tại cửa hàng 147 • Đề mục của website 149 • Mô phỏng những hoạt động hiệu quả 149 • Lựa chọn công cụ tạo website hoặc thuê chuyên gia 150 • Thông báo tuyển dụng 150 • Sử dụng dữ liệu lớn (big data) 150 • Cung cấp video 151 • Website đang “vượt mặt” cửa hàng truyền thống về doanh số

08 CHƯ ƠN G

KIỂM KÊ VÀ LƯU TRỮ HÀNG HOÁ/152

154 Sản phẩm mà bạn kinh doanh sẽ đại diện cho con người bạn 155 • Hàng hóa chất lượng 156 • Lựa chọn sản phẩm độc đáo 157 Lập kế hoạch nhập và lưu trữ sản phẩm 158 • Tìm kiếm sản phẩm 158 • Tham khảo các đơn vị xúc tiến thương mại 159 • Tìm nhà cung cấp phù hợp 162 Kiểm soát hàng lưu trữ 164 • Từ người gửi hàng đến người mua hàng 165 • Mùa bán hàng 165 • Bao nhiêu là đủ? 166 Hàng ký gửi 166 Bắt kịp với sự thay đổi


09 C H Ư Ơ N G

TRANG THIẾT BỊ/170

172 Nguồn cung cấp thiết bị 172 • Phiên đấu giá, chợ trời và cửa hàng đồ cũ 173 • Nguồn cung cấp thiết bị trực tuyến 173 • Doanh nghiệp đang hoạt động 174 Thiết bị văn phòng 174 • Linh kiện máy tính 176 • Phần mềm máy tính 176 • Máy tính tiền 181 • Hệ thống xác minh thẻ tín dụng 181 • Đầu đọc mã vạch 182 • Thiết bị khác mà bạn có thể cần 183 • Thiết bị mua sắm tương tác 184 Thiết bị sàn bán hàng 184 • Thiết bị trưng bày

10 CHƯƠNG

ĐỊNH GIÁ/190

Triết lý định giá Ấn tượng mà giá cả mang lại • Giá cả và phạm vi sản phẩm • Đặt hàng sản xuất độc quyền • Đơn giá xã hội • Những hạn chế trong việc định giá 197 Chiến lược định giá 198 • Phân khúc giá 199 • Nguyên tắc định giá

192 193 194 195 196 196

200 Định giá dịch vụ 201 Các khái niệm trong ngành bán lẻ 204 • Tính toán để có lợi thế cạnh tranh 205 Lợi ích của hoạt động giảm giá 205 • Phương pháp loss leader 206 • Giảm giá khi mua nhiều 206 • Chiết khấu cho tập thể, tổ chức 206 • Giảm giá đầu mùa 207 • Phiếu giảm giá 207 • Hoạt động giảm giá nói chung 209 Chi phí thực sự 211 Chiến lượng định giá bất bại

11 CHƯƠNG

215 216 217 217 218 220 220 221 222 223 224 224 225 226 228 229

NHÂN LỰC/212

Đánh giá nhu cầu của bạn • Bao nhiêu nhân viên là đủ? Tuyển dụng • Thông lệ quản lý lao động • Thủ tục tuyển dụng Kiểm tra lý lịch ứng viên • Chính sách đãi ngộ Hậu tuyển dụng • Cung cấp ưu đãi cho nhân viên • Hướng dẫn vận hành và quản lý nhân viên • Thử việc • Đào tạo • Lập kế hoạch nhân sự • Đánh giá hiệu suất nhân viên • Sa thải Hãy ghi nhớ điều này

10 11


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ

12

253 Mục đích thực sự của hoạt động tiếp thị qua mạng xã hội là gì?

CHƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ/230

232 Lập kế hoạch xúc tiến thương mại 234 Lễ khai trương 235 Quảng cáo 235 Kết hợp truyền thông đa phương tiện 237 • Hợp tác quảng cáo 238 • Gửi thư tiếp thị 238 • Quảng cáo in và quảng cáo trực tuyến 239 Quảng cáo trên website: yếu tố không thể bỏ qua trong lĩnh vực bán lẻ 242 Khuyến mại tại cửa hàng 243 • Giá đặc biệt 243 • Thẩm mỹ của hàng hoá 244 Quan hệ công chúng

13 CHƯƠNG

TIẾP THỊ QUA MẠNG XÃ HỘI/246

248 Website hoàn hảo dành cho bạn 249 • Tìm kiếm mạng xã hội "ruột" của bạn 250 Ba tác vụ giúp bạn bắt đầu 251 Các mẹo hay để xây dựng hình ảnh trên mạng 252 Phát triển cá tính trên mạng của bạn 253 Quảng cáo với chi phí thấp, hiệu quả cao

14 CHƯƠNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG/254

256 Mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm 257 • Thu thập thông tin chính là bí quyết 257 • Quản lý quan hệ khách hàng 259 • Lắng nghe đúng khách hàng 260 • Chỉ hứa hẹn những gì bạn có thể cung cấp 261 • Lòng trung thành và hoạt động bán lẻ 261 Dịch vụ được khách hàng đánh giá cao 262 Làm thế nào để cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt 262 • Chào đón nồng nhiệt 263 • Sự quan tâm chu đáo 263 • Tạo ra không gian thoải mái 264 • Chính sách chăm sóc khách hàng nồng ấm và thân thiện 265 • Tỷ lệ giá trị so với giá cả 265 • Hình thức mua sắm theo yêu cầu cá nhân 266 • Dịch vụ giao hàng 267 • Sổ đăng ký quà tặng 267 • Phiếu quà tặng 268 Cách xử lý giao dịch với các khách hàng không hài lòng 269 Xử lý hàng trả về 271 Internet nâng cao kỳ vọng của người tiêu dùng 272 Khách hàng luôn luôn đúng


#Hashtag Startup

15 CHƯƠNG

16 CHƯƠNG

QUẢN LÝ RỦI RO/274

276 Luật pháp 276 Bảo hiểm 279 Các vấn đề liên quan đến sản phẩm 279 • Định giá 280 • Thông tin an toàn sản phẩm 280 • Khiếu nại thông tin bán hàng sai sự thật 280 • Đóng gói và dán nhãn 281 • Bảo hành 281 • Hợp đồng mua bán 281 • Chuyển giao trách nhiệm 282 Các vấn đề liên quan đến khách hàng 282 • An toàn thể chất 283 • Mất tài sản của khách hàng 284 • Tiền giả và hàng giả 284 • Gia hạn tín dụng 284 • Tội phạm bán lẻ có tổ chức 288 Các vấn đề liên quan đến nhân viên 288 • Tệ nạn nhân viên trộm cắp hàng hoá 289 Đối phó với tình trạng hao hụt hàng hóa 290 • Thắt chặt an ninh cửa hàng 291 Chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp

294 295 296 297

LẬP KẾ HOẠCH CHO TƯƠNG LAI/292

Thay đổi là thách thức mỗi ngày Suy tính lại về các quy tắc Tương lai ngành bán lẻ Hiểu rõ khách hàng của bạn

298 Bảng thuật ngữ

310 PHẦN 2:

KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 314 Khởi nghiệp ngành bán lẻ cần đam mê để bắt đầu, cần nắm bắt thị trường để đi xa 320 Định vị thương hiệu Việt và hành trình thấu hiểu từ bên trong 328 Bài toán thuyết phục khách hàng, lời giải nào cho người làm kinh doanh thực phẩm sạch? 334 Bán lẻ nội thất - Thương hiệu cần làm gì khi hành trình khách hàng thay đổi? 340 Chất lượng sản phẩm: Chìa khóa để cạnh tranh bền vững trong thị trường thời trang 346 Mô hình bán lẻ mới, khi sản phẩm đi cùng dịch vụ

12 13


PHẦN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ


#Hashtag Startup RETAIL | KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

KIẾN THỨC NỀN TẢNG

14 15


RETAIL | KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

CHƯƠNG


GIỚI THIỆU NGÀNH KINH DOANH BÁN LẺ Các doanh nghiệp bán lẻ cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà tôi và các bạn đều cần – từ thức ăn, phụ tùng ô tô, đồ may mặc, đồ nội thất, thiết bị gia dụng, đồ điện tử, lao động lành nghề cho đến lời khuyên nhằm cải thiện nhà ở. Hãy cùng xem xét phần chìm của các khía cạnh thuộc ngành kinh doanh sôi nổi này.

16 17


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI GIẢI ĐẤU LỚN Bán lẻ là một trong những phân khúc phát triển ở tốc độ nhanh nhất của nền kinh tế. Là một trong những chủ thuê lao động lớn nhất, ngành bán lẻ mang lại các cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Những ông chủ trong ngành này đã mạo hiểm đầu tư tiền bạc, thời gian và kiếm lời bằng cách cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của người tiêu dùng. Bạn sẽ gặp một vài ví dụ về họ ở phần sau trong cuốn sách và tìm hiểu cách họ tạo ra các thị trường ngách cho riêng mình. Hầu hết các hoạt động bán lẻ đều liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một nhà sản xuất, một hãng bán buôn, đại lý, nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán lẻ khác rồi bán lại cho người tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sử dụng riêng của họ. Giá bán ra của hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm chi phí nhà bán lẻ bỏ ra cộng thêm một khoản lợi nhuận nhất định. Hoạt động của ngành trọng yếu này chiếm khoảng hai phần ba tổng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ CƠ BẢN Bán lẻ là một trong những ngành kinh tế có hành trình phát triển lâu đời nhất, và cũng là ngành liên tục được tái thiết dựa trên các phát kiến công nghệ mới. Những thay đổi trong hành vi, thái độ, mô hình mua hàng, hay sự tái cấu trúc của ngành bán lẻ có tác động đáng kể đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi một số người dự đoán các nhà bán lẻ địa phương sẽ chỉ còn là quá khứ, vẫn có tương lai tươi sáng chờ đón các doanh nghiệp nhận thức và thích ứng kịp thời với nhu cầu ngày một thay đổi nhanh hơn của người tiêu dùng. Cùng với Internet, tivi, điện thoại, dịch vụ giao hàng sau một đêm, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, bất kỳ một cá nhân kinh doanh nào cũng có thể tìm thấy thị trường của riêng mình và bắt đầu thực hiện các giao dịch thương mại ngay lập tức.


#Hashtag Startup Để mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quan về sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chúng ta sẽ cùng xem xét nhanh gọn hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng dưới nhiều góc độ. Hãy luôn ghi nhớ rằng, tất cả các doanh nghiệp này đều khởi phát chỉ từ một khái niệm đơn giản rồi phát triển đến các mức độ khác nhau tương ứng, tùy theo sức sống bền bỉ của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường cũng như mức độ được ưa chuộng và phổ biến của chúng. Căn cứ vào nguyên lý mới được khám phá này, tất cả mọi thứ đều khả thi đối với bạn.

số liệu thống kê NRF - Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia

cho biết ngành bán lẻ mang lại gần 5 triệu cơ hội việc làm liên quan

đến công tác hậu cần, 4 triệu công việc về quản trị và quản lý, 2 triệu

công việc về dịch vụ và chăm sóc

sức khỏe, 2 triệu công việc về bất động sản, bảo hiểm, tài chính và 800 nghìn công việc về công nghệ.

BÁN LẺ TẠI CỬA HÀNG Thị trường bán lẻ đang hết sức sôi động bởi mẹo số lượng đông đảo của một loạt mô hình cửa hàng khác nhau như: cửa hàng độc lập, Các nhà bán lẻ thành công không cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán lẻ giá rẻ, điều hành doanh nghiệp sao cho phù cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ thu phí hợp với chính mình. Họ phải phục vụ thành viên, chuỗi bán lẻ quốc gia và khu thị hiếu và yêu cầu của khách hàng. vực, cửa hàng chuyên doanh (các cửa hàng Có nghĩa là họ có thể phải mở cửa cả lớn như Home Depot và Staples), siêu thị vào ngày lễ và cuối tuần; mở cửa sớm và các đế chế bán lẻ quy mô lớn đang thống hoặc đóng cửa muộn vào một số ngày trị toàn ngành. trong tuần. Giống như bạn sẽ “kết Các nhà bán lẻ thường vận hành các điểm hôn” với cửa hàng của mình ngay bán cố định được thiết kế với mục tiêu thu khi bắt tay thực hiện công việc kinh hút số lượng lớn khách hàng trực tiếp. Nhìn doanh, vì vậy trên con đường chinh chung, các cửa hàng thường có không gian phục lợi nhuận, đôi khi, bạn buộc trưng bày sản phẩm đa dạng và phong phú, phải thỏa hiệp. đồng thời sử dụng chiến lược quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút khách hàng. Các cửa hàng này cũng thường bán hàng hóa phổ thông phục vụ mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên một số nhà bán lẻ lại phục vụ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các cơ sở bán lẻ kiểu này có thể kể đến như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng máy tính và phần mềm, đại lý vật liệu xây dựng hay cửa hàng vật tư điện nước.

18 19


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ

Gian trưng bày, trạm xăng dầu, đại lý ô tô và đại lý nhà ở di động cũng được Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ xếp vào nhóm bán lẻ. Để hiểu về lĩnh vực kinh doanh đa dạng này, báo cáo của chính phủ và các thông tin sẽ được chia nhỏ, xếp loại theo đặc điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích và tìm hiểu số liệu thực tế. Việc phân nhóm ngành dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí như sau: • Các dòng hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng: Ví dụ, cửa hàng bán lẻ đặc thù thì khác với cửa hàng bán lẻ tổng hợp. • Cơ sở kinh doanh đặc thù: Tiêu chí này được áp dụng trong trường hợp một cửa hàng được thị trường thừa nhận nhưng lại khó xác định các loại mặt hàng kinh doanh cụ thể, ví dụ như hiệu thuốc, cửa hàng linh kiện máy tính, thiết bị máy móc và đồ ngũ kim nói chung, và cửa hàng bách hóa. • Yêu cầu về nguồn vốn xét trên khía cạnh trang thiết bị trưng bày: Ví dụ, cửa hàng thực phẩm đòi hỏi các trang thiết bị riêng biệt. • Yêu cầu về nguồn nhân lực xét trên khía cạnh chuyên môn: Ví dụ, nhân viên cửa hàng máy tính đòi hỏi phải có kiến ​​thức về công nghệ thông tin, mặc dù kiến thức này có thể không cần thiết đối với các hoạt động bán lẻ khác.

CỬA HÀNG BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG Mặc dù hình thức mua sắm bằng thiết bị di động trực tuyến hiện nay đang phát triển mạnh mẽ từng ngày, các cửa hàng truyền thống (nhà bán lẻ sử dụng cửa hàng trên thực tế) vẫn thống trị doanh số ngành tiêu dùng và dự kiến sẽ duy trì được chỗ đứng của mình vì nhiều lý do. Trước tiên, loại hình cửa hàng này có sự hiện diện vật lý, có vị trí cụ thể để khách hàng ghé thăm, gọi điện, đến và đi từ lần này đến lần khác. Nó như là điểm đáp ứng mọi nhu cầu hàng hóa của khách hàng. Đây cũng chính là nơi diễn ra các hoạt động tương tác xã hội và gắn kết giữa con người với con người ở thế giới thực thông qua các sự kiện liên quan đến một loại hàng hóa nhất định. Khách hàng tìm đến cửa hàng truyền thống không chỉ để tiếp cận sản phẩm mà còn để thể hiện lối sống, gặp gỡ những người có chung sở thích, hoặc xu hướng với mình.


#Hashtag Startup Chia sẻ kinh nghiệm và trò chuyện giao lưu một đối một là hoạt động được người dân ở mọi lứa tuổi yêu thích. Về bản chất, con người luôn khao khát được nhìn vào mắt ai đó, đặt câu hỏi cho họ hoặc ngắm nghía hàng hóa trưng bày. Một lợi thế nữa đó là khách hàng có cơ hội được cảm nhận, thậm chí là được “ngửi” mùi sản phẩm, được dùng thử và so sánh với các nhãn hiệu khác. Người mua thường có xu hướng muốn được tận tay lựa chọn sản phẩm cho mình. Họ cũng cảm thấy hài lòng khi tự mình mang những gì đã mua sắm về nhà ngay lập tức. Ngoài ra, khách hàng sẽ không gặp phải vấn đề phí vận chuyển hay yêu cầu đáp ứng đơn hàng tối thiểu. Mọi người sẽ thoải mái hơn khi thanh toán trực tiếp thay vì phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho người lạ. Việc trả lại hàng hóa cho các cửa hàng truyền thống cũng thuận tiện hơn so với việc trả lại qua đường bưu điện. Được phục vụ tận tình theo nhu cầu từng khách hàng, được tương tác và giao lưu với cộng đồng và tạo ra việc làm tại địa phương chính là ba lợi thế rõ ràng của các nhà bán lẻ truyền thống. Ba lợi thế đó sẽ tiếp tục giữ vai trò là yếu tố thu hút đại chúng trong nhiều thập kỷ tới.

CHÀNG TÍ HON DAVID VÀ VÀ GÃ KHỔNG LỒ GOLIATH Bạn hẳn là đã đọc rất nhiều về các ông lớn trong ngành bán lẻ như Walmart, Home Depot và Target. Họ sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khổng lồ đi kèm với sự đa dạng của các dòng sản phẩm. Phải đối mặt với “những gã khổng lồ” có ưu thế cạnh tranh về giá cả này, liệu “các chàng tí hon” có bị nghiền nát hay không? Chưa chắc. Nhiều “chàng David” cũng đã “học lỏm” một vài chiêu thức nâng cao tính hiệu quả và thu hút sự tập trung của khách hàng từ các “gã Goliath”, chẳng hạn như Walmart, và giờ đây họ đang phô diễn sức mạnh của mình. Ngày càng có nhiều loại hình cửa hàng nhỏ hơn, cả về kích thước và doanh số. Một cửa hàng điển hình thường được điều hành bởi một chủ sở hữu hoặc nhiều đối tác. Các doanh nghiệp nhỏ này về cơ bản thường thiếu nguồn lực thiết yếu, thiếu sức mua và có cách thức vận hành phức tạp so với các nhà bán lẻ quy mô lớn. Họ thường chỉ có một vài nhân viên chính thức và một hoặc hai nhân viên bán thời gian. Tất nhiên, kích thước cửa hàng phải tương ứng với loại hình kinh doanh: Chẳng hạn, cửa hàng nội thất sẽ đòi hỏi nhiều không gian hơn so với cửa hàng bán giày hoặc cửa hàng tạp hóa. Matt Murphy, một nhà thiết kế tại New York, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh thời trang một cách khá tình cờ. Vào đầu những năm 90, khi còn

20 21


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH BÁN LẺ

đang học về kiến ​​trúc, ông đã thiết kế một loạt các loại túi xách vốn là một phần của luận án với chủ đề “Gã du mục giữa thành thị” – người luôn mang bên mình một chiếc túi xách được thiết kế để chứa đồ công nghệ và và nhu yếu phẩm hàng ngày. Ông đã sáng tạo ra dòng túi xách có thiết kế lạ thường thu hút sự chú ý của tạp chí Vogue và người mua tại các cửa hàng như Maxfield, Fred Segal và các cửa hàng bách hóa. Trong 20 năm kể từ lần đầu tiên được lên trang bìa đầu của Vogue, Matt Murphy và cửa hàng của mình đã không ngừng phát triển, và hiện nay lĩnh vực hoạt động của họ được mở rộng bao gồm cả thiết kế sản phẩm, nội thất, sự kiện và đồ họa (lấy trọng tâm là lĩnh vực xây dựng thương hiệu và tiếp thị). Murphy và đội ngũ của ông cũng đã thành lập công ty chế biến thực phẩm dành cho người sành ăn, Sel Magique.

CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐẶC THÙ Trong khi các ông lớn có xu hướng bán các mặt hàng khách hàng “cần”, thì các mẹo nhà bán lẻ đặc thù lại hướng đến những gì khách hàng “muốn”. Các nhà bán lẻ đặc thù Trang 48days.net cung cấp các ý tập trung vào tính tiện lợi trong khu vực tưởng kinh doanh chi phí thấp và dân sinh, sự phong phú trong trải nghiệm các ví dụ thành công đầy cảm hứng. mua sắm và dự trữ lượng hàng hóa đủ đáp Dan Miller, chủ tịch của 48 Days, ứng nhu cầu của từng cá nhân khách hàng. cũng đưa ra các bài huấn luyện tư Các cửa hàng đặc thù quy mô nhỏ đang duy kinh doanh và cuộc sống qua cho thấy sức mạnh đáng ngạc nhiên và khả podcast mà bạn có thể tải về nghe năng phục hồi khi phải đối mặt với sự cạnh để được khích lệ tinh thần hàng tranh từ những nhà bán lẻ quy mô lớn cũng tuần. như những nhà bán lẻ trực tuyến. Họ mang đến cho người tiêu dùng bầu không khí ấm áp, phạm vi lựa chọn hàng hóa rộng và sâu hơn. Nhiều cửa hàng có thể thuộc sở hữu và được điều hành chỉ bởi một người với số lượng nhân viên hỗ trợ tối thiểu. So với các hoạt động sản xuất, việc khởi nghiệp bằng các cửa hàng đặc thù là tương đối dễ, cả về mặt tài chính lẫn vận hành. Tuy nhiên, một số gặp thất bại do thiếu vốn, địa điểm kinh doanh kém hiệu quả và sự phân tích thị trường thiếu chính xác. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy khởi nghiệp, đưa ra các mẹo kinh doanh để đưa bạn đến với thành công. Luôn có chỗ cho một cửa hàng đánh trúng thị hiếu tiêu dùng. Đặc trưng của dân số hiện nay là tính dịch chuyển; các cửa hàng cần hiện


#Hashtag Startup diện ở bất cứ nơi nào có người sinh sống. Thời trang, sự thay đổi lối sống, quan niệm đạo đức, cách chăm sóc sức khỏe và sự tiến bộ của công nghệ,... tất cả góp phần thúc đẩy nhu cầu thay đổi nền tảng bán lẻ kiểu cũ. Và cuối cùng, nhu cầu mở cửa hàng bán lẻ vẫn tiếp tục ngay cả khi các doanh nghiệp giải thể, bị bán hoặc đóng cửa vì công tác quản lý yếu kém hoặc do môi trường địa phương thay đổi. Cửa hàng nhỏ của bạn hôm nay rất có thể sẽ trở thành Lowe’s hay Starbucks trong thập kỷ tới. Neka Pasquale đã mở một cơ sở châm cứu và bán thuốc đông y thành công tại Mill Valley, California. Ban đầu bà khởi nghiệp với sản phẩm là các loại nước trái cây tươi ngon, tốt cho tinh thần. Sau những phản hồi hết sức tích cực, bà mở một tiệm nước trái cây nhỏ và hiện nay đã trở thành nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm tươi, tốt cho sức khỏe trên khắp Hoa Kỳ.

BÁN LẺ KHÔNG QUA CỬA HÀNG Khi xem xét các cơ hội kinh doanh trong sáng kiến ngành bán lẻ, hãy chắc chắn bạn đã tính đến 128 triệu loại hình bán lẻ không qua Nếu bạn đang làm một công việc cửa hàng theo con số báo cáo của Liên đoàn toàn thời gian. Hãy nhận một công Bán lẻ Quốc gia. Các hình thức kinh doanh việc bán thời gian hoặc công việc này chủ yếu hoạt động thông qua truyền thời vụ trong một cơ sở bán lẻ để hình, thương mại điện tử, tạp chí catalog hình dung được không khí vận hành (cả ấn phẩm lẫn trực tuyến), tiếp thị tại gia, của một doanh nghiệp nhỏ. Hãy gian hàng di động, máy bán hàng tự động, quan sát cách họ đưa ra quyết định, và đặt hàng qua thư. Ngoại trừ máy bán cách họ đào tạo nhân viên, cách hàng tự động, các hình thức kinh doanh nguồn lực được phân bổ và những này không duy trì dựa trên địa điểm cố kiểu thái độ của khách hàng mà bạn định. Họ kinh doanh nhiều loại mặt hàng có thể gặp phải. Hãy xem xét cách đa dạng từ sách, đồng xu, máy tính và linh thức các nhà cung cấp xử lý hàng kiện đi kèm, thực phẩm, trái cây, trang sức, tồn kho. Hãy xem những gì mang lại tạp chí, hàng hóa hiếm lạ, CD và DVD, hiệu quả và những gì không mang tem, các sản phẩm đồ gia dụng,... Một biến lại hiệu quả. thể thú vị của mô hình kinh doanh này là Pasquale’s Urban Remedy. Đầu tiên, người mua hàng có thể tận dụng dịch vụ tiện lợi mà các nhân viên tiếp thị vẫn chào mời khi tư vấn cho họ. Sau đó bộ dụng cụ làm sạch nước trái cây sẽ được giao hoặc được nhận trực tiếp từ một trong ba cửa hàng của Pasquale.

22 23


RETAIL | KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

CHƯƠNG


LẬP KẾ HOẠCH

Có hai tình huống khởi nghiệp điển hình đối với công việc đầu tư kinh doanh. Tình huống thứ nhất: Một doanh nhân có ý tưởng và muốn biến ý tưởng đó thành doanh nghiệp. Tình huống thứ hai: Một ý tưởng kinh doanh biến ai đó trở thành doanh nhân.

40 41


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

Dan Dye và Mark Beckloff rất yêu quý những chú chó. Một mùa Giáng Sinh nọ, mẹ của Beckloff đã cho anh ấy công thức nướng bánh quy cho các chú chó tại nhà và mua máy cắt bánh quy hình cục xương. Vài tháng sau, hàng xóm và bạn bè của Beckloff rộn rã hỏi mua những chiếc bánh quy mới nướng từ gian bếp của nhà doanh nhân tiềm năng. Công việc kinh doanh độc đáo này cuối cùng cũng đã phát triển thành chuỗi bán buôn và bán lẻ Three Dog Bakery và doanh nhân sở hữu chuỗi này đã giành được một chỗ trên chương trình truyền hình Oprah và Chào buổi sáng nước Mỹ. “Kinh doanh, về bản chất, không gì khác hơn là một cặp đôi tìm đến với nhau và tạo ra một cái gì đó mà trước đây không hề tồn tại,” đó là quan điểm của Dye. “Chúng ta đã thấy cuộc sống con người bị hủy hoại bởi lòng tham và những lựa chọn tồi tệ. Nhưng chúng ta cũng đã chứng kiến cuộc sống của nhiều người trở nên giàu có và viên mãn nhờ vào nỗ lực làm việc chăm chỉ cũng như trực quan sáng tạo. Phải “nhìn thấy” mới “tin” được, là phương châm hành động khi bạn đang cố gắng tìm ra sự thực, ngay cả khi đó chỉ là “nhìn thấy” bằng con mắt trong tâm trí bạn. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách biến giấc mơ thành hiện thực. Neka Pasquale của Urban Remedy tin rằng thực phẩm có công dụng như thuốc men. Cô kết hợp giáo dục kiến thức về thực phẩm và khả năng chữa bệnh của các chất dinh dưỡng thô vào châm cứu và thực hành y dược Trung Quốc trong việc điều trị cho khách hàng, và ngay lập tức, họ bị thu hút và đề nghị cô mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm thô. Cả cha và mẹ cô ấy đều là doanh nhân, chính họ đã nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ và tạo động lực cho Neka đưa ý tưởng kinh doanh của cô vào cuộc sống. Neka và mẹ cô, bà Gail, đang cùng nhau điều hành một cơ sở trị liệu khi Neka quyết định mở thêm cửa hàng bán nước trái cây nhỏ – thứ sau đó đã nhanh chóng phát triển vượt bậc. Khi xác định rằng mình cần thêm 200 nghìn đô-la để chuyển đến cơ sở lớn hơn, một người bạn đã giới thiệu cho cô nhà đầu tư quan trọng tên là Mike Jones thuộc tập đoàn Science Inc., người ngay lập tức quan tâm và đề nghị đầu tư vào dự án. “Tôi chưa từng có kế hoạch khởi nghiệp với Urban Remedy. Mọi chuyện đến một cách tự nhiên. Tôi luôn nói với mọi người rằng nếu bạn đang theo đuổi giấc mơ của mình, điều đó sẽ trở thành sự thật.” Sau đó, Pasquale đã điều hành một cơ sở sản xuất thực phẩm khổng lồ thu hút khách hàng là những người mà cô từng làm việc cùng trong nhiều năm với tư cách là một bác sĩ đa khoa. Họ đều yêu thích nước trái cây và có mối liên hệ mật thiết với cô. Giờ đây, 90% doanh số của Pasquale đến từ các khách hàng trực tuyến, do đó cô cần một đội ngũ nhân viên tiếp thị khéo léo để giúp cô kết nối với những người ở xa.


#Hashtag Startup

BÁN LẺ VÀ BẠN: CÓ PHẢI LÀ MỘT CẶP TRỜI SINH?

cảnh báo Hãy học hỏi từ sai lầm của người khác

bằng cách dõi theo phương thức mà họ sử dụng để tăng trưởng. Quả bong

bóng dot.com nổi lên từ Thung Lũng Silicon như một người chạy bộ đang

Kinh doanh bán lẻ có đúng là cơ hội dành vươn mình ra trước để chạm vào dải cho bạn hay không? Hãy cân nhắc một số băng chiến thắng ở vạch đích, và khi yếu tố có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này. chạm được vào dải băng đó, họ ngã Phẩm chất cá nhân, động lực, điểm mạnh, khuỵu xuống. Có quá nhiều người đổ điểm yếu, nguồn vốn tài chính và kinh tiền vào đầu tư kinh doanh nhanh nghiệm là các yếu tố đứng đầu danh sách chóng mà không có gì đảm bảo rằng đánh giá. họ sẽ thu được lợi nhuận từ đó. Hầu Để đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa hết các doanh nhân mà chúng ta đề chọn nghề nghiệp, bạn cần chú trọng khâu cập đến trong cuốn sách này đều có tự đánh giá bản thân và nghiên cứu thị chung một chiến lược phát triển chắc trường. Bạn có thể bắt đầu quá trình tự đánh chắn và thành công: khởi nghiệp ở giá bằng cách kiểm tra kỹ năng và xác định quy mô nhỏ, tập trung vào giá trị, loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ bạn có thể sau đó chứng kiến sản phẩm của họ cung cấp. Những kỹ năng nào được bạn ưa tự chứng minh giá trị, và bỏ vốn đầu thích và vận dụng thành thạo nhất? Nếu bạn tư để thu lợi nhuận từ nền tảng được là người có khiếu nghệ thuật, trang trí một chứng minh đó. cửa hàng hoặc thiết kế quảng cáo có thể là công việc hấp dẫn. Hoặc, nếu bạn là người thiên về cơ khí máy móc, thích giải câu đố hoặc giúp đỡ mọi người, làm việc tại cửa hàng phụ tùng ô tô, hoạt động tư vấn doanh nghiệp hoặc kinh nghiệm trước khi sinh (cung cấp và trang bị kiến thức cho các bà mẹ chuẩn bị sinh con) có thể là lĩnh vực phù hợp với bạn. Bằng cách liên kết kỹ năng của bản thân với mong muốn và nhu cầu của thị trường, bạn sẽ gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của mình. Christine Ward từng là phó quản lý tại cửa hàng quà tặng của một bảo tàng lớn ở Minneapolis trước khi cô chuyển đến phòng kế toán và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá cho việc đầu tư kinh doanh tương lai của mình – Patina, cửa hàng quà tặng thời trang và đồ gia dụng theo xu hướng. Chồng cô, Rick Haase, phụ trách việc mua hàng của một cửa hàng bán lẻ đặc thù nhỏ tại địa phương. Cả hai đều nhìn thấy cơ hội lấp đầy khoảng trống độc nhất vô nhị trong thị trường thành phố Minneapolis St. Paul. “Người dân vùng khí hậu này có xu hướng mặc trang phục nhiều lớp xếp tầng và đánh giá cao những sản phẩm gia dụng thông minh, khác lạ

42 43


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

và có tính thẩm mỹ cao.” Patina đã ra đời trên nền tảng đó, một cửa hàng phục vụ những người chuộng trang phục nhiều lớp xếp tầng với quan điểm làm hài lòng những con người khác biệt và cuồng si sự độc đáo. Vậy các nhà bán lẻ đang bán mặt hàng gì và bán ở đâu? Đồ điện tử và hàng may mặc tiêu dùng chính là các sản phẩm phù hợp với loại hình kinh doanh qua catalog nhất, theo công ty nghiên cứu IDC. Trong lĩnh vực này, đồ may mặc, quà tặng, sản phẩm âm nhạc và linh kiện máy tính là các mặt hàng đem lại hiệu quả và có doanh thu tốt nhất. Các nhà bán lẻ kinh doanh qua cửa hàng truyền thống lại làm chủ thị phần của những mặt hàng còn lại. Tuy nhiên ranh giới giữa các loại hình kinh doanh đang bị dần phai nhạt khi mà khối cửa hàng truyền thống cũng đang tham gia bán hàng ngày càng nhiều qua website, và các nhà sản xuất thì gần như luôn đáp ứng mọi yêu cầu của họ nhằm tạo ra doanh thu. Việc bán lẻ không còn bị hạn chế bởi một phương thức kinh doanh duy nhất. Bất kể người tiêu dùng có mua hàng trực tuyến hay không, trải nghiệm phong phú với mạng Internet của họ cũng đã góp phần nâng cao tiêu chuẩn đối với nhà bán lẻ trên mọi kênh bán hàng. Nhà bán lẻ phải lắng nghe yêu cầu của người tiêu dùng một cách thận trọng, phải hiểu cách thức hoạt động của các kênh bán hàng cũng như không ngừng phát huy tính độc đáo và khả năng thích ứng nhanh chóng với thay đổi.

PHẨM CHẤT CÁ NHÂN Nhiều người đã chuyển đổi vai trò từ nhân viên làm thuê sang làm chủ một cách thành công, nhưng số khác thì không. Liệu bạn có đủ những phẩm chất cần thiết để thành công trong công việc kinh doanh của chính mình? Thậm chí, ngay cả khi bạn thích hợp với cương vị chủ sở hữu doanh nghiệp, liệu một doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trọng tâm có phù hợp với bạn hay không? Vai trò của nhà bán buôn, nhà phân phối hay nhà sản xuất có phù hợp hơn với bạn không? Hãy trả lời 5 câu hỏi dưới đây một cách trung thực. Hãy trao đổi với bất kỳ ai, có thể là vợ/chồng, người bạn thân nhất hoặc đối tác tiềm năng về câu trả lời của bạn để kiểm chứng thực tế. 1. Bạn có giỏi xử lý đa nhiệm không? Trong quá trình kinh doanh, bạn phải sẵn sàng và có khả năng tự làm mọi việc. Khi bạn làm thuê cho người khác, bạn thường chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ duy nhất và chịu sự kiểm soát. Bạn được hỗ trợ bởi những người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong nhiều vai trò và chức năng


#Hashtag Startup khác nhau. Với ngành bán lẻ, những áp lực khác nhau luôn tiềm ẩn mỗi ngày, vì bạn sẽ phải giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ cho thuê nhà. Bạn không bao giờ được phép nói “đó không phải là việc của tôi”. Tất cả mọi việc đều là việc của bạn. 2. Khả năng chịu rủi ro của bạn như thế nào? Khi mới khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ, bạn có lo lắng về việc chọn đúng địa điểm, đúng thời điểm với đúng chủng loại hàng hóa/dịch vụ để bán cho đúng người, và bán đúng giá. Bạn có sẵn sàng điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với các sự kiện ngoài ý muốn, hay bạn ưa thích các dự án có tổ chức, được lên kế hoạch sẵn hơn? Bạn xem rủi ro là nguy cơ hay cơ hội? 3. Bạn có phải đếm từng ngày đến thời điểm được nhận bảng lương không? Chủ một doanh nghiệp mới khó có thể chỉ dựa vào một nguồn thu nhập. Các công ty khởi nghiệp thường đòi hỏi nhiều vốn hơn so với kế hoạch ban đầu. Nếu bạn toát mồ hôi hột mỗi khi không được trả tiền vào cùng một ngày cố định trong tháng, bạn cần suy nghĩ lại về việc tự mình bước ra khỏi ngành này. Hầu hết số tiền bạn kiếm được sẽ quay trở lại dưới dạng hàng lưu kho và các chi phí kinh doanh khác. 4. Bạn có phải là người tự chủ và thoải mái khi làm việc một mình không? Hay nguồn năng lượng của bạn đến từ những người xung quanh và bạn phải dựa dẫm vào sự hỗ trợ cũng như sự tư vấn của đồng nghiệp? Khi tự kinh doanh, bạn phải tiên phong lãnh đạo, bạn phải biết cần làm gì và khi nào nên làm điều đó cũng như tự chịu trách nhiệm hoàn toàn cho mọi việc xảy ra. 5. Bạn có coi trọng việc dự đoán và những khả năng bất ngờ có thể xảy đến trong tương lai? Khi mở một cửa hàng hoặc công ty dịch vụ, bạn sẽ đồng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau tùy theo đặc điểm và điều kiện cụ thể để đáp ứng những yêu cầu bất tận của khách hàng, nhà cung cấp, nhà tư vấn, và người lao động. Doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng tới con người, linh hoạt và tử tế. Bạn có khả năng quản lý xung đột, nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của khách hàng và điều chỉnh để thích nghi với thị hiếu của họ, thay vì của riêng bạn không?

44 45


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

Người mua sắm Trước và Nay Trong suốt 20 năm qua, công nghệ – đặc biệt là Internet đã chuyển hóa những người mua hàng thời kỳ “trước” thành những người mua hàng thế hệ “mới" dưới sự kiểm soát chưa từng có trong ngành bán lẻ. Những người mua hàng ngày nay sử dụng Internet để nhận diện nhu cầu, tìm kiếm giải pháp, so sánh giá cả, tham khảo đánh giá người dùng, mua những gì họ muốn và giải quyết các vấn đề. Rất nhiều người mua hàng ngày “trước” đã trở thành một phần trong số những người mua hàng mới” và khi số lượng người tiêu dùng tăng lên, toàn bộ trải nghiệm bán lẻ – trực tuyến hay truyền thống – đều bị thay đổi. Các thế hệ trước đây chỉ có khả năng mua quần áo, xe hơi và các đồ gia dụng bằng cách đi tới một cửa hàng, đặt hàng qua catalog, hoặc trả lời thư chào hàng được gửi trực tiếp. Người tiêu dùng ngày nay có cả một danh sách dài các lựa chọn, từ điện thoại di động, PDAs – thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, ti vi, fax điện tử,.. trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc qua website. Bạn có thể tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi này không?

mẹo “Thành công của bạn trong vai trò

một nhà bán lẻ độc lập ở thế kỳ 21 tùy thuộc vào khả năng cung cấp chuyên môn của bạn và sử dụng

chuyên môn đó để làm lợi cho khách

hàng. Trong ngành bán lẻ, bạn

có thể là chủ nhưng bạn làm việc cho tất cả mọi người, những người bước vào cửa hàng của bạn”, trích trong cuốn sách Cách mở cửa hàng

riêng của chính bạn (How to Open Your Own Store), tác giả Michael Antoniak (Avon Books)

TĂNG TRƯỞNG HAY THU NHẬP? Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì − thu nhập hay tính bền vững? Sự khác biệt giữa một doanh nghiệp chú trọng vào phát triển và một doanh chỉ tập trung làm ra lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp hoặc mua lại một doanh nghiệp của bạn. Lựa chọn chốt lại là: Bạn đang mua một công việc, hay đầu tư vào một loại tài sản, hoặc cả hai? Nhiều doanh nhân chọn doanh nghiệp mang lại cả thu nhập lẫn sự tăng trưởng vì họ muốn bán doanh nghiệp đó trong tương lai và sử dụng lợi nhuận dư như một khoản hưu trí để dành. Cân nhắc về sự thay đổi chóng mặt của thị hiếu người


#Hashtag Startup tiêu dùng, việc muốn tiết kiệm một khoản hưu trí dựa vào lợi nhuận thu được từ hoạt động bán lẻ là khá rủi ro. Một công ty chạy theo lợi nhuận là một công ty coi trọng thu nhập nhiều hơn giá trị hoặc sự tăng trưởng của chính nó, chẳng hạn như hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của cá nhân nào đó. Khi một luật sư, một người lao động tự do, hoặc những người hành nghề cơ bản khác nghỉ hưu, cơ sở và công việc kinh doanh của họ sẽ ngừng hoạt động và chỉ còn lại chút ít tài sản có thể đem bán.

ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU Để trở thành một nhà bán lẻ, bạn cần phải có lý do thuyết phục, và để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mình, bạn cần phải có các lý do thậm chí còn thuyết phục mạnh mẽ hơn. Hãy suy nghĩ về các điểm mạnh của bạn, những lĩnh vực bạn thực sự hiểu biết và quan trọng hơn cả, những công việc mà bạn thực sự thích làm. Đặc trưng làm nên một doanh nhân giỏi là tính sáng tạo độc đáo, chứ không phải là khả năng bắt chước thành công của người khác. Hãy nhìn vào những lĩnh vực thường không thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới mẻ (chẳng hạn như các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và các cơ quan kiểm soát động vật gây hại có thể trả một mức lương đảm bảo thu nhập bình quân, nhưng hiếm khi tạo ra cơ hội thay đổi cuộc sống). Hãy cởi mở đón nhận mọi khả năng có thể xảy ra. Với vai trò là một doanh nhân, bạn sẽ cần phải xem xét kỹ điều kiện hiện tại trong khi lập kế hoạch cho hai giai đoạn tăng trưởng và phát triển tiếp theo của mình. Đầu tiên, bạn phải nâng cao nhận thức về hiện trạng đang diễn ra bên ngoài. Sau đó, luyện tập thành thục thói quen viết ra giấy các ý tưởng mà bạn có hoặc nghe thấy.

TIỀN BẠC Bạn có lẽ thích sự an toàn khi có nguồn thu nhập ổn định nhưng vẫn muốn trở thành chủ lao động của chính mình. Làm sao để quyết định lựa chọn nào là quan trọng hơn: một công việc ổn định hay tự lên nắm quyền làm chủ và đối mặt với rủi ro? Trong thị trường việc làm liên tục biến động, số người thực sự có được sự bảo đảm mà họ tìm kiếm thực sự rất ít. Không gì chắc chắn rằng bạn sẽ có khách hàng vào ngày mai. Để kiểm tra mức độ phù hợp của bản thân với ngành bán lẻ, bạn có thể

46 47


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

phát triển công việc kinh doanh mới trên nền tảng một công việc bán thời gian trước. Bạn sẽ gặp gỡ khách hàng cá nhân hoặc bán sản phẩm của riêng mình vào buổi tối hay cuối tuần. Việc này cho phép bạn kiểm nghiệm thị trường và gia tăng niềm tin vào khả năng tiếp thị hoặc buôn bán hàng hóa của mình. Mức độ vững mạnh về tài chính của bạn ngày hôm nay ra sao và bạn dự tính việc gì trong tương lai? Đây không phải là chỗ dành cho những người lạc quan phi thực tế hoặc theo chủ nghĩa duy lý. Hầu hết các doanh nghiệp thất bại bởi vì họ không đủ nguồn vốn cần thiết hoặc bởi vì họ không đủ khả năng quản trị nguồn vốn mà họ có. Đội ngũ dự kiến của bạn liệu có đủ khả năng lãnh đạo, kỹ năng hay kinh nghiệm để cạnh tranh không? Trả lời trung thực những câu hỏi dưới đây có thể bảo vệ bạn khỏi rất nhiều trải nghiệm thương đau trong tương lai.

Bạn có sở hữu “phẩm chất phù hợp với ngành bán lẻ” hay không? Chỉ số phù hợp của bạn với ngành bán lẻ là bao nhiêu? Một người có “chỉ số phù hợp ngành bán lẻ” cao là người có khả năng vượt qua các thăng trầm trong lĩnh vực kinh doanh này một cách an toàn – một người tỉnh táo, quyết đoán, kiên nhẫn, can đảm, có tư duy chiến lược, và có khả năng học hỏi tốt. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây để ước tính chỉ số phù hợp với ngành bán lẻ của bạn: • Lý do vì sao tôi tham gia ngành bán lẻ? • Tôi dự tính khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nào? • Tôi sẽ bán các mặt hàng hoặc dịch vụ nào? • Tôi thu thập hàng hóa hoặc nhân tài từ nguồn nào? • Thị trường của tôi là gì, và khách hàng tiêu dùng của tôi là ai? • Đối thủ cạnh tranh của tôi là ai? • Tôi có thể cạnh tranh thành công với các các đối thủ của tôi không? • Chiến lược bán hàng của tôi là gì? • Phương thức marketing mà tôi sử dụng là gì? • Quy mô nguồn vốn cần có là bao nhiêu? • Nguồn vốn đến từ đâu?


#Hashtag Startup

• Tôi cần các kỹ năng quản lý và kỹ thuật nào? • Mục tiêu đạt được trong 5 năm tới của tôi là gì? • Tôi hướng đến mục tiêu vốn chủ sở hữu hay thu nhập, hay cả hai?

KINH NGHIỆM

mẹo

Một trong những điểm cần xét đến nữa Hãy đề nghị 20 người quen của bạn là nền tảng chuẩn bị cho công việc kinh tham gia vào một khảo sát ngẫu doanh của bạn. Cơ hội thành công sẽ gia hứng mà bạn tạo ra trên trang tăng đáng kể nếu như bạn đã từng có kinh Surveymonkey.com. Hãy tìm ra nghiệm giao dịch hoặc làm việc trong lĩnh những sản phẩm mà mọi người yêu vực cụ thể nào đó. thích nhất, sử dụng nhiều nhất, sáng Trước khi mở cửa hàng đồ cổ Stillwell tạo nhất, và thiết yếu nhất. Hãy hỏi House Antiques tại Red Bank, New Jersey, xem những loại sản phẩm hoặc dịch hai người đồng sáng lập cơ sở kinh doanh vụ nào mà họ đang có nhu cầu nhưng đó là Ron Knox và Paul Gallagher đã tự chưa có đơn vị nào phục vụ hoặc trang bị cho mình kiến thức và hiểu biết về cung cấp. đồ cổ nước Pháp. Cả hai đều là những nhà sưu tập lâu năm. Knok đã từng quản lý cửa hàng đồ cổ nổi tiếng Pierre Deux ở thành phố New York, tại đó ông đã thiết lập được mối quan hệ với các nhà thiết kế nội thất hàng đầu và làm việc với một số người nổi tiếng, các chính trị gia và những nhân vật đáng chú ý khác. Gallagher, vừa là một nhà sưu tập đồ cổ, vừa bán hàng trực tuyến trên eBay – khởi nguồn của dòng doanh thu quan trọng thời kỳ đầu cho cửa hàng. Nếu bạn thích chụp ảnh, hãy nghĩ đến việc bán các tác phẩm của bạn trên các website như Flickr.com và Shutterstock.com. Alicia Shaffer đã biến tài tự làm khăn quàng và băng đô tóc thủ công khéo léo của mình trở thành công việc kinh doanh có doanh thu 80.000 đô-la mỗi tháng thông qua website Etsy.com. Kate Rothacker đã bứt phá mạnh mẽ nhờ vào việc kinh doanh album ảnh thủ công, Crop Cozy House (cozycrophouse.com) và Tommy Dement cũng đã biến sở thích của mình thành một dòng doanh thu bằng cách lập ra dịch vụ trùng tu ô tô Vintage Vettes (vintagevettes.net), chuyên khôi phục những chiếc xe thể thao Corvette cổ điển cho những người đam mê. Bạn cũng có thể biến sở thích của mình thành cỗ máy kiếm tiền theo một cách nào đó.

48 49


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ CHUYÊN MÔN Đồng nghiệp, bạn bè, người thân có luôn luôn tặng bạn những lời khen về khả năng tổ chức, thuyết phục, hoặc sáng tạo ở bất cứ đâu hay không? Hãy hỏi những người quen biết bạn xem họ đánh giá như thế nào về sở trường của bạn. Hãy xem xét những lời đánh giá về bạn được viết trong lý lịch, báo chí hay ký sự. Hãy tham khảo những nhận xét mà giáo viên viết về bạn trong học bạ cũ cũng như những nhận xét từ cấp trên của bạn về nhân viên. Năng lực hoặc thành tích nào của bạn đã được công nhận và tán thưởng? Chúng ta đã có bản sơ lược chung về những ưu điểm của bạn; giờ hãy tiếp tục xem xét kỹ lưỡng danh sách mà người khác nhận định như là tài năng đó. Sau tất cả, bạn vẫn sẽ phải phụ thuộc vào những con người xa lạ, hàng trăm hoặc hàng ngàn người xa lạ để kiếm sống. Để thu được lợi nhuận từ việc đầu tư bán lẻ, bạn sẽ phải khiến mọi người chịu chi tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy đặt câu hỏi cho bạn bè, “Bạn tin tưởng nhờ cậy tôi làm việc gì hơn bất kỳ ai khác?” Sự uy tín, đúng giờ, khả năng quản lý tài chính và kỹ năng giao tiếp là những yêu cầu cơ bản cho một công ty khởi nghiệp. Một số loại cửa hàng đòi hỏi phải có các kỹ năng chuyên sâu hoặc trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp (ví dụ: cửa hàng kính mắt, studio ảnh, thẩm mỹ viện, hiệu thuốc, cửa hàng thiết bị điện, hay cửa hàng sửa chữa ống nước chẳng hạn). Một số khác lại yêu cầu giấy phép hành nghề đặc biệt (cửa hàng bán rượu, đại lý xe hơi, nhà hàng, quán bar, dịch vụ chăm sóc,…). Bạn sẽ phải có giấy phép kinh doanh hoặc bỏ tiền thuê một người nào có giấy phép đó. Bạn có biết ai là người có thể giúp đỡ mình trong công việc kinh doanh hoặc đóng vai trò là cố vấn tin cậy không? Ai là người mà bạn có thể tin tưởng và tham khảo thông tin? Ai là người mà bạn có thể khai thác ý tưởng từ họ?

MỤC TIÊU KINH DOANH Bạn muốn tạo ra điều gì? Bắt đầu thành lập doanh nghiệp là một hoạt động đòi hỏi sáng tạo, một cơ hội biểu hiện các mục tiêu và giá trị cá nhân, hay giải pháp cuối cùng cho vấn đề nào đó. Jeff Prouty, nổi tiếng với dự án Prouty ở Minneapolis, Minnesota, mang đến cho các doanh nhân mới tầm nhìn minh bạch và có định hướng bằng cách đặt ra những câu hỏi thiết yếu lồng ghép cuộc sống với công việc kinh doanh. “Nếu tôi


#Hashtag Startup hỏi ai đó mục tiêu của họ là gì và họ nói điều gì đó như ‘Tôi muốn sở hữu đội bóng bầu dục Vikings của Minnesota,’ tôi sẽ yêu cầu họ tính toán tất cả các bước cần thiết để điều đó xảy ra và xem họ có còn muốn sở hữu nó nữa hay không. Liệu họ có vui vẻ với con đường đã chọn? Rất nhiều người yêu thích nghệ thuật hoặc các công việc kinh doanh giàu sáng tạo nhưng không cảm thấy vui vẻ với các phần việc buồn tẻ khác, chẳng hạn như viết hóa đơn, lập ngân sách và tuyển dụng. Sau khi xem xét tất cả các bước cần thiết để đạt được mục tiêu, bạn vẫn muốn thực hiện công việc kinh doanh đó chứ? Hy vọng và mơ tưởng vốn không phải là một chiến lược.” Việc quyết định loại hình liên doanh bán lẻ nào là phù hợp nên được xem như một quyết định đầu tư mang tính sống còn. Đó có phải là công việc kinh doanh bao gồm cả trách nhiệm xã hội và trách nhiệm môi trường hay không, nó có phải là một doanh nghiệp lớn để bạn bán đi thu lời về sau hay không, hoặc đó là một doanh nghiệp không cần có nhân viên vẫn vận hành tốt? Có lẽ doanh nghiệp của bạn sẽ mang lại những công việc có giá trị cho người khác hoặc kế thừa trong nhiều thế hệ gia đình và cho bạn một lối sống hào nhoáng, thu hút. “Tôi đã tham gia thương trường từ khi mới lên sáu,” Gary Vaynerchuk nói về việc điều hành một số công việc kinh doanh nhỏ khi còn là một đứa trẻ, như bán thẻ bóng chày hay mở quầy nước chanh. “Tôi đã học được cách đối phó với việc bị từ chối từ tuổi đó. Tôi đã học cách cung cấp cho mọi người những gì họ muốn. Điều đó rất quan trọng.” Bởi vì khi đó Gary còn quá nhỏ và không mẹo thể uống rượu được, anh đã thử vô số các hương vị của rượu bằng cách nếm thử đất, Để có được các tin tức bán lẻ hữu thuốc lá, da thuộc và tất cả những gì liên ích, hãy xem các website này: Dun & quan đến nguyên liệu làm rượu dưới sự dìu Bradstreet, dnb.com; the National dắt của cha mình. Quá trình nghiên cứu Retail Federation, nrf.com; và Chain các hương vị mà những người sành rượu Store Age, chainstoreage.com. thường chọn để mô tả vị rượu vang và ham muốn kinh doanh bẩm sinh của anh ấy đã thôi thúc Gary phát triển thành công công việc kinh doanh của gia đình. “Cha tôi cho phép tôi tự do tìm hiểu, đóng vai trò là một người thầy dày dạn kinh nghiệm. Ông cũng đã dạy tôi rằng ngôn từ là sự gắn kết. Đó là điều tuyệt nhất mà tôi từng được chỉ bảo,” Gary đã kết luận. Hãy luôn giữ bên mình những người muốn được thấy bạn thành công.

50 51


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

CÓ ĐỦ THỜI GIAN HAY NHU CẦU KHÔNG? Nhiều doanh nhân đã thôi việc ở công ty mà họ làm để có thể tự kinh doanh lĩnh vực đó tốt hơn. Mặc dù bạn đã từng làm việc trong doanh nghiệp bán lẻ thành công của người khác, vẫn không có gì bảo đảm rằng việc sao chép mô hình cửa hàng hoặc dịch vụ đó ở một nơi khác sẽ mang lại hiệu quả như mô hình gốc ban đầu. (Bạn còn phải đối mặt nguy cơ vướng vào các vấn đề pháp lý nếu bạn đã ký một thỏa thuận không cạnh tranh với chủ sở hữu mô hình cũ, vì vậy hãy thận trọng.) Thời điểm, khu vực giao dịch, dân số và các yếu tố khác như sự phối hợp các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đều ảnh hưởng đến kết quả. Người chủ doanh nghiệp cũ của bạn có thể đã phải mất đến mười năm hoặc lâu hơn để xây dựng doanh nghiệp đó đạt được mức độ như hiện tại. Có thể thị trường không cần một doanh nghiệp tương tự hoặc rất khó để tìm ra lý do đích đáng khiến khách hàng chuyển sang tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Để gia nhập thị trường, vượt qua giai đoạn khởi nghiệp và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.

Thử nghiệm hiệu quả kinh doanh Hãy kiểm tra mô hình kinh doanh của bạn trước khi đầu tư khởi nghiệp. Bạn có thể phải đong đếm từng phản ứng của khách hàng đối với ý tưởng kinh doanh bằng cách thuê một gian hàng tại khu chợ trời. Hãy cố gắng duy trì nó trong một vài tuần để thực hiện một số nghiên cứu thị trường. Hãy tìm ra những gì mà người mua sắm thực sự nghĩ về sản phẩm của bạn và những gì họ có thể mong muốn nhưng đến chính họ cũng chưa rõ. Bạn có thích giao dịch với số đông hay không? Hãy thử nghiệm thêm ở một vài nơi khác nhau để thu thập thông tin về thị trường tiềm năng. Hoàn thiện mô hình kinh doanh, thương hiệu và vấn đề giá. Người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán hay không? Bạn chỉ có thể trả lời câu hỏi trên nếu ý tưởng thực sự biến thành doanh thu. Nếu bạn có thể tạo ra lợi nhuận ở điểm này, bạn hãy nghĩ đến việc tiến thêm một bước mới là thuê xe bán hàng lưu động hoặc một ki-ốt trong khu mua sắm. Rất nhiều khu thương mại cung cấp các không gian ngắn hạn giữa các gian hàng cho thuê theo hợp đồng dài hạn hoặc toàn thời gian.


#Hashtag Startup Nếu bạn muốn gia nhập ngành bán lẻ số liệu vì muốn kiếm chác từ những cửa hàng bán một loại sản phẩm duy nhất như cửa hàng thống kê thực tế đặc sản, hoặc đồ công nghệ cao dành cho những người đam mê, hãy cẩn trọng với Các báo cáo tiền trạm năm 2015 của mức bão hòa của thị trường. Chỉ căn cứ Price Waterhouse Cooper về Hoạt vào tính phổ biến và độ ưa chuộng của mặt động bán lẻ cho biết các hộ gia đình hàng là không đủ để đảm bảo rằng lợi thế đang ngày càng thu nhỏ quy mô do thị trường của các cửa hàng ở địa điểm khác dân số già và số lượng các gia đình nhau là tương đồng. Một phương thức tiếp truyền thống giảm còn rất ít. Điều đó cận khôn ngoan trong việc chọn lựa mặt khiến cho cơ hội phát triển hàng hóa hàng là xem xét những sản phẩm bán chạy và dịch vụ theo hướng cá nhân hóa để trên thị trường ở nơi bạn sống và tìm ra lỗ phục vụ một người nở rộ. hổng trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng đó. Nếu cơ sở thẩm mỹ trị liệu, tiệm làm tóc, và dịch vụ tỉa lông cho thú cưng kinh doanh có hiệu quả ở nơi nào đó, nhưng ở đây lại chưa có tiệm làm móng thì bạn có thể đánh cược rằng việc mở dịch vụ làm móng cũng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Bởi vì tất cả các loại hình kinh doanh đó tựu chung lại đều là để củng cố lòng hãnh diện trước một ngoại hình đẹp. Trong chương 4, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn kiểm nghiệm thực tế. Nhưng lối tiếp cận theo số đông(1) này còn có thể áp dụng theo hướng ngược lại: phát triển tính độc lập(2). Bởi vì chỉ có một số ít các loại hình bán lẻ nhất định, cho nên, những người cả tin dễ đi đến kết luận rằng còn rất nhiều chỗ trống trong thị trường. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu có cần thiết phải cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn để phục vụ tất cả dân số, hoặc liệu số khách hàng tiềm năng của bạn có quá ít ỏi. Ví dụ, chỉ có một phân khúc rất nhỏ của toàn bộ thị trường là quan tâm đến các tấm bản đồ cũ hay kèn túi Ecốt.

HÃY XEM XÉT CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ có thể thay đổi đáng kể từ năm này sang năm khác. Ngành công nghiệp bán lẻ đang trong

(1) Là giả thuyết cho rằng nếu bạn trở thành một phần của một tập thể lớn có cùng đặc điểm, tính chất, bạn sẽ ít phải đối mặt với nguy cơ và rủi ro. Lý thuyết này không chỉ xuất hiện trong kinh doanh mà còn xuất hiện trong đời sống tự nhiên khi động vật có xu hướng tụ tập với nhau để sinh tồn. (2) Là giả thuyết cho rằng bạn nên làm ngược lại số đông để trở nên độc đáo và thành công.

52 53


PHẦN


RETAIL | KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH BÁN LẺ

KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

310 311


PHẦN 2: KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường Việt Nam có quy mô dân số lớn, mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng lớn. Điều này khiến cho bán lẻ trở thành một mảnh đất màu mỡ những ai đang muốn gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đang có trong tay một ý tưởng táo bạo và nhiều lý thuyết về kinh doanh thì hãy khoan tiến bước. Bởi sự thất bại của nhiều người khởi nghiệp không đến từ thiếu kinh nghiệm, thiếu tài chính mà phần lớn là do thiếu sự am hiểu thị trường bản địa và đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Thực tế luôn tràn ngập các vấn đề không lường trước. Ở mỗi thị trường, mỗi lĩnh vực lại đem đến những hình thái khác nhau về mặt ý tưởng, cách quản lý, vận hành doanh nghiệp. Ở phần tiếp theo của cuốn sách Retail - Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ này, chúng tôi sẽ cùng bạn tiếp cận góc nhìn của những nhà bán lẻ thành công tại Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường, đặc thù kinh doanh của 6 lĩnh vực kinh doanh nổi trội bao gồm: nội thất, thực phẩm, túi xách, sổ tay, giày, sản phẩm làm đẹp cho nam giới. Ngoài ra, các khắng mời cũng sẽ chia sẻ lời khuyên và cảnh báo của họ về các vấn đề khách hàng, định vị thương hiệu, sản phẩm, mô hình kinh doanh,... dành cho những người dự định dấn thân vào ngành bán lẻ đầy tiềm năng này thông qua sự chia sẻ từ các khách mời.


KHÁCH MỜI CHUYÊN MÔN

#Hashtag Startup Retail - Khởi sự kinh doanh ngành bán lẻ trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

#Nguyễn Phương Hạnh Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành Blue Angel #Nguyễn Hoàng Dương Nhà Đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành Ananas #Trần Mạnh Chiến Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành Bác Tôm #Lê Duy Anh Tổng Giám đốc CTCP Xuân Hòa #Phạm Ngọc Liêm Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành Lee&Tee #Bùi Quang Hùng Nhà đồng sáng lập và Giám đốc Marketing thương hiệu 30Shine

#Hashtag Startup

312 313


PHẦN 2: KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

MÔ HÌNH BÁN LẺ MỚI, KHI SẢN PHẨM ĐI CÙNG DỊCH VỤ

Khách mời chuyên môn: BÙI QUANG HÙNG Nhà đồng sáng lập và Giám đốc Marketing thương hiệu 30Shine

Theo tổ chức nghiên cứu JUV Consulting, giá trị thị trường mỹ phẩm nam chỉ đạt 1,14 tỷ đô-la trong năm 2019, chiếm chưa đầy 2% trong tổng số 71 tỷ đô-la giá trị của toàn thị trường mỹ phẩm. Như vậy có thể thấy, đến tận thời điểm này, thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới vẫn khá sơ khai.

Biên soạn bài viết: Dũng Ez Thiết kế & Minh họa: Vũ Nam


#Hashtag Startup

Sớm nhận thấy xu hướng tương tự đang diễn ra tại Việt Nam, 5 năm trước, công ty khởi nghiệp 30Shine – chuỗi cắt tóc và bán lẻ các sản phẩm chăm sóc dành riêng cho nam giới ra đời, trở thành một trong những “key player” đầu tiên chiếm lĩnh miếng bánh thị trường rộng lớn này. Tính đến nay, 30Shine hiện đã sở hữu 91 cửa hàng ở khắp các thành phố, đặt cửa hàng đầu tiên tại Thái Lan, và vẫn đang tiếp tục thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.

Cũng trên hành trình này, 30Shine đã thành công trong việc xây dựng mô hình kinh doanh “lai” – kết hợp chuỗi cửa hàng phục vụ với hệ thống bán lẻ sản phẩm mỹ phẩm cho nam giới và gặt hái nhiều thành công. Hashtag đã có cuộc trò chuyện với anh Bùi Quang Hùng – nhà đồng sáng lập 30Shine để tìm hiểu về hành trình này.

346 347


PHẦN 2: KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LÀ NGƯỜI TIÊN PHONG – CẦN BIẾT TẬN DỤNG CƠ HỘI TRONG THÁCH THỨC Từ lâu nay, mức độ quan tâm đến làm đẹp và chăm sóc bản thân ở nam giới và nữ giới luôn có một khoảng cách rất lớn. Khi 30Shine bắt đầu khởi nghiệp năm 2015, nam giới ngày ấy vẫn có quan điểm là đàn ông


#Hashtag Startup

không cần làm đẹp, không cần chăm chút. Đi cắt tóc chỉ để cho ngắn đi, ăn mặc chỉn chu một chút là được. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân hầu hết do vợ, do mẹ mua, tức là họ là người tiêu thụ, chứ không phải người đưa ra quyết định mua sắm. Trước thị trường gần như chưa hề có đối thủ cạnh tranh này, 30Shine nhận định nhu cầu chăm sóc bản thân và làm đẹp ở nam giới là một nhu cầu “ẩn”, chứ không phải không tồn tại. Lý do khiến nhu cầu ấy còn “ẩn” một phần đến từ việc chưa có một đơn vị nào thấu hiểu tâm lý, hành vi của họ để có những sản phẩm, giải pháp phù hợp. 30Shine quyết định nắm lấy cơ hội lớn để là người tiên phong khai phá thị trường và nhanh chóng trở thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng. Thế nhưng, vị trí người tiên phong chưa bao giờ là dễ dàng, đi cùng với cơ hội cũng là không ít khó khăn. Trước tiên, thị trường khi đó là hoàn toàn mới mẻ, không có một mô hình nào đi trước để có thể quan sát, học hỏi cách làm. Tiếp theo, việc giáo dục thị trường và thay đổi hành vi người tiêu dùng không phải câu chuyện một sớm một chiều. Nếu không có cách làm phù hợp, doanh nghiệp có thể lãng phí rất

nhiều nguồn lực cả về thời gian, tiền bạc và nhân sự. Trước thách thức này, 30Shine đã đặt mình vào đúng vị trí khách hàng để phát hiện ra một vài insight quan trọng: nam giới thường tranh thủ mua sắm lúc tiện chứ không chủ động mua sắm, đôi khi họ có nhu cầu nhưng lại chưa biết sản phẩm nào là phù hợp với bản thân. Dựa trên những phát hiện này, 30Shine đã có chiến lược phát triển mảng bán lẻ hoàn toàn mới mẻ, từng bước xây dựng thói quen mua sắm của khách hàng bằng việc “gắn thói quen đó vào một thói quen khác”. Cụ thể, mảng dịch vụ cắt tóc, chăm sóc da mặt tại cửa hàng được tập trung phát triển và tối ưu hoá về trải nghiệm khách hàng. Sau khi trải nghiệm dịch vụ, hài lòng khi thấy tóc được vuốt bằng loại sáp rất mượt, da mặt mịn và sáng hơn…, thì tự nhiên tâm lý “làm sao tôi về nhà mà tóc vẫn đẹp, da vẫn mịn” sẽ xuất hiện. Từ đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc tại nhà sẽ tự động phát sinh và nhờ vậy thúc đẩy mảng bán lẻ. Như vậy, bằng việc biết cách đặt mình vào vị trí khách hàng, 30Shine đã biến thách thức thành cơ hội để cùng lúc phát triển cả 2 mảng kinh doanh: dịch vụ chăm sóc làm đẹp tại cửa hàng và kinh doanh bán lẻ.

348 349


PHẦN 2: KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM MUA SẮM TRÊN CẢ KÊNH OFFLINE VÀ ONLINE Dù có chung danh mục sản phẩm, kênh bán hàng online và offline vẫn có những đặc thù rất riêng biệt và đòi hỏi cách thức thực hiện khác nhau để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Khi hành vi khách hàng có sự chuyển đổi sang hành vi mua sắm trực tuyến, các thương hiệu có thể xây dựng đa kênh, để tạo ra các hệ thống điểm chạm tối ưu nhất đối với khách hàng. Với 30Shine, do lợi thế sở hữu mạnh từ chuỗi cửa hàng dịch vụ, doanh số bán offline vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, đồng thời bán hàng online cũng đang trên đà phát triển. Kênh bán hàng offline: Việc bán lẻ tại 30Shine khá khác biệt so với các doanh nghiệp bán lẻ thông thường. Khách hàng đến 30Shine thường có mục đích đầu tiên là để chăm sóc tóc, chứ không có chủ định mua các sản phẩm làm đẹp ngay từ đầu. Sau khi họ trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ, hành trình mua hàng mới bắt đầu. Điểm chạm (touchpoint) đầu tiên là khu trưng bày sản phẩm. Về mặt vị trí, khu vực bán hàng này được bố trí ở khu vực thanh toán (check-out). Những sản phẩm có nhu cầu cao nhất, hay những sản phẩm mà 30Shine vừa mới sử dụng cho khách hàng xong sẽ được đặt ở vị trí vừa tầm mắt và dễ nhìn. Đây là điểm chạm vô cùng quan trọng bởi khách hàng phải nhìn thấy sản phẩm mà họ quan tâm, thì nhu cầu mua hàng mới phát sinh. Điểm chạm thứ hai là nhân viên tư vấn bán hàng. Nhân viên này trước tiên cần biết rõ khách hàng vừa trải nghiệm dịch vụ nào tại cửa hàng để có sự tư vấn phù hợp. Ví dụ, khách hàng nam giới có nhu cầu dùng sữa rửa mặt, nhưng thường không hiểu mình muốn gì và nên chọn loại nào.


#Hashtag Startup Nếu nhân viên tư vấn mở lời trước, ví dụ như: “em thấy da mặt mình da dầu, hơi mụn, để em tư vấn cho anh loại sữa rửa mặt phù hợp”, khách hàng sẽ vui vẻ lắng nghe. Nói tóm lại, với nam giới, họ thường không lên trước checklist mua hàng, đến lúc thanh toán họ nhìn thấy nhiều sản phẩm phù hợp, cộng với sự tư vấn phù hợp từ nhân viên, quyết định mua sắm sẽ diễn ra rất dễ dàng. Đặc biệt, cái khó nhất khi mở một chuỗi bán hàng là cần địa phương hóa theo từng vùng miền, bởi những khác biệt về văn hoá, địa lý, tâm lý… ảnh hưởng lớn đến thói quen và hành vi mua hàng. Cụ thể, những yếu tố như khí hậu, độ ẩm, thời tiết, hay thu nhập trung bình... đều sẽ ảnh hưởng đến danh mục sản phẩm trọng yếu và cách thức tư vấn khách hàng. Ví dụ, ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, do mức độ ô nhiễm và khói bụi cao, các dòng sản phẩm liên quan đến làm sạch sâu như sữa rửa mặt, toner,... được chú trọng đẩy mạnh. Đồng thời, mức thu nhập bình quân ở hai khu vực này cũng cao hơn các tỉnh thành khác, nên danh mục sản phẩm có phần đa dạng hơn, và có nhiều dòng sản phẩm tầm giá cao hơn. Quá trình địa phương hoá này cần bắt đầu bằng việc nghiên cứu trước những thông tin nền tảng trước khi mở cửa hàng, sau đó liên tục tối ưu dựa trên thực tế kinh doanh. Kênh bán hàng online: Bán hàng online rõ ràng là một xu hướng đang phát triển mạnh. Ưu điểm lớn của kênh bán hàng này là nhờ thu thập dữ liệu số, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường nhu cầu của khách hàng, họ thường tìm hiểu về những dòng sản phẩm nào, ưa chuộng thương hiệu nào, những nhóm sản phẩm nào thường được mua cùng với nhau… Giả sử, doanh nghiệp muốn đo lường thị trường cho một sản phẩm mới, các kênh online với sự hỗ trợ của nhiều công cụ số

350 351


PHẦN 2: KINH DOANH BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn. 30Shine hiện đã triển khai bán lẻ trên cả nền tảng website và ứng dụng (app). Trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 nghiêm trọng, nhu cầu mua sắm online chắc chắn tăng mạnh. Các thương hiệu nhanh nhạy có thể nắm bắt xu hướng này để thúc đẩy kênh online. Đây cũng là giai đoạn 30Shine tối ưu và đẩy mạnh các kênh bán hàng hiện tại bằng việc xây dựng các gói sản phẩm và các chương trình khuyến mãi phù hợp. Ví dụ, để đảm bảo dòng tiền trong giai đoạn cách ly, khách hàng được khuyến khích mua thẻ trả trước, sau khi kết thúc dịch có thể dùng thẻ đó để thanh toán. Đồng thời, 30Shine cũng đang dần tối ưu để quản lý dữ liệu khách hàng một cách thông minh, hệ thống cần nắm được lịch sử, thói quen của khách hàng để cung cấp thông tin và gợi ý những khuyến mại phù hợp. Nếu nhận ra việc tư vấn sản phẩm gây phiền phức cho khách hàng, hệ thống sẽ tự động có những thông báo riêng về cho nhân viên để ứng xử phù hợp nhất. Ngoài website và ứng dụng, kênh mạng xã hội cũng là những kênh mà thương hiệu có thể nghĩ tới để tạo tác động lớn trong việc tạo độ phủ thương hiệu và giáo dục thị trường. Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhóm nhà đồng sáng lập đã nhận ra rằng nam giới không có một kênh truyền thông nào đủ hấp dẫn, đa dạng, gần gũi. Họ cũng rất muốn biết thế nào là đẹp, muốn làm đẹp thì nên làm gì,… nhưng họ chưa biết

tìm ở đâu. Do đó, 30Shine đầu tư xây dựng 2 kênh YouTube với những nội dung như giới thiệu những mẫu tóc mới, xây dựng phong cách cho nam giới, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chăm sóc bản thân… và đạt được hiệu quả truyền thông tốt. Những kênh mạng xã hội như vậy, dù không trực tiếp mang lại doanh số, nhưng có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thị trường, giúp khách hàng nâng cao tiêu chuẩn về cái đẹp. Và khi nhu cầu của khách hàng tăng lên, cả thị trường sẽ được hưởng lợi.

ĐẶC TRƯNG LĨNH VỰC BÁN LẺ MỸ PHẨM VÀ BÀI HỌC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU Đặc trưng của ngành hàng cần bắt nguồn từ đặc điểm hành vi mua sắm của khách hàng. Ví dụ, nam giới có những đặc điểm rất riêng trong việc mua sắm mỹ phẩm, khác biệt hoàn toàn so với nữ giới. Theo quan sát của 30Shine, họ thường ra quyết định nhanh, mức độ nhạy cảm về giá cả thấp. Các hoạt động mua sắm của họ ít khi diễn ra, nhưng thường chi tiêu khá nhiều cho mỗi lần mua sắm. Hơn nữa, nam giới thường chọn những sản phẩm có tính đa năng, nhiều công dụng, làm sao để chu trình chăm sóc mỗi ngày rút ngắn nhất có thể. Nhà bán lẻ hiểu được tâm lý và hành vi mua hàng này, sẽ có cách thức giới thiệu sản phẩm và tư vấn phù hợp. Đồng thời, do không muốn tốn quá nhiều


#Hashtag Startup thời gian vào việc nghiên cứu chọn lựa sản phẩm phù hợp, danh sách sản phẩm cho nam giới không nên quá phức tạp bởi sự phức tạp có thể làm khách hàng tê liệt trong việc đưa ra quyết định. Việc chia nhỏ các dòng sản phẩm đến mức nào cần được tính toán cẩn trọng, tương xứng với nhu cầu thị trường và tâm lý khách hàng. Với những bạn trẻ có ý định gia nhập vào thị trường này, theo anh Hùng, thấu hiểu tâm lý khách hàng là yếu tổ cần, còn tinh thần đổi mới không ngừng là yếu tố đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong cuốn sách “Khởi nghiệp tinh gọn” của doanh nhân người Mỹ Eric Ries, start-up được định nghĩa là “một thể chế do con người lập ra để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện vô cùng bất ổn”. Chính vì bất ổn, nên dù hoạt động trong lĩnh vực nào, sự đổi mới để thích nghi với môi trường cần diễn ra liên tục. Trước 30Shine, chưa ai nghĩ sẽ thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực cắt tóc nam. Trước 30Shine, nam

giới vẫn hoàn toàn không có thói quen gội đầu trước khi cắt tóc, chưa nói đến chuyện đắp mặt nạ hay làm đẹp da... Nếu không có dịch Covid 19, chưa ai nghĩ đến việc khách hàng sẽ mua thẻ trả trước đến 5 triệu để cắt tóc cả năm. Nếu như không đổi mới trong mô hình kinh doanh, không dũng cảm đưa những trải nghiệm mới để thay đổi hành vi khách hàng, có lẽ không có 30Shine của ngày hôm nay. Đổi mới có thể tạo ra từ việc phát hiện lỗ hổng thị trường, trong việc tối ưu quy trình làm việc, hay cải thiện sản phẩm dịch vụ hiện tại,... Trên thực tế, ai cũng nói về đổi mới sáng tạo, nhưng bản chất con người lại lười thay đổi, bởi thay đổi đi kèm với rủi ro và đôi khi phải chấp nhận hy sinh. Thế nhưng hãy luôn nhớ một nguyên tắc, những gì doanh nghiệp bạn đang làm rất tốt thì có nghĩa là nó sắp hết tốt rồi. Vì vậy, hãy bắt đầu nghĩ về chuyện thay đổi để tối ưu ngay từ khi mọi chuyện còn đang tốt đẹp.

những gì doanh nghiệp bạn đang làm rất tốt thì có nghĩa là nó sắp hết tốt rồi.

352 353


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.