2 minute read

6.2.1. Ô nhiễm môi trường đất

Chất gây ô nhiễm rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, song được chia thành 3 loại chất thải chính. chất thải rắn, lỏng và khí. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên nạn ô nhiễm môi trường khi chúng được thải ra từ các nhà máy, khu công nghiệp vào nước hay khí quyển. 6.2.1. Ô nhiễm môi trường đất Đất là một hệ sinh thái giàu có, trong đó có mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố hữu sinh, vô sinh và khả năng tự điều chỉnh của nó, thông qua các chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. Sự tự điều chỉnh này cũng có giới hạn, nếu vượt quá thì hệ cũng bị suy thoái và giảm sức sản xuất. Con người chưa hoặc cố tình không hiểu, đã bóc lột đất đến cạn kiệt để trồng trọt và biến thành đồng cỏ chăn thả; hoặc biến chúng thành nghĩa địa để chôn vùi mọi thứ, như nước thải, phân rác, các phế thải, cặn bã phóng xạ … của công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ… dư thừa cũng được tích lũy ngày một tăng dần gây nên ô nhiễm đất trầm trọng, do đất hấp thu hay chuyển hóa hóa học, chúng một phần bị rửa trôi hoặc ngấm sâu vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước mà con người đang sử dụng. Nhiều loại thuốc trừ sâu rất độc hại, như chứa photpho hữu cơ (ức chế hoạt tính của enzym trong máu, gây rối loạn thần kinh, nếu nhiễm nặng có thể chết) hay clo hữu cơ (trong đó có thuốc DDT, độc tính tuy thấp hơn photpho hữu cơ nhưng rất bền vững, gây nhiễm độc máu, tim mạch và có thể gây ung thư). Nhiều loại thuốc trừ sâu khó phân hủy, gây độc lâu dài và tích lũy tiềm tàng ngay trong bản thân mỗi sinh vật, trong chuỗi thức ăn. Những sinh vật là mắt xích đầu tiên của chuỗi tích lũy cao, sau đó tồn lại gây hại cho sinh vật ở mắt xích cuối cùng, đó là hiện tượng “khuyếch đại sinh học”. Trong đó con người thường là mắt xích cuối cùng của nhiều chuỗi thức ăn, vì con người ăn tạp và ăn được quá nhiều loại thức ăn từ vô số các mắt xích khác. Con người có thể ở nhiều bậc dinh dưỡng, như bậc 2, 3, 4, 5 … của các chuỗi khác nhau. Nước thải sinh hoạt của con người, phân rác, súc vật, nhất là từ những trang trại, đồng cỏ chăn nuôi làm cho đất bị nhiễm các chất hữu cơ tới mức dư thừa, gây mất cân bằng sinh học trong đất và tạo ra nhiều mầm bệnh (thương hàn, kiết lỵ, ỉa chảy, giun sán, …). Những mầm bệnh này có thể truyền trực tiếp hay gián tiếp cho người và gia súc, nhất là bệnh nhiễm sán lá gan ở người tăng đột biến. Gần đây là đại

Advertisement

This article is from: