9 minute read

1.3.3. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai

Next Article
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

người. Cũng phải tránh cách nói vu vơ, như có người nói chuyện với các em nhi đồng, mà đem “tân dân chủ” và “ cựu dân chủ” ra mà nói. Nói tóm lại: trong chương trình học phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ mà giáo dục thực dân còn để lại.” [36, tr.120] Trong mọi công việc sinh viên cần nêu cao tinh thần đâu cần sinh viên có, việc gì khó sinh viên làm, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ nhận sau mọi người. Học phải gắn liền với hành, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không phải là yêu một tổ quốc xã hội chủ nghĩa trừu tượng nói chung mà tình yêu ấy bắt đầu từ địa phương mình, nơi đó có trường học phải có học sinh, dù đang học ở cấp nào kể cả đại học, hiểu biết kĩ về thực tế của địa phương, thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư, đề ra cho thầy và trò của nhà trường đóng ở địa phương nhiệm vụ đóng góp vào việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, hoạt động văn hóa ở địa phương, giữa hình thức hợp tác và đỡ đầu kết nghĩa giữa trường học và các cơ sở sản xuất ở địa phương. [24, tr.30, 31]

1.3.3. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai

Advertisement

Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành một phần nói về vai trò của sinh viên và công tác sinh viên của Đảng. Điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Người đối với sinh viên và công tác sinh viên của Đảng. Người viết: Đoàn viên và sinh viên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đây chính là sự tổng kết, đúc rút vô cùng quý báu của Người từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác sinh viên qua các thời kỳ cách mạng để tiếp tục định hướng việc giáo dục rèn luyện và phát huy mọi tiềm năng to lớn của sinh viên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” theo bản “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống

yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy nhãn quan chính trị sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của Người đối với vận mệnh của cả dân tộc. Từ lòng yêu thương, sự tin tưởng đối với thế hệ trẻ kết hợp với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những di sản tư tưởng có giá trị về chiến lược xây dựng thế hệ trẻ: phải coi trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức, có tri thức văn hoá, khoa học và kỹ thuật giỏi, làm cho họ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Theo Người, “trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa... Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi đôi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm”. Đó là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của sinh viên; làm cho họ trở thành những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của đất nước. Ngay từ thời gian đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được vai trò to lớn của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục sinh viên. Người viết: “Trường học, gia đình và đoàn thể sinh viên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của sinh viên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn và sửa chữa”. Với quan điểm “đạo đức là gốc của người cách mạng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng cho sinh viên. Trong lần nói chuyện với sinh viên tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II ngày 7/5/1958, Người nhấn mạnh: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là sinh viên phải có đức, có tài”. Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật...; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận

và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Vì luôn tin tưởng, kỳ vọng vào sinh viên nên Bác cũng luôn yêu cầu sinh viên phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu. Ngày 24/3/1961, khi nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Sinh viên Lao động Việt Nam, Bác đã nhắc nhở sinh viên “cần phải làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước, phải thực hiện khẩu hiệu: “đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt dõi theo sự phát triển của phong trào “Ba sẵn sàng” - một trong những phong trào do Người phát động trong thanh niên. Ngày 25/3/1966, tại Lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Sinh viên cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ niềm tự hào, vui sướng trước những đóng góp to lớn của sinh viên với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người “thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn sinh viên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp sinh viên, rèn luyện sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn

những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của sinh viên.

Sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Có thể nói, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” vừa thể hiện tình cảm, sự yêu mến và tin tưởng của Bác đối với thế hệ trẻ; vừa cho thấy tư duy biện chứng đúng đắn của Người trong việc xem xét, đánh giá vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của đất nước. Tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” thể hiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo:

This article is from: