VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! Từ tay không thành tay viết

Page 1



Tác giả: Linh Phan

RIO Book

NXB Lao Động 1


VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ!

Từ tay không thành tay viết Bản quyền tác phẩm thuộc về Linh Phan và RIO Book. Cuốn sách xuất bản theo hợp đồng hợp tác giữa Công ty Cổ phần RIO Book Việt Nam và tác giả Linh Phan. “Viết đi đừng sợ! Từ tay không thành tay viết” bao gồm các nội dung và hình ảnh thuộc về sở hữu của

Công ty Cổ phần RIO Book Việt Nam và tác giả Linh Phan. Bản quyền được bảo lưu, không được phép quét hay tải những nội dung trong sách lên trang mạng hay bất kì nơi khác. Cấm sao chép, tái bản toàn bộ hay từng phần.

Đội ngũ thực hiện RIO Book:

Mai Nguyệt Anh – Điều phối dự án Nhật Mỹ – Biên tập nội dung Hoàng Hiệp – Thiết kế Huyền Dương – Minh họa 2

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


Lời ngỏ

Trong thời gian gần đây, “buôn chữ” đã không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Nó dùng để chỉ việc viết lách kiếm tiền, lĩnh vực này được đánh giá rộng mênh mông và những người “hành nghề” có thể là bất cứ ai. Một bạn sinh viên, một mẹ bỉm sữa, một nhân viên văn phòng,… ai ai cũng có thể trở thành tay viết cự phách đổi chữ lấy tiền. Ở thời điểm hiện tại, lĩnh vực nào cũng cần sản xuất nội dung để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau như truyền thông doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thiết lập website,... Người viết lách dường như có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu ấy. Song, nghề viết lách khác với những nghề khác ở chỗ nó không có một công thức sẵn. Nếu bạn muốn trở thành bác sĩ, bạn phải học về ngành y, nếu bạn muốn làm giáo viên bạn phải đi học sư phạm,… Nhưng một khi bạn muốn trở thành người làm nghề viết lách, bạn có thể theo đuổi nó từ những xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau, miễn sao bạn biết viết, có nghiên cứu và hiểu biết nhất định về thứ mình viết. Như chính tên gọi của nó, muốn trở thành người hành nghề viết lách, yêu cầu đầu tiên là bạn phải biết viết và viết đúng, sau đó là tìm hiểu thêm về lĩnh vực mình muốn viết về. Cũng vì vậy mà cuốn sách “VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! Từ tay không thành tay viết” đã ra đời

như một hướng dẫn chi tiết nhất có thể về viết dành cho bất kỳ ai muốn viết, đặc biệt là viết trong Content Marketing, Copywriting, PR,… – từ những người mới không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu cho tới những người đã viết lâu năm cần vượt qua sự chán chường, thiếu

3


ý tưởng; từ những bạn mới chập chững vào nghề tới những ai đang tự kinh doanh, xây dựng thương hiệu nhờ việc viết. Cuốn sách sẽ cùng bạn đi qua hai chương chính: Chương 1 - Viết và các kỹ thuật viết cơ bản và Chương 2 - Luyện viết. Bên cạnh đó, để khuyến khích bạn đọc cùng tư duy trong quá trình đọc sách để đạt được hiệu quả tốt nhất, RIO Book đã phát triển hệ thống bài tập xuyên suốt

nội dung và kèm theo đó là một Sổ luyện viết để giúp bạn luyện

tập kỹ năng viết cũng như lưu lại những ý tưởng một cách dễ dàng. Hy vọng rằng, không chỉ là một bản hướng dẫn thực hành viết, cuốn

sách “VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! Từ tay không thành tay viết” sẽ là nguồn cảm hứng và động lực đối với bạn đọc đam mê con chữ trong quá trình tìm kiếm cơ hội và xây dựng sự nghiệp. Chúc bạn những ngày tươi đẹp.

RIO Book

4

VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ!


Về tác giả

Linh Phan là một cây viết chuyên nghiệp, tác giả sách, đang sống và làm việc tại Na Uy. Chị có 15 năm học và làm việc trong lĩnh vực Truyền thông Tiếp thị, sau đó chị học tiếp về Tâm lý học trẻ em và hiện đang hoạt động chính trong lĩnh vực này. Chị đã xuất bản sách và là dịch giả của hai đầu sách về chủ đề Truyền thông, Viết lách và Làm cha mẹ. Ba đầu sách mới cùng với những chủ đề trên sẽ lần lượt được xuất bản trong năm nay. Các cây viết có mong muốn phát triển kỹ năng và sự nghiệp viết lách có thể tìm đọc và đăng ký Bản tin chuyên sâu Freelance to Freedom của Linh tại linhphan.substack.com.

5


Lời mở đầu

Ai cũng thích đi về đích, nhưng hành trình để đi đến đích mới là điều quan trọng nhất. Viết cũng vậy. Nhiều người nói họ muốn viết nhưng không nhiều người trong số họ thực sự làm điều đó. Tại sao vậy? Trong số gần 3000 học viên mà tôi đã dạy viết trong 3 năm qua, họ luôn hỏi tôi “Em có thể thực sự viết được không” hoặc là “Em có khả năng không? Em viết tốt không?”. Họ tự tạo ra những bài kiểm tra cho chính mình: gửi bài viết đi chờ phản hồi, tham gia lớp học hoặc chờ người hướng dẫn phản hồi về những bài viết của mình. Rất nhiều người đã, đang và sắp trở thành người viết tin rằng khả năng viết là thứ mà một người có hoặc không có rồi chờ đợi người khác đưa ra quyết định về việc đó. Nếu không làm tốt trong lần đầu tiên, ngay lập tức họ tự nói với bản thân mình “Đấy, rõ ràng là tôi không giỏi làm việc này”. Tôi tin rằng nguyên nhân lớn nhất khiến mọi người không viết nữa hoặc không nỗ lực để viết tốt hơn là họ cho rằng khả năng viết là thứ khả năng bẩm sinh. Họ nghĩ những cây viết nổi tiếng sinh ra đã có năng lực đó. Hoàn toàn sai lầm! Chúng ta không cần phải sinh ra là một cây viết hay nhà văn tuyệt vời, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một người như vậy. Tôi biết khi đọc tới đây bạn vẫn có thể đang nghĩ “Được rồi, có thể viết lách không phụ thuộc vào năng khiếu nhưng nói chung nó cũng không dễ dàng gì”. Thật khó để bản thân bắt đầu từ đầu với viết lách, khi mà chúng ta đều đã là những người trưởng thành và thậm chí có những người đã gặt hái được nhiều thành công trong những lĩnh vực khác. Nhiều người đặt tham vọng quá lớn vào bài viết. Hãy nhớ rằng bất kể bạn đã đạt được

6

VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ!


thành tựu gì trước đó, nhưng với tư cách là một cây viết, có thể bạn chỉ là một người mới bắt đầu. Thay vì chiến đấu với chuyện bài viết không hoàn hảo, hãy chấp nhận sự thiếu hiểu biết và hạn chế của mình. Hãy coi mình là một người mới bắt đầu. Kể cả những cây viết nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm đọc tới đây, các bạn cũng hãy cố gắng “reset” lại tư duy của mình một chút. Hành trình chúng ta đi cùng nhau xuyên suốt cuốn sách này rất có thể sẽ khiến bạn cảm thấy có nhiều sự tươi mới và hào hứng hơn trong viết lách, nhất là nếu như bạn đang cảm thấy mình đang dần “mòn mỏi” với công việc viết lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác trong vài năm qua. Tôi không cần bạn nói “Tôi có thể làm điều này”, hãy nói “Tôi sẽ học cách để làm (hoặc làm mới) điều này”. Để bước đi tự tin hơn trên con đường của một người viết, hãy trở thành một người không ngừng học hỏi. Bạn không cần phải có tài năng. Bạn không cần phải trở nên “tốt nhất”. Đối với việc viết mà nói, “tốt” không hẳn là điều quan trọng nhất (điều này tôi sẽ giải thích kỹ hơn trong các phần sau). Bạn chỉ cần hai điều: mong muốn viết và sẵn sàng dành thời gian, năng lượng của bạn cho quá trình học tập và phát triển kỹ năng của mình. Điều đầu tiên, tôi tin rằng bạn đã có rồi, vì nó là lý do bạn mua cuốn sách này. Điều thứ hai, chúng ta sẽ cùng nhau “học” và “phát triển các kỹ năng” để tập viết và trở thành người viết tốt hơn. Vì vậy, hãy chuẩn bị năng lượng và sự tập trung để chúng ta cùng nhau luyện tập theo những hướng dẫn trong cuốn sách này nhé!

Lời mở đầu

7


Mục lục 03

Lời ngỏ

05

Về tác giả

06

Lời mở đầu

Chương một

11

Viết và kỹ thuật viết cơ bản

12

Phần 01: Viết cơ bản

13

Những câu hỏi đầu tiên

17

Viết là gì và các kĩ thuật cơ bản trong việc viết

24

Bạn là kiểu người viết nào và muốn theo đuổi cá tính viết ra sao?

38

Phần 02: Viết hiệu quả

39

Quá trình 9 bước khi viết

46

Viết thuyết phục

53

Trở thành người viết tốt hơn

62

Phần 03: Vượt qua nỗi sợ, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết

63 65 77 81

Sự trì hoãn của một cây viết 12 nguyên nhân phổ biến nhất của sự trì hoãn khi viết và cách "chữa trị" 2 loại người gặp khó khăn nhất khi viết Các kỹ thuật để trở nên tiến bộ hơn trong việc viết


Chương hai

91

Luyện viết

92

Phần 01: Kích hoạt cỗ máy ý tưởng

93

4 bước trong quy trình tìm kiếm và bồi đắp ý tưởng

99

Mô hình 6 hướng phát triển ý tưởng cho mọi loại chủ đề

104

Làm sao để triển khai từ 1 chủ đề thành 100 ý tưởng

108

Phần 02: Viết một bài viết hoàn chỉnh

109

Viết tiêu đề

113 126

khác nhau

Viết mở đầu hấp dẫn Viết phần thân

131

Viết phần kết

140

Phần 03: Viết trong Content Marketing

141

Hiểu đúng và cơ bản về Content Marketing

143

Những dạng nội dung phổ biến trong Content Marketing

147

Những mẫu bài viết (trên 1000 từ) phổ biến trong

178

Phần 04: Viết trong Copywriting

179

Hiểu đúng và cơ bản về Copywriting

Content Marketing

182

15 cách để đưa một lời chào mời mua hàng vào

197

Thử thách 10 ngày viết Copywriting

nội dung

Bonus

219 Làm sao để viết được 10.000 từ một ngày 220 222

Tôi đã viết như thế nào? Sự thật đau đớn về việc trở thành một cây viết thành công



Chương một


Phần 01

Viết cơ bản “Bạn có thể nghĩ mình không bao giờ trở thành cây viết nổi tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học và học cách viết đúng để rồi yêu thích việc viết hơn.”


1

Những câu hỏi đầu tiên

Tôi có thể viết không? Thông thường những ai hỏi câu này đều đang muốn tìm cách để có thể viết được. Nhưng không có cách duy nhất nào để trở thành một cây viết. Có người muốn viết nhật ký. Có người muốn viết sách kinh doanh. Có người muốn viết nội dung cho một thương hiệu họ sắp làm việc. Cho nên người viết sách kinh doanh và một người làm sáng tạo nội dung cho thương hiệu không có nghĩa là “học cao” hơn người muốn viết nhật ký. Chỉ đơn giản là chúng ta có những mục tiêu khác nhau trong tư cách một người viết, và vì vậy chúng ta có thể đi những con đường khác nhau. Có cây viết cần phải trải nghiệm, đi du lịch mới có thể viết. Có cây viết chỉ thích ngồi một chỗ đào sâu nghiên cứu. Một số cây viết viết rất tốt vào sáng sớm, nhưng có người chỉ khi đêm xuống họ mới bắt đầu ngồi vào bàn làm việc. Một số cây viết có tác phẩm từ khi lên 5, nhưng có người không thực sự bắt đầu cho tới khi họ nghỉ hưu ở tuổi 60. Câu trả lời là hãy tin tưởng vào trực giác của một người viết để tìm ra con đường của riêng mình và đừng nhượng bộ sự cám dỗ của việc so sánh tình trạng của mình với bất kỳ ai khác. Tôi có thể trở thành một cây viết không? Tôi nhận ra nhiều người hỏi tôi câu này với ý: “Liệu tôi có thể kiếm được tiền bằng viết lách không?”. Tôi tin rằng sẽ luôn có những công việc dành cho những người biết cách viết tốt, ví dụ như sáng tạo nội dung cho thương hiệu, viết bài PR, viết sách, biên tập,… Tất nhiên có người viết chỉ vì mục đích cá nhân, nhưng sự thật là việc viết lách hầu hết đều có thể phục vụ công việc của các bạn, với các mức độ khác nhau tùy vào năng lượng và sự ưu tiên mà bạn dành cho nó. Nếu bạn đã đọc cuốn sách “Con đường trở thành Freelance Writer – Tôi đã kiếm 800 triệu một năm nhờ viết lách như thế nào” của tôi, bạn sẽ hiểu

Phần 01: Viết cơ bản

13


luôn có cách để kiếm được tiền nhờ việc viết (và thực ra, sau 1 năm từ khi sách xuất bản thì số tiền tôi kiếm được đã bỏ xa con số 800 rồi). Tuy nhiên, đừng rơi vào cái bẫy rằng bạn không kiếm được tiền từ viết lách có nghĩa bạn không phải là một cây viết thực thụ. Người viết thực sự phải kiếm tiền được từ tác phẩm của mình chỉ là một ngộ nhận trong một xã hội mà ở đó kiếm bao nhiêu tiền đôi khi trở thành tiêu chuẩn để đánh giá. Giờ hãy nghĩ đến một vài môn thể thao. Số người chơi thể thao chuyên nghiệp và kiếm tiền được từ việc đó không nhiều. Và có hàng tỉ người trên khắp thế giới đang chơi các môn thể thao nghiệp dư hoặc tham gia các hoạt động thể thao để giải trí. Không ai nói với họ rằng: “Nếu bạn muốn dành thời gian để tập võ, chơi quần vợt hay đá bóng, bạn phải kiếm tiền được từ nó”. Rất ít người trong chúng ta có những đặc điểm thể chất để trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng điều đó không làm chúng ta bớt thích chơi thể thao hay là tập thể dục. Vậy viết thì có gì khác? Cuối phần này, tôi có một câu hỏi đơn giản dành cho bạn: Bạn muốn sử dụng thời gian và năng lượng của mình như thế nào? Nếu bạn phát hiện ra rằng bạn thích luyện viết hơn là thực sự viết, hãy để bản thân trở thành một người luyện tập thay vì một người biểu diễn hay cây viết chuyên nghiệp. Giống như chúng ta chọn tập một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe hoặc giải trí thay vì để đi thi đấu chuyên nghiệp. Nếu viết lách khiến bạn hạnh phúc, nếu nó mang lại niềm vui cho bạn, hãy dành thời gian cho nó trong cuộc sống. Với cách tiếp cận mình là một cây viết nghiệp dư chứ không phải là một cây viết chuyên nghiệp này, bạn có thể sẽ tập trung vào việc học tập, rèn luyện của mình nhiều hơn là kết quả. Tôi cũng không thể viết một cuốn sách sẽ hứa hẹn cho bạn về kết quả, nhưng quá trình đọc sách và làm theo những gì tôi hướng dẫn sẽ giúp bạn phát triển và cải thiện khả năng viết của mình. Bạn có thể nghĩ mình không bao giờ trở thành cây viết nổi tiếng, tôi không thể ngăn chặn suy nghĩ của bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học và học cách viết đúng để rồi yêu thích việc viết hơn.

14

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


Bạn càng viết nhiều, bạn sẽ càng thích làm việc đó. Tôi dám khẳng định với bạn điều đó sau gần 20 năm viết lách, bắt đầu từ năm tôi 13 tuổi. Thử thách cho bạn bây giờ là hãy nghĩ đến việc bạn muốn học gì về viết tiếp sau đây. Hãy nhớ trên tất cả, một người viết cũng là một người học. Đừng ám ảnh về việc tạo ra những sản phẩm hoàn hảo. Nếu không hài lòng với những gì mình viết, đừng bỏ cuộc. Hãy tự hỏi mình: Tôi đã học được gì từ đây? Làm thế nào tôi có thể áp dụng điều này cho bài viết tiếp theo? Hãy trau dồi trực giác của người viết, tự hỏi bản thân mình liên tục mình phải học gì. Viết là một kỹ năng phức tạp, có nhiều thứ bạn phải học. Hãy dành thời gian để học và học theo tốc độ của riêng bạn. Khi tập thái cực quyền, chúng ta thường phải dừng lại ở một tư thế cụ thể. Giáo viên có thể sẽ nói với bạn “Hãy để bản thân hoàn toàn sống với động tác này trước khi thực hiện bước tiếp theo”. Đây có lẽ là lời khuyên tuyệt vời cho việc tập luyện trên hành

Hãy trau dồi trực giác của người viết, tự hỏi bản thâ n mình liên tục mình phải học gì.

trình viết lách. Đừng vội “tìm nơi nào đó” cho bài viết. Hãy để bản thân tận hưởng nơi bạn đang ở hiện tại. Kiên nhẫn. Bạn vẫn còn nhiều thời gian để trở thành một cây viết. Khi thực sự đắm chìm vào nó, thay vì vội vàng bước đi, bạn sẽ thấy bước tiếp theo mình cần làm là gì, những gì bạn cần hoàn thiện thêm. Và đừng làm điều đó một mình. Hãy tìm một nhóm cùng chí hướng để luyện viết hàng tuần, thực hiện các bài luyện tập trong cuốn sách này (hoặc theo cách của riêng các bạn) và giúp đỡ nhau học hỏi. Khi nào tôi mới nên công khai hay xuất bản bài viết? Mỗi người có thái độ khác nhau trong việc công khai những gì họ viết. Tôi thấy việc ra mắt các tác phẩm của một người giống như chuỗi những vòng tròn đồng tâm, và người viết ở trung tâm. Có người cảm thấy muốn chia sẻ bài viết với đối tác, bạn bè người thân – đó chính là vòng kết nối

Phần 01: Viết cơ bản

15


đầu tiên. Theo thời gian những vòng tròn mở rộng dần ra và kết nối với những đối tượng lớn hơn. Bạn có thể viết cho cả những người không quen biết và hoàn toàn xa lạ (một trong số đó sau này có thể trở thành bạn bè của bạn). Công khai những gì mình viết là động lực tự nhiên hướng tới kết nối với những người khác. Ai cũng sẽ bắt đầu từ vòng tròn nhỏ nhất và có những bài viết lần đầu tiên được xuất bản. Một cách tốt để bắt đầu đó là nghĩ bài viết của mình như một món quà. Đồng thời nghĩ đến những người có thể sẽ đánh giá cao hoặc thích những suy nghĩ của bạn về một chủ đề cụ thể. Hãy viết cho họ. Nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng bắt đầu là một món quà từ người lớn dành cho những đứa trẻ. Nhiều học viên của tôi đã từng có 1-2 năm kinh nghiệm nhưng vẫn cảm thấy lung lay với niềm tin vào khả năng và tìm tới tôi vì cảm thấy mình không có tiếng nói qua những bài viết. Họ nói “Có quá nhiều điều đang diễn ra trên thế giới và em muốn thực sự viết về điều gì đó có ý nghĩa, có giá trị”. Tôi tin là có nhiều cây viết cảm thấy như vậy. Giống như những khía cạnh khác về viết, công khai bài viết là cách chúng ta thực hành. Bắt đầu dần dần với những người bạn tin tưởng. Cuối cùng bạn sẽ thấy thoải mái hơn với việc chia sẻ về công việc hay các ý tưởng của mình thông qua viết. Có nhiều người sẽ muốn đọc bài viết của bạn hơn và bạn bắt đầu gửi nó tới những kênh xuất bản chuyên nghiệp khác. Nếu muốn trở thành một cây viết chuyên nghiệp và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể, hãy hành động như một chuyên gia. Hãy tôn trọng và tôn vinh công việc viết. Đảm bảo những gì bạn tạo ra là tốt nhất có thể trước khi gửi nó đi. Hãy chịu trách nhiệm về những gì bạn chọn trong bài viết để gửi ra với thế giới. Có sự khác biệt giữa viết riêng tư và công khai. Trong quá trình luyện viết bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn nghĩ. Nhưng khi đã công khai tài liệu của mình, bạn có trách nhiệm xem xét những ảnh hưởng của nó với những người khác. Hãy xem câu chuyện, bài viết, tác phẩm của bạn ảnh hưởng thế nào tới độc giả. Nó có giúp đỡ mọi người? Nó làm họ hiểu sai và gây hại theo cách nào đó? Hãy ý thức rõ ràng về mục đích của mình khi viết bài.

16

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


2

Viết là gì và các kỹ thuật cơ bản trong việc viết

Tôi mặc định khi bạn đọc quyển sách này, bạn là một người viết. Nếu bạn thực sự muốn thành công hơn trong việc viết và nghề nghiệp của mình thông qua viết, bạn cần hiểu rằng: Mong muốn được viết luôn đi kèm với sự phát triển của việc viết. Vì vậy, hãy rèn giũa khả năng viết và bắt đầu một hành trình thú vị với viết. Trong phần này, bạn sẽ tiếp cận những kiến thức nền tảng để viết một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn. Trước hết là bằng việc tìm hiểu viết là gì và tiếp theo là các kỹ thuật cơ bản trong việc viết, song song với việc tìm hiểu thái độ của bạn với chuyện viết lách và tiếp theo là rèn luyện cùng với các phương pháp viết cơ bản.

2.1. Viết là gì và tại sao chúng ta cần luyện viết? Muốn viết đúng, bạn trước hết cần hiểu viết là gì và tại sao chúng ta cần luyện viết. Trong thực tế, viết có thể phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiểm soát của ý thức, vậy nên viết là việc tốn nhiều trí lực. Có 3 công đoạn thường thấy trong viết (mà chúng ta thường được dạy khi học phổ thông): lập dàn bài, viết câu, biên tập. Do việc viết về cơ bản là sự hồi tưởng và tổ chức thông tin từ bộ nhớ dài hạn, dàn bài phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cá nhân. Bước viết câu là cầu nối giữa dàn bài với bản thảo hoàn chỉnh. Cuối cùng, việc biên tập sửa đổi bản thảo là để phù hợp với mong muốn của người viết, đây có thể coi là bước quan trọng nhất trong cả ba giai đoạn (ngược lại với ý kiến của nhiều người cho bước lập dàn bài mới là quan trọng nhất). Những người viết giỏi bỏ một lượng lớn thời gian để xem lại và chỉnh sửa bản thảo. Bằng cách này, họ có thể tìm ra rất nhiều vấn đề về tính mạch lạc hay cấu trúc của bài viết trước khi xuất bản. Bereiter (1987) đã đề xuất một mô hình biến đổi kiến thức cho việc viết để phân biệt người viết giỏi và những người viết bình thường. Cụ thể là, người viết giỏi không chỉ hồi tưởng và tổ chức các kiến thức có sẵn trong

Phần 01: Viết cơ bản

17


Phần 02

Viết hiệu quả “Những nhà văn vĩ đại viết ra với sự cẩn thận, thường xuyên kiên nhẫn và áp lực, cường độ làm việc cũng rất cao.”


Quá trình 9 bước khi viết

1

Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, việc viết sẽ tiến bộ hơn khi bạn thực hiện nó theo một lộ trình rõ ràng. Tôi khuyên bạn hãy tham khảo quy trình trong phần này và áp dụng nó theo cách của riêng bạn để tạo ra một bài viết hiệu quả dù mục đích bài viết là gì. 9 bước tôi muốn các bạn thử áp dụng đó là:

c 1

bướ

bướ

c 2

lập

kế hoạch

bước 6

cải th iện từ ngữ, “đán h bóng” bản viết nháp

tổ chức thông tin

bước 5

đối ch iếu với kế hoạch ban đầ u và sửa bản nháp đầu tiên

ớc

hiệu đính

nhận đánh giá, phê bìn h/ phê duyệt

4

viết bản nháp đầu tiên

bước 8

7 c

nghiên cứu thông tin

bước 3

ớc

9

xuất bản , công k ha i

Giờ hãy xem ở từng bước bạn cần phải làm gì cụ thể nhé.

Phần 02: Viết hiệu quả

39


Bước 1: Lập kế hoạch Mục tiêu của bước này là để bạn tìm và sẵn sàng đưa ra thông điệp của mình. Quá trình viết sẽ bắt đầu khi bạn đã chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch và biết mình cần phải tập trung vào những gì quan trọng nhất. Những quyết định trong bước này sẽ giúp bạn tiếp tục các bước tiếp theo. Hãy xem xét các vấn đề sau: • Mình phải viết về cái gì? • Xác định và phân tích người sẽ đọc, lưu lại các lợi ích họ. • Giọng điệu lựa chọn là gì? • Mục tiêu sau bài viết là gì? • Phương tiện đăng là gì? • Áng chừng phạm vi khả năng đọc. • Lưu ý các phương pháp đánh giá. Ví dụ: Kế hoạch viết quảng cáo ra mắt khách hàng cho Trường mầm non X. 1. Độc giả chính:

• Các gia đình cha mẹ phải đi làm, không có người giúp giữ trẻ - Quan tâm tới dịch vụ chăm sóc chất lượng, an toàn cho trẻ, môi trường sáng tạo. - An tâm khi gửi con và con được phát triển toàn diện. • Các gia đình cha mẹ ở nhà trông con nhưng vẫn muốn thỉnh thoảng gửi con đi trẻ để con có cơ hội giao lưu với trẻ khác. 2. Lợi ích cần đưa vào: • Dịch vụ chất lượng, đề cao tiêu chí an toàn, phát triển cảm xúc trí tuệ xã hội toàn diện. • Được review tốt từ các phụ huynh khác. 3. Giọng điệu: Giao tiếp với khách hàng mới nên cần tích cực, khuyến khích, lấy trẻ em làm trung tâm. 4. Mục tiêu: • Tác động đến nhận thức của phụ huynh bằng cách nâng cao hiểu biết của họ về các chương trình và dịch vụ có sẵn tại trường. • Tác động đến sự chấp nhận của cha mẹ khi truyền đi niềm tin rằng

40

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


trường mầm non X sẽ mang tới cho con môi trường tốt (tăng sự tự tin lên 70% sau 3 tháng). • Tác động tới sự chấp nhận của cha mẹ bằng cách tạo cho họ thái độ họ muốn con mình phát triển ngang bằng với những đứa trẻ khác. • Tác động tới hành động của cha mẹ bằng cách yêu cầu họ đăng ký. • Phạm vi khả năng đọc: dễ hiểu, có tính khoa học nhưng không quá lý thuyết, chuyên sâu. 5. Phương pháp đánh giá: • Số lượng phụ huynh đăng ký tham gia lớp học để trải nghiệm. • Số lượng phụ huynh đăng ký cho con đi học chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu thông tin Mục tiêu là để thu thập thông tin cần thiết nhằm viết được thông điệp của bạn. Thu thập thông tin bạn muốn thông báo cho những người quan trọng, làm rõ vấn đề và câu hỏi cần giải quyết. Kiểm tra các nguồn tài liệu, phỏng vấn người quen thuộc với chủ đề. Sau khi đã thu thập tất cả thông tin cần thiết, hãy sắp xếp nó thành các chủ đề và phân đoạn thích hợp. • Xác định câu hỏi và vấn đề • Nghiên cứu đề tài • Các nguồn phỏng vấn • Tổ chức nội dung (chủ đề/sự kiện/câu chuyện) Ví dụ: Trả lời những câu hỏi cụ thể:

• Chương trình này cung cấp những gì?

• Làm thế nào để phụ huynh sử dụng được dịch vụ? Những chi phí có liên quan? • Phụ huynh đăng ký bằng cách nào?

Phần 02: Viết hiệu quả

41


Bước 3: Tổ chức thông tin Mục tiêu của giai đoạn này là phát triển một dàn ý linh hoạt cho bài viết. Cách truyền thống là sử dụng danh mục khi lập dàn ý. Dàn ý rất hữu ích vì nó đòi hỏi sự suy nghĩ rõ ràng và có kế hoạch cẩn thận trước khi viết. Một cách khác là dùng mind mapping. Đây là những công cụ trực quan khác nhau linh hoạt hơn so với truyền thống: biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ cho các ý tưởng và thông tin,... Ví dụ minh hoạ việc tổ chức thông tin:

ra mắt n on trường mầm

chư ơn trìn g h

chương trình học thử

ộ tuổ

ngày

i

mô hình

triết lý

ác

kh

dịch vụ ngoại kh

óa

ăn trưa

ên n vi

n hâ

chỉ ng

ịa iểm

chứ

thời gian

trách

thư mới

sân chơi

nhiệm

ào tạo

kỹ năng kinh n

ghiệm

42

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản

bảo m hiể cơ sở hất vật c


Bước 4: Viết bản nháp đầu tiên Giai đoạn soạn thảo là điểm khởi đầu cho bài viết của bạn. Hãy viết nháp ra thông điệp của bạn cho cả bài, cho từng phần. Hãy để các từ ngữ viết ra một cách tự do và tập trung vào cách diễn đạt logic của bài viết hơn là định dạng hay cơ chế của bài viết. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy bí bách, rơi vào tình huống mà người viết đơn giản là không biết cách bắt đầu. Nếu điều này xảy ra, hãy quay lại bước đầu tiên và xem lại ý tưởng của bạn. Hãy tập viết tự do (free writing) về những khó khăn của bạn khi viết chủ đề đó, đây là một cách hay để giải tỏa tâm trí. Thông thường nếu đã lập kế hoạch rồi, bạn sẽ vượt qua được các bối rối trong khi tiếp cận viết. Bạn có thể không cần bắt tay vào viết ngay bản nháp. Sẽ dễ dàng hơn khi bắt đầu viết một trích dẫn, một ví dụ hoặc đưa ra một lời giải thích, phản biện một số điểm. Sau đó, thêm thắt chi tiết và quay lại với phần viết giới thiệu hoặc mở đầu.

Bước 5: Đối chiếu với kế hoạch ban đầu và sửa bản nháp đầu tiên

Giai đoạn sửa đổi là để đảm bảo bạn biết mình có đạt được mục tiêu so với những gì đã đặt ra trong kế hoạch hay chưa. Trước tiên, hãy xem lại phân tích về độc giả quan trọng, đặc biệt là mong muốn, sở thích, nhu cầu hay “pain points” của họ. Sau đó, xem lại các mục tiêu. Đọc bản nháp đầu tiên xem có bị bỏ sót thông tin quan trọng nào không, thêm nếu cần thiết và xóa nếu nội dung khiến người đọc phân tâm khỏi mục đích của bài. Đặt lại các vị trí câu và đoạn văn để thông tin được trình bày theo thứ tự hợp lý. Trong giai đoạn sửa đổi, nhận xét/ý kiến từ những người khác có thể đặc biệt hữu ích, ví dụ như đồng nghiệp, sếp, người hướng dẫn,...

Phần 02: Viết hiệu quả

43


Bước 6: Cải thiện từ ngữ, “đánh bóng” bản viết nháp Mục tiêu của giai đoạn này là làm từ ngữ câu cú trở nên nổi bật và thú vị hơn. Đây là thời điểm tốt để bạn tạm nghỉ. Bạn có thể quay lại vào hôm sau để tiếp tục nếu có thời gian, hoặc đứng lên làm gì đó trong ít nhất 30 phút mà không nghĩ gì tới nó nữa. Giai đoạn này sẽ khiến bạn tươi mới và sẵn sàng tiếp cận bài viết một cách khách quan hơn. Kể cả khi bạn không có nhiều thời gian, cũng vẫn nên có thời gian nghỉ ngắn ngủi để đi uống nước, gọi điện thoại hoặc đi lại loanh quanh. Đọc to bản nháp lần thứ 2. Tốt hơn hết là hãy nhờ ai đó đọc cho bạn. Nghe đọc thành tiếng sẽ giúp bạn nhận ra những sai lầm và sửa chữa một loạt các vấn đề viết. Khi nghe, bạn sẽ nhận ra những vấn đề trong bài viết như là những đoạn chuyển ý kém hoặc thiếu sự đa dạng của câu, lặp từ lặp ý hoặc các cụm từ, câu khó hiểu. Đặc biệt chú ý đến những loại lỗi ngữ pháp là văn nói đưa vào văn viết. Hãy quyết định xem nó có cần phải được viết lại ở cấp độ phù hợp hơn cho người đọc hay không.

Bước 7: Hiệu đính Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo tính đúng đắn trong cơ chế viết. Bạn đã tạo ra một phiên bản đáp ứng được mục tiêu của mình lại vừa sử dụng được ngôn ngữ trôi chảy hay chưa? Giờ hãy chuyển sự chú ý của bạn tới các chi tiết của văn phong, đặc biệt là dấu câu, chính tả và cách sử dụng từ ngữ. Biên tập lại các yếu tố này. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc biên tập, hãy đọc lại bản nháp của mình và chỉ lưu ý đến các vấn đề này thôi. Ví dụ, nếu bạn biết mình thường mắc lỗi với dấu phẩy, hãy đọc lại bản nháp của mình và tập trung toàn bộ sự chú ý vào các dấu phẩy. Đảm bảo bài viết phải tuân theo các tiêu chuẩn ngữ pháp tiếng Việt cơ bản. 3 mẹo để giúp bạn dễ hơn trong bước này: 1. Đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới lên trên. Bằng cách này, mỗi từ đều thành đối tượng bạn phải chú ý (thay vì chú ý vào ý nghĩa của câu) nên bạn sẽ có khả năng phát hiện ra lỗi dễ hơn.

44

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


2. Sẽ dễ phát hiện ra lỗi hơn khi bạn in nó ra giấy và ngồi đọc rồi sửa. Hãy in ra nếu có thể và chỉnh sửa trên đó. 3. Xây dựng một danh sách những lỗi mình hay mắc phải. Theo thời gian bạn sẽ xác định được điểm yếu của mình. Dán nó lên ngay chỗ bạn hay ngồi viết như một biện pháp kiểm tra chất lượng.

Bước 8: Nhận đánh giá, phê bình/phê duyệt Mục tiêu của giai đoạn này là có được sự cho phép cần thiết để trình bày các tác phẩm công khai. Nếu bạn đang làm việc nhóm, bạn sẽ cần đợi sự đánh giá và phê duyệt của đồng nghiệp, sếp hoặc là khách hàng. Nếu bạn đang làm việc một mình, bạn có thể nhờ những người có chuyên môn đọc trước các bài viết của mình và chỉnh sửa dựa trên những ý kiến đóng góp đó.

Bước 9: Xuất bản, công khai Hãy chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện nhất trước khi gửi nó đi hoặc xuất bản nó lên một nền tảng nào đó. Nhớ rằng, đó phải là sản phẩm tốt nhất, hoàn chỉnh nhất so với những phiên bản trước đó.

Phần 02: Viết hiệu quả

45


Phần 03

Vượt qua nỗi sợ, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết “Tôi tin bạn sẽ có thể ngừng mơ ước để bắt tay hành động và hoàn thành công việc, ngừng trì hoãn và thực sự phát triển thói quen viết hàng ngày.”


2

12 nguyên nhân phổ biến nhất của sự trì hoãn khi viết và cách “chữa trị”

Không biết viết gì? Luôn thấy mình viết không tốt? Không tự tin chia sẻ bài viết? Cảm thấy mắc kẹt với bài viết hay với chính sự nghiệp viết lách của mình? Đây là tình trạng mà tôi nghĩ nhiều cây viết sẽ gặp phải. Bản thân tôi gần đây cũng thường xuyên nhận câu hỏi này từ học viên và những người quan tâm tới viết: “Chị thường mắc kẹt/khó khăn ở đâu nhất khi mới bắt đầu viết lách?”. Tôi không nhớ đã đọc cái này ở đâu, nhưng có một khái niệm là “học cách suy nghĩ”, theo đó “học cách suy nghĩ” thực sự nghĩa là học cách làm thế nào để có thể kiểm soát những gì bạn nghĩ. Điều đó có nghĩa là bạn phải có ý thức và nhận thức đủ để lựa chọn mình cần chú ý tới điều gì, tập trung cho cái gì và chọn cách mình sẽ hành động. Nói cách khác, mỗi người là kiến trúc sư với những suy nghĩ của riêng mình. Sau đây là 12 nguyên nhân phổ biến nhất của sự trì hoãn khi viết và những lời khuyên của tôi để khắc phục từng vấn đề. Hy vọng chúng sẽ là những gợi ý đơn giản, nhân văn để bạn suy nghĩ về những gì khiến bạn bị mắc kẹt − và thử thoát ra khỏi nó.

Vấn đề 1: Bạn có quá ít ý tưởng Bạn không biết bài viết tiếp theo, chương tiếp theo, dự án nội dung tiếp theo mình sẽ phải viết gì. Bạn chìm đắm trong mớ bòng bong “tôi không biết” và lòng vòng cố gắng tìm ra mình phải làm gì, làm thế nào để làm điều đó. Bạn cảm thấy như mình không thể nào có được một ý tưởng tốt. Do dự là chính là nỗi sợ hãi được ngụy trang. Đôi khi cảm giác nghèo nàn về ý tưởng thực sự là FOMO (sợ bỏ lỡ). Bạn không muốn viết và không muốn bắt đầu với bất cứ điều gì bởi vì bạn chỉ muốn viết thứ gì đó sâu sắc có

Phần 03: Vượt qua nỗi sợ, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết

65


ý nghĩa, cộng hưởng hay viral. Rồi khi bạn không tìm ra nó, bạn nghĩ: Tại sao mình không thể bắt đầu? Bởi vì bạn vẫn đóng chặt cửa cài then, làm gì có ý tưởng nào đi ra hay đi vào. Cách bạn nên làm:

Đồng ý là bạn cần phải viết tử tế. Nhưng hãy tạm gác nó sang một bên, chơi một trò chơi với ý tưởng đi. Lấy 1 mảnh giấy ra, viết ra 10 ý tưởng ngớ ngẩn nhất (cho câu chuyện, nhân vật, bài luận,... của bạn). Sau đó, viết ra tiếp 10 ý tưởng ngớ ngẩn hơn nữa. Viết nhanh mà không chỉnh sửa. Bạn sẽ có 20 ý tưởng. Nếu bạn làm điều này với một người khác, bạn sẽ còn thực hiện nó nhanh hơn nữa. Hãy thử làm nó nhiều lần. Nhiều người thấy là thử viết thể loại mà họ không thường viết trước đó khiến họ giải phóng được suy nghĩ và xem xét công việc họ đang làm ở một lăng kính khác. Hãy thử nghiệm. Thay vì viết bài thì hãy kể chuyện, thay vì kể chuyện thì hãy làm thơ... Bắt đầu từ bất cứ đâu. Thành công sẽ được xây dựng từ đó. Ngay cả khi bạn không đi tới cùng những gì bạn đã bắt đầu, ít nhất bạn cũng tạo đà cho mình.

Vấn đề 2: Bạn có quá nhiều ý tưởng Bạn luôn nghĩ ra quá nhiều ý tưởng và không biết bắt đầu từ đâu... vì vậy bạn thấy mình “lạc trôi”. Bạn không biết làm sao để chọn hay đưa ý tưởng tốt nhất và phù hợp nhất. Một lần nữa, FOMO là kẻ thù của bạn, vì bạn sợ bạn sẽ chọn sai thay vì ý tưởng đó sẽ khiến bạn thành công. Cách bạn nên làm:

Làm chủ sự tập trung của bạn. Khi bệnh nhân vào khoa cấp cứu, họ được phân loại: bệnh nặng nhất cần được ưu tiên chú ý, ít nghiêm trọng nhất sẽ được xem xét sau cùng. Bạn giống như y tá trong phòng cấp cứu vậy, phải học cách phân loại thật tốt và chọn ra được cái nào cần sự chú ý nhất.

66

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


Viết ra tất cả những ý tưởng mà bạn thực sự thấy khó để chọn lựa. Sau đó bạn hãy tự hỏi: Những ý tưởng nào mình có thể để lại mà không khiến mình đau đớn hay mất đi sự thú vị của nó? Ý tưởng nào phải bắt tay vào làm ngay? Ý tưởng nào thể hiện mạnh mẽ nhất các giá trị cốt lõi của mình, có nhiệm vụ xác định rõ nhất mình là ai và mình đại diện cho điều gì? Nếu chỉ được chọn 2, mình sẽ phải chọn cái nào? Mình có thể chọn cả 2 và làm nó cùng lúc không? Nếu có thì làm thế nào?

Vấn đề 3: Bạn có quá nhiều ham muốn hoặc mâu thuẫn về trách nhiệm

Có rất nhiều người muốn đọc bài viết của bạn, nhưng bạn bận quá, ít thời gian, nguồn lực hạn chế. Bạn lại cũng cần phải đi chơi, đi học, đi làm, kiếm tiền,... Bạn có thể có tất cả không? Chúng ta thường mắc vào cạm bẫy của tư duy đen trắng, nơi chúng ta tin là lựa chọn luôn có sự hữu hạn. Mỗi người sẽ theo đuổi những lợi ích riêng. Có thể chẳng ai bắt bạn phải viết cả và thật dễ dàng cảm thấy có nhiều thứ quan trọng bạn phải làm hơn là hoàn thành một bài viết. Nhưng điều này không đúng. Cách bạn nên làm:

Nếu những yếu tố như gia đình, công việc đang ảnh hưởng tới việc bạn viết, hãy thực sự xem xét, trò chuyện và trao đổi xem bạn có thể làm gì đó với thời gian của mình hay không. Khi tôi chuyển từ đi làm văn phòng sang làm việc tự do tại nhà, tôi dậy từ 4 giờ sáng và tranh thủ làm việc tới 7 giờ trước khi con trai thứ 2 dậy và sau đó tôi phải trông bạn ấy cả ngày, một mình. Tôi thấy mình có thể vừa chơi, ngồi cạnh con vừa đeo tai nghe để dạy/huấn luyện học viên. Thậm chí có những buổi hướng dẫn kéo dài 90 phút là 90 phút tôi đứng liền tù tì và bế con trai đang ngủ trên tay. Chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo với thời gian và trách nhiệm của mình. Chúng ta có thể chọn lựa từ bỏ hoặc không để tìm thấy không gian cho việc viết. Và chúng ta chẳng cần xin phép ai cả.

Phần 03: Vượt qua nỗi sợ, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết

67


Thông thường chúng ta nghĩ để làm được việc này mình có lẽ phải hủy bỏ những quyết định khác. Đó là tùy chọn và bạn có thể làm cách bạn chưa từng làm trước đây. Bạn không cần phải giải quyết tất cả mọi thứ cùng một lúc. Tiến bộ là quá trình, không phải một bước nhảy vọt. Chúng ta cũng thường cho rằng những gì mình muốn làm là quá khó khăn. Nhưng nó có thể dễ dàng hơn bạn nghĩ, chỉ cần nghĩ bạn sẽ làm được và cởi mở, bạn sẽ tìm ra cách để làm.

Vấn đề 4: Bạn có những ý tưởng nhưng không biết làm sao để đưa nó ra ánh sáng

Bạn muốn viết một cuốn sách hay là truyện ngắn nhưng lại không biết làm thế nào để bắt đầu. Cách bạn nên làm:

Hạn chế nói “Tôi không biết làm thế nào” với sai người đi. Hãy nói nó với đúng người cần nói. Hãy tìm một người cố vấn, huấn luyện có thể giúp bạn. Mình đã có hơn 2000 học viên, trong đó có khoảng hơn 100 bạn theo đuổi khóa coaching 1:1, một số khá nổi trội về khả năng và một số chậm hơn, nhưng tất cả đều di chuyển về phía trước theo cách của riêng họ, với sự trợ giúp của mình. Hãy tìm tới những người đã từng làm việc bạn đang muốn làm và hỏi họ làm thế nào để đạt được điều đó. Đừng sợ họ khó chịu. Tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu khi có ai đó nhắn và hỏi mình về cách để trở thành freelance writer hay bắt đầu sự nghiệp freelancer của họ ra sao. Hầu hết mọi người đều thích giúp đỡ, miễn là họ không bị quấy rầy phiền hà quá mức. Đọc blog, chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm. Hẹn gặp họ hoặc thậm chí đề nghị được học từ họ.

68

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản


Vấn đề 5: Bạn sợ viết những gì bạn cần viết nhất Nghe có vẻ loằng ngoằng nhưng bạn sẽ thấy đó là sự thật. Bạn lo lắng những gì mình viết ra liệu có hợp pháp hay phù hợp về mặt đạo đức với những người khác không. Chúng ta có thể dạy tốt nhất về những gì chúng ta cần nhất trong quá trình tìm hiểu. Có nghĩa là chúng ta sẽ viết những gì chúng ta cần nhất để đọc. Viết sẽ trở nên khó khăn nhất khi chúng ta chống lại những gì chúng ta biết mình phải nói, chống lại việc khám phá cảm xúc chúng ta muốn khám phá hoặc chống lại cảm giác đau đớn khi dám nói ra sự thật. Sự đề kháng cảm xúc sẽ tạo ra sự đề kháng sáng tạo. Cách bạn nên làm:

Viết trước đã, lo lắng để phần sau. Bạn không thể viết rồi giữ lại vì bạn đang là một cây viết. Bạn sẽ viết những gì cần phải được viết, cảm nhận những gì cần cảm nhận và chỉ sau khi bạn đã làm điều đó, bạn mới nên suy nghĩ về cách bạn muốn câu chuyện của mình được công khai như thế nào. Hãy tác quy trình sáng tạo khỏi mối quan tâm về kết quả và tin tưởng cho tới khi xem xét kết quả. Đôi khi là rất hữu ích và cần thiết để được hỗ trợ về mặt cảm xúc ‒ từ các thành viên gia đình, bạn bè hoặc một nhà trị liệu − khi bạn viết về những điều đau đớn.

Vấn đề 6: Bạn đang chán nản Đôi khi chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm lâm sàng mà chúng ta không biết. Khi tôi còn trẻ hơn, cũng có lúc tôi bị rơi vào trạng thái chán nản và từng tin rằng việc chán nản đó có thể dẫn tới những cảm xúc và viết ra tốt hơn. Nhưng thật ra, những khi chán nản, viết ra mang tính chữa lành nhiều hơn là giúp hoàn thiện một bài viết, bởi vì những bài viết viết ra trong những lúc đó chẳng gửi đi đâu để đăng được cả.

Phần 03: Vượt qua nỗi sợ, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết

69



Chương hai


Phần 01

Kích hoạt cỗ máy ý tưởng “Hằng ngày mỗi người đều đi qua, bắt gặp cả ngàn ý tưởng khác nhau. Một cây viết tốt hơn có thể nhìn thấy được một vài trong số đó, còn lại thì không.”


1

4 bước trong quy trình tìm kiếm và bồi đắp ý tưởng

Trong phần này, tôi cũng sẽ cung cấp 4 bước để tạo ra những ý tưởng hay mà bạn có thể viết.

Bước 1: Thu thập ý tưởng Một thói quen nên có của người viết là thu thập ý tưởng. Có nhiều cách để làm điều này. Tôi có một thư mục trên điện thoại có tên là “Hôm nay tôi gặp…”. Mỗi ngày tôi ghi lại những gì mình thấy, nghe, xem, đọc hoặc quan sát được mà tôi thấy thú vị và lưu vào đó. Tôi nhận ra những gì trôi qua, xuất hiện trong cuộc sống của mình hàng ngày là những điều rất thú vị và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình viết của tôi. Nó mở ra cho tôi nhiều suy nghĩ và cơ hội hơn thay vì những lối mòn.

tôi lắng ng h e

tôi nghĩ

tôi đi

tôi qua n sát

tôi x em

tôi cảm thấy

tôi đọc

Thời điểm bạn chịu dừng lại vài giây và khám phá những gì mình đã làm gần đây, những gì mình thích đọc, thích nghe hoặc mình cảm thấy như thế nào sau khi xem một bộ phim, nghe một câu chuyện,… bạn sẽ có thể nhận ra mình có những suy nghĩ gì và biết cách thể hiện nó ra như thế nào.

Phần 01: Kích hoạt cỗ máy ý tưởng

93


Nếu bạn đang bí ý tưởng về một bài viết, hãy thử viết về chuyện bí ý tưởng. Nếu bạn đã không viết gì trong vài tuần qua, hãy thử viết về chuyện tại sao bạn không viết. Hãy cho chính bản thân mình một cơ hội và xem nó có hiệu quả không nhé. Ngoài ra, ý tưởng thì cần phải đến từ một nơi nào đó. Bạn có thể thu thập ý tưởng từ sách, tạp chí, mạng xã hội, nghiên cứu chuyên ngành… Hầu hết thời gian chúng ta nhận ý tưởng một cách thụ động và quên đi việc quan sát kỹ càng những gì xảy ra xung quanh mình. Đọc sách là một cách vô cùng tốt để các bạn có ý tưởng. Hoặc là xem chương trình ti vi. Cũng có thể là sau khi đọc một tạp chí trên máy bay. Ý tưởng có thể cũng tới ngẫu nhiên khi bạn đang lái xe, đang tắm hoặc đang nằm thư giãn. Ý tưởng đó có thể là một cụm từ, một hình ảnh. Ghi lại chúng là điều rất nên làm. Bạn cứ nhét chúng vào một chỗ, lúc nào đó hãy mở ra và đọc hoặc tìm kiếm. Bạn sẽ không thấy thừa đâu, cũng đừng quên ghi chú lại xem mình có thể làm gì với ý tưởng đó về sau nhé. Mặt khác, không phải lúc nào bạn cũng muốn hoặc cần viết về ý kiến hay quan điểm cá nhân. Đặc biệt là khi viết cho người khác, bạn phải nghĩ đến những thứ lớn hơn ngoài ý tưởng nội dung. Rất may là trong thời đại của Internet, có rất nhiều cách để chúng ta có thể tạo ra ý tưởng. Ngoài thư mục ghi lại những ý tưởng ngẫu nhiên trong điện thoại, tôi cũng tận dụng sự trợ giúp đắc lực của Internet (tôi sẽ gợi ý một vài công cụ từ Internet ở phần dưới). Nó giúp tôi rất nhiều, nhất là khi cố gắng viết gì đó cho các thương hiệu và khách hàng khác, không phải viết cho mình. Khi chúng ta viết nội dung với mục đích tiếp thị, điều cực kỳ quan trọng đó là phải hiểu đối tượng ta sẽ viết cho là ai và họ đang tìm kiếm điều gì. Nội dung viết ra càng rõ ràng về mục tiêu và sự hữu ích, cơ hội nó được chú ý càng cao. Vậy làm sao để biết đối tượng độc giả hay khách hàng đang tìm kiếm điều gì, hay nói cách khác “pain points” (điểm đau, các vấn đề thực sự) của họ là gì?

94

CHƯƠNG HAI: Luyện viết


Bước 2: Xem xét đối tượng Trong dạy viết, tôi thường nhắc tới mối quan hệ bình đẳng giữa bài viết/nội dung, cây viết và độc giả. Mọi người thường có xu hướng xem xét các mối quan hệ của cây viết với bài viết khi họ nghĩ về viết, còn mối quan hệ giữa tác phẩm và độc giả thì lại bị quên đi hoặc bỏ qua. Không chỉ khác nhau ở trải nghiệm đọc, sở thích và kỳ vọng của độc giả cũng khác nhau. Bạn cần tìm hiểu độc giả của mình. Họ có thể là những người đang theo dõi, bạn bè của bạn. Họ có thể là những người chỉ lướt qua tác phẩm. Nếu bạn chưa có nhiều độc giả hoặc không biết nhiều về độc giả của mình, hãy tìm kiếm những người khác đang viết chủ đề tương tự. Sau đó, quan sát độc giả của họ là ai, họ thích đọc gì, hoặc thích tham gia như thế nào. Khi tìm hiểu về độc giả tiềm năng, bạn cần vẽ ra chân dung của họ càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, bạn lựa chọn viết về “viết lách”, bạn có thể nghĩ độc giả của bạn là những người thích viết. Nhưng như thế thì rộng quá. Hãy cụ thể hơn, họ là những người thích viết và đang muốn tìm kiếm công việc để có thu nhập từ viết lách. Hoặc họ là những người viết trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị,… Rồi sau đó hãy xem xét nền tảng mà họ sử dụng, Facebook thì khác với blog. Điều quan trọng cuối cùng, bạn đừng cố gắng chỉ viết về thứ người khác thích. Hãy tạo ra một góc nhìn riêng của mình. Bạn có thể mang tới góc nhìn độc đáo gì để mang ra bàn luận về một chủ đề cụ thể nào?

Bước 3: Nghiên cứu Nhiều bạn không có thói quen nghiên cứu theo từ khóa trước khi viết. Giả dụ khi tôi nhận được một yêu cầu viết bài về “Kết hôn trước 30 tuổi nên hay không?”, tôi sẽ không bao giờ bắt tay vào viết ngay. Tôi thường dùng Google để tìm hiểu về:

Phần 01: Kích hoạt cỗ máy ý tưởng

95


Phần 02

Viết một bài viết hoàn chỉnh “Ngay cả khi bài viết có một phần khởi đầu tốt, thì phần kết 'yếu' sẽ làm hỏng toàn bộ những phần nỗ lực bên trên của người viết.”


1

Viết tiêu đề

Hãy cùng đi qua các thành phần quan trọng để làm nên một tiêu đề tốt. Yếu tố đầu tiên: Nếu bạn muốn được xếp hạng trên bộ máy tìm kiếm, bạn chắc chắn sẽ muốn từ khóa cơ bản xuất hiện trong tiêu đề của bài viết.

Đây là một tiêu đề như vậy: "Content Marketing: Hướng dẫn chi tiết và áp dụng thực hành ngay lập tức". “Content Marketing” là từ khóa, rồi sau đó là dấu hai chấm và nội dung tiếp theo. Bạn cũng có thể trình bày theo cách này hoặc có thể là "Content Marketing: Các bước hướng dẫn chi tiết" hay "Content Marketing cho người mới bắt đầu." Hoặc bạn có thể xem một tiêu đề khác của tôi: “Nếu content là vua thì content dạng long-form là vua của vua: Tại sao và viết thế nào?”. “Content dạng long-form” chính là từ khóa cơ bản. Có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể thử. Tiếp đến, đôi khi, từ khóa của bạn có thể là dạng câu hỏi "Làm thế nào". “Làm thế nào” là cụm từ được tra cứu thường xuyên. Trong ví dụ này, đó có thể là “Làm thế nào để viết lách kiếm tiền trong năm 2021”. “Làm thế nào để viết lách kiếm tiền” là từ khóa. Và số năm là từ khóa thứ cấp. Yếu tố quan trọng thứ hai: Bạn cung cấp lợi ích gì cho người đọc. Tôi khá bất ngờ vì nhiều người bỏ qua điều này, rồi tự hỏi vì sao vài viết của họ không được đón nhận tốt. Bạn cần phải đảm bảo tiêu đề bài viết thể hiện được ít nhất một lợi ích cho người đọc. Bạn có thể nói về nội dung của bài viết có ý nghĩa gì cho người đọc, không chỉ về chủ đề bài viết mà còn về việc bài viết đó đem lại lợi ích như thế nào cho họ.

Phần 02: Viết một bài viết hoàn chỉnh

109


Phần 03

Viết trong Content Marketing “Content Marketing tập trung vào xây dựng nhận thức và niềm tin với thương hiệu và những gì nó đem lại còn nhiều hơn chỉ là giúp chốt doanh số.”


1

Hiểu đúng và cơ bản về Content Marketing

Mười năm qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của Content Marketing. Ngay cả nếu bạn chưa biết gì về nó thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe về nó rất nhiều lần. Vậy Content Marketing là gì? Và nó khác với marketing thông thường như thế nào? Nói chung, Content Marketing là việc sáng tạo nội dung nhằm kéo khách hàng mục tiêu của một công ty gần hơn tới bước quyết định mua hàng mà không cố gắng bán hàng một cách quá lộ liễu. Nó tập trung vào xây dựng nhận thức và niềm tin với thương hiệu và những gì nó đem lại còn nhiều hơn chỉ là giúp chốt doanh số. Marketing theo kiểu truyền thống: “Bạn đã nhận ra được vấn đề? Sản phẩm và dịch vụ của tôi có thể giải quyết được vấn đề đó của bạn và đó là lý do bạn nên lựa chọn mua hàng của tôi.” Marketing theo kiểu Content Marketing: “Đây là những thông tin miễn phí mà công ty của tôi (cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan) cho rằng có thể hữu ích với những người như bạn.” Giả sử bạn điều hành một công ty nhỏ chuyên bán thiết bị cắm trại và đi bộ. Đối với một chiến dịch marketing truyền thống, bạn sẽ gửi cho mọi khách hàng trong hệ thống dữ liệu của bạn một email chứa danh sách những chiếc lều đang được giảm giá. Trong khi đó, hướng tiếp cận của Content Marketing sẽ là đăng tải những bài viết hữu ích trên website của bạn với tiêu đề “10 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi mua một chiếc lều mới” và sau đó quảng bá

Content Marketing là việc sáng tạo nội dung nhằm kéo khách hàng mục tiêu của một công ty gần hơn tới bước quyết định mua hàng mà không cố gắng bán hàng một cách quá lộ liễu.

nó trên mạng xã hội và tới những người ảnh hưởng trong ngành đó.

Phần 03: Viết trong Content Marketing

141


Phần 04

Viết trong Copywriting “Thư chào hàng, quảng cáo bạn xem trên ti vi, tin nhắn từ điện thoại, email tiếp thị mời đăng ký dịch vụ, landing page có lời kêu gọi mua sản phẩm, video trên YouTube về sản phẩm, nội dung webinar,... tất cả đều là các ví dụ về Copywriting.”


1

Hiểu đúng và cơ bản về Copywriting

Có thể bạn đã từng đọc định nghĩa về Copywriting ở đâu đó: ngắn gọn, đơn giản. Nhưng thật sự thì Copywriting nó không đơn giản và vô cùng rộng lớn. Copywriting xuất hiện làm việc trên mọi phương tiện và nền tảng. Một định nghĩa đơn giản bạn có thể nhận được từ tôi đó là: Copywriting là các nội dung bán hàng hoặc tài liệu tiếp thị có ảnh hưởng tới khách hàng tiềm năng, hướng họ tới việc mua hàng. Nói cách khác, thư chào hàng, quảng cáo bạn xem trên ti vi, tin nhắn từ điện thoại, email tiếp thị mời đăng ký dịch vụ, landing page có lời kêu gọi mua sản phẩm, video trên YouTube về sản phẩm, nội dung webinar,... tất cả đều là các ví dụ về Copywriting. Điểm quan trọng bạn cần nhớ là: Copywriting có liên quan tới tất cả các phần của bán hàng và tiếp thị. Các thể loại phổ biến của Copywriting ngày nay là:

• Thư bán hàng: sử dụng để giới thiệu và bán sản phẩm.

• Nội dung blog: thông thường nội dung của blog thì không được coi là Copywriting nhưng bất kỳ bài viết nào cố ý sử dụng để ảnh hưởng tới việc bán hàng thì cũng có thể coi là Copywriting.

• Mô tả sản phẩm (product description): các nền tảng thương mại điện tử rất cần các mô tả sản phẩm cho họ.

• Trang sản phẩm: giới thiệu tính năng, lợi ích của một sản phẩm/ứng dụng...

• Sách trắng: với các doanh nghiệp B2B, sách trắng là tài liệu chứng thực cho sản phẩm của họ.

• Các popup kêu gọi hành động trên website: mặc dù dạng nội dung

này ngắn nhưng có tác dụng kêu gọi người đọc theo dõi, để lại email hoặc mua sản phẩm/dịch vụ.

Nói chung, có thể chia các loại văn bản trong Copywriting thành 2 loại: bán hàng trực tiếp và xây dựng thương hiệu.

Phần 04: Viết trong Copywriting

179


• Với bán hàng trực tiếp, bạn phải khiến khách hàng tiềm năng hành động ngay lập tức. Thư bán hàng hoặc các popup được xếp vào nhóm này. • Với xây dựng thương hiệu, bạn phải tạo niềm tin và sự liên kết tới sản phẩm, công ty hoặc cá tính thương hiệu. SEO, nội dung blog hay một số loại nội dung trong Content Marketing có thể xếp vào nhóm này. Ngày nay, Copywriting cũng không chỉ giới hạn trong con chữ. Kịch bản video, nội dung webinar và nội dung TVC cũng nằm trong thể loại này. Vậy các tài liệu hoặc nội dung dạng quảng cáo này sẽ tham gia trong chiến dịch marketing như thế nào? Một bài quảng cáo trên Facebook có thể dẫn người xem về landing page. Tại landing page đó, khách hàng được khuyến khích để lại địa chỉ email nhằm nhận các thông tin về sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại,… Email do thương hiệu gửi tới khách hàng sau đó sẽ chứa các liên kết đến các sản phẩm cụ thể (đã được viết mô tả sản phẩm) hoặc là các video bán hàng,…

quảng cáo fac ebo ok

g (nội dung quản ok bo cáo face copywriting)

landing page (nội dung quảng cáo trên landing page)

180

CHƯƠNG HAI: Luyện viết

video bán hàng

email

(nội dung thư bán hàng

(kịch bản video)

)

m sản phẩ (mô tả m) sản phẩ


Đây là một chiến dịch tiếp thị tương đối đơn giản, và như bạn thấy đã có rất nhiều thể loại, định dạng khác nhau của Copywriting trong đó. Bạn tất nhiên không cần phải giỏi hết tất cả các thể loại này nhưng bạn cần nắm được các nguyên lý cơ bản và những thể loại bài viết phổ biến nhất để có thể ứng dụng trong công việc của mình. Tôi sẽ chọn lọc và hướng dẫn cho bạn những cách viết cơ bản nhưng thiết thực nhất mà chắc chắn bạn sẽ có lúc cần tới ở phần này.

Phần 04: Viết trong Copywriting

181


2

15 cách để đưa một lời chào mời mua hàng vào nội dung

Nếu bạn đang làm công việc có liên quan tới tiếp thị, có lẽ bạn đã quá hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng nội dung nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thu hút tương tác và bán sản phẩm. Vấn đề là dù bạn đang viết loại nội dung nào – chẳng hạn như một bài viết chuyên sâu hay một cuốn sách điện tử để tạo niềm tin với người đọc – mục tiêu cuối cùng vẫn là để tiếp thị. Nội dung vẫn là công cụ bán hàng vô cùng mạnh mẽ. Sau đây tôi sẽ giới thiệu 15 cách bạn có thể sử dụng để đưa các quảng cáo hay lời chào mời mua hàng vào nội dung của bạn.

Cách 1: Bài viết quảng cáo trực tiếp Nhiều khách hàng tiềm năng sẽ không đăng ký nhận email quảng cáo hoặc đọc blog nếu mọi bài viết đều là bài bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu thi thoảng bạn đưa vào các bài giới thiệu trực tiếp, bạn vẫn hoàn toàn có thể có được tỷ lệ chuyển đổi rất cao nếu nội dung đủ hấp dẫn và thuyết phục.

MẪU GỢI Ý ▶ BƯỚC 1: TẠO TIÊU ĐỀ THU HÚT SỰ CHÚ Ý Ví dụ: • 7 lý do mà mọi nhà tiếp thị nên đọc [sản phẩm, chẳng hạn như “sách”] • Cách tăng thu nhập của bạn gấp 3 lần chỉ sau 1 tháng

182

CHƯƠNG HAI: Luyện viết


▶ BƯỚC 2: TRẢ LỜI THEO CÔNG THỨC WIFM Khi khách hàng tiềm năng bắt đầu đọc quảng cáo, họ sẽ hỏi “WIFM”( What is in it for me? – Trong đây có gì cho tôi?) và bạn cần trả lời câu hỏi này. Bạn sẽ cần liệt kê ra những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: • Bạn sẽ khám phá ra các công cụ giúp bạn trở thành freelance writer có thu nhập tối thiểu $1000 sau 3 tháng! • Bạn sẽ tìm thấy cách học ngoại ngữ tiết kiệm thời gian chỉ với 15 phút mỗi ngày mà vẫn hiệu quả khi sử dụng ứng dụng này. ▶ BƯỚC 3: LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG HẤP DẪN Bạn đã khiến khách hàng tiềm năng quan tâm tới sản phẩm. Giờ hãy kêu gọi họ làm gì đó. Nếu bài viết được viết ra với mục đích bán hàng thì lời kêu gọi phải là khuyến khích người đọc mua hàng. Ví dụ: Giờ hãy mở ví ra và thanh toán ngay bây giờ để nhận ưu đãi lớn nhất trong năm! Nếu bài viết được viết để sau đó họ đăng ký thông tin, để lại email hoặc tải tài liệu thì lời kêu gọi chính là họ cung cấp email hoặc nhấp vào nút tải tài liệu. Ví dụ: Hãy nhấn nút tải tài liệu ngay để nhận ebook miễn phí giúp bạn xây dựng lộ trình trở thành cây viết thành công.

Phần 04: Viết trong Copywriting

183



Bonus


1

Tôi đã viết như thế nào?

Tôi vẫn còn nhớ ngày mà tôi có thể viết được 8.000 từ chỉ trong một buổi viết liên tục 5 tiếng đồng hồ. Với nhiều người viết, đây có thể là một điều không tưởng. Nó giống như một vận động viên cử tạ khoe khoang về việc nâng được một chiếc xe hơi hay diễn xiếc. Khi bạn nghe được điều đó, bạn có thể không tin. Nếu bạn viết được 8.000 từ/ngày, bạn có thể viết xong một quyển sách trong vòng một tuần. Bạn có thể xuất bản 52 cuốn sách một năm. Không ai có thể viết được nhiều như vậy. Không một ai cả. Hay là điều đó có thể xảy ra nhỉ? Mọi người thường nghĩ rằng việc chạy một dặm trong vòng 4 phút là điều không thể. Một bác sĩ sẽ nói với bạn sự thật rằng cơ thể con người không thể di chuyển nhanh đến vậy. Nhưng rồi Roger Bannister chứng minh được rằng mọi người đã lầm. Vào năm 1954, ông ấy đã chạy một dặm trong vòng 4 phút. Cả thế giới ngỡ ngàng. Nhưng sau đó, điều gì đó kỳ lạ đã xảy ra… Một khi Bannister chứng minh điều đó là có thể, có rất nhiều vận động viên chạy của Olympic bắt đầu hạ gục được mốc 4 phút. Có ai đó đã phá vỡ kỷ lục này chỉ trong vòng 46 ngày. Ngày nay, nhiều đứa trẻ ở trong các đội chạy của trường học cũng có thể làm được điều đó. Điều gì đã xảy ra? Có phải con người bỗng nhiên trở nên nhanh hơn? Không… chúng ta chỉ bắt đầu tin rằng điều đó là có thể và sau đó, tìm cách để làm được nó. Điều này cũng tương tự với việc viết lách. Nhưng bằng cách nào? Bằng cách viết nhanh hơn. Nhanh hơn nữa. Cũng như Roger Bannister phá vỡ giới hạn một dặm trong 4 phút, người viết lách cũng đang thường xuyên phá vỡ kỷ lục về tốc độ viết lách. So với họ, thành thật mà nói, tôi có chút hơi chậm. 8.000 từ là kỷ lục của tôi và 3.000 từ trong 50 phút liên tục với tôi là tốc độ bình thường. Tất nhiên, cũng mất một khoảng thời gian để tôi có thể đạt được tốc độ này. Khi bạn thực hiện những kỹ thuật mà tôi đã hướng dẫn bạn trong cuốn sách này, bạn có thể sẽ không đạt được mức 8.000 từ vào ngày đầu

220

BONUS: Làm sao để viết được 10.000 từ một ngày


tiên, đặc biệt nếu bạn viết trong thời gian rảnh. Vậy, mục tiêu nào phù hợp với người mới bắt đầu viết lách? Mục tiêu mà tôi nghĩ là hợp lý: 1.000 từ một ngày. Có vẻ như không quá nhiều, đúng không? Nhưng vấn đề là: viết 1.000 từ trong một ngày không có ý nghĩa gì mấy. Nếu bạn viết 1.000 từ mỗi ngày mà cam kết với nó thì sao? Điều đó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Chỉ trong 2 tháng, bạn sẽ có đủ bài đăng cho toàn bộ một năm. Trong 10 tháng nữa, bạn sẽ hoàn thành xong 5 cuốn sách. Và nếu bạn duy trì được tốc độ đó trong vòng 10 năm hoặc hơn, mọi người sẽ đánh giá bạn là một trong những cây bút viết lách hiệu quả nhất còn sống. Tất cả đều từ 1.000 từ mỗi ngày. Hằng ngày. Không có ngoại lệ. Câu hỏi đặt ra là: Bí quyết nào để duy trì thói quen đó vì bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc? Bạn có một ngày vất vả ở chỗ làm. Con cái khiến bạn thức trắng cả đêm. Bạn bị ốm. Con cái bạn ốm. Bạn có thể dời thời gian viết sang ngày mai. Ai cũng xứng đáng được nghỉ ngơi, đúng không? Sai. Người viết lách nghiêm túc không nghỉ ngơi. Ít nhất là không phải lúc mới bắt đầu. Không phải khi họ đang xây dựng “đế chế” viết lách cho mình. Ngược lại, họ đưa ra một quyết định đơn giản: Họ viết mỗi ngày. Bất kể điều gì. Sáng ngày Mồng 1 Tết? Họ vẫn viết. Họ ly hôn với chồng/vợ? Họ vẫn viết. Họ thắng xổ số? Họ vẫn viết. Bất kể điều gì có xảy ra. Bất kể khi họ vui hay buồn. Bất kể họ đang có cảm hứng hay không. Họ viết.

Tôi đã viết như thế nào?

221


2

Sự thật đau đớn về việc trở thành một cây viết thành công

Nếu bạn muốn trở thành một người viết thành công, bạn phải áp dụng thói quen tương tự. Cá nhân tôi đã viết 2.000 từ/ngày trong vòng 2 năm liên tiếp mà không có ngày nghỉ. Kết quả là? Tôi giờ đã trở thành một trong những cây bút viết lách còn sống, thậm chí sống rất tốt với nghề viết. Và tôi đang hướng dẫn bạn làm điều đó. Tất nhiên nó không hề chỉ đơn giản như vậy. Có rất nhiều thứ khác làm nên một người viết thành công. Nhưng 80% trong số đó đến từ việc có kỷ luật viết lách mỗi ngày. Và điều đó xuất phát từ tư duy của chúng ta. Đầu tiên: Phải chấp nhận sự thật Viết lách là một công việc. Nó không phải là một sở thích. Nó không phải là một tiếng gọi. Nó cũng không phải là một cuộc phiêu lưu hấp dẫn chỉ toàn cầu vồng, kỳ lân và những cây kẹo ngọt ngào. Nó là một công việc. Bạn càng sớm chấp nhận điều này, bạn càng sớm trở thành một người viết thành công. Bạn phải nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Nghiêm túc như với bất kỳ công việc nào khác. Giống như một công việc, nó cần một lịch trình thường xuyên. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm việc mỗi ngày vào các khoảng thời gian khác nhau? Hoặc chỉ làm việc trong vài ngày? Bạn sẽ bị sa thải, đúng không? Điều này cũng tương tự với việc viết. Ngay lúc này, có lẽ bạn đang viết lách theo kiểu bất kể khi nào bạn có thời gian. Bạn nghĩ điều đó là bình thường. Đúng vậy. Nó hết sức bình thường với những người viết nghiệp dư.

222

BONUS: Làm sao để viết được 10.000 từ một ngày


Những người viết nghiêm túc làm việc theo thời gian biểu. Họ viết vào cùng một giờ, cùng một khoảng thời gian, mỗi ngày. Với 1.000 từ, bạn cần tối thiểu 2 giờ đồng hồ. Ba giờ an toàn hơn. Bạn cũng cần viết trong 3 giờ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ngày thường, cuối tuần, ngày nghỉ lễ - bạn đều viết. Đừng trễ giờ. Cũng đừng rời đi sớm. Bạn phải theo thời gian biểu của mình. Bắt đầu, kết thúc đúng giờ và tránh xa bất kỳ ai hay thứ gì có thể gián đoạn thời gian của bạn. Thứ 2: Giống như một công việc, không cho phép có sự gián đoạn Nếu một người bạn của bạn gọi đến và báo rằng ban nhạc mà bạn yêu thích đang trình diễn ở thành phố của bạn ngay lúc bạn đang chuẩn bị viết thì sao? Bạn sẽ nói: “Xin lỗi, tớ phải làm việc. Sếp của tớ sẽ không cho tớ nghỉ đâu.” Như chúng ta đã xác định, viết là một công việc. Bạn cũng là ông chủ của chính tôi và bạn không cho bản thân nghỉ. Không phải vì ban nhạc. Không phải vì họ hàng đến thăm. Không phải vì bữa tối kỷ niệm ngày cưới. Có ngoại lệ nào không? Mỗi khi bạn hoàn thành xong một dự án lớn, bạn có thể cho bản thân tôi một tuần nghỉ ngơi. Chỉ như vậy là đủ rồi. Với tôi, một dự án lớn, có thể lên tới 30.000 – 50.000 từ. Mỗi lần bạn hoàn thành xong một dự án như vậy, tôi nghĩ bạn xứng đáng được nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Tuy nhiên, còn số thời gian còn lại? Sếp của bạn là người nghiêm khắc nhất. Bạn không thể nghỉ vì bất kỳ điều gì. Cuối cùng: Giống như một công việc, bạn phải sẵn sàng làm việc Không lâu trước, tôi có thuê một cô gái hơn 20 tuổi làm trợ lý cho mình. Cô ấy thông minh. Cô ấy có khả năng làm việc. Nhưng tôi chỉ thuê cô làm trong 1 tháng. Vì sao? Vì cô ấy luôn có tâm trạng. Có ngày, cô ấy chia tay với bạn trai và cô ấy khóc lóc. Có ngày, cô ấy tụ tập với bạn về khuya và bê trễ công việc.

Sự thật đau đớn về việc trở thành một cây viết thành công

223


Một ngày khác, đêm trước cô ấy mất ngủ và biến mất vào buổi sáng hôm sau. Mọi người đều có một ngày nào đó tồi tệ, nhưng không phải mỗi ngày, hoặc thậm chí không phải liên tiếp ngày này qua ngày khác. Điều này cho thấy cô ấy không coi trọng công việc mà mình đang làm. Tôi giải thích với cô ấy rằng tôi không trả lương chỉ để cô ấy có mặt. Tôi trả lương cho cô ấy dể cô ấy làm việc năng suất nhất có thể. Tôi mong cô ấy sẵn sàng làm việc nếu muốn nhận công việc này. Cô tiếp tục than phiền về các khó khăn và xin tôi thông cảm. Tôi vẫn cho cô nghỉ việc. Bạn có thấy chúng ta có thường đối xử với công việc viết lách của mình theo cách tương tự không? Bạn có bắt đầu viết trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng hay buồn bã không? Rất tiếc, điều đó là không được phép ở đây. Nếu bạn muốn một ai đó nghiêm túc với công việc viết lách của bạn, bạn phải có thái độ tốt nhất với nó trước đã. Chắc chắn bạn sẽ có ngày nghỉ ngơi, nhưng 90% thời gian, bạn nên cảm thấy nghiêm túc, có năng lượng và vui vẻ khi bạn viết. Hoặc không, cảm hứng của bạn sẽ khiến bạn nghỉ việc. Và đúng vậy, điều đó có thể xảy ra. Nó giống như một công việc, bạn sẽ sớm bị sa thải. Người viết lách không muốn nói về điều này nhưng khả năng sáng tạo của bạn có thể suy yếu và biến mất. Một ngày nào đó, bạn sẽ ngồi trước một màn hình trắng và mọi thứ bạn viết đều tệ. Dù bạn có sửa bao nhiêu lần, nó cũng chẳng khá hơn. Đó không phải là tình trạng bí khi viết. Bạn vẫn có thể có viết. Chỉ đơn giản là bạn đang viết rất tệ. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất là George Lucas. Ông ấy sáng tạo ra Star Wars và Indiana Jones, nhưng ở đâu đó, bằng cách nào đó, ông ấy đã không còn làm tốt nữa. Ba bộ phim Star Wars đầu tiên xuất sắc. Nhưng ba bộ sau thì tệ. Ba bộ phim Indiana Jones đầu tiên xuất sắc. Nhưng bộ cuối thì tệ. Tại sao? Niềm cảm hứng của George đã sa thải ông ấy. Ở đâu đó trong quá trình thực hiện, tôi đảm bảo với bạn rằng ông ấy đã ngừng coi trọng

224

BONUS: Làm sao để viết được 10.000 từ một ngày


công việc viết lách của mình. Ông ấy đã lạm dụng khả năng sáng tạo thiên tài của mình và đánh mất nó. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó không thể xảy ra với bạn, nhưng nó có thể. May mắn là nó thường không xảy ra sau một lần lạm dụng nhưng nếu tiếp tục coi nhẹ công việc của mình, bạn sẽ thức tỉnh và phát hiện ra nó đã biến mất. Hãy nghĩ về điều này vào lần tới khi bạn có ý định trì hoãn công việc viết lách. Bạn sẽ quay lại và có thể không bao giờ có lại nó rồi từ bỏ nó mãi mãi. Một trong những điều mọi người hiểu sai về viết lách đó là về ngôn từ hay thậm chí là ngôn ngữ. Không phải. Viết là để có được những suy nghĩ hình thành đầy đủ và rõ ràng. Sự khác biệt giữa một người viết nghiệp dư và người thành công hiếm khi là ở khả năng sử dụng từ. Gần như sự khác biệt nằm ở chất lượng ý tưởng của người đó. Vì vậy, hãy dành một khoảng thời gian để phát triển ý tưởng đó trước khi ngồi xuống viết. Chỉ khi bài viết với ý tưởng của bạn tốt hơn bạn mới có thể viết nhanh hơn. Những lời khuyên cuối cùng của tôi cho bạn là gì? Hãy dành thời gian viết lách. Hãy lên lịch trên điện thoại hoặc sổ nhật ký của bạn và dành khoảng 1-2 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Nó có thể rất nhàm chán nhưng như tôi đã nói, đó là một công việc. Bạn phải đối xử với nó như những công việc khác và bạn cần theo một lịch trình bền bỉ và đáng tin cậy. Bạn sẽ làm được nếu nó thực sự quan trọng với bạn. Tôi không quan tâm liệu bạn có 5 đứa con, 2 công việc hay phải chăm lo cho người già trong gia đình. Nếu thực sự muốn, chúng ta sẽ có thể tìm thời gian để làm việc đó. Vậy nên, hãy tự hỏi mình: Bạn muốn nó nhiều tới mức nào? Nếu bạn nghĩ “Việc này có vẻ mất nhiều thời gian, mình không biết có thời gian cho nó không?” thì đảm bảo bạn sẽ sớm bỏ cuộc và theo đuổi một sự nghiệp khác. Tôi chân thành đấy. Khi ai đó than phiền họ không đủ thời gian, điều họ thực sự muốn nói chỉ là “Mọi việc khác quan trọng hơn viết và tôi không sẵn lòng để đánh đổi”.

Sự thật đau đớn về việc trở thành một cây viết thành công

225


Nếu bạn đang nghĩ như vậy, không sao cả. Quan trọng là chúng ta phải thành thật. Sau đó bạn có thể loại bỏ công việc viết lách ra khỏi cuộc sống và không cần quay lại nữa. Còn nếu bạn muốn viết thêm? Muốn thực sự làm điều đó? Hãy dành thời gian cho nó, mỗi ngày, mỗi giờ cố định. Khi bạn ngồi xuống để viết, hãy tắt điện thoại, ngắt kết nối Internet, nghĩ về những thứ bạn muốn viết hoặc nếu bạn không nghĩ được gì, hãy đọc sách 30 phút để có được vài ý tưởng. Nhưng đừng bào chữa cho mình. Đừng liên tục trì hoãn. Đừng hành động như thể đó là thứ bạn chỉ “làm thêm”. Có lẽ điều này có vẻ hơi khó tin, nhưng với tôi viết lách ngay từ đầu không phải là để kiếm tiền, là công cụ để trở nên nổi tiếng hay thứ gì đó vật chất. Đó là điều mà số phận muốn tôi làm. Những thứ như tiền bạc, danh phận đến sau điều đó. Nếu bạn là một người viết, hãy viết. Vậy thôi!

226

BONUS: Làm sao để viết được 10.000 từ một ngày


Sự xuất sắc không có giá rẻ và chất lượng không được xây dựng dựa trên ước mơ mà dựa trên sự nỗ lực bền bỉ.

Sự thật đau đớn về việc trở thành một cây viết thành công

227


VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ!

Từ tay không thành tay viết

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Địa chỉ: Số 175 Giảng Võ – Hà Nội Email: info@nxblaodong.com.vn

Website: www.nxblaodong.com.vn CHI NHÁNH PHÍA NAM

Số 85 Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0838390970 Fax: 0839257205

Chịu trách nhiệm xuất bản: Mai Thị Thanh Hằng Biên tập: Lê Thị Hằng

Trình bày: Hoàng Hiệp, Huyền Dương Bìa: Hoàng Hiệp

Sửa bản in: Mai Thị Nguyệt Anh

LIÊN KẾT XUẤT BẢN

Công ty cổ phần RIO Book Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô,

quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

In 2.500 cuốn, khổ 16x24 cm, tại Công ty Cổ phần In Viễn Đông Địa chỉ: K19+400, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Số xác nhận ĐKXB: 1704-2021/CXBIPH/05-90/LĐ Số quyết định: 850/QĐ-NXBLĐ ngày 19/05/2021. Mã ISBN: 978-604-325-568-3

In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2021. 228

CHƯƠNG MỘT: Viết và kỹ thuật viết cơ bản




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.