6 minute read

8. Chất màu

+ Các toccopherol có tác dụng chống oxy hóa dầu động vật và các acid béo, đặc biệt khi có mặt chất hiệp đồng như acid citric, leicithin hay acid phosphoric, tuy nhiên ít có tác dụng bảo vệ dầu thực vật và ít được sử dụng rộng rãi do giá cao. + Các gallat là một trong các chất chống oxy hóa hiệu quả nhất, thường được sử dụng trong mỹ phẩm, tuy nhiên acid gallic bị chuyển màu sang xanh khi có vết sắt. Trong số các este của acid gallic được nghiên cứu, propyl gallat là chất chống oxy hóa mạnh nhất. Acid citric là chất hiệp đồng rất tốt với các chất chống oxy hóa, nhất là acid nordihydroguaiaretic và propyl gallat. Các chất chống oxy hóa không phenol Acid ascorbic và ascorbyl palmitat hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa gốc tự do. Hiệu quả của chất chống oxy hóa có thể được tăng cường bằng cách thêm vào một tác nhân chelat hóa thích hợp. Các acid citric, phosphoric, tartaric và EDTA có thể thêm vào hệ để tăng cường khả năng chống sự oxy hóa. Các tác nhân chelat hóa rẻ tiền, ít gây ra biến màu hay mùi hơn so với các hợp chất phenol nồng độ cao.

Độc tính của một số chất chống oxy hóa

Advertisement

Propyl trihydroxyd benzoat mạch thẳng ít độc hơn pyrogallol. Propyl gallat 10% trong propylen glycol không gây dị ứng khi cho tiếp xúc với da người trong vòng 24 giờ, nhưng dung dịch pyrogallol 10% trong propylen glycol gây ngứa trong điều kiện tương tự. BHA có hai đồng phân chính là 2- và 3- tertbutyl hydroxyanisol, ít khi được sử dụng một mình, do hoạt tính của nó trong phần lớn các hệ kém hơn propyl gallat, nhưng có khả năng tạo hiệp đồng rất tốt với các este gallat. Công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm thường sử dụng hỗn hợp 20% BHA, 6% propyl gallat, 4% acid citric và 70% propylen glycol. Đối với các sản phẩm dầu động vật và thực vật, có thể sử dụng hỗn hợp BHA ở mức 0,025% để bảo vệ. BHT được sử dụng rộng rãi làm chất chống oxy hóa cho các acid béo và dầu thực vật. BHT có nhiều ưu điểm so với các chất chống oxy hóa phenol khác ở chỗ không có mùi phenol, bền với nhiệt và độc tính thấp, tuy nhiên BHT không có khả năng hiệp đồng với các este gallat. Trong mỹ phẩm thường có chứa các hợp chất có nối đôi dễ bị oxy hóa, do đó nên sử dụng BHT với nồng độ 0,010,1% và thêm vào tác nhân chelat hóa thích hợp như acid citric hay EDTA.

8. Chất màu Phân loại màu

Hình 2.1. Phân loại tá dược màu + Chất màu vô cơ: thường có cấu tạo đơn giản là muối hoặc oxyd kim loại. Các chất màu vô cơ rẻ, bền với nhiệt và ánh sáng. + Chất màu hữu cơ thiên nhiên: ngày nay, các chất màu hữu cơ được sử dụng rộng rãi và đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp. Các chất màu thiên nhiên thường có sẵn trong thực vật. VD: màu xanh indigo có trong cây chàm. Màu vàng của măng cụt, màu nghệ… + Các chất màu tổng hợp: - Chất hữu cơ không tan trong nước thường sản xuất ở dạng bột, hạt nhỏ cỡ micro, loại này gọi là pigment. Pigment là chất màu không tan trong nước và không tan trong môi trường sử dụng. - Chất màu tan trong nước hoặc có khả năng biến dạng, tan trong nước hoặc dung môi khác gọi là các phẩm màu. Các chất màu có chứa nhóm –COOH, -SO3H, dễ tan trong nước. Có chứa nhóm –C=O, –OH có thể biến dạng thành tan được… Người ta có thể biến pigment thành phẩm màu và ngược lại bằng việc đưa vào phân tử pigment nhóm tan hoặc khóa nhóm tan lại.

Các loại màu được phép sử dụng

Chất màu dùng trong mỹ phẩm hiểu một cách chính xác là việc trộn thêm chất màu vào sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, son môi, phấn mắt, mascara… Chất màu trộn thêm vào khiến cho các sản phẩm trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Tên gọi chính chức các chất màu trộn vào các sản phẩm ở Mỹ theo quy định của FDA (ban hành năm 1938) + F, D và C: màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm + D và C: màu trong dược và mỹ phẩm

+ Ext D và C: các loại màu khác dùng cho các dược phẩm dùng ngoài và mỹ phẩm Tiếp theo sau các ký hiệu này sẽ là màu của các chất màu (red, blue…), tiếp đến là No. (có nghĩa là “số”) và số đếm. Vd: FD&C Red No.40… Trong trường hợp chất màu được trộn thêm chất nền (muối natri (sodium), kali (potassium), nhôm (aluminum).. ) hay còn được gọi là màu “lakes”.. thì tên chính thức của nó được gắn thêm chữ “lake” và tên chất nền. Vd: FD&C Red No.40 Aluminum Lake… Tất cả các chất màu trộn phải có các chỉ tiêu chất lượng cụ thể và phải được FDA thông qua trước khi đưa vào sử dụng, ngoại trừ một nhóm các chất màu dùng trong thuốc nhuộm tóc và sau đó phải ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho các nhà sản xuất, FDA đã cho phép viết tên chất màu ở dạng ngắn gọn hơn như FD&C Blue No1 có thể viết là Blue 1; hoặc có thể sử dụng theo quy định của EU và các nước khác (viết theo CI number – colour index number). Về mặt chất lượng, những chất màu dùng trong mỹ phẩm phải an toàn đối với người sử dụng, không được phép sử dụng nếu nằm trong danh mục các chất cấm sử dụng hoặc được phép sử dụng ở nồng độ nhất định nào đó. Một số ví dụ về màu được phép dùng trong mỹ phẩm (có thể xem chi tiết thêm trong Handbook of cosmetic science) Nhóm F, D và C Bảng 2.6. Các màu được sử dụng trong nhóm FD&C Màu Xanh lá Vàng Đỏ Xanh lơ Tím No 1, 2, 3 5, 6 2, 3, 4 1, 2 1 Nhóm D và C

Bảng 2.7. Các màu được sử dụng trong nhóm D&C Màu Xanh lá Vàng Đỏ

No 5, 6 7, 10, 11 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 17, 19, 21, 22, 23, 27, 28, 30, 31, 33, 34, 36, 37 4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 17 4, 6

Cam Xanh lơ

Nhóm Ext D và C: Vàng : No 7 Ngoài các màu theo quy định, có thể sử dụng các màu sau nhưng không được vượt quá 6% tính theo khối lượng: + D&C cam: No 4, 5, 17 + D&C đỏ: No 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 19, 33

This article is from: