35 minute read

2. Kiểm tra mỹ phẩm

Kiểm tra độc tính: người thiết lập công thức phải đảm bảo những nguyên liệu và sản phẩm mỹ phẩm không gây nguy hiểm trong khi phối chế cũng như khi sử dụng, cũng như không tích tụ trong môi trường gây nguy hại đến cân bằng sinh thái.

1.2. Kiểm tra tính chất ổn định của sản phẩm

Advertisement

Mục đích nhằm trả lời câu hỏi: “Trong những điều kiện cụ thể khác nhau của quá trình lưu giữ và sử dụng, sản phẩm có duy trì được trạng thái ban đầu như hình dáng, màu sắc, mùi vị và phẩm chất không?”.

1.3. Kiểm tra tính năng của sản phẩm

Mục tiêu của người sản xuất là bán được sản phẩm, mục tiêu của người sử dụng là tìm mua được sản phẩm có tính năng mong muốn. Để đảm bảo bán được hàng, người sản xuất cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Câu hỏi “sản phẩm sẽ được tiếp nhận như thế nào khi được bán ra thị trường?” được quyết định một phần trên tính năng của sản phẩm. Qua đó, người sản xuất sẽ được trả lời về câu hỏi: “sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu mà người tiêu dùng đang mong đợi không? Và sau một thời gian tham gia thị trường, nó có thể trở thành sản phẩm phổ biến trong xã hội hay không?”.

1.4. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

Kiểm tra này nhằm kiểm soát xem nguyên liệu sử dụng có đúng tiêu chuẩn dùng trong mỹ phẩm không? Quy trình công nghệ có được theo dõi sát sao không? Quá trình kiểm tra đánh giá không nhất thiết phải theo đúng thứ tự nêu trên, chủ yếu đảm bảo có được đầy đủ các thông tin về sản phẩm trong thời gian ngắn nhất trong điều kiện cho phép.

2. Kiểm tra mỹ phẩm 2.1.Kiểm tra tính ổn định

Sản phẩm mỹ phẩm đảm bảo tính ổn định và duy trì được các tính năng trong một thời gian dài. Thông thường sản phẩm phải đảm bảo ổn định trong vòng 12 tháng, hay tốt hơn là hai năm cho vòng xoay sản phẩm ở điều kiện lưu giữ và sử dụng thông thường Sự mất ổn định của sản phẩm chủ yếu do những nguyên nhân như sau: + Sự kết tủa trong sản phẩm dạng lỏng do sự quá bão hòa, không tương hợp giữa các cấu tử, sự bốc hơi của dung môi… + Sự thay đổi màu sắc do phản ứng hóa học hay do phản ứng quang hóa xảy ra trong sản phẩm + Nhũ tương bị phá do sự phân pha hay sự đảo pha + Sự nhiễm khuẩn dẫn đến sản phẩm có mùi và màu lạ + Sự phân hủy hóa học hoặc phản ứng hóa học làm mất đi các thành phần chuyên biệt cho từng loại sản phẩm + Sự tương tác giữa sản phẩm và bao bì, sự ăn mòn thiết bị

+ Sự khô hay sự cô đặc do sự mất nước hay thấm qua vất chứa + Mùi thơm bị mất đi hay bị phai  Các cách kiểm tra

2.1.1. Kiểm tra bằng phương pháp gián tiếp

Dựa vào sự liên hệ giữa tính ổn định sản phẩm và tính chất lý hóa của sản phẩm để kiểm tra một số tính chất cần thiết có liên quan đến độ ổn định của sản phẩm mỹ phẩm. Chưa có thử nghiệm nào cho kết quả nhanh chóng và chắc chắn về tính ổn định của chế phẩm trong thời gian bao lâu? Có vài thử nghiệm nhanh cho những thông tin về tính không bền của dạng chế phẩm ở giai đoạn khởi đầu và được dùng để tiến hành tuổi thọ, mà không thể định lượng. Kiểm tra tính ổn định của nhũ tương + Phương pháp ly tâm hay lắc sản phẩm ở điều kiện xác định, đánh giá sự phân ly hay sự tạo kem lợn cợn. + Phương pháp pha loãng, đo tỷ lệ kết tụ hạt keo, đánh giá kích thước hạt phân bố. Tuy nhiên, việc đánh giá kiểm tra tính ổn định của hệ nhũ tương còn nhiều hạn chế, ta không khảo sát được một số trường hợp như nhũ tương chịu được nhiệt độ cao, nhũ tương chịu được sự thâm nhiễm của vi sinh vật, nhũ tương chịu được phản ứng giữa các thành phần trong nhũ tương với bao bì… Kiểm ra sự ăn mòn thiết bị và bao bì Xác định bằng phương pháp đo thể hay đo dòng điện. Ghi nhận sự biến đổi của một vài thành phần biến đổi nào đó trong sản phẩm với bao bì trước, ngay và trong tương lai, ghi nhận và biểu thị lên đồ thị. Kiểm tra sự mất nước và chất dễ bay hơi Xác định bằng phương pháp cân. Ghi nhận độ ẩm của sản phẩm và từ đó suy ra độ mất nước và chất dễ bay hơi theo thời gian, ghi nhận và biểu thị lên đồ thị. Kiểm tra sự xâm hại của vi sinh vật đối với sản phẩm Mặc dù đã có sự ngăn ngừa sản phẩm trước khả năng xâm nhập của vi sinh vật, nhưng trong một số trường hợp bất thường, độ ô nhiễm xung quanh sản phẩm cao, chúng ta phải dự đoán được trong những trường hợp nào xảy ra: xảy ra trong lưu trữ hay khi đến tay người tiêu dùng,… và phải tìm đủ cách ngăn ngừa, khống chế kịp thời. Như vậy, việc sử dụng chất chống vi sinh vật không nằm ở chỗ bảo đảm chất lượng sản phẩm khi đóng gói mà còn nới rộng ở cả những khâu tiếp theo.

2.1.2. Kiểm tra kho lưu giữ

Kiểm tra kho thường được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, thường người ta biểu thị hàm đáp ứng theo các thang nhiệt độ: 10oC, 20oC, 30oC, 40oC, 50oC trong 12 giờ.

Số lượng mẫu sản phẩm mang kiểm tra tùy thuộc vào loại kiểm tra, vào điều kiện kiểm tra, vào kinh nghiệm người lập công thức, thường số lượng khá lớn, không ít hơn 24 bao bì trong mỗi điều kiện kiểm tra. Thời gian kiểm tra ít nhất là 12 tháng, kiểm tra tất cả những khía cạnh có thể làm hư hỏng sản phẩm trong một thời gian đều đặn, có thể là hàng tháng, kiểm tra ít nhất trong ba tháng đầu tiên. + Đối tượng của việc kiểm tra kho lưu giữ: xác định tính ổn định của sản phẩm dưới những điều kiện bình thường và không bình thường trong kho lưu giữ. Đánh giá thời gian bảo quản của sản phẩm trong những điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau trong kho lưu trữ. Dự đoán thời gian bảo quản ở nhiệt độ bình thường và các nhiệt độ khác. + Mục đích của việc kiểm tra kho lưu trữ: xác định độ bền của chế phẩm trong điều kiện bảo quản bình thường và không bình thường trong quốc gia sản xuất. Tính tuổi thọ của chế phẩm trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Từ tuổi thọ xác định ở điều kiện nhiệt độ cao tiên đoán tuổi thọ của chế phẩm ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Tổng thời gian tồn trữ dài hay ngắn tùy thuộc vào các thời gian (tồn trữ tại kho trước khi phân phối, tồn trữ tại kho của những nhà bán sĩ, để trên kệ ở các cửa hàng, để ở nhà người tiêu dùng…). Do đó, rất khó lòng biết chính xác thời gian sống của sản phẩm là bao lâu, vậy phải tìm ra một phương pháp thử nhanh để kịp thời phản ảnh việc kiểm tra. Và người ta đã thực hiện phương pháp kiểm tra nhanh như sau: cho những mẫu sản phẩm cần kiểm tra vào những máy ủ lớn, điều chỉnh được nhiệt độ vhà độ ẩm hoặc thực hiện được những chu kỳ lạnh, nóng mỗi 24 giờ hay 48 giờ, những sản phẩm không ổn định sẽ bị tách pha, lắng cặn,… chỉ sau vài ngày thực hiện phương pháp kiểm tra này. + Những thông số cần quan tâm: - Nhiệt độ: thường thì tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi, đối với những phản ứng đơn giản còn đối với những phản ứng phức tạp thì không kiểm soát được tốc độ phản ứng. Trong khi đó, sản phẩm mỹ phẩm là hỗn hợp nhiều chất, có thể gây ra nhiều phản ứng giữa các pha do đó rất khó kiểm soát nếu có sự tăng nhiệt độ trong sản phẩm. Thông thường, kho lưu trữ ở những vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới thường từ 20-25oC, trong khi những vùng ôn đới và cận ôn đới thì thấp hơn. Do đó, nhà sản xuất phải nắm được điều kiện nhiệt độ tự nhiên để tìm nguyên liệu và quy trình thích hợp để bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm. Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của sản phẩm như: đối với dạng bột (đóng thành khối, làm thay đổi đặc tính dòng chảy, tỷ trọng…), đối với sản phẩm dạng lỏng (đóng cặn, xuất hiện tinh thể, làm đục…). Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương. Thực tế, từ kinh nghiệm, người ta rút ra nếu sản phẩm được lưu trữ ở 40oC trong 6 tháng mà không có dấu hiệu hư hỏng thì sản phẩm dễ ổn định ở khí hậu ôn hòa trong 12-24 tháng. Tuy nhiên, thành phần sản phẩm càng phức tạp thì khả năng mất ổn định

càng cao. Do đó, cần phối hợp giữa người lập công thức, tổ sản xuất, tổ nguyên liệu, tổ bao bì để hiệu chỉnh chặt chẽ, kịp thời. Nhiệt độ thấp làm độ nhớt nhũ tương tăng lên, có thể dẫn đến hiện tượng tạo gel đối với sản phẩm lỏng và hóa cứng đối với sản phẩm bán rắn hoặc rắn. - Ánh sáng: là yếu tố quan trọng, tác động lên tính chất vật lý và hóa học của sản phẩm. Điều này dễ xảy ra khi trưng bày sản phẩm trong các tủ kính bán hàng hay ở bệ cửa sổ buồng tắm… biểu lộ rõ nhất là sự thay đổi màu sản phẩm. Tuy nhiên, kiểm tra trong điều kiện ánh sáng mặt trời tự nhiên khó thực hiện vì không gian, thời gian không cho phép. Nguồn ánh sáng mặt trời không ổn định tùy vào thời tiết và khí hậu. Do đó, người ta phải tạo ra nguồn ánh sáng mặt trời nhân tạo bằng bóng đèn hồ quang. Việc làm này cũng có những ưu và nhược điểm sau: khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên; các chỉ số đo được thường có sự sai lệch đáng kể, do ánh sáng mà mẫu nhận được tùy thuộc vào khoảng cách giữa nguồn và vật thử, cường độ ánh sáng cao, sự chiếu xạ phân bố không đồng đều. Ánh sáng mặt trời cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến tính oxy hóa sản phẩm. Để kiểm tra người ta phơi những chai sản phẩm đầy và không đầy và đánh giá tình trạng oxy hóa sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm nước hoa dưới ánh sáng mặt trời có thể có tối thiểu hai hiện tượng sau: nhiệt độ tăng, làm ảnh hưởng đến nhũ tương nước hoa, làm nước hoa có thể bị ván dầu nổi lên trên mặt sản phẩm hoặc làm sản phẩm hóa đục; những hợp chất chứa trong nước hoa nếu là phenolic, alcol, aldehyd, nitro, amino,… sẽ bị biến đổi màu do bị oxy hóa hoặc bị biến đổi mùi do tạo hợp chất khác không mùi. + Kiểm tra tình trạng thời tiết và khí hậu: khi bán sản phẩm vào những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, thì phòng thí nghiệm phải thêm một “kiểm tra sản phẩm theo thời tiết và khí hậu” bằng cách gởi đi những vùng này (số lượng 36 chế phẩm), lưu trữ chúng ở điều kiện thường ở những nơi đó và sau đó gởi mẫu lại (số lượng 6 mẫu) cho phòng thí nghiệm để kiểm tra sau khoảng thời gian nhất định: ngay sau khi gửi đến, 1, 3, 6, 9, 12 tháng. Sự kiểm tra như vậy sẽ bổ sung rất tốt cho sản xuất. Việc kiểm tra này đôi khi mang tính chất quảng cáo cho sản phẩm. + Kiểm tra khác: áp dụng cho các chế phẩm nhạy cảm với tình trạng shock, rung như hỗn dịch (kem nền, phấn trang điểm), nhũ dịch (kem chống nắng), các loại gel... Kiểm tra vận chuyển gián tiếp (dùng thiết bị kiểm tra độ rung) hay trực tiếp (gởi vài tá sản phẩm trong xe giao hàng, sản phẩm được đặt ở những nơi khắc nghiệt nhất trong xe và được vận chuyển hàng trăm cây số, đôi khi hàng ngàn cây số qua 3-4 chặng đường. Sau mỗi chặng đường một sản phẩm mẫu được gởi lại phòng thí nghiệm để kiểm tra). Trong một số mặt nào đó, cũng đòi hỏi những kiểm tra khắt khe như trong hóa dược, để cuối cùng tạo nên một sản phẩm vừa hoàn hảo vừa không có độc tính đối với người tiêu dùng.

2.2.Kiểm tra tính năng

Tính năng của sản phẩm chính là hiệu quả sử dụng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Một số đặc tính ưu việt của sản phẩm chính là sự sống còn của sản phẩm. Chính vì thế mà một số sản phẩm mỹ phẩm muốn chiếm lĩnh thị trường phải đáp ứng một cách thỏa đáng về mẫu mã, hình thức bên ngoài và cả chất lượng bên trong trong suốt thời gian lưu trữ và sử dụng. Ta chia việc kiểm tra tính năng thành bốn nhóm, mỗi nhóm có đặc tính

riêng

2.2.1. Kiểm tra ở phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, dựa vào máy móc, dụng cụ tạo ra những điều kiện nhân tạo để kiểm tra đặc tính của sản phẩm một cách chặt chẽ. Trong việc thiết lập công thức cho sản phẩm, thì việc tiến triển bắt đầu bằng các phép đo các thông số cần thiết ở phòng thí nghiệm trong điều kiện tồn trữ. Các thông số của mẫu thiết lập sẽ được so sánh với một hay nhiều mẫu đối chiếu hiện lưu hành, được người tiêu dùng chấp nhận, trong cùng điều kiện ở phòng thí nghiệm. Do đặc tính vật lý hay hóa học hữu ích nhất cho sản phẩm thiết lập để tạo hiệu quả đặc biệt cho sản phẩm. Ví dụ + Đối với dầu gội đầu, ngoài đặc tính làm sạch tóc, dầu gội đầu phải có tác dụng làm đẹp tóc, có nghĩa là sau khi gội người sử dụng phải có mái tóc mượt mà, bóng mịn. Người ta đã sử dụng phương pháp tĩnh điện đo điện tích còn lại trên tóc sau khi gội và phương pháp vật lý đánh giá độ bóng của tóc sau gội. Đa số việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm đều được thực hiện dưới những điều kiện nhân tạo cao, để sự khác biệt giữa thực tế và nhân tạo cho kết quả không sai lệch lắm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có sự tranh cãi đáng kể. Ví dụ, người ta dùng một loại chất bám trên tóc, coi như tương đương với những chất thường bám trên tóc, điều này làm kết quả đo độ tạo bọt lệch quá cao. Chính những sự chênh lệch này dẫn đến khó khăn cho nhà thiết lập công thức. Do đó, kiểm tra ở phòng thí nghiệm cũng có những ưu và nhược điểm riêng: nó là công cụ đắc lực cho việc thiết lập công thức một sản phẩm mỹ phẩm và kiểm tra sơ bộ, đặc biệt hữu ích khi so sánh kiểm tra với một sản phẩm được biết; trong một số trường hợp, phương pháp kiểm tra không phản ánh đầy đủ và đúng chỉ tiêu cần căn cứ để định hướng việc thiết lập và kiểm tra sơ bộ sản phẩm.

2.2.2. Kiểm tra ở phòng trưng bày

Sự kiểm tra ở nơi trưng bày được thực hiện trong các tiệm uốn tóc và thẩm mỹ viện bởi các chuyên gia có kỹ năng và đội ngũ những người thiết lập nên công thức. Về cơ bản thì những cuộc kiểm tra này mang tính thực tế hơn quá trình kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Kết quả cuối cùng muốn tiếp đến là tất cả những đặc tính được đánh giá và cho điểm riêng.

Ví dụ trong trường hợp của dầu gội đầu, sự so sánh trực tiếp với sản phẩm tiêu chuẩn có thể thực hiện bằng một kỹ thuật gọi là “nửa đầu” (half-head), tóc được chia làm hai phần, mỗi bên một nửa và bên này được gội bằng dầu gội khảo sát, bên kia được gội bằng dầu gội đối chiếu. Sự tiện dụng, tính ổn định, cảm giác bọt khi gội, rũ bọt dễ dàng, tính dễ chảy khi tóc còn ẩm, tính bóng mượt của tóc, cảm giác dễ chịu sau khi sấy… phải được đánh giá. Thông thường, việc đánh giá được làm ngay khi tóc khô, nhưng trong một số trường hợp, những người mẫu thử nghiệm được kiểm tra lại một lần nữa sau một vài ngày. Cách thử nghiệm: + Sản phẩm được kiểm tra trên 20 đối tượng. Đối tượng phải được lựa chọn có da, tóc, kiểu tóc khác nhau để sự phản hồi đa dạng. + Khi tất cả kiểm tra hoàn tất, người ta dùng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá, xem xét sự khác biệt giữa hai sản phẩm. Đôi khi, người ta cũng dùng biểu đồ minh họa để biểu thị một số tính chất riêng biệt cần thiết nào đó. Phương pháp này cũng có một số ưu và nhược điểm: mang tính thực tế, có thể đổi chiếu giữa phương pháp thử ở phòng thí nghiệm và phương pháp thử thực tế, từ đó giúp người thiết lập công thức những thông tin cần thiết để điều chỉnh công thức, nhanh chóng đạt được những tính năng cần thiết cho sản phẩm; mang tính chủ quan, khó chọn được nhóm người thử đại diện cho dân số rộng lớn; phương pháp thử tùy thuộc vào kỹ năng người điều hành và sự chuẩn bị đúng hướng của họ.

2.2.3. Kiểm tra ở nhà người tiêu dùng

Đây cũng là một kiểm tra thực tế, xem xét mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm, và kiểm tra này đã bù lại những khiếm khuyết của các loại hình kiểm tra đã nêu. Cách thực hiện: + Đưa một số người (>25) tình nguyện dùng tại nhà và đưa ra ý kiến của họ. Thường thời gian sử dụng từ một đến hai tuần, có thể số lần dùng theo chỉ định hay theo thói quen của họ. + Thực hiện bản trắc nghiệm hoặc phỏng vấn trực tiếp, đôi khi phải phối hợp cả hai hình thức trên. + Cuối cùng, phối hợp cả ba hình thức kiểm tra từ phòng thí nghiệm, từ phòng trưng bày và ở nhà người tiêu dùng để đưa ra kết luận chung cho sản phẩm.

2.2.4. Kiểm tra khách hàng

Đây là chiến lược tiếp thị, thực sự xem xét mức độ chấp nhận của thị trường, đây là việc kiểm tra rất cần thiết cho người lập công thức. Sự kiểm tra này có khác biệt nhiều với sự kiểm tra tại nhà người tiêu dùng cả về không gian và thời gian. Cách thực hiện

+ Lựa chọn một nhóm người với số lượng lớn thật sự đại diện cho dân chúng (200-500 người), phân loại theo các nhóm khác nhau về tuổi tác, giới tính, vị trí trong xã hội, vị trí địa lý, nghề nghiệp… + Thực hiện bằng những bảng thăm dò hay phỏng vấn, người thử nghiệm đưa ra hai sản phẩm khác nhau được đóng gói trong những bao bì hoàn toàn giống nhau, một là mẫu sản phẩm cần kiểm tra, mẫu còn lại là sản phẩm dùng để so sánh. Để tránh sự thiên vị trong việc trả lời lý giải của khách hàng tại sao ưa chuộng sản phẩm này hơn sản phẩm khác thì cần phải thiết kế cẩn thận các câu hỏi, trong phỏng vấn phải tránh các câu trả lời cho khách hàng. Tóm lại, việc kiểm tra khách hàng là một lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi sự phân tích dữ liệu một cách có hệ thống và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để rút ra từ đó những dữ liệu cần thiết.

2.3.Kiểm tra tình trạng sinh lý

Có thể nói các chế phẩm mỹ phẩm là tất cả các chế phẩm dùng để bôi, xoa lên da với mục đích: vệ sinh, bảo vệ hoặc làm đẹp. Và kết quả là sự hoàn thiện, hoàn mỹ hơn so với ban đầu. về nguyên tắc, có thể thấy rằng các chất dùng trong thành phần của mỹ phẩm nhiều hơn là các chế phẩm mỹ phẩm (theo thống kê có khoảng 8000 loại bao gồm nguyên liệu và hương liệu dùng cho mỹ phẩm). Đôi khi trong một dạng mỹ phẩm phối hợp nhiều thành phần phức tạp, trong đó có nhiều chất tổng hợp có hoạt tính sinh học. Cũng chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là các chất dùng trong các chế phẩm mỹ phẩm phải được nghiên cứu, thử nghiệm để tránh hiện tượng gây kích ứng da, độc hại với da. Thông thường, phần lớn các chế phẩm gây dị ứng da là do dùng nhiều thành phần mới được nghiên cứu, sử dụng, dùng mỹ phẩm trong một thời gian dài. Một yếu tố không tránh khỏi là tình trạng sức khỏe, cơ địa của người dùng cũng có khả năng gây ra dị ứng mỹ phẩm. Như vậy, theo nguyên tắc chung, tất cả các thành phần mới được đưa vào chế phẩm mỹ phẩm cần được khảo sát, nghiên cứu hoặc có hồ sơ đầy đủ về tính chất lý học, hóa học, tác dụng dược lý, độc tính và tiêu chuẩn của chúng, các phương pháp kiểm nghiệm lý hóa và sinh học. Tùy thuộc mục đích sử dụng của mỹ phẩm, người ta yêu cầu thử ở mức tối thiểu hoặc tối đa Thử nghiệm tối thiểu bao gồm các thử nghiệm sau + Xác định độc tính cấp của các chất thử theo đường uống và dùng ngoài da. + Xác định độc tính trường diễn trên da (trong thời gian 21 ngày) + Sau khi có kết quả cho thấy rằng chế phẩm mỹ phẩm không độc, sẽ tiến hành thử tác dụng gây kích ứng tại chỗ. + Với các chế phẩm mỹ phẩm mà khi sử dụng có thể dây hoặc dính vào mắt như shampoo, aerosol… cần nghiên cứu tác dụng kích ứng đối với niêm mạc mắt.

+ Xác định khả năng mẫn cảm của chế phẩm mỹ phẩm. + Sau khi có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chế phẩm mỹ phẩm không độc, không kích ứng và không mẫn cảm đối với da, mới cho phép thử lâm sàng sơ bộ. Số người thử tối thiểu phải là 50 và tối đa là 100. + Trên cơ sở các kết quả thu được, hoàn chỉnh hồ sơ của chế phẩm mỹ phẩm.

Nghiên cứu thực nghiệm

Điều kiện, phương pháp nghiên cứu cố gắng đáp ứng những yêu cầu sau: + Đơn giản, dễ áp dụng trong điều kiện thực tiễn. + Không đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và cho các kết quả đáng tin cậy Từ năm 1959, Draize là một trong những người đã xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá độc tính, tính kích ứng và mẫn cảm của các hóa chất dùng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm trên súc vật thí nghiệm và trên người. Nghiên cứu độc tính Bao gồm thử độc tính cấp (LD50) theo đường uống và thử độc tính cấp (LD50) qua da. Các thí nghiệm độc tính cấp và trường diễn được tiến hành trên các động vật nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm như chuột nhắt, chuột cống, chuột lang hoặc thỏ, nên lựa chọn sao cho số lượng con đực và cái ngang nhau và tổng số súc vật thử nghiệm trong mỗi nhóm là 10. Phép thử độc tính cấp trên da có thể được tiến hành theo 2 cách: kín (Draize) và hở (Noakes và Sanderson). + Phương pháp kín: trên da sườn đã cạo lông của động vật thử, người ta đặt một miếng cao su thích hợp, sao cho diện tích chiếm khoảng 10% tổng diện tích da súc vật. Một cạnh của miếng cao su được cố định vào da, sau đó cho chất cần thử qua phía bên kia. Liều lượng chất lỏng hoặc dung dịch thử cần tính toán trên cơ sở trọng lượng của vật thí nghiệm. Sau 24 giờ sẽ xác định lượng chất còn lại không hấp thu và tính toán sao cho có khoảng 50% súc vật thí nghiệm bị chết. + Phương pháp hở: đặt hoặc bôi chế phẩm lên vùng da lưng đã cạo lông của vật thí nghiệm với diện tích khoảng 30 cm2 (4x7,5 cm). Đối với các chế phẩm mỹ phẩm rắn như thuốc mỡ, kem, bột nhão… dùng 6g cho 1kg thể trọng, với chế phẩm lỏng dùng 10ml/kg. Vùng đặt thuốc để hở tự nhiên. Mỗi súc vật thí nghiệm được nhốt trong một lồng riêng. Tính toán sao cho liều chế với khoảng 50% súc vật thử. Trong thực tế, các mỹ phẩm được dùng đa số trong trường hợp để hở tự do vì vậy phương pháp hở thích hợp hơn. Phương pháp xác định độc tính trường diễn trên da (21 ngày) Việc thử nghiệm lâu dài cho phép cung cấp những thông tin chính xác hơn về độc tính của các thành phần cũng như các chế phẩm mỹ phẩm. Thời hạn thử có thể kéo dài trong khoảng từ 21 đến 90 ngày liên tục trên một diện tích da ít

nhất là 10% so với tổng diện tích toàn bộ lên da chuột cống trắng 1 lần vào trong ngày theo phương pháp hở trong vong 21 ngày. Liều bôi được xác định tùy thuộc vào tác dụng kích ứng tại chỗ khi nghiên cứu độc tính cấp. Nếu không có hiện tượng như vậy thì phải tiến hành trên 3 nhóm chuột (2 nhóm thử và 1 nhóm đối chứng). Liều chế phẩm thử là 3 và 1g/kg thể trọng với chế phẩm rắn, 3 và 1ml/kg thể trọng với chế phẩm lỏng. Nhóm chứng được bôi dung môi hay tá dược. Nếu như có tác dụng kích ứng tại chỗ thì tiến hành trên 4 nhóm súc vật thử, trong đó phân liều như sau A- Liều nhỏ nhất gây ra tác dụng kích ứng tại chỗ B- Liều bằng 1/3 liều nhóm A C- Liều bằng 1/3 liều nhóm B D- Liều nhóm chứng bằng lượng dung môi dùng cho nhóm A Theo dõi tác dụng kích ứng của chế chế phẩm và thời gian chết, số lượng súc vật chết. Đồng thời cần phải có những xét nghiệm về huyết học và tổ chức học của súc vật trước và sau khi thử độc tính trường diễn. Phương pháp xác định tính kích ứng của các chế phẩm mỹ phẩm Để nghiên cứu tác dụng kích ứng của các chế phẩm mỹ phẩm, đã từ lâu người ta dùng thỏ trắng hoặc chuột lang Phương phương pháp thử tính kích ứng trên da tiêu chuẩn của Draize: Phép thử được tiến hành trên 6 thỏ trắng. Dùng 0,5g hoặc 0,5ml chế phẩm thử bôi lên 2 phía của sườn hoặc đùi thỏ đã cạo lông, một phía dùng dao nhỏ khía, phía bên kia để nguyên. Vùng bôi thuốc được đậy bởi một miếng gạc mềm và cố định bằng băng dính, để yên như vậy trong vòng 24 giờ. Quan sát phản ứng trên da thỏ ngay sau khi tháo gạc 30 phút và lần thứ hai là sau 72 giờ. Kết quả được đánh giá ở bảng sau:

Bảng 4.1. Đánh giá mức độ kích ứng Phản ứng của da quan sát được 1. Tạo thành ban đỏ hoặc hoại tử  Không có ban đỏ  Có ban đỏ nhưng rất nhẹ  Ban đỏ thể hiện rõ  Ban đỏ từ trung bình tới nhiều  Ban đỏ nặng, trở thành hoại tử nhẹ 2. Hiện tượng phù nề  Không có biểu hiện phù nề  Phù nề không rõ (rất nhẹ)  Phù nề ít (quan sát thấy xung quanh)  Phù nề trung bình (mức độ phù khoảng 1mm)  Phù nề nhiều (mức phù trên 1mm, lan ra cả xung quanh)  Điểm đánh giá cao nhất cho mức kích ứng đầu tiên Đánh giá (mức độ)

0 1 2 3 4

0 1 2 3 4

8

Đánh giá như sau + Từ 0-2: kích ứng nhẹ + Từ 2-5: kích ứng trung bình + Từ 6-8: kích ứng mạnh Phương pháp xác định tính nhạy cảm, mẫn cảm của các chế phẩm mỹ phẩm Tùy thuộc vào cách sử dụng của chế phẩm mỹ phẩm, phương pháp thử độ nhạy cảm có thể là trên, trong da hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp thử trên da: Có nhiều cách thử  Phương pháp thử của Ilieva (1976) + Bôi chế phẩm thử lên vùng da lưng đã cạo lông của chuột lang trắng với diện tích 2x2vm, trong vòng 2 tuần trên 10 chuột thử. Mỗi lần bôi 0,3ml chế phẩm lỏng hoặc 0,5g chế phẩm rắn, đặc. Cứ sau mỗi lần bôi chế phẩm 5 giờ, dùng bông và nước nóng rửa sạch chế phẩm trên da. Những biểu hiện đầu tiên về ban đỏ, sưng tấy và phù nề sẽ được ghi nhận. Sau đó tiến hành thử tiếp tục sang phía lưng bên kia của súc vật đang thử trong vòng 15-40 ngày, với cùng diện tích và liều lượng bôi chế phẩm thử. + Song song, làm một nhóm chứng, chỉ bôi dung môi sử dụng trong thành phần mỹ phẩm. Cần phải làm 5 lần để có kết quả tin cậy.  Phương pháp Buhler (1964). Dùng 3 nhóm chuột lang, chia ra + Nhóm thử: bôi lên da 0,5ml chế phẩm thử, băng lại trong 6 giờ với những ngày thứ 1, 4 và 14. + Nhóm kiểm tra: tiến hành cùng điều kiện nhưng chỉ bôi dung môi + Nhóm chứng: không bôi gì.

Vào ngày thứ 28 của chu kỳ thí nghiệm, người ta bôi thuốc và băng lại trong vòng 24 giờ, nhóm thứ nhất thử nghiệm trên 2 vùng da: một vùng bôi chế phẩm, một vùng bôi dung môi; nhóm thứ hai chỉ thử trên một vùng bằng cách bôi dung môi; còn nhóm thứ ba chỉ bôi một vùng da chế phẩm cần thử. Phản ứng trên da chuột được quan sát và ghi nhận vào ngày thứ 30, 31 theo mức độ tấy đỏ thu được (nếu tấy nhẹ được coi là mức 1, trung bình ứng mức 2, tấy đỏ mạnh là mức 3). Kết quả chung sẽ là tỷ lệ giữa số chuột có trong phản ứng da so với tổng số chuột thử.  Phương pháp của Klecak (1977) Chế phẩm thử được dùng dưới dạng: dung dịch, nhũ tương, được điều chế với các dung môi, tá dược thích hợp với các nồng độ 30, 10, 3, 1%. Tiến hành giống như phương pháp thử nghiệm trên da nhưng không đậy kín. Trước khi làm thí nghiệm, cần phải xác định ngưỡng nồng độ gây độc trong số các nồng độ mang thử ở trên. Sau 24 giờ, bắt đầu quan sát và tính nồng độ tối thiểu gây ra tấy đỏ ở mức (A), nghĩa là có 25% số súc vật thử nghiệm có ban đỏ nhẹ và nồng độ tối đa không gây ra sưng tấy (B). Thí nghiệm tiến hành trong vòng 20 ngày, với liều là 0,1ml chế phẩm thử. Kết quả thí nghiệm được xem xét vào cuối mỗi tuần lễ. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 35, phía bên kia đã kiểm tra cần bôi 0,025ml dung dịch có nồng độ tối thiểu gây ra ban đỏ cũng như với dung dịch có nồng độ nhỏ hơn 3 lần. Phương pháp này cho phép xác định nồng độ tối thiểu của chế phẩm thử gây ra mẫn cảm đối với da. Phương pháp thử trong da Phương pháp của Draize Các chế phẩm thử được sử dụng dưới dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương với nồng độ 0,1% trong dung dịch sinh lý, dầu parafin hoặc polyethylen glycol. Tiêm 0,1ml chế phẩm thử vào trong da của chuột lang đã cạo lông, 3 lần trong một tuần, tổng số chuột thử là 10. Sau hai tuần, giảm liều xuống 0,05ml như lần thứ 2 với nhóm thử. Sau khi tiêm đợt thứ hai 24 giờ, bắt đầu quan sát và nhận xét mức độ tấy đỏ và phù nề gây ra bởi lần tiêm thứ hai. Kết quả được so sánh với lần tiêm ban đầu. Ngoài các thử nghiệm về độc tính cấp, trường diễn, kích ứng, mẫn cảm ra, người ta còn có một số thử nghiệm khác như: + Tính kích ứng quang hóa: với các chất hoạt quang + Độ nhạy cảm miễn dịch + Thử nghiệm tìm tác nhân gây ung thư + Thử nghiệm tính đột biến và khả năng gây quái thai.

Phương pháp nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng

Mặc dù các thử nghiệm trên súc vật tiến hành với điều kiện gần giống với cơ thể con người, song cũng chỉ mang tính chất định hướng, thông tin, bắt buộc

phải thử trực tiếp trên con người khi đã có đủ điều kiện, nghĩa là các thành phần sử dụng trong chế phẩm mỹ phẩm phải đạt các chỉ tiêu thử trên súc vật. Việc thử nghiệm được tiến hành trên người tình nguyện. Về nguyên tắc, các chế phẩm mỹ phẩm đáp ứng mục tiêu vệ sinh không được phép cho kết quả dương tính trên người với các chỉ tiêu thử ở súc vật. Thử nghiệm phải đáp ứng với một số người lớn tình nguyện, muốn có số liệu thống kê, cần thử trên 455 người một chế phẩm. Thử nghiệm lâm sàng tính nhạy cảm ánh sáng của các chế phẩm mỹ phẩm Các chế phẩm khi bôi lên da rất có thể sẽ có mẫn cảm với ánh sáng khi đồng thời có ánh sáng mặt trời hoặc các tia tương tự. Biểu hiện là có thể có hiện tượng tấy đỏ, trong khi đó, nếu không có ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ không thấy có phản ứng như vậy. Chế phẩm thử được bôi lên 2 phía lưng (đối xứng), đậy bằng một miếng vải hoặc vật liệu khác màu đen, cố định bằng băng dính. Sau thời gian 24 giờ, một bên được mở ra và chiếu tia sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại (30 phút) sau đó lập tức đậy lại. Sau 24 giờ, cả hai phía bôi thuốc đều được mở ra và quan sát kết quả thu được. Ví dụ Phương pháp thử sơ bộ của Schwartz-Peck (1944): Phương pháp thử này được áp dụng ở các xí nghiệp sản xuất mỹ phẩm, trước khi đưa ra thị trường. Thử nghiệm được tiến hành trên cánh tay hoặc lưng của 200 người tình nguyện (100 nam và 100 nữ). Thời gian bôi hoặc đặt chế phẩm mỹ phẩm là 24 giờ. Kết quả được quan sát vào từng khoảng thời gian 24, 48 giờ và 7 ngày sau khi dùng chế phẩm thử. Kết quả thu được sẽ coi là khả năng gây kích ứng ban đầu. Sau đó hai tuần, thử nghiệm được lặp lại cũng trên số người này và trên những vùng đã bôi, đặt chế phẩm. Thời gian thử kéo dài 48 giờ. Nhận xét kết quả ở những thời điểm 24, 36 và 72 giờ, so sánh với kết quả ở lần thí nghiệm thứ nhất.  Yêu cầu thử nghiệm các thành phần sử dụng trong công thức của các

chế phẩm mỹ phẩm và chế phẩm mỹ phẩm

Bởi vì trong thành phần của chế phẩm mỹ phẩm có sử dụng nhiều chất khác nhau, có thể gây ra các tác dụng phụ như: + Độc do kích ứng da và niêm mạc + Dị ứng + Độc hoặc dị ứng khi có tác động của ánh sáng Chính vì vậy, trước khi đưa vào trong công thức của chế phẩm mỹ phẩm, bắt buộc phải thử theo quy định Chẳng hạn như Thuốc nhuộm tóc + Phương pháp hở: lấy 5 giọt thuốc nhuộm tóc, trộn kỹ với 5 giọt chất oxy hóa, để yên 5 phút. Sau đó xoa hỗn hợp vào vùng da phía sau tai. Sau thời gian

24 giờ, nếu có phản ứng dương tính (biểu hiện kích ứng, dị ứng…) thì không sử dụng được. + Phương pháp kín: cần thử độ nhạy cảm của các chất màu, chất oxy hóa và dung môi sử dụng trong công thức của thuốc nhuộm tóc. Kem bôi da + Các thành phần của tướng dầu như lanolin, vaselin, stearin… + Các chất kiềm amin: D.E.A, T.E.A… (dung dịch 1% trong nước) + Các chất bảo quản: paraben (dung dịch 1% trong nước) + Các chất nhũ hóa: thiên nhiên hoặc tổng hợp + Hoạt chất: hormon (thử trực tiếp), muối thủy ngân (dung dịch 0,03% trong nước), hydroquinon (1% trong vaselin), dịch chiết từ dược liệu (10% trong nước), tinh dầu (1% trong ethanol). Sữa tắm + Thử trực tiếp chế phẩm (dung dịch 10% trong nước) Các chế phẩm trang điểm cho mắt + Các chất màu: cả vô cơ và hữu cơ (1% trong vaselin) + Các chất béo: thử trực tiếp + Tinh dầu (1% trong ethanol) + Toàn bộ chế phẩm Son môi + Chế phẩm hoàn chỉnh (thử toàn bộ chế phẩm) + Chất màu: eosin, rodamin, carmin (1% trong nước) + Chất bảo quản (0,1% trong nước) + Dầu kakao thử trực tiếp + Tinh dầu (1% trong ethanol) Thuốc nhuộm móng tay + Formalin (1% trong nước) + Chất màu: eosin, rodamin… (1% trong nước) + Dung môi: dioxan, aceton… (thử trực tiếp) + Toàn bộ chế phẩm (phương pháp kín và hở) Các thuốc làm đầu + Toàn bộ chế phẩm (pha loãng 5 lần với nước) + Amoni thioglycolat (dung dịch 1%) + Chất oxy hóa: perthydron (dung dịch 3%), persulfat (dung dịch 1%) Nước hoa + Tinh dầu (1% trong vaselin) + Bôm peru (10% trong vaselin) + Chế phẩm (phương pháp hở) Chế phẩm khử mùi (desodorant) + Formalin (dung dịch 1% trong nước)

+ Nhôm clorid và nhôm sulfat (dung dịch 1% trong nước) + Natri lactat và kẽm lactat (dung dịch 1% trong nước) + Zirconi lactat (dung dịch 1/10000, thử trong da) + Salicylanilid halogenid (dung dịch 0,5% trong nước) + Hexaclorofen (dung dịch 1% trong nước) Bột nhão đánh răng + Phenol, eugenol, calol (dung dịch 1% trong nước) + Hexaclorofen (dung dịch 1% trong nước) + Kẽm và magnesi sulfat (dung dịch 1% trong nước) + Tinh dầu (dung dịch 1% trong ethanol) + Glycerin (thử trực tiếp) + Alcol béo (dung dịch 1% trong nước) + Azobon (dung dịch 1% trong nước) + Toàn bộ chế phẩm (thử trực tiếp theo phương pháp hở) Các chất tẩy rửa + Natri laurylsulfat (dung dịch 10% trong nước) + Diethanolamid của acid lauric (dung dịch 1% trong nước) + Borax (dung dịch 1% trong nước), natri và kali stearat (dung dịch 1% trong nước) + T.E.A (dung dịch 1% trong nước), amoniac (dung dịch 2% trong nước) + Dầu, mỡ, sáp: lanolin, parafin… (thử trực tiếp)

2.4.Kiểm tra chất lƣợng

Theo thông tư 06  Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm: + Trạng thái: phải quy định rõ dạng bào chế, các tính chất, hình thức, cảm quan + Giới hạn acid-kiềm: do nhà sản xuất quy định ở mức độ phù hợp an toàn cho người sử dụng. + Chỉ tiêu giới hạn chì, asen: do nhà sản xuất quy định ở mức độ phù hợp an toàn cho người sử dụng. + Giới hạn vi khuẩn, nấm mốc: tối thiểu phải đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm + Độ kích ứng da: do nhà sản xuất quy định tùy loại sản phẩm, chỉ được phép ở các mức: - Từ kích ứng không đáng kể đến không kích ứng: sản phẩm bôi và để lâu trên da - Từ kích ứng nhẹ đến không kích ứng: sản phẩm sử dụng không để lại lâu trên da (dầu gội đầu, sữa rửa mặt).

This article is from: