49 minute read

3. Một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm

Phương pháp thử độ kích ứng trên da được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT (tương tự bảng đánh giá trong phần thử tính kích ứng). Quy định phân loại như bảng sau: Bảng 4.2. Bảng đánh giá mức độ kích ứng áp dụng ở Việt Nam

Loại kích ứng Điểm đánh giá

Advertisement

Kích ứng không đáng kể 0-0,5 Kích ứng nhẹ 0,5-2,5 Kích ứng vừa phải 2,5-5 Kích ứng nghiêm trọng 5-8 Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện trên chế phẩm và cả nguyên liệu theo tiêu chí đã đề ra: + Thử nghiệm tìm chất gây độc thường quy về giới hạn kim loại nặng + Cảm quan: đặc điểm nhận dạng chế phẩm, màu sắc, độ trong, mùi. Đặc biệt quan trọng vì ảnh hưởng ngay đến người dùng + Vật lý: pH, độ nhớt, tỷ trọng, trọng lượng tinh, loại nhũ tương, kích cỡ hạt, độ mịn của bột, năng suất quay cực, chỉ số khúc xạ… + Định tính: thường xác định trên tất cả các thành phần có trong công thức + Định lượng: thường được thực hiện trên tất các cả thành phần có trong công thức

- Kem đánh răng: hàm lượng nước, hàm lượng chất không tan trong cồn, chất tan trong cồn, gôm tan trong nước nếu là dạng gel, saccharin. - Dầu gội đầu: hàm lượng nước, lanolin và/hoặc sterol. Gôm tan trong nước. - Thuốc nhuộm tóc: glycerol, chất diện hoạt - Thuốc làm rụng lông, tóc: thioglycolic, sulfid…

Bài 2: MỘT SỐ KỸ THUẬT TRONG PHÂN TÍCH MỸ PHẨM 1. Tổng quan một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm

Kỹ thuật sắc ký: bao gồm cả HPLC, GC, TLC, HPTLC… + Định tính, định lượng các thành phần chất màu, chất lọc tia UV, chất bảo quản, tinh dầu, các vitamin… + Phát hiện sự có mặt của các chất bị cấm sử dụng (corticoid, chất màu, tretinoin, dung môi độc)

Các kỹ thuật quang phổ:

+ UV-VIS: Định tính, định lượng các thành phần chất màu, chất bảo quản, đánh giá chỉ số chống nắng SPF + AAS, ICP: Xác định các kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd…)

Các kỹ thuật khác:

+ Phân tích nhiệt (DSC, TGA, tủ sấy…): đánh giá độ ổn định, thể chất chế phẩm…

+ Các kỹ thuật vi sinh: Đánh giá giới hạn vi sinh vật, hiệu quả bảo quản… + Kỹ thuật xác định chỉ tiêu chất lượng khác: độ nhớt, độ đồng nhất… + Kỹ thuật xác định chỉ tiêu an toàn: kích ứng da, mắt…

2. Một số phƣơng pháp hóa lý đƣợc ASEAN dùng trong phân tích mỹ phẩm 2.1. Sắc ký khí (GC)

Nguyên tắc tách do sự khác nhau về ái lực liên kết với pha tĩnh, tương tác chất tan từ pha động vào pha tĩnh. Các yêu cầu đặt ra: cột tách và pha tĩnh phù hợp, detector phù hợp và khí trơ phụ trợ phù hợp.

Mẫu được hóa hơi, biến thành dạng khí và được khí mang đẩy vào cột, xy lanh đẩy qua 1 nắp cao su 1 thể tích khí.

Pha động: khí mang (khí trơ) được đựng trong bom khí có gắn van giảm áp và điều chỉnh. Khí mang có thể được cấp từ máy sinh khi nitơ. Khí mang cần có độ tinh khiết cao (99,999%).

Mẫu sau khi được hóa hơi, được đốt nóng, thường dùng bơm tiêm bơm thẳng mẫu qua một tấm đệm cao su silicon và một ống thủy tinh đặt trong một khối kim loại đốt nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cột 20oC để hóa hơi mẫu trước khi đi vào cột.

Cột sắc ký được đặt trong lò có thể điều chỉnh nhiệt độ theo chương trình. Có 2 loại cột: cột nhồi và cột mao quản (WCOT – pha tĩnh được giữ trong lớp trong của cột và SCOT hoặc PLOT – pha tĩnh lỏng được tẩm trên các hạt nhỏ)

Cột pha tĩnh lỏng: Pha tĩnh được giữ trên chất mang (chất mang là những hạt chất rắn nhỏ, bền), pha tĩnh phải chịu nhiệt, hóa lỏng ở nhiệt độ phân tích, trơ về hóa học. Chọn pha tĩnh dựa trên các tính chất: trơ về mặt hóa học, bền nhiệt, ít bay hơi, có độ phân cực thích hợp để tách các chất phân tích.

Cột pha tĩnh rắn: các chất rây phân tử, các polyme xốp Porapak

Detector gồm các loại: detector không đặc hiệu (detector dẫn nhiệt TCD, detector ion hóa ngọn lửa FID) và detector đặc hiệu (detector phát xạ nhiệt ion TED, detector bắt điện tử ECD, detector đo quang ngọn lửa FPD)

Ứng dụng trong phân tích mỹ phẩm: định tính, định lượng triclosan

2.2. Sắc ký lớp mỏng (TLC)

Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã được chấm hỗn hợp các chất cần tách. Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc. TLC thường được sử dụng như một phương pháp sàng lọc do nó không thể cho kết quả định lượng chính xác. Hơn nữa giới hạn phát hiện của phương pháp thường rất lớn (độ nhạy kém). Để định tính một chất thường phải được so sánh với chất chuẩn với một số hệ dung môi khai triển khác nhau. Các phương pháp hòa hợp ASEAN đã ứng dụng kỹ thuật TLC trong phân tích mỹ phẩm: phát hiện các hợp chất màu,

hydroquinon, tretinoin và các glucocorticoid. Đa số các chất này đều có cấu trúc phân tử chứa nhân thơm và các nối đôi nên có thể hấp thụ ánh sáng tử ngoại và khả kiến, có thể phát hiện bằng cách kiểm tra bản mỏng dưới ánh sáng thường (đối với chất màu), ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm hoặc 366nm. Các ví dụ trong hòa hợp ASEAN Với tất cả các phương pháp định tính đã nêu, để kết luận định tính chắc chắn ngoài kết quả của phương pháp TLC (giá trị Rf, màu sắc vết thử phải giống vết chuẩn), ASEAN yêu cầu có kết quả của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao: thời gian lưu của pic và phổ thu được từ dung dịch thử phải tương đương thời gian lưu của pic và phổ thu được từ dung dịch chuẩn.

2.3. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Nguyên tắc: là kỹ thuật phân tích nhằm tách, định tính, định lượng các chất dựa trên ái lực khác nhau giữa các chất có trong hỗn hợp với hai pha luôn tiếp xúc nhưng không hòa lẫn vào nhau là pha tĩnh và pha động. Khi nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp 2 chất A, B (có thể nhiều hơn) vào cột phân tích thì kết quả là 2 chất A, B sẽ được tách ra khỏi nhau nhờ pha động và được rửa giải ra khỏi cột. Tùy thuộc vào bản chất của pha động, pha tĩnh, chất phân tích mà các chất được rửa giải ra khỏi cột với tốc độ khác nhau. Trong những năm gần đây, phương pháp HPLC đóng vai trò quan trọng trong việc tách và phân tích các chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực hóa dược, sinh hóa, hóa thực phẩm, hóa dầu, hóa học các hợp chất thiên nhiên, nông hóa… đặc biệt là phân tích lượng vết các chất trong các nền mẫu phức tạp (như trong mỹ phẩm). ASEAN đã dùng HPLC để phát hiện các chất màu cấm (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM SIN 02, giới hạn phát hiện Pigment orange 5 là 153 μg/g, metanil yellow là 70 μg/g và rhodamin B là 800 μg/g), định tính, định lượng hydroquinon (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM INO 03), phát hiện tretinoin (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM SIN 01 – nêu rõ định tính bằng cách so sánh thời gian lưu và phổ của pic thu được thừ dung dịch thử với pic thu được của dung dịch chuẩn, ngoài ra cũng được áp dụng trong định lượng với điều kiện nồng độ dung dịch thử và chuẩn cần tương đương không khác nhau quá 10%), định tính các glucocorticoid (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM MAL 07 – định tính hydrocortison acetat, dexamethason, betamethason, triamcinolon acetonid, betamethason 17-valerat. Yêu cầu rõ nội dung cần báo cáo khi có kết quả phân tích các chất cấm, nếu thấp hơn LOD “không phát hiện thấy”, nếu kết quả cao hơn LOD nhưng thấp hơn LOQ cần báo cáo “phát hiện thấy nhưng thấp hơn LOQ”)

Bảng 4.3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các chất Glucocorticoid Tên chất LOD (mg/ml) LOQ (mg/ml)

Hydrocortison acetat 0,02 0,07

Triamcinolon acetonid 0,04 0,13

Betamethason 0,05 0,15

Dexamethason 0,05 0,16 Betamethason 17-valerat - -

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

Nguyên tắc: muốn thực hiện được phép đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) cần phải có các quy trình sau: Chọn các điều kiện và trang thiết bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu sang trạng thái hơi của nguyên tử tự do. Chiếu chùm tia sáng thích hợp (với nguyên tố cần phân tích và còn được gọi là bức xạ cộng hưởng) qua đám hơi nguyên tử vừa tạo ra ở trên. Đám hơi này chính là môi trường hấp thụ bức xạ. Các nguyên tử của nguyên tố cần phân tích trong đám hơi sẽ hấp thụ một phần bức xạ và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử. Phần bức xạ bị hấp thụ sẽ phụ thuộc vào nồng độ của nguyên tử đó trong môi trường hấp thụ. Quá trình nguyên tử hóa mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích một nguyên tố. Mục đích của nguyên tử hóa mẫu là tạo ra được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định để phép đo đạt kết quả chính xác và độ lặp lại cao.

1- Nguồn phát tia xạ 2- Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích 3- Máy quang phổ 4- Bộ phân chỉ thị kết quả Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo hệ thống máy AAS Các phương pháp vô cơ hóa mẫu: các nguyên tố trong mẫu phân tích thường ở dạng hợp chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ nhưng có lẫn các tạp chất hữu cơ. Trước khi định lượng thông thường, mẫu được vô cơ hóa và chuyển các nguyên tố cần xác định về dạng muối vô cơ hòa tan trong dung dịch đo. Các phương pháp hay được dùng là vô cơ hóa khô, vô cơ hóa ướt, vô cơ hóa trong lò vi sóng và lên men… Các tác nhân vô cơ hóa: acid nitric, acid sulfuric, acid percloric… dùng đơn lẻ hoặc hỗn hợp.

Các kỹ thuật dùng trong AAS: kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa (FAAS), kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa (ET-AAS), kỹ thuật hóa hơi lạnh (là kỹ thuật có độ chính xác và độ nhạy cao, thao tác dễ dàng nên được áp dụng rất phổ biến). Phương pháo AAS thường được ứng dụng để phân tích các kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg…) dựa trên nguyên tắc: các chất hữu cơ trong mẫu được đốt cháy hoàn toàn bằng phương pháp vô cơ hóa ướt hoặc vô cơ hóa khô trong lò vi sóng dưới áp suất cao và xác định hàm lượng các nguyên tố độc bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Chế độ đo thường dùng là kỹ thuật không ngọn lửa

Bài 3: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHẾ PHẨM ĐẶC TRƢNG 1. Phân tích về tính chất vật lý 1.1.Về các chế phẩm dùng cho da

Khái quát hóa phân loại + Mỹ phẩm cho da + Kem bôi da (kem trang điểm, kem lạnh, kem giữ ẩm, kem ban đêm, kem bảo vệ, đa mục đích, kem làm sạch) + Tay hoặc toàn thân (rửa tay, lotion rửa tay) + Chống nắng + Phấn mặt + Kem đặc biệt (trị mụn, trứng cá, dưỡng da, chống già, cho nam giới) Đánh giá chung + Thử tính kích ứng thông thường  phép thử Draize + Hiệu quả giữ ẩm: invitro trong phòng thí nghiệm và phép thử mở rộng Phấn mặt + Độ mịn của bột (pp rây, kính hiển vi, kỹ thuật phân lập khí) + Tỷ trọng + Hình dạng và độ đồng nhất (so sánh với chuẩn tùy mục đích, sử dụng đĩa thủy tinh và quan sát trên ánh sáng tự nhiên) + Mùi (không có phương pháp vật lý đánh giá) + Bột compact hoặc bột phun sấy + Điểm nóng chảy (breaking point) + Độ tan trong nước 1g/200ml, lọc, phơi khô, xác định khối lượng cân + Độ ẩm và bay hơi bột khô ở 105oC đến khối lượng không đổi + pH dung dịch: tạo hỗn dịch trong nước 10% hoặc lọc đi để sử dụng + Tính chất pay-off: tính bám dính… Kem chống nắng

Phương pháp đánh giá invivo

Theo phương pháp này, chỉ số SPF được đánh giá dựa trên phản ứng ban đỏ khi tiếp xúc với tia tử ngoại, được tính bằng tỉ lệ giữa liều gây ban đỏ tối thiểu (MED) trên da được bảo vệ bởi chế phẩm và trên da không được bảo vệ. Liều gây ban đỏ tối thiểu (MED) trên da người là lượng tia tử ngoại nhỏ nhất gây nên vết ban đỏ dễ nhận thấy rõ ràng xuất hiện trong quá trình tiếp xúc với bức xạ tử ngoại và trong 16 đến 24 giờ sau khi tiếp xúc. Có 3 phương pháp (đánh giá trên người, đánh giá theo FDA và đánh giá trên động vật). Xác định sự chống lại việc đổ mồ hôi (sweating resitance): liều thấp nhất gây ban đỏ và SPF được xác định. Sau khi sử dụng sản phẩm, cá thể được phơi nhiễm ở nhiệt độ 35-38oC, độ ẩm 70-80%. Phân loại sản phẩm: tối thiểu 2-4, vừa phải (4-6), nhiều (6-8), tối đa (815), ultra (>15).  Đánh giá chỉ số chống nắng của Kumler: SI (dựa trên hệ số E1% 0,1cm tại bước sóng 3080). Chỉ số này được sử dụng để tính toán % một hợp chất có thể chịu được ánh nắng chống lại ánh sáng gây cháy da.  Phương pháp độ truyền qua dung dịch pha loãng (DSTM)  Phương pháp độ truyền qua màng phim mỏng  Phương pháp độ truyền qua da đã xử lý Ưu điểm: + Có sự tương quan đồng nhất về phương pháp tiến hành giữa các quốc gia. + Đánh giá trực tiếp khả năng bảo vệ da khỏi tác động gây ban đỏ do ánh nắng mặt trời của chế phẩm. Nhược điểm + Đòi hỏi chi phí cao về thời gian và kinh tế + Chưa xét đến các tác động do tia tử ngoại UVA gây nên do UVB là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng ban đỏ.

Phương pháp đánh giá invitro

Phần lớn các đánh giá invitro dựa theo phương pháp do Diffey và cộng sự tiến hành nghiên cứu năm 1989. Theo các đánh giá này, do phổ truyền qua trong vùng bước sóng 290 đến 400 nm của các chế phẩm dưới dạng dung dịch hoặc được bôi lên một chất nền có kết cấu gắn với da. Công thức tính toán chỉ số SPF dựa trên các giá trị quang phổ gây ban đỏ, quang phổ ánh sáng mặt trời và quang phổ truyền qua, ở mỗi bước sóng. Phương pháp chuẩn bị mẫu đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá SPF invitro. Kem đặc biệt + Trị trứng cá: đánh giá về kích thước, hiệu quả chống vi khuẩn. + Dưỡng da: đánh giá hoạt chất và tá dược + Chống lão hóa + Mỹ phẩm cho nam giới: có sự khác biệt đặc tính sinh lý giữa nam và nữ, chủ yếu gồm chế phẩm cạo râu, chống nắng, kem làm trắng da…

1.2. Son môi

+ Điểm nóng chảy: rất quan trọng trong việc bảo quản, an toàn. Xác định bằng phương pháp ống mao dẫn, phương pháp ring and ball, phương pháp khác. + Điểm làm mềm + Phù hợp màu + Thử nghiệm độ tan: son môi làm từ thảo dược được hòa tan vào các dung môi khác nhau và quan sát độ tan + Breaking point + Thử nghiệm kích ứng da + Độ ổn định hạn dùng + Độ ổn định mùi + Độ ổn định oxi hóa + Thuộc tính thixotrophy + Sự không bình thường bề mặt

1.3. Sản phẩm sơn móng tay

+ Hàm lượng chất không bay hơi + Độ cứng + Độ kháng nước + Độ nhớt + Độ mềm mại + Tỷ lệ làm khô + Cách dùng + Khả năng chống mài mòn

1.4. Dầu gội đầu

+ Khả năng tạo bọt và độ ổn định bọt + Độ nhớt + Hiệu quả trên tóc + Ảnh hưởng đến da và mắt + pH + Thử nghiệm ổn định + Khả năng làm sạch

1.4. Bột đánh răng và bột nhão đánh răng

+ Tính chất cảm quan, độ đồng nhất + Tỷ trọng, độ nhớt + Kích thước + Khả năng làm trầy + pH + Khả năng duy trì độ đặc + Độ ẩm và vấn đề bay hơi

Kiểm nghiệm hiệu năng kem đánh răng

Trong phòng thí nghiệm: Nguyên tắc: dựa trên việc đo độ hòa tan trong acid của hydro alpalit (HAP), thành phần cấu tạo của men. Độ hòa tan của acid càng kém, men càng có khả năng chống sự tấn công của acid hơn. Cách thực hiện: sử dụng bột HPA, bột này được xử lý với các hợp chất chứa flourua cần khảo sát, rồi cho tiếp xúc với dung dịch acid trong một thời gian, lọc, rửa, sấy khô, cân HPA còn lại. Thực hiện mẫu trắng song song. Sự sai biệt độ hòa tan giúp ta biết rõ hiệu năng của tác nhân chống sâu răng kiểm nghiệm Kiểm nghiệm invivo Kem được kiểm nghiệm cùng lúc với kem đối chứng, trên các bệnh nhân mang chứng sâu răng. Họ đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút 30 giây, lần đầu vào buổi sáng sau điểm tâm và lần sau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Quá trình thử kéo dài trong ba năm. Các nha sĩ kiểm tra định kỳ bệnh sâu răng theo tiêu chuẩn xác định (O.M.S), các thông tinh được biết qua chỉ số CAO (C = sâu, A = không, O = phải trám). Kết quả kiểm nghiệm được đánh giá qua: + Mức tăng trưởng: chỉ số CAO răng ở tổng kết phần kiểm nghiệm + Chỉ số CAO răng ở phần sơ kết + Tỷ lệ phần trăm giảm chứng sâu răng

1.5. Các chế phẩm khác

+ Thuốc tẩy lông: phương pháp sức căng động học, HPLC, động học + Chất khử mùi + Thuốc cạo râu

2. Phân tích về vi sinh vật

Chế phẩm mỹ phẩm nên được hạn chế vi khuẩn. Việc loại bỏ và giới hạn nồng độ nhiễm khuẩn của mỹ phẩm rất quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính vền vững. Chuẩn bị mẫu: chất rắn, lỏng, bột, sáp… Các kỹ thuật: kỹ thuật đổ đĩa, kỹ thuật pha loãng liên tục, kỹ thuật cấy mẫu, kỹ thuật lọc màng

3. Phân tích về hóa học

Đối với mẫu phức tạp có nhiều thành phần hoặc có nhiều phương pháp để xác định trong cùng một mẫu  lựa chọn phương pháp Nhiều mẫu phải được kiểm soát: đơn giản, nhanh chóng, sử dụng tá dược gây độc thấp, có khả năng tự động hóa, tá nhân có kinh tế thấp. Phân tích hóa học mỹ phẩm rất quan trọng để đảm bảo rằng chỉ những tá dược được cho phép được thêm vào sản phẩm, thông tin trên nhãn đúng hay sai, giúp cho đầu tư kiểm tra pháp lý

Các phƣơng pháp thông thƣờng:

+ Xác định lượng các dung môi có mặt bằng GC

Trong các chế phẩm khử mùi

+ Xác định các kim loại bằng AAS + Xác định lượng acid boric bằng phương pháp trao đổi ion + Xác định nồng độ clo và sulfat bằng phương pháp phân tích trọng lượng + Xác định methenamin và các hợp chất ure bằng phương pháp chuẩn độ

Trong các chế phẩm sử dụng cho tóc

+ Xác định quinin bằng HPLC + Xác định acid oxalic và muối alkalin bằng phương pháp lọc + Xác định muối natri và kali hydroxyd bằng phương pháp lọc + Xác định thủy ngân acid bằng chuẩn độ idod hoặc GC + Xác định Se disulfid bằng AAS

Thuốc nhuộm tóc

+ TLC 1 hoặc 2 chiều, phương pháp trọng lượng, phương pháp màu, TCL, GC, LC

Kem đánh răng

+ Xác định cloroform và clorat của kim loại hữu cơ bằng GC + Định lượng F bằng các cách sau:  Đo điện thế: sử dụng điện cực chọn lọc ion F-, pha dãy dung dịch Fchuẩn, với mỗi dung dịch chuẩn tiến hành đo điện thế (mV). Xây dựng đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa mV và log nồng độ F-. Đo điện thế dung dịch chứa flour cần xác định nồng độ. Từ đường chuẩn đã xây dựng, tính ra nồng độ flour trong chế phẩm ban đầu.  Phương pháp sắc ký ion  Phương pháp sắc ký khí

Kem

+ Xác định nitrit bằng phương pháp màu

Kem tẩy

+ Xác định hàm lượng nước bằng chuẩn độ karl-fiesher + Nguyên liệu tan trong cloroform bằng GC

Lotion chống nắng

+ Photo stability testing: sử dụng các phương pháp AS, LC, GC, SLC

Phƣơng pháp phân tích tá dƣợc màu

+ Sử dụng các phương pháp: TLC, LC, phổ và các phương pháp khác

Phƣơng pháp phân tích chất bảo quản

+ Cặp ion, LC đảo, TLC, CE, CZE, GC kết hợp với FID, ECD và MS

Phân tích hợp chất tạo mùi

+ UV VIS, IR, NMR, GC, LC, TLC, GCMS, LC-UV, GC-FID, LC-FL, TLC-FD

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG IV

1. Trình bày nội dung kiểm tra, đánh giá tính an toàn của mỹ phẩm. 2. Trình bày nội dung kiểm tra, đánh giá độ ổn định của mỹ phẩm. 3. Trình bày nội dung kiểm tra , đánh giá tính năng của mỹ phẩm. 4. Trình bày nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm. 5. Trình bày các phương pháp phân tích được ứng dụng trong kiểm nghiệm mỹ phẩm (nguyên tắc, ứng dụng trong mỹ phẩm).

Chƣơng V: THỰC TRẠNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỸ PHẨM

Mục tiêu học tập:

1. Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng mỹ phẩm trên thế giới. 2. Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam. 3. Nắm được một số chất cấm hay bị giới hạn nồng độ trong mỹ phẩm (bản chất, tác hại). -------------------------------------------------------------------------------------

1. Tình hình sử dụng mỹ phẩm

Từ xa xưa, con người đã có nhu cầu làm đẹp, đã biết làm đẹp. Ngày nay, khi xã hội phát triển, kinh tế phát triển, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế được mở cửa, đi đến đâu cũng có thể thấy những sản phẩm làm đẹp cho con người. Đó chính là mỹ phẩm. Chất lượng mỹ phẩm là một vấn đề cần phải được quan tâm bởi vì mỹ phẩm được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận bên ngoài của cơ thể, không có quy định về thời gian và liều lượng sử dụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của cơ thể. Trong phân loại sản phẩm, hàng hóa theo tính an toàn, mỹ phẩm thuộc nhóm 2 – cần có sự quản lý của nhà nước về tính an toàn của sản phẩm.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu mỹ phẩm đang phát triển mạnh ở nhiều vùng, miền. Mỹ phẩm là loại sản phẩm hàng hóa có lợi nhuận cao nên vì lợi nhuận mà việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm kém chất lượng, không an toàn là khó tránh khỏi. Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang nằm trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa. Năm 2003, chính phủ Việt Nam đã ký kết “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”. Quản lý chất lượng hàng hóa nói chung và chất lượng mỹ phẩm nói riêng sao cho phù hợp là một nhu cầu tất yếu và cấp bách. Không giống như lĩnh vực quản lý dược phẩm đã có hệ thống Dược điển được xây dựng chặt chẽ từ nhiều năm, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống phương pháp chuẩn để kiểm tra các chất cấm, chất cần kiểm soát giới hạn hàm lượng trong mỹ phẩm theo yêu cầu của Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN. Bản thân ASEAN cho đến nay cũng chỉ mới ban hành được 8 phương pháp hòa hợp chung. Trong đó có 6 phương pháp hóa lý và 2 phương pháp vi sinh để xác định hay định tính và định lượng một số kim loại nặng, tretionin, 2phenoxy ethanol và một số alkyl 4-hydroxybenzoat, hydroquinon, một số chất màu cấm và một số glucocorticoid trong mỹ phẩm. Bản thân những phương pháp này mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu về mặt kỹ thuật để kiểm tra, giám sát các đối tượng chất cấm trong mỹ phẩm, hơn nữa bản thân những phương pháp này, nếu muốn triển khai trên thực tế tại

Việt Nam, cũng cần được đánh giá thực nghiệm về sự phù hợp khi áp dụng trên các mẫu mỹ phẩm đang có mặt tại Việt Nam, cũng như điều kiện thực tế trang thiết bị của nước ta (thẩm định chuyển giao phương pháp).

Một số nét cơ bản về quản lý và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trên thế giới

Mỹ phẩm là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu, có giá trị doanh thu rất lớn ở cộng đồng châu Âu, nước Mỹ và Nhật Bản cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các sản phẩm mỹ phẩm cần được kiểm soát và kiểm tra chất lượng trên toàn cầu. Tuy nhiên, quy định của các quốc gia vẫn có những điểm khác biệt. Để kiểm soát an toàn và kiểm tra chất lượng của mỹ phẩm, người ta đặc biệt lưu ý đến các thành phần có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm và các phương pháp phân tích các sản phẩm mỹ phẩm. Dưới đây là một số nét chính. Các thành phần chính có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm Các nước châu Âu tuân thủ theo định hướng mỹ phẩm của Cộng đồng các nước này (the european union cosmetic directive) được phê duyệt năm 1976 đã có nhiều lần bổ sung, cho đến nay có những phụ lục chính: + Danh mục gồm 20 nhóm sản phẩm (phụ lục I) + Danh mục các chất bị cấm : 1132 chất và nhóm chất (phụ lục II) + Danh mục các chất có giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện sử dụng: 396 chất (phụ lục III) + Danh mục các chất màu được phép sử dụng (phụ lục IV) + Danh mục các chất bảo quản (phụ lục VI) + Danh mục các chất lọc tia UV (phụ lục VII) Ở Mỹ, mỹ phẩm được quản lý theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA – Food and Drug Administration), từ năm 1938 gọi là Food, drug & Cosmetic Act: quy định đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm. FDA không yêu cầu bắt buộc tiền kiểm mỹ phẩm, tuy nhiên nếu một trong các thành phần của mỹ phẩm chưa được đánh giá tính an toàn thì trên nhãn sản phẩm cần ghi chú: “An toàn của sản phẩm này chưa được xác định”. Nhật Bản quản lý mỹ phẩm theo luật công tác Dược – PAL (Pharmaceutical Affairs Law) được phê duyệt năm 1943, có sửa đổi vào những năm 1948, 1960 và 1979. Luật này đã được xem xét lại và phát triển vào năm 2001. PAL đã đưa ra những quy định cho thuốc, những sản phẩm giống như thuốc và mỹ phẩm. Tổng hợp lại những quy định trên trong bảng so sánh sau:

Bảng 5.1. So sánh sự khác nhau trong các quy định quản lý ở các nước

Nội dung quản lý EU Mỹ Nhật Bản

Thông tin sản phẩm Có Không bắt buộc (tự nguyện)

Có Kiểm tra trên thị trường Có Có Có An toàn sản phẩm (nhà sản xuất chịu trách nhiệm) Có Có Có Danh mục chất cấm Có Có Có Danh mục chât màu Có Có Có Danh mục chất bảo quản Có Không Có Danh mục chất lọc tia UV Có Có Có Danh pháp quốc tế thành phần mỹ phẩm Có Có Có

Loại sản phẩm Mỹ phẩm hay thuốc Mỹ phẩm, sản phẩm OTC hay thuốc

Mỹ phẩm, sản phẩm giống thuốc hay thuốc Việc quản lý mỹ phẩm ở Trung Quốc được quy định bởi Bộ Y tế, cục quản lý Dược và thực phẩm (Ministry of Health, the State Food and Drug Administration – SFDA) và một số cơ quan liên quan khác. Về cơ bản là theo “Định hướng mỹ phẩm châu Âu”, nhưng họ chia ra 2 nhóm: mỹ phẩm thông thường (các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc, sản phẩm làm thơm…) và các mỹ phẩm chức năng đặc biệt (chống gầu, chống rụng tóc, chống nắng…). Các sản phẩm cần được đăng ký trước khi ra thị trường. Thành phần mỹ phẩm cũng có danh mục các chất cấm, chất có giới hạn hàm lượng, chất màu được phép sử dụng… giống EU (trừ danh mục các chất màu nhuộm tóc). Tất cả các thành phần của mỹ phẩm cần nằm trong danh mục các chất hóa học hiện hành đã được liệt kê hoặc các chất mới sau khi đã được đánh giá an toàn bởi các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Năm 2003, “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” đã được các nước trong khối ASEAN thông qua, ký kết và cam kết thực hiện. Về cơ bản, định hướng mỹ phẩm ASEAN (Asean Cosmetic Directive hay gọi tắt là ACD) theo định hướng mỹ phẩm của châu Âu, cũng có quy định về danh mục các chất bị cấm trong mỹ phẩm (phụ lục II), danh mục các chất được sử dụng có giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện sử dụng (phụ lục III). Các phương pháp phân tích các sản phẩm mỹ phẩm Châu Âu: có 38 phương pháp chính thức liên quan đến 60 nguyên liệu hay nhóm chất chủ yếu là các chất bị cấm sử dụng hay các chất bảo quản. Mỹ, Nhật Bản: không có phương pháp phân tích chính thức cho mỹ phẩm Hàn Quốc: một số phương pháp chính thức cho kiểm tra kim loại nặng, methanol và pH.

Trung Quốc: có 23 phương pháp chính thức để đánh giá chất lượng mỹ phẩm trước khi cấp phép lưu hành trên thị trường. Các nước ASEAN: đã ban hành chính thức 8 phương pháp (bao gồm 6 phương pháp hóa lý và 2 phương pháp vi sinh), con số này thực sự là quá ít so với danh mục các chất cần kiểm soát và kiểm tra để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm.

Một số nguyên liệu mỹ phẩm được dùng trong dược phẩm có chuyên luận và phương pháp kiểm nghiệm trong các dược điển. Ví dụ: vitamin E, octinoxat, TiO2, bột talc… Các phương pháp chính thức không đáp ứng được toàn bộ yêu cầu kiểm nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm. Vì vậy, các nhà sản xuất, phân tích kiểm nghiệm cần các phương pháp mới để đáp ứng yêu cầu đánh giá chất lượng của những sản phẩm mới. Các hiệp hội quốc tế đã đưa ra một số phương pháp kiểm nghiệm. Ví dụ: các phương pháp chính thức của Hiệp hội quốc tế những nhà hóa học phân tích (Association of Analytical Chemist International – AOAC International) dùng cho kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm 6 nhóm: các phương pháp chung, chế phẩm khử mùi và ngăn mồ hôi, chế phẩm làm rụng lông, phấn mặt, chế phẩm dùng cho tóc, chế phẩm gây bắt nắng. Các phương pháp của Hiệp hội mỹ phẩm châu Âu (Cosmetic Europe –The person care Association) cũng gồm 6 nhóm: các chất bị cấm sử dụng (phụ lục 2), các chất được phép sử dụng nhưng có giới hạn về hàm lượng và theo mục đích sử dụng (phụ lục 3), phương pháp phân tích một số chất không liệt kê trong phụ lục quy định quản lý mỹ phẩm châu Âu, chất màu được phép sử dụng trong mỹ phẩm (phụ lục 4), chất bảo quản được phép sử dụng trong mỹ phẩm (phụ lục 6), chất lọc tia UV có thể dùng trong mỹ phẩm (phụ lục 7). Ngoài ra, nhà sản xuất còn có các phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết của sản phẩm riêng của mình. Phương pháp của nhà sản xuất là bí mật riêng, do nhà sản xuất quản lý trong hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) và cần được trình lên cơ quan quản lý khi có yêu cầu. Quá trình hình thành và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng mỹ phẩm tại Việt Nam

Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng tay, móng chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng trong điều kiện tốt”

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam chỉ mới sản xuất một số mặt hàng sản phẩm mỹ phẩm đơn giản như xà phòng tắm, thuốc đánh răng… Việc quản lý chất lượng đã được quan tâm nhưng chủ yếu ở mức xây dựng và ban hành tiêu chí về chất lượng (tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật) của các sản phẩm này mà chưa chú ý nhiều đến các chỉ tiêu về an toàn. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp quốc gia do các cơ quan biên soạn tùy theo loại sản phẩm được quản lý và phân công. Trong “Tuyển tập tiêu chuẩn về hóa mỹ phẩm” do Trung tâm Thông tin của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng biên soạn năm 2013 cho đến nay đã có 33 tiêu chuẩn của Việt Nam cho các mặt hàng: bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng giặt, kem đánh răng, nước gội đầu, phấn rôm, thuốc uốn tóc… Trong vòng 10 năm trở lại đây, các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông trên thị trường rất phong phú, nhiều chủng loại. Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý những sản phẩm, hàng hóa đặc thù “ảnh hưởng đến sức khỏe con người”: xà phòng và hóa chất gia dụng, phấn rôm, thuốc đánh răng, mỹ phẩm”. Năm 1996, Bộ Y tế có quyết định số 2585/1996/QĐ-BYT ngày 28/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giao nhiệm vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm cho Viện Kiểm Nghiệm (nay là Viện kiểm nghiệm Thuốc Trung ương), Phân viện Kiểm nghiệm (nay là Viện Kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh) và các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố. Năm 1998, Bộ Y tế có quyết định số 3629/1998/QĐ-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục các loại mỹ phẩm bắt buộc đăng ký chất lượng tại Bộ Y tế”. Theo quyết định này, có 05 nhóm hàng mỹ phẩm bắt buộc đăng ký chất lượng tại Bộ Y tế gồm: dầu gội đầu, son môi, kem dưỡng da, sửa rửa mặt và thuốc nhuộm tóc. Năm 1998 cũng là năm Khoa kiểm nghiệm Mỹ phẩm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương được thành lập. Ngày 2/9/2003, chính phủ Việt Nam đã ký “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”. Theo hiệp định này, 10 nước ASEAN đã cam kết thực hiện tiến trình hòa hợp và từ 01/1/2008, hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Để thực hiện nhiệm vụ về quản lý mỹ phẩm, theo từng mốc thời gian, Bộ Y tế đã có các văn bản, quy định cho việc đăng ký, tự công bố tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp, văn bản về một số chỉ tiêu và phương pháp thử trong kiểm tra chất lượng mỹ phẩm. Ngày 14/8/2006, Bộ Y tế có quyết định số 24/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (Cosmetic Good Manufacturing Practices – CGMP) của hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Ngày 14/4/2008, Cục Quản lý dược Việt Nam – Bộ Y tế ra thông báo về việc tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định mới (Công văn số 3307/QLD-MP). Gần đây nhất, ngày 25/01/2011, Bộ Y tế có Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về quản lý mỹ phẩm” gồm 11 chương, 53 điều. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2011, những điều trái với thông tư này đều bãi bỏ. Theo Thông tư này, Bộ Y tế quản lý 20 nhóm mặt hàng mỹ phẩm. Về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm: tổ chức, cá nhân chỉ được đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược Việt Nam với các mỹ phẩm nhập khẩu và công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế (có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm). Tổ chức, cá nhân này “chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo thông báo của Cuc Quản lý Dược Việt Nam, hiện nay có 872 doanh nghiệp công bố mỹ phẩm nhập khẩu với gần 100.000 loại sản phẩm và 408 doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các cơ sở sản xuất đều cam kết thực hiện theo nguyên tắc “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” CGMP. Một số cơ sở đang chuẩn bị hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ để đề nghị công nhận. Thực tế cho thấy, mỹ phẩm sản xuất trong nước đa số là sản xuất nhỏ lẻ, nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh an toàn… Vì vậy, để sản xuất, buôn bán, trao đổi mỹ phẩm phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, ngoài việc cần có cơ chế quản lý phù hợp cho mặt hàng này, cần phải có hệ thống phương pháp hoàn chỉnh để có thể kiểm soát được tính an toàn của sản phẩm bởi vì mỹ phẩm thuộc nhóm “sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” (nhóm 2). Cơ quan quản lý cần sớm ban hành những quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức đánh giá sự phù hợp để đánh giá tính an toàn của sản phẩm. Theo “Hiệp định hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” phiên bản cập nhật năm 2013 có quy định 1373 chất và nhóm chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, 285 chất và nhóm chất có quy định về giới hạn nồng độ và hàm lượng sử dụng. Hiệp định này cũng đã quy định danh mục chất màu, chất bảo quản, chất chống tia tử ngoại được phép sử dụng. Một số nước ASEAN còn quy định thêm danh mục các chất không được có trong các sản phẩm mỹ phẩm ngoài các chất cấm đã quy định. Viện kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và phân viện kiểm nghiệm đã bước đầu triển khai đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực để tiến hành triển khai áp dụng các quy trình của ASEAN. Cho đến nay, 63 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm ở các tỉnh, thành trên cả nước đa số chưa thực hiện được các phương pháp hòa hợp ASEAN vì thiếu thiết bị, dung môi hóa chất, chất chuẩn… nhân lực chưa được đào tạo.

2. Một số chất bị cấm hoặc sử dụng giới hạn

Thông tư 06/Điều 14. Các thành phần chất cấm, thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức mỹ phẩm Các thành phần cấm sử dụng: phụ lục II – phần 1: 1378 chất. Các thành phần được liệt kê trong phần 1 phụ lục III với nồng độ, hàm lượng giới hạn và đáp ứng điều kiện cho phép (252 chất).

Bảng 5.2. Giới hạn quy định và điều kiện ghi nhãn của một số thành phần

Chất Giới hạn quy định Chỉ định dùng Cmax

Tetraborat

Acid oxalic, ester và muối kiềm Sản phẩm tắm rửa

Sản phẩm tạo dáng tóc

Sản phẩm dùng cho tóc

18% (kl/kl, theo acid boric)

8% (kl/kl, theo acid boric)

5% Giới hạn khác

Cấm dùng trong sản phẩm cho trẻ dưới 3 tuổi Điều kiện ghi trên nhãn

Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi Xả thật sạch

Amoniac 6%

Trên 2%: chứa amoniac

KOH/ NaOH Dung môi cho sơn móng tay

Làm thẳng tóc 5%

2% 4,5% Tới pH 11

Chứa chất kiềm, tránh tiếp xúc với mắt có thể gây mù. Tránh xa tầm tay trẻ em

Talc (Magnesi silicat)

Sản phẩm bột dùng cho trẻ em Những sản phẩm khác Tránh xa miệng và mũi trẻ em Đánh giá, giám sát chất lượng mỹ phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống kiểm nghiệm. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra chất lượng mỹ phẩm là giám sát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự an toàn của mỹ phẩm, trong đó, quan trọng nhất là việc kiểm soát sự có mặt của các chất bị cấm, hoặc bị giới hạn về nồng độ, hàm lượng được phép sử dụng, có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam. Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm mà Việt Nam đã tham gia ký kết từ năm 2003, trong bản bổ sung mới nhất vào năm 2013 có quy định danh sách 1373 chất và nhóm chất không được phép có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm (phụ lục II, phần 1) cũng như 285 chất và nhóm chất không được phép sử dụng trừ những

trường hợp ngoại lệ nhưng phải tuân theo các giới hạn và điều kiện quy định kèm theo (phụ lục III, phần 1). Các chất bị cấm/ giới hạn nồng độ sử dụng bao gồm các nguyên tố kim loại độc, các chất màu, một số chất có tác dụng dược lý (hydroquinon, tretinoin, các glucocorticoid…)

Giới hạn của các nguyên tố độc trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm là loại hàng hóa được dùng một cách thường xuyên, không có liều lượng, các nguyên tố độc và hợp chất của chúng là chất chất bị cấm có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển có thể bị nhiễm (chưa kể có thể cố ý đưa vào công thức do một tác dụng nào đó… ví dụ Hg trong kem làm trắng da, chống nám, chất màu cấm trong son, phấn…). Độc tính của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng và cách dùng, thời gian sử dung. Vì vậy, tùy theo yêu cầu quản lý, các quốc gia đã đưa ra quy định giới hạn các nguyên tố độc trong sản phẩm mỹ phẩm. Ví dụ ở Canada quy định về kim loại nặng trong mỹ phẩm: chì ≤10ppm, As≤3ppm, Cd≤3ppm, Hg≤3ppm, Antimon≤5ppm. Bộ Y tế Đức đưa ra giới hạn chấp nhận về các kim loại nặng trong thuốc đánh răng là chì≤1ppm, As≤0,5ppm, Cd≤0,1ppm, Hg≤0,2ppm, Antimon≤0,5ppm. Các nước ASEAN đã đưa ra kiến nghị hội nghị lần thứ 8 của Hội đồng mỹ phẩm (ACC), Hội đồng khoa học (ASBC) và hội đồng tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) tổ chức vào tháng 11/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam. Điều này cũng được ghi cụ thể trong thông tư số 06/TTBYT/2011 của Bộ Y tế, cụ thể theo bảng sau Bảng 5.3. Giới hạn kim loại nặng (ACM THA 05 testing method)

STT Chỉ tiêu Giới hạn

1 Thủy ngân (Hg) ≤ 1ppm

2 Arsen (As) ≤ 5ppm

3 Chì (Pb) ≤ 20ppm

4 Cadmi (Cd) * ≤ 1ppm

Tác dụng có hại

Tổn thương thận, rối loạn thần kinh

Độc, nguy hiểm cho môi trường, gây ung thư da Độc máu, độc gan, rối loạn chức năng thận, các bệnh về não Gây nhiễm độc mãn tính trên hô hấp hoặc tiêu hóa

(Cd)*: giới hạn Cd có nêu ở phương phương pháp hòa hợp ASEAN, nếu vượt quá ngưỡng quy định cần có sự cảnh báo, nhưng không nêu ở thông tư số 06/2011/BYT-TT, ngày 25/1/2015 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.

Các chất màu bị cấm

Theo hiệp định hòa hợp về quản lý Mỹ phẩm ASEAN, một số chất màu bị cấm được nêu ở bảng sau Bảng 5.4. Một số chất màu bị cấm theo quy định của ASEAN

Chất màu Mã màu

Metanil yellow CI 13065

Rhodamin B CI 45170

Pigment red 53 CI 15585

Tác dụng có hại

Có ảnh hưởng đến khả năng khử độc của gan, tác động trên não của chuột trưởng thành làm thay đổi hành vi, khả năng ghi nhớ Chất màu độc, có khả năng gây ung thư Có thể gây kích ứng da và mắt, là nguyên nhân của nhiều bệnh về hệ tạo máu ở gan, lách, thận khi dùng lâu dài

Pigment orange 5 CI 12075 Có thể gây đột biến gen, ung thư gen và tác động tới chuyển hóa

Crystal violet CI 42555 Có thể gây đột biến gen

Sudan I (đỏ) Sudan II (cam) Sudan III (đỏ ceresin) Sudan IV (dung môi đỏ 24) CI 12055 CI 12140 CI 26100 CI 26105 Có khả năng gây ung thư

Các chất có tác dụng dược lý

Cũng theo ASEAN, các chất có tác dụng dược dược lý bị cấm không sử dụng trong mỹ phẩm gồm hydroquinon, tretinoin, glucocorticoid (5 chất). Bảng 5.5. Tác dụng có hại và giới hạn quy định của các chất có tác dụng dược lý sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định của ASEAN

Chất Tác dụng có hại Quy định

Hydroquinon Nếu dùng dài ngày da bị mỏng ASEAN: thuốc nhuộm tóc (<3%), cấm dùng trong các sản phẩm trang điểm mắt và cho trẻ em <12 tuổi Châu Âu: kem bôi da (<2%)

Tretinoin Khi dùng dài ngày gây viêm tại chỗ, khô da, có vảy và đỏ da, làm tăng nhạy cảm với ánh sáng, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nắng Glucocorticoid Teo da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn và virus, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp Cấm sử dụng trong mỹ phẩm

Cấm sử dụng trong mỹ phẩm

3. Những lời cảnh báo

Có thể thấy rằng các mỹ phẩm rất đa dạng nhưng thành phần có chứa trong mỹ phẩm còn đa dạng hơn, theo thống kê của Grood có tới khoảng 8000 loại nguyên liệu và hương liệu được sử dụng trong mỹ phẩm, trong đó có hơn 1000 loại đã biết là có hại và phải có giới hạn nồng độ, hàm lượng, 900 loại có chứa đựng những nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng. Nạn nhân đầu tiên là một phụ nữ nổi tiếng người Ailen, bị chết do lạm dụng mỹ phẩm. Năm 1869, hiệp hội dược phẩm của Mỹ đã cho xuất bản nhiều cuốn sách nói về những mặt trái của việc sử dụng mỹ phẩm. Trong nhiều cảnh báo, các chuyên gia đưa ra những triệu chứng phổ biến liên quan đến sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm bao gồm: chứng đau đầu, suy nhược, giảm cân, mất ngủ, teo cơ… Hầu hết là do lạm dụng kem làm trắng da có chứa chì và carbonat.. Năm 1930, loại thuốc nhuộm mi mắt đã gây ra hàng chục trường hợp mù lòa và tử vong cho người sử dụng. Sau sự việc, FDA đã yêu cầu tất cả các hãng sản xuất mỹ phẩm trong nước phải đưa ra danh sách các thành phần có trong sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều tai nạn do sử dụng mỹ phẩm vẫn tiếp tục xảy ra. Năm 2007, một chiến dịch kiểm tra chất lượng mỹ phẩm đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước Mỹ. Kết quả là trung bình cứ 33 thỏi son lại có 3 thỏi son chứa nồng độ chì quá mức quy định. Kiểm tra 12.000 tuýp kem chống lão hóa cho mắt, thì hầu như tất cả đều có chứa thành phần nguy hiểm đối với mắt. Tại Việt Nam, trước tình trạng mỹ phẩm tràn lan và các tác hại của nó, ngày 30/7/2015, Cục quản lý dược (bộ y tế) đã ra quyết định ngừng lưu hành khoảng 22.000 loại mỹ phẩm trên thị trường có chứa 5 loại dẫn chất của paraben do có thông tin các chất này gây ra căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ và vô sinh ở nam giới. Theo đó, Bộ Y tế áp dụng lộ trình hạn chế lưu hành một số chất bảo quản sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm. 5 loại dẫn chất của paraben gồm: isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben chỉ được phép có mặt trong mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam trước ngày 30/7. Tác hại khôn lường của corticoid. Hiện nay mỹ phẩm chứa corticoid đang được bán tràn lan trên thị trường, nhưng không được kiểm soát. Ngoài những mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái, kem trộn có chất này thì các loại dược phẩm chứa corticoid cũng được bán tràn lan không cần kê toa. Corticoid là chất có tác dụng ức chế giúp chống viêm mạnh nên thường được sử dụng để điều trị dị ứng, chống viêm các loại. Corticoid được dùng trong dược phẩm dưới dạng bôi ngoài da, uống, tiêm bắp, tiêm mạch. Tuy nhiên, đây là một loại độc dược, ngành y tế nước ta xếp corticoid vào nhóm độc dược bảng B có khả năng gây nhiễm độc, biến chứng, gây nghiện cho người dùng. Do đó, khi dùng phải theo toa của bác sĩ nếu lạm dụng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với biến chứng giảm khả năng miễn dịch

gây nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, tiểu đường, cao huyết áp. Ở lĩnh vực làm đẹp, khi sử dụng corticoid chỉ trong thời gian rất ngắn, người dùng đã có làn da trắng mịn màn, không tì vết, khiến không ít người nghĩ nó là thần dược. Tuy nhiên, cái đẹp ấy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bởi sau khi ngưng dùng, công dụng ức chế chống viêm lúc này bị phản tác dụng quay sang làm yếu hệ thống bảo vệ của da khiến da dễ bị các yếu tố từ môi trường tác động gây viêm da kích ứng, nổi mụn kịch phát, giãn mạch máu sâu trong da, gây chảy xệ, làn da không thể sinh sản đủ tế bào mới bù đắp cho các tế bào chết dẫn tới xù xì, đen sạm. Những người có nhu cầu làm đẹp, không nên sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ vì hầu hết sản phẩm trên đều chứa hàm lượng lớn corticoid. Tháng 7/2013, Cục quản lý Dược ra quyết định thu hồi 17 sản phẩm làm trắng da do công ty Kanebo (Nhật Bản) sản xuất có chứa chất rhododenol có thể gây ra những mảng trắng bất thường trên da khiến nhiều người quan tâm. Hàng loạt vụ cấp cứu và tử vong do mỹ phẩm trôi nổi đã xảy ra và đang được các bác sĩ lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mỹ phẩm tẩy trắng da có chứa hydroquinon. Ở Châu Âu, hydroquinon đã bị cấm dùng vì nghi ngờ có khả năng gây ung thư và tại Mỹ chỉ được dùng nếu có toa của BS. Ngược lại ở VN, loại hoạt chất có trong mỹ phẩm tẩy trắng da được rao nhan nhản trên mạng. Chẳng hạn, sản phẩm làm trắng da Lightening Serum GloProfessional (có thành phần hydroquinon là 2%); Obagi và Neova Complex HQ Plus có hydroquinon lên đến 4%... Ngoài ra, một số mỹ phẩm làm trắng da rẻ tiền có cả hoạt chất corticoid, hàm lượng thuỷ ngân cao gây nguy hiểm đến sức khoẻ người sử dụng. Mỹ phẩm có hoạt chất hydroquinone dùng quá độ sẽ bị tai biến, gây nên bệnh da xám nâu. Đây là bệnh do lắng đọng sắc tố xanh đen, không hồi phục được. Kết quả vùng da thoa thuốc sẽ bị xám, xanh, đen. Trước thực tế, kem tẩy trắng da trôi nổi, kem trộn đang được bày bán rộng rãi, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, tình trạng dùng kem tẩy trắng da cấp tốc, không nhãn mác rất nguy hiểm. Cần lưu ý, khi bôi kem trên diện tích da rộng thì các hóa chất trong kem “tẩy trắng” sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức tương đương với đường uống, hay đường tiêm chích. Đối với các loại kem trộn trên thị trường nếu được trộn từ 2 chất trở lên có nguy cơ tương kỵ rất lớn có tác hại khác nhau, như dị ứng, lột da, phỏng da, độc cho máu, thậm chí tử vong. Hầu hết các mỹ phẩm khử mùi có chứa hóa chất như triclosan và nhôm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu dùng chất khử mùi có chứa nhôm trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều dấu hiệu bao gồm: nhiễm trùng da, gây phát ban trên da, dị ứng (do sử dụng propylen glycol với hàm lượng lớn), gây bệnh alzheimer, hen suyễn (do hàm lượng nhôm cao), ung thư vú (chưa có bằng chứng rõ ràng, muối nhôm đang bị nghi ngờ), làm mất cân bằng nội tiết tố (do paraben).

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, việc sử dụng mỹ phẩm cần hết sức lưu ý bởi những sản phẩm có chứa hàm lượng formaldehyd cao là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da. Formaldehyd là một hóa chất có tính đặc hiệu cao. Khi hóa chất này đi vào cơ thể chúng sẽ tham gia quá trình phản ứng với các enzym, các protein trong cơ thể gây ra những đột biến làm thay đổi cấu trúc của tế bào –nguyên nhân phát sinh căn bệnh ung thư. Theo thống kê từ Viện da liễu Việt Nam, ước tính mỗi năm viện tiếp nhận hàng triệu ca nhập viện và được chẩn đoán ung thư da do dùng mỹ phẩm kém chất lượng.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG V

1. Nêu các nguyên nhân có thể dẫn đến mỹ phẩm nhiễm các chất cấm/ chất giới hạn hàm lượng. 2. Trình bày tác dụng có hại của các kim loại độc, một số chất màu bị cấm, tretinoin, glucocorticoid, hydroquinon. 3. Trình bày tác dụng có hại của một số chất màu bị cấm. 4. Trình bày tác dụng có hại của tretinoin, glucocorticoid, hydroquinon. 5. Với vai trò là một dược sĩ (có thể là nhà bào chế, nhà quản lý, nhà kiểm nghiệm, người tiêu dùng), các anh/chị có giải pháp nào trong vấn đề sản xuất, mua bán và sử dụng mỹ phẩm an toàn?

Tiếng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barel, A. O. (2009), Handbook of cosmetic science and technology, Informa

Healthcare

2. Rosen, M. (2005), Delivery system handbook for personal care and cosmetic products: technology, applications and formulations, William Andrew. 3. Salvador, A., Chisvert, A. (2011), Analysis of Cosmetic Products, ISBN 9780-444-52260-3, Elsevier. 4. Wilson B. D., et al. (2012), “Comprehensive review of ultraviolet radiation and the current status on sunscreens, J Clin Aesthet Dermatol, 5(9), pp 18–23. 5. Baki, G., Alexander, K. S. (2015), Introduction to Cosmetic Formulation and Technology, John Wiley & Sons.

Tiếng Việt

6. ASEAN (2003), Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm,

Bản dịch của Cục quản lý Dược - 2008. 7. Bộ Y tế (2011), Thông tư 06/2011/TT-BYT: Quy định về Quản lý mỹ phẩm. 8. Vương Ngọc Chinh (2005), Hương liệu - mỹ phẩm, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Văn Long (2009), Chuyên đề tự chọn: Mỹ phẩm, Bộ môn bào chế -

Trường Đại học Dược Hà Nội.

This article is from: