2 minute read

6.2.2. Ô nhiễm môi trường nước

dịch Sars, cúm gà, sốt siêu vi… bệnh lở mồm long móng ở gia súc, sốt siêu vi, H5N1, H1N1… đã hoành hành ở nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình phân hủy, phân và xác sinh vật còn là nguồn thải ra các khí độc CH4 , NH3 , H20… gây ô nhiễm không khí.

6.2.2. Ô nhiễm môi trường nước Nước bị ô nhiễm sẽ lan tràn nhanh và rộng hơn so với đất. Nước bị ô nhiễm thường bị biến đổi rất mạnh mẽ về lý hóa và sinh học. Vì vậy, người ta phải xây dựng các chỉ tiêu về nước sạch nhất là nước dùng cho sinh hoạt của con người. Có nhiều dạng ô nhiễm nước, với nước ngọt thì sự phì dưỡng (eutrophycation) là mối quan tâm hàng đầu, ở biển, ô nhiễm nguy hại nhất là ô nhiễm dầu. Sự phì dưỡng gây ra trong tự nhiên đã từng xảy ra trong lịch sử phát triển của sinh giới. đã có 2 lần hàm lượng CO2 tăng vượt bậc làm cho thực vật phát triển một cách “bùng nổ”. Khí hậu biến động mạnh, thực vật bị chôn vùi, tạo nên những nguồn nhiên liệu, hoá thạch mà chúng ta đang khai thác như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Hiện nay, con người gây ra sự phì dưỡng, hiện tượng phổ biến không chỉ ở nước ngọt mà cả ở các vùng ven biển và biển kín. Phì dưỡng là quá trình biến đổi của hệ sinh thái thủy vực do nguồn nước cấp cho nó có lượng muối khoáng và chất hữu cơ quá dư thừa, mà các quần xã sinh vật không thể đồng hoá được. Nó gây bùng nổ số lượng thực vật thủy sinh, sau đó là sự chết của chúng và quá trình phân hủy xác chết do các vi khuẩn hiếu khí và kị khí, làm giảm hàm lượng oxy trong nước và xuất hiện các chất khí độc CH4 , NH3 , H2S, CO2 … làm giảm độ trong của nước, pH bị thay đổi, các điều kiện môi trường bị biến đổi mạnh, cuối cùng làm thủy vực bị suy thoái. Ở đại dương, dầu đang là yếu tố hàng đầu gây nên sự ô nhiễm. Nguồn dầu xâm nhập vào biển bằng nhiều con đường. Theo Witherby (1991), gần 37% hydrocacbua dầu thải vào biển từ lục địa, khoảng 33% từ vận tải biển, 9 % từ khí quyển, 7% từ thẩm thấu tự nhiên từ lòng đất và 2% là từ việc khai thác dầu ở biển. Ước tính mỗi ngày ít nhất có 10.000 tấn dầu đổ vào biển, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu xâm nhập vào biển. Biển nước ta cũng đã xuất hiện nhiều kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân… Nhiều nơi, hàm lượng dầu trong nước đã vượt mức cho phép để nuôi trồng thuỷ sản, hay vượt mức qui định cho các bãi tắm (0,3mg/l).

Advertisement

This article is from: