4 minute read
1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân
from Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chí Minh đã nói: “... một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Trong tình hình hiện nay, do tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của kinh tế thị trường, còn một bộ phận sinh viên đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết và quan trọng. Từ quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, các đại biểu đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã đưa ra những dẫn chứng là những việc làm thực tiễn của thế hệ trẻ, chứng tỏ bản lĩnh, sức sáng tạo, sức trẻ, dám nghĩ dám làm; tích cực say mê học tập, nghiên cứu khoa học hăng say lao động sản xuất để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước những nội dung, yêu cầu mới của công cuộc đổi mới, trước những tác động cả thuận lợi và khó khăn, của cả thời cơ và thách thức, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, phải giáo dục cho sinh viên có nhận thức đầy đủ, có khát vọng vươn tới giá trị chân, thiện, mỹ. Thứ hai, giáo dục cho sinh viên hiểu biết những giá trị trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thứ ba, bồi dưỡng sinh viên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ. [45]
1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân
Advertisement
Trong quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người đối với đất nước, đối với nhân dân, dân tộc mình là quan hệ lớn nhất, quan trọng nhất bao trùm tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam thì đây là một nội dung tư tưởng vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 25-7-2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác sinh viên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: “Sinh viên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng, bảo vệ tổ quốc XHCN cho sinh viên Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc XHCN đó là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, sức mạnh truyền thống với hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vì lẽ đó, trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng cho sinh viên, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Thanh niên phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng… Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp”. Trong thư gửi sinh viên ngày 2-9-1965 Người căn dặn sinh viên: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân” nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”. [33, tr.691] Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức. Người khẳng định nhiệm vụ “cốt nhất” của nhà trường là: “Phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ… Cố nhiên, trong lúc giảng dạy, chớ nên làm học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít, vị quốc nghĩa là chỉ biết yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước