3 minute read

7. Chất chống oxy hóa

+ Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (nước, vật liệu sản xuất tự nhiên, bao gói…). + Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật (glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%...). + Xác định pH pha nước, xem xét việc thay đổi pH để làm tăng hoạt động diệt khuẩn. + Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo quản giữa hai pha. + Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử trong công thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích hợp. + Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản.

An toàn trong sử dụng chất bảo quản

Advertisement

Vấn đề an toàn luôn được đặt ra hàng đầu trong mọi loại sản phẩm. Chất bảo quản thường đắt tiền, do vậy nó được sử dụng ở nồng độ thấp nhất có thể, tuy nhiên vẫn phải xem xét khả năng gây ảnh hưởng đối với người sử dụng. + Các este p-hydroxy benzoat: ở nồng độ 0,3% không gây kích thích ban đầu. Ở nồng độ 5-10% (sử dụng trong bột, kem) các phản ứng gây hại cũng không nhiều. Các hợp chất này tương đối an toàn so với các hợp chất khác về mặt nhạy cảm. Tuy nhiên, dung dịch bão hòa có thể gây kích thích đối với mắt. + Acid benzoic: an toàn. + Acid sorbic: ở nồng độ nhỏ hơn 0,5% đã gây ra kích thích ban đầu, đặc trưng bởi ban đỏ và ngứa. + Acid dehydro acetic được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt các chất diện hoạt không ion. + Các hợp chất ammonium bậc 4: ở nồng độ dưới 0,1% gây ít hay không gây ra sự kích thích, nồng độ cao hơn gây ra ban đỏ và làm khô da. + Formaldehyd là chất gây kích thích da do dễ bay hơi và mùi khó chịu nên không được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản.

7. Chất chống oxy hóa

Trong mỹ phẩm, hiện tượng oxy hóa thường gây ra sự thoái hóa và có thể dẫn đến hỏng hoàn toàn sản phẩm. Hai vấn đề chính liên quan đến các phản ứng oxy hóa là mức độ các chất hữu cơ bị phân hủy do oxy hóa, các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ và quá trình phản ứng như độ ẩm, nồng độ oxy, bức xạ cực tím, sự có mặt của các chất chống oxy hóa và chất xúc tác cho quá trình oxy hóa.

Bảng 2.5. Các chất chống oxy hóa thường dùng trong mỹ phẩm

Natri sulfit

Hệ chứa nƣớc

Acid ascorbic

Natri metabisulfit Acid isoascorbic

Natri bisulfit

Thioglycerol Natri thiosulfat Thiosorbitol Natri formaldehyd sulphoxylat Thioglycollic acid Aceton natri metabisulfit Cystein hydro clorid

Hệ không chứa nƣớc

Ascorbyl palmitat Butylat hydroxy anisol (BHA)

Hydroquinon

α – toccopherol Propyl gallat Phenyl α – naphthylamid Nor dihydro guaiaretic acid Lecithin Butylat hydroxytoluen (BHT)

Các hệ hiệp đồng

Chất chống oxy hóa % Chất hiệp đồng

Propyl gallat 0,005-0,15 Acid citric và phosphoric α – toccopherol 0,01-0,1 Acid citric và phosphoric Nordihydro guaiaretic acid (NDGA) 0,001-0,01 Các acid ascorbic, phosphoric, citric (25-50% hàm lượng NDGA) và BHA Hydroquinon 0,05-0,1 Leicithin, acid citric phosphoric, BHA, BHT

BHA

BHT 0,005-0,01

0,01 Acid citric và phosphoric, lecithin, BHT, NDGA Acid citric và phosphoric (dùng gấp đôi khối lượng của BHT, BHA)

Lựa chọn chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa lý tưởng phải bền và hiệu quả trong khoảng pH rộng, không màu, không mùi, không độc, tương hợp với cấu tử trong sản phẩm và bao gói, phản ứng tạo sản phẩm oxy hóa tan được. Các chất chống oxy hóa phenol + Nhựa guaiacum kém hiệu quả hơn phần lớn các phenolic. Tác dụng bảo vệ đối với dầu động vật tốt hơn dầu thực vật, không bị ảnh hưởng bởi nước và nhiệt. + Acid nordihydrogualaretic có nhiều tính chất giống như nhựa guaiacum nhưng hiệu quả hơn. Ở nồng độ 0,003% có khả năng chống lại sự trở mùi do oxy hóa, so với propyl gallat là 0,006%. Hoạt tính tăng khi có mặt acid citric với nồng độ 0,75%; dung dịch 0,05% trong chất béo không bị kết tinh. Tuy nhiên, acid nordihydrogualacetic đã bị loại đi khỏi danh sách các chất cho phép của Mỹ năm 1968.

This article is from: