2 minute read
5.5.9. Chuẩn độ hỗn hợp các đơn acid và đơn base
from HÓA PHÂN TÍCH (DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ KHÔNG CHUYÊN HÓA) (TS. HỒ THỊ YÊU LY - TS. PHAN THỊ ANH ĐÀO)
Nhận xét: DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Điểm tương đương thứ nhất (pH = 8,34) nằm trong khoảng đổi màu của chỉ thị phenolphthalein (8,3 – 10,0) và thymol xanh (8,0 – 9,6), nhưng bước nhảy định phân ở đây không rõ nên định lượng không được chính xác, có thể mắc sai số ± 10%, để khắc phục ta nên dùng một bình mẫu (chứa NaHCO3 có thể thêm chỉ thị phenolphthalein) để so sánh. Ở điểm tương đương thứ hai (pH = 3,91) nằm trong khoảng đổi màu chỉ thị methyl da cam (3,1 – 4,4), với sai số ± 1% có thể dùng chỉ thị methyl da cam. 5.5.9. Chuẩn độ hỗn hợp các đơn acid và đơn base 5.5.9.1. Chuẩn độ hỗn hợp acid mạnh và acid yếu đơn chức Trường hợp này, phép chuẩn độ riêng từng acid hay chung cho cả 2 acid phụ thuộc vào mức độ mạnh, yếu của acid đơn chất. - Khi hằng số phân ly của acid yếu đủ lớn, thì mới đầu khi cho dung dịch kiềm vào, chủ yếu acid mạnh bị trung hòa trước bởi sự có mặt của lượng lớn ion H+ do acid mạnh phân ly làm hạn chế quá trình phân ly của acid yếu, nhưng do K của acid yếu đủ lớn nên khi H+ của acid mạnh chưa bị trung hòa hết thì H+ của acid yếu đã bị trung hòa. Như vậy không thể tiến hành chuẩn độ riêng hỗn hợp các acid mạnh (hoặc base mạnh) với acid yếu (hoặc base yếu) đơn chức. Phép chuẩn độ này là chuẩn độ tổng số acid trong hỗn hợp. pH tại điểm tương đương được tính dựa vào cân bằng thủy phân gốc acid của acid yếu . - Trong trường hợp khi K của acid yếu không lớn nhưng phải thỏa mãn điều kiện C.K > 10-8 thì có thể tiến hành chuẩn độ riêng từng acid, tức là trên đường cong sẽ xuất hiện hai bước nhảy chuẩn độ. Tại điểm tương đương thứ nhất pHeq1 được tính dựa vào cân bằng phân ly của acid mạnh. - Điểm tương đương thứ hai được tính dựa vào cân bằng thủy phân gốc acid của acid yếu. Việc xây dựng đường cong chuẩn độ trong trường hợp này là khá rắc rối, bởi vì trong dung dịch tại các điểm tương đương đồng thời có mặt của nhiều quá trình. Việc tổ hợp sẽ đưa đến nhiều phương trình bậc cao. 5.5.9.2. Hỗn hợp hai acid yếu đơn chức Xét trường hợp chuẩn độ hỗn hợp gồm HA có nồng độ C0A và HB có nồng độ C0B chuẩn độ bằng dung dịch NaOH có nồng độ CM. Với hỗn hợp này, tùy thuộc vào hằng số phân ly Ka của 2 acid mà phép chuẩn độ có thể tiến hành riêng từng acid hoặc phải chuẩn độ chung.
Advertisement