2 minute read

6.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Next Article
CHƯƠNG 6 (6H

CHƯƠNG 6 (6H

có tới 365 loài động vật, từ không xương sống đến có xương sống, sống trên cạn hay sống dưới nước và 356 loài thực vật, từ bậc thấp đến bậc cao được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”; đã có nhiều khu bảo vệ, khu dự trữ thiên nhiên ra đời. đa dạng sinh học bị tổn thất ngày một lớn. đến nay, khoa học mới chỉ mô tả được khoảng 2% số loài sinh vật từng có trên trái đất, nhưng hàng nghìn loài, kể cả những loài khoa học chưa biết đến đã bị tiêu diệt hay đang bị rơi vào suy thoái. Nếu tốc độ thất thoát đa dạng sinh học không được ngăn chặn kịp thời thì 25% tổng số loài hiện nay trên thế giới sẽ bị tiêu diệt vào năm 2050. Con người đã khai thác quá nhiều các dạng tài nguyên không tái sinh cho phát triển kinh tế. Trữ lượng của nhiều khoáng sản quí đang giảm đi nhanh chóng, một số kim loại có nguy cơ bị cạn kiệt hoàn toàn. Các dạng tài nguyên tái sinh như đất, nước và sinh vật đang bị ô nhiễm, rừng đang bị giảm sút và suy thoái nghiêm trọng. đất trống đồi trọc và nạn hoang mạc hóa ngày càng mở rộng. Ở nước ta, độ che phủ của rừng có thời kỳ xuống tới 28%, dưới mức báo động, hiện nay nhờ khôi phục đã tăng trên 30%, nhưng rừng nguyên sinh chỉ còn 7% diện tích. Nước ngọt trên hành tinh cũng không còn là tài nguyên vô tận, do sử dụng lãng phí và bị ô nhiễm do con người. Khai thác thủy sản đã vượt quá mức cho phép, nhiều loài đã bị tiêu diệt hoặc bị suy giảm. Biển ven bờ nước ta cũng rơi vào tình trạng suy kiệt. Nhiều loài đặc sản không còn cho sản lượng cao như: cá mòi cờ, cá cháy, trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, vẹm vỏ xanh…thoái 6.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Môi trường của sinh vật và con người ngày một xuống cấp. Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và con người trên Trái đất. đó là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên 200 năm nay. Ô nhiễm môi trường là để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho sinh vật và con người, nếu như hàm lượng của chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể. Sự ô nhiễm đã lan tràn vào mọi nơi, đất, nước, khí quyển và ở mọi quốc gia. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người, như trồng trọt, chăn nuôi… đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong đó công nghiệp là thủ phạm lớn nhất.

Advertisement

This article is from: