TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Page 63

Tập bài giảng MỸ PHẨM

D

ẠY

M

Q

U

Y

N

H

Ơ

N

O

FF

IC IA L

Kiểm tra độc tính: người thiết lập công thức phải đảm bảo những nguyên liệu và sản phẩm mỹ phẩm không gây nguy hiểm trong khi phối chế cũng như khi sử dụng, cũng như không tích tụ trong môi trường gây nguy hại đến cân bằng sinh thái. 1.2. Kiểm tra tính chất ổn định của sản phẩm Mục đích nhằm trả lời câu hỏi: “Trong những điều kiện cụ thể khác nhau của quá trình lưu giữ và sử dụng, sản phẩm có duy trì được trạng thái ban đầu như hình dáng, màu sắc, mùi vị và phẩm chất không?”. 1.3. Kiểm tra tính năng của sản phẩm Mục tiêu của người sản xuất là bán được sản phẩm, mục tiêu của người sử dụng là tìm mua được sản phẩm có tính năng mong muốn. Để đảm bảo bán được hàng, người sản xuất cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Câu hỏi “sản phẩm sẽ được tiếp nhận như thế nào khi được bán ra thị trường?” được quyết định một phần trên tính năng của sản phẩm. Qua đó, người sản xuất sẽ được trả lời về câu hỏi: “sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu mà người tiêu dùng đang mong đợi không? Và sau một thời gian tham gia thị trường, nó có thể trở thành sản phẩm phổ biến trong xã hội hay không?”. 1.4. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm Kiểm tra này nhằm kiểm soát xem nguyên liệu sử dụng có đúng tiêu chuẩn dùng trong mỹ phẩm không? Quy trình công nghệ có được theo dõi sát sao không? Quá trình kiểm tra đánh giá không nhất thiết phải theo đúng thứ tự nêu trên, chủ yếu đảm bảo có được đầy đủ các thông tin về sản phẩm trong thời gian ngắn nhất trong điều kiện cho phép. 2. Kiểm tra mỹ phẩm 2.1. Kiểm tra tính ổn định Sản phẩm mỹ phẩm đảm bảo tính ổn định và duy trì được các tính năng trong một thời gian dài. Thông thường sản phẩm phải đảm bảo ổn định trong vòng 12 tháng, hay tốt hơn là hai năm cho vòng xoay sản phẩm ở điều kiện lưu giữ và sử dụng thông thường Sự mất ổn định của sản phẩm chủ yếu do những nguyên nhân như sau: + Sự kết tủa trong sản phẩm dạng lỏng do sự quá bão hòa, không tương hợp giữa các cấu tử, sự bốc hơi của dung môi… + Sự thay đổi màu sắc do phản ứng hóa học hay do phản ứng quang hóa xảy ra trong sản phẩm + Nhũ tương bị phá do sự phân pha hay sự đảo pha + Sự nhiễm khuẩn dẫn đến sản phẩm có mùi và màu lạ + Sự phân hủy hóa học hoặc phản ứng hóa học làm mất đi các thành phần chuyên biệt cho từng loại sản phẩm + Sự tương tác giữa sản phẩm và bao bì, sự ăn mòn thiết bị 58


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.