SET MENU MIỀN TRUNG RAM BẮP – VỊT HON XÔI ĐẬU PHỘNG – BÁNH RƠM NGÀO ĐƯỜNG Món ăn miền Trung mang trong mình vẻ mộc mạc, dân dã nhưng hương vị lại rất đậm đà và thân thương. Ở cấp độ chuyên sâu của khóa học Bếp trưởng bếp Việt, các học viên sẽ được tiếp cận với công thức và bí quyết độc đáo để chế biến nên set menu 3 món ăn thơm ngon, hấp dẫn, chuẩn vị nằm trong kho tàng ẩm thực của người dân miền Trung đó chính là ram bắp – vịt hon xôi đậu phộng – bánh rơm ngào đường. Ẩm thực là tấm gương phản chiếu đời sống vật chất và tinh thần của người dân một đất nước, một vùng miền. Thông qua những món ăn, vẻ đẹp về địa lí, tự nhiên, con người, lịch sử, kinh tế sẽ được thể hiện một cách sống động bằng hương vị. Ở set menu 3 món ram bắp – vịt hon xôi đậu phộng – bánh rơm ngào đường, các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn chi tiết về gia vị, cách sử dụng và kết hợp nguyên liệu cùng những thú vị trong phương pháp chế biến của người miền Trung. Đây là một trong những bài học quan trọng giúp các đầu bếp trong tương lai hiểu rõ hơn về ẩm thực miền Trung để có thể tự tay chế biến nên những món ăn đậm đà, hấp dẫn. Đồng thời, với nền tảng vững chắc về cách kết hợp gia vị và sử dụng nguyên liệu của người miền Trung, các bạn hoàn toàn có thể sáng tạo nên những món ăn mới để phục vụ thực khách của mình.
Set menu miền Trung với 3 món ram bắp – vịt hon xôi đậu phộng – bánh rơm ngào đường
Bí quyết để chế biến nên những món ăn đậm đà hương vị miền Trung Thông qua cách chế biến 3 món ram bắp – vịt hon xôi đậu phộng – bánh rơm ngào đường, bạn sẽ có được kiến thức mới về ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực miền Trung nói riêng từ thầy Nguyễn Xuân Vinh – một trong những giảng viên dày dạn kinh nghiệm trong chế biến món Việt tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Thầy Nguyễn Xuân Vinh tận tụy truyền đạt kỹ năng nghề cho học viên trong buổi học Bài học về cách sơ chế nguyên liệu truyền thống của người miền Trung như: thịt vịt, măng khô, đậu phộng, hạt sen, khoai lang… sẽ giúp học viên có được bí quyết chế biến món ăn thêm ngon và tròn vị. Đặc biệt, cách sơ chế vịt bằng cách mát-xa cùng rượu, hoặc những phần cần loại bỏ để cho ra thành phẩm món ăn thật thơm, mềm, dậy mùi không bị hôi lông khiến các học viên rất tâm đắc. Tỷ lệ nêm nếm gia vị trong từng món ăn của người miền Trung phải thật chuẩn xác để tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng của vùng đất đầy nắng và gió này. Ngoài gia vị, các loại thảo mộc cũng chiếm một vị trí quan trọng giúp hoàn thiện hương vị cho món ram bắp – vịt hon xôi đậu phộng – bánh rơm ngào đường. Chẳng hạn như, với món vịt hon xôi đậu phộng, phần nước xốt sóng sánh cần có thêm gừng, nghệ, rượu, ớt bột quế… để tất cả thấm đẫm vào từng thớ thịt vịt giúp chúng trở nên đậm vị và cuốn hút hơn. Ngoài ra, với món bánh rơm ngào đường, bí quyết
để có hương thơm nhẹ nhàng phủ quanh những sợi khoai lang bào nằm ở phần nước đường ngâm cùng các loại thảo mộc như: quế, đinh hương, bạch đậu khấu, vanilla, rượu sen hồng và gừng. Ngoài những phương pháp chế biến truyền thống của người miền Trung như hon, hấp, thắng mỡ… giảng viên còn giới thiệu cho học viên những kỹ thuật chế biến món ăn hiện đại mang tính ứng dụng cao như: kỹ thuật chiên ngập dầu, kỹ thuật áp chảo, kỹ thuật nấu xốt, kỹ thuật đốt rượu, kỹ thuật trang trí món ăn…
Kỹ thuật chế biến thịt vịt để thêm thơm ngon, đậm đà Các mẹo vặt hay trong khi chế biến món ăn được thầy Vinh đúc kết qua quá trình làm việc cũng được chia sẻ tận tâm theo phương pháp truyền nghề như: bí quyết nấu nước đường không bị đông cứng; cách hấp xôi dẻo thơm; kích thước cắt thái cho từng loại nguyên liệu, món ăn; bí quyết chiên bánh rơm không bị bung; tạo độ sánh cho xốt; cách làm ram bắp không bị chảy nước… được tất cả các học viên ghi chép lại cẩn thận để làm hành trang cho công việc trong tương lai. Với tất cả những kiến thức, kỹ năng và bí quyết được giảng viên truyền dạy thông qua 3 món ăn đặc trưng của miền Trung, các học viên sẽ được bổ sung kiến thức nền để từ đó sáng tạo và thành công hơn trên con đường chinh phục nghề bếp của mình. Buổi học set menu miền Trung giúp hoàn thiện kỹ năng cho các đầu bếp Việt
Khác với những chương trình đào tạo nghề bếp khác, Hướng Nghiệp Á Âu luôn chú trọng phương pháp truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề một cách sinh động và trực quan giúp học viên có được nền tảng nghề thật vững chắc. Ngoài công thức chế biến 3 món ăn đặc trưng của miền Trung, thầy cô còn mở rộng bài giảng nhằm cung cấp kiến thức đa chiều về món ăn Việt để từ đó học viên có thể sáng tạo và phát huy khả năng cũng như niềm đam mê nấu nướng của mình. Đặc biệt, cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo xu hướng thưởng thức ẩm thực của người Việt thay đổi liên tục. Ngoài những món ăn chính, chúng ta cần có thêm những món khai vị, món tráng miệng để tạo thành một set menu hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn cho thực khách. Không chỉ dừng lại ở những bữa cơm gia đình, người Việt thường tìm kiếm những món ăn mới được sáng tạo dựa trên nền tảng của những món ăn truyền thống. Do đó, thông qua buổi học, các bạn có thể tìm ra những phương pháp chế biến những món ăn mới dựa trên cách nêm nếm gia vị, kết hợp nguyên liệu Việt từ buổi học này.
Học viên chú ý theo dõi hướng dẫn của thầy để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân Nhằm giúp học viên có cơ hội cọ xát với kỹ năng nghề, những buổi học về set menu món Việt luôn nằm trong chương trình đào tạo các cấp độ của Bếp trưởng bếp Việt tại Hướng Nghiệp Á Âu. Đây là một lợi thế lớn để bạn có thể bổ sung kiến thức về ẩm thực Việt, từ đó có thể xây dựng thực đơn món Việt hợp lý, phục vụ cho công việc sau này.
Học viên và giảng viên cùng lưu lại khoảnh khắc sau buổi học Kết thúc buổi học, thầy Nguyễn Xuân Vinh tổng kết lại các kiến thức cần thiết để tạo nên vị ngon cho món ăn miền Trung, đồng thời nhắc lại những kỹ thuật nấu ăn mà học viên cần nắm vững khi chế biến món ăn Việt. Các học viên thưởng thức món ăn để cảm nhận hương vị và rút ra bài học riêng cho bản thân thông qua buổi học này.