7 minute read

6.3.3. Một số biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam

6.3.3. Một số biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta kiểm soát mức phát thải khí nhà kính tốt đến đâu. Nguyên nhân là mức khí thải hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục làm nhiệt độ và mực nước biển gia tăng trong thế kỷ tới. Ngoài ra, các đại dương ấm lên chậm hơn so với đất liền. Như vậy, hiện Trái đất vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra. Khi đại dương ấm dần, nước sẽ nở ra, đẩy mực nước biển tăng cao hơn nữa. Kết quả cho thấy viễn cảnh lạc quan nhất - tức lượng khí thải nhà kính trong khí quyển được duy trì ở mức năm 2000 - đòi hỏi phải cắt giảm mạnh mẽ lượng khí CO2 nhiều hơn so với mức trong Nghị định thư Kyoto. Ngay cả trong trường hợp này, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4–0,6oC trong vài chục năm tới, ngang bằng với nhiệt độ gia tăng trong suốt thế kỷ XX. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu do con người là 90% và do tự nhiên là 10%. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính ta phải giảm việc tạo ra các chất CO2 và các khí thải công nghiệp khác, trong đó C02 (50%), … CFCs. Trong các loại khí trên, khí CO2 là nguyên nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Các loại khí này càng ngày càng được gia tăng do các hoạt động của con người, như khai thác và đốt các nhiên liệu, phát triển công nghiệp phục vụ đời sống, đốt phá rừng…. Hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, mỗi quốc gia, mỗi người dân trên thế giới, và công dân Việt Nam cần phải nâng cao ý thức đó. Hiện nay, nước ta đã xây dựng chương trình hành động với cả hai kịch bản dự báo của WB và IPCC. Các nhà khoa học cần phải xây dựng riêng một kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phải chỉ rõ vùng nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của băng tan, diện tích vùng bị ngập, vùng phải di chuyển và các vùng khác còn chưa được đề cập tới. Song song với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động, nước ta vẫn cần tiếp tục tiến hành những việc liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như trồng rừng, sử dụng công nghệ sạch, vấn đề giảm khí thải vào không khí... + Trước mắt, chúng ta phải trồng và bảo vệ rừng, làm tốt việc bảo vệ môi trường, hành động cụ thể góp phần có những đóng góp cho biến đổi khí hậu Việt Nam.

+ Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí hậu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam để có cách thích ứng với biến đổi khí hậu (sống chung với bão, lũ,...). Do đó, cần tập trung phát triển kinh tế, nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững trên nguyên tắc tôn trọng quy luật tự nhiên và tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai. + Hãy thay đổi thói quen thải carbon, tiết kiệm, giảm mức tiêu thụ năng lượng (trong sản xuất và sử dụng) 10%, tức là giảm được 10% lượng phát khí thải nhà kính. + UNDP vừa đưa ra một giải pháp với thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đó là việc tận dụng biến đổi khí hậu như một cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội. Theo một báo cáo, giá trung bình cho tín dụng carbon là 15 USD mỗi tấn, với mức dao động là 5-50 USD mỗi tấn. Để mua bán tín dụng, các cá nhân hoặc tổ chức sẽ trả tiền cho công ty bù đắp để tiến hành và quản lý các dự án mà có khả năng tránh, giảm hoặc hấp thụ khí nhà kính. Như chúng ta biết, khí metan là khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, vì vậy lượng bù đắp chất lượng cao nhất là từ việc đốt khí metan ở các bãi rác. Green Gas International là một công ty chuyên tạo ra tín dụng carbon bằng việc chuyển hoá khí thải thành năng lượng sạch thông qua việc hợp tác với các mỏ, bãi rác và nhà sản xuất biogas. Cũng theo báo cáo của UNDP, lợi ích toàn cầu của những dự án như vậy là 125 MW điện, tiết kiệm 4 triệu tấn CO2. 6.4. Mô hình kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng). Nước ta có tới gần 80% dân số làm nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững và gìn giữ môi trường trong sạch, mô hình VAC đã phát huy hiệu quả cao, đem lại một nguồn lợi kinh tế đáng kể, kết hợp trên kiến thức về sinh thái học và hệ sinh thái hoàn chỉnh khép kín các chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng ở nông thôn, có VAC đồng bằng, trung du, miền núi… * Mô hình VAC VAC là chỉ một hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động làm vườn, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, gia súc, gia cầm. đó là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, một chu trình kín, ít phế thải trong nông nghiệp, có hiệu quả kinh tế cao. Hoàn chỉnh vì có đầy đủ các yếu tố (4 thành phần cơ bản) của một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Advertisement

và hai chức năng là trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng. Sự phát triển của hệ sinh thái VAC có sự tác động của con người thông qua kỹ thuật canh tác. + Vườn là một hệ sinh thái trong đó có các loài sinh vật, sinh trưởng và phát triển trong một thế cân bằng động. Chúng tác động qua lại, cùng phát triển theo qui luật tự nhiên. Nắm được tính chất nhu cầu của từng loại nhóm cây về từng nhân tố ánh sáng, độ ẩm…, để bố trí cây trồng một cách hợp lý, trồng nhiều tầng cây, xen cây, gối vụ, leo giàn. Kết hợp giữa nhóm cây ưa sáng và nhóm cây trung tính. Nhóm cây ưa sáng. Nhóm cây ăn quả: như xoài, thanh long, đu đủ, ổi, mít, sắn (củ mì), chuối. Các loại rau ưa sáng như bầu, bí, mướp, rau muống, cải, cây họ đậu. Các loại cây công nghiệp ưa sáng: cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều… Nhóm cây trung tính, ưa ẩm: Gồm các cây, như khoai, dọc mùng, củ rong… Các cây ưa ẩm, ưa sáng, cây trung tính. Cây chịu hạn lá cứng, mọng nước. Cây chịu úng tốt: xoài, ổi, bưởi, chanh, táo. Cây chịu úng kém: cam, quýt, chuối, bơ, mít, thanh long; chịu úng rất kém: đu đủ, hồng xiêm, sầu riêng.. + Ao cá nước ngọt: Ao có thể thả bèo, rong, một phần trên bề mặt ao làm giàn cây ăn quả (bầu, bí, mướp…) và để che bóng mát. Cá: nếu ao nuôi cá trắm cỏ là chính: trắm cỏ 50%, mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi rô hu 18%, chép 4%, rô phi 6%. Chúng có sự cách ly về mặt sinh thái, mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên không cạnh tranh với nhau. Cơ sở nuôi cá là dựa vào đặc điểm sinh thái mỗi loài trong quần xã về nguồn thức ăn, nơi ở, tầng nước, và các đặc điểm tập tính khác. (Xem phần quan hệ cạnh tranh. Chương 4.). + Chuồng: Xác định cơ cấu chăn nuôi cần dựa vào khả năng thích nghi của vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Mục đích của yêu cầu chăn nuôi (là chính hay là phụ), không gian chuồng, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y, khả năng kinh tế của gia đình … Khả năng của các mối quan hệ khác: ao, vườn có đủ thức ăn để cung cấp cho chuồng phát triển… khả năng tiêu thụ sản phẩm. * Các mối quan hệ trong VAC. Vườn: cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, thuỷ sản. Ao: cung cấp nước cho cây vườn, bùn bón cây, bèo cho chăn nuôi, cá cho người và gia súc, gia cầm. Chuồng: cung cấp phân bón cho vườn, thức ăn cho thủy sản, người. Các tác động VAC đều thông qua hoạt động của con người. đây là một hệ sinh thái nhân tạo, kết hợp hài hoà, có từ lâu đời ở Việt Nam.

This article is from: