5 minute read
4. Kiểm tra bao bì
kim loại khác (chủ yếu là thép) để tăng khả năng chống chịu ăn mòn và giảm giá thành vật liệu. + Các loại ống bằng chất dẻo: có những ưu điểm sau: không bị ăn mòn, nhẹ, dễ gia công, tạo hình, trơ hóa học, vật liệu trong suốt hoặc dễ nhuộm màu. Nhược điểm: dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt, không đảm bảo kín hoàn toàn, hương, khí… có thể khuếch tán qua thành bao bì, khí bên ngoài có thể xâm nhập vào trong, gây nhiễm khuẩn sản phẩm. + Dạng túi nhỏ tiện dùng, vừa đủ cho một lần sử dụng. + Hộp dạng ống nhiều mỹ phẩm ở dạng thỏi rất tiện lợi khi sử dụng (son môi…). Khi sử dụng, các ống chất dẻo có thể vặn được, để lộ một phần thỏi son ra ngoài và khi không cần, thỏi son được vặn trở lại vị trí cũ. + Chai bằng chất dẻo: có ưu điểm nhẹ, chiếm ít chỗ, tránh được sự đổ vỡ, có thể sử dụng một dãy màu rộng và in ấn dễ dàng. Nhược điểm: không có độ bền hóa học, dễ làm mất nước hoặc hương thơm do khuếch tán. + Các loại hộp bằng giấy: có nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng các dạng bìa cứng làm các hộp đựng, hoặc dạng bìa tráng nhựa để đựng một số sản phẩm như kem…
4. Kiểm tra bao bì
Advertisement
Việc kiểm tra bao bì nhằm đảm bảo chất lượng của bao bì xuất xưởng, khả năng sử dụng của bao bì, đồng thời loại bỏ các bao bì không đáp ứng được yêu cầu. Việc kiểm tra bao bì được thực hiện hai lần: một lần trong quy trình sản xuất bao bì và một lần trước khi đưa vào quy trình đóng gói sản phẩm. Tính thấm
Nước: đối với mỗi sản phẩm, hàm lượng nước mất mát cho phép phải nằm trong giới hạn cho phép. Ví dụ, kem đánh răng chứa khoảng 20% nước, dầu gội đầu chứa khoảng 75% nước, lượng nước mất mát của hai sản phẩm này không được vượt quá 20% lượng nước ban đầu. + Tính thấm của bao bì phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì. Ví dụ, giấy không tráng nhựa không có khả năng chống thấm, chất dẻo chống thấm tốt, thủy tinh chống thấm tốt nhất. + Bao bì được đo tính chống thấm hai lần. Lần đầu để kiểm tra vật liệu trước khi sản xuất bao bì, lần sau kiểm tra ở dạng bao bì thành phẩm. Số liệu thu được bằng cách đo sự hao hụt của các gói hàng bằng phương pháp cân trong khoảng thời gian nhất định ở điều kiện ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. Sau đó xây dựng đồ thị biểu diễn lượng ẩm hao hụt so với lượng ẩm có mặt ban đầu. Từ đó, người ta xác định được loại vật liệu và hình dáng bao bì thích hợp cho từng loại sản phẩm
Hương thơm: không thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng phương pháp sắc kí để khảo sát sự thất thoát hương thơm, hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng cảm quan, thông qua kinh nghiệm của người quan sát.
Độ bền Nhà sản xuất mỹ phẩm với tư cách là người sử dụng bao bì thành phẩm tiến hành một số đo lường đơn giản để có thể giải thích hay đoán được một số hiện tượng liên quan có thể xảy ra. Thông thường, người ta đo độ bền kéo, độ bền nổ, độ bền xé và độ bền va đập, riêng đối với những bao bì bằng thủy tinh và chất dẻo, cần được kiểm tra thêm khả năng rơi vỡ. Các phép đo phải được đặt trong điều kiện nhiệt độ đã chuẩn hóa vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến lý tính của bao bì. Những kết quả này giúp đưa ra những phương án thiết kế bao bì có độ bền cao. Như đối với bao bì thủy tinh, người ta tìm cách kết cấu góc chai, làm giảm bề mặt bị va đập khi rớt và thay đổi chiều cao chai cho phù hợp. Đối với bao bì ngoài, chủ yếu là các loại bao bì giấy, có vai trò bảo vệ bao bì trong, có yêu cầu thấp hơn về độ bền cơ học. Tính tương hợp Phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra tính tương hợp của bao bì đối với sản phẩm là kiểm tra sự tương tác trực tiếp của chúng bằng cách ngâm vật liệu vào sản phẩm môi trường kín trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông số vật liệu làm bao bì và sản phẩm như màu sắc, hình dạng, cấu trúc, khối lượng bao bì được quan sát và đánh giá, từ đó đưa ra kết luận về khả năng sử dụng vật liệu làm bao bì. Ngoài vật liệu chính, người sản xuất cần phải kiểm tra những vật liệu liên quan như lớp lót trên nắp, nút… để xác định được ảnh hưởng đồng bộ của bao bì lên sản phẩm.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG II
1. Kể tên các thành phần cơ bản sử dụng trong mỹ phẩm. Nêu các vai trò có thể có của các tá dược sau: tinh dầu ngọc lan tây, BHA, Tween 80, glycerin, nipagin, acid stearic, pigment orange 5. 2. Trình bày vai trò chất diện hoạt, cách lựa chọn chất diện hoạt. 3. Nêu các tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng. 4. Nêu các tính chất của chất bảo quản lý tưởng. 5. Nêu các tính chất của các chất chống oxi hóa lý tưởng. 6. Phân loại các chất màu, trong các nhóm chất màu trên, nhóm chất nào cần có sự quản lý chặt chẽ, vì sao?