2 minute read

6.5. CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

6.4. CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trái đất của chúng ta là một hệ sinh thái khổng lồ đã bước vào giai đoạn ổn định trong quá trình tiến hoá hàng trăm triệu năm. Trong lịch sử phát triển của mình, con người đang làm cạn kiệt tài nguyên vốn giàu có, làm cho môi trường vốn trong sạch của Trái đất bị ô nhiễm và xáo động nặng nề. Nếu những hoạt động đó làm cạn đi những tài nguyên thiết yếu cho sự sống, môi trường ngày một ô nhiễm và xuống cấp, gây tác hại cho thiên nhiên một thì thiên nhiên sẽ giáng trả chúng ta những đòn gấp bội lần. Chất lượng cuộc sống của con người rất chênh lệch ở các nước khác nhau. 1/4 dân số ở các nước phát triển sống sung túc, vẫn còn tới 3/4 dân số nhân loại phải sống quá khó khăn với gần 1 tỉ người thiếu ăn; 1,4 triệu người thiếu nước sinh hoạt, gần 100 triệu người bị bệnh sốt rét, hàng trăm triệu người nhiễm HIV – AIDS. Sức tiêu thụ của con người ngày một tăng trong khi khả năng đáp ứng của môi trường ngày càng giảm. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã tạo ra rất nhiều chất thải độc nguy hại như: các kim loại nặng, các chất phóng xạ, thuộc trừ sâu, diệt cỏ…gây ra nhiều bệnh nan y cho con người. Thực tế đang tồn tại mâu thuẫn, muốn nâng cao đời sống, con người phải khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế, nhưng điều đó lại gây nên sự suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống. Thực trạng đó buộc con người phải biết quản lí, khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Con người cần phải nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. Con người đã đề ra chiến lược cho sự phát triển một xã hội bền vững, gọi tắt là phát triển bền vững. Phát triển bền vững là ‘sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững được xem như một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của 4 lĩnh vực: Kinh tế, nhân văn, môi trường, kỹ thuật. Cơ sở của sự phát triển bền vững gồm: 1. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt của tài nguyên không tái sinh, trên cơ sở tiết kiệm sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu; khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước, sinh vật), để đảm bảo cho sự khai thác lâu dài.

Advertisement

This article is from: