5 minute read
2.1.3.Tác nhân gây ô nhiễm không khí
from Đánh giá hiện trạng MT không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại CT xi măng Quang Sơn
Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển. Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này. Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than.
2.1.3.Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Advertisement
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: - Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đoxít (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (Clo, Brom, Iot). - Các hợp chất Flo. - Các chất tổng hợp (ête, benzen). - Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi năng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi,...Khí quang hóa như ozon, FAN, FB2N, NOx, andehyt, etylen… - Chất thải phóng xạ. - Nhiệt độ. - Tiếng ồn. Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tác nhân ô nhiễm được chia thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua dioxit sinh ra do đốt cháy than đá là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với oxy và nước của không khí để tạo thành axít sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axít là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hóa với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động [10]. * Mức độ ô nhiễm Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nòng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường xá và tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 -20 lần. Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phé từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch Gía, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre, nói chung ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa. Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),... * Thành phần chất ô nhiễm trong không khí Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người và khí quyển trái đất được biết đến bao gồm: Cacbon dioxit ( CO2), dioxit Sunfua (SO2), Cacbon monoxit (CO), Nito oxit (N2O), metan (CH4),… Cacbon dioxit ( CO2) : CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng lượng sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai hoạt động của con người là đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm cho quá trình mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.