INDOCHINE HOUSE CATALOGUE VOL.3

Page 1

INDOCHINE HOUSE

3





INDOCHINE HOUSE

lời ngỏ

preface

Trong nội hàm của nghệ thuật, mỗi tác phẩm có một đời sống riêng. Tự trong lòng nó luôn phản tư, tiếp biến, sản sinh ra cái mới và hoà nhập thêm vào một dòng chảy đa dạng.

Inside the realm of art, each artwork has its own life. Within itself, it always has self-reflection, transformation, and the creation of something new, blending into a diverse flow.

Ấn bản kỳ này, hướng tới tính đa dạng trong chọn lọc, nghĩ là làm, chúng tôi có những hạnh ngộ đẹp được lan tỏa không chỉ về tình yêu với nghề mà còn cả hệ thống tư duy sáng tác sâu sắc trên khía cạnh nội dung. Khởi đầu từ Mỹ thuật Đông Dương với các tác phẩm hiếm có, mang đặc trưng riêng của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Sáng đến họa sĩ Lê Vượng, người theo học và tốt nghiệp Mỹ thuật Gia Định những năm 1970, cho tới lớp họa sĩ Đương đại như Đinh Quân, Bùi Minh Dũng, Đoàn Xuân Tặng, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Thọ Hiếu, Đoàn Văn Tới, Phạm Công Xeen, tất cả đều được đội ngũ Indochine House chúng tôi đặt nhiều tâm huyết nghiên cứu chọn lựa. Có những chi tiết, lối tư duy của người sáng tác hay kỹ thuật đặc thù trong tranh mà khi chậm lại cùng nhau thưởng thức chúng tôi mới bất ngờ vỡ lẽ, đôi lúc lại đi ngang dòng suy nghĩ một cách vu vơ. Hội họa đã luôn tự đối thoại với người xem bất ngờ theo nhiều cách và chiều kích khác nhau như vậy.

In this issue, aiming for selective diversity, we have beautiful encounters and discussions that spread not only love for the art but also a profound creative thinking system in terms of content. Starting from Indochina Fine Arts with rare works, bearing the distinct characteristics of artists Nguyen Gia Tri, Tran Van Can, Mai Trung Thu, Vu Cao Dam, Le Quoc Loc, Nguyen Sang to artist Le Vuong who graduated from Gia Dinh Fine Arts school in the 1970s and contemporary artists like Dinh Quan, Bui Minh Dung, Doan Xuan Tang, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Hong Duc, Nguyen Tho Hieu, Doan Van Toi, Pham Cong Xeen,... All have been carefully researched and curated by our Indochine House team. There are details, specific techniques in the paintings, or thought processes of the artists that when we slow down and appreciate them together, we unexpectedly get it. Or sometimes it can be grasped along a stream of thoughts. Like that, painting has always surprised viewers in various ways and different dimensions of stimulation.

Sang mảng cổ vật, như một cơ duyên hiếm thấy, chúng tôi có cơ hội giới thiệu tới quý vị kiệt tác số lượng giới hạn của gốm sứ Trung Hoa - bộ đôi “bình lính” được làm thủ công tinh xảo với kích thước đặc biệt lớn từ đời vua Càn Long (1736-1795). Không chỉ đơn thuần là hiện vật được chế tác với độ sắc nét cao, đôi bình này còn chứa đựng đằng sau những câu chuyện và giá trị lịch sử huy hoàng của thời đại. Ngoài ra, trong bộ sưu tập lần này, không thể thiếu được sự góp mặt của sứ men lam nhà Minh Trung Hoa - dòng sứ đã tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đến các chế tác gốm ở khắp nơi trên thế giới, gốm sứ Arita - tinh hoa khởi nguồn cho hơn 400 năm bồi tụ và phát triển vượt bậc của công nghiệp sản xuất gốm sứ xứ sở Phù Tang, và điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa Việt Nam với các hiện vật từ thời Đông Sơn cùng các triều đại Lý, Trần, Lê,... Những món cổ vật này, không phải ngẫu nhiên mà trong suốt nhiều thế kỷ qua đã luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bởi giới hạn của ngôn từ, thật khó để gói gọn tất cả các giá trị đa tầng của hội hoạ Việt và cổ vật Á Đông trong một vựng tập nhỏ. Mong rằng ấn phẩm này sẽ như một điểm chạm vừa đủ để qua đó quý vị có thêm cảm hứng khám phá, trải nghiệm nghệ thuật và nuôi dưỡng tâm hồn. Cảm ơn quý vị đã luôn đồng hành cùng Indochine House sẻ chia chung một niềm yêu thích. Trân trọng, Đội ngũ Indochine House

In terms of antiques, we have the rare opportunity to introduce to you limited masterpieces of Chinese ceramics - the “soldier vase” exquisitely handcrafted with special large sizes from the reign of Emperor Qianlong (1736-1795). These vases are not just artifacts crafted with high precision, but they also contain the stories and historical value of that era. Additionally, in this collection, it would not be complete without the presence of Chinese blue and white porcelain from Ming dynasty - the legend that has greatly influenced porcelain craftsmanship worldwide, Arita ceramics - the origin of over 400 years of remarkable development and advancement in Japanese ceramic production, and outstanding highlights in Vietnamese culture with artifacts from the Dong Son period and the Ly, Tran, Le dynasties. These antiques, for many reasons, have catched special attention throughout many centuries. Due to the limitations of words, it is difficult to encapsulate all the multilayered values of Vietnamese paintings and Oriental antiques in our catalogue. We hope that this publication will serve as a sufficient touchpoint for you to discover, experience art more, and nurture your soul. Thank you for always sharing with us a common interest - the love for art. Sincerely, Indochine House team 3


INDOCHINE HOUSE Thành lập vào năm 1997, Indochine House là gallery thương mại giới thiệu về nghệ thuật Á Đông, chú trọng vào thú sưu tầm cổ vật, gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam qua các thời kỳ. Tới năm 2021, Indochine House đã khởi động lại với những tiêu chí mới. Cụ thể, gallery theo đuổi ý niệm “Art for living” – nghệ thuật cho không gian sống như một tôn chỉ để tập trung trưng bày, kinh doanh nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau bao gồm tranh Đông Dương, tranh hiện đại, đương đại, cổ vật và đồ trang trí.

Established in 1997, Indochine House is a commercial gallery offering Asian art with a focus on Chinese ceramic antiques and Vietnamese antiques through the ages. In 2021, Indochine House has returned to the art market with new criteria. Specifically, our gallery pursues the concept of “Art for living” as a guideline to focus on displaying and trading many different art forms including paintings from EBAI (École des beaux-arts de l’Indochine), Vietnamese modern & contemporary paintings, antiques and ornaments.

https://indochinehouse.vn info@indochinehouse.vn Indochine House indochinehouse_ 4


INDOCHINE HOUSE

GALLERY HANOI 32A Nhà Chung Hàng Trống Hoàn Kiếm

32A Nha Chung Hang Trong Hoan Kiem

PENTHOUSE SAIGON Penthouse 2301 Tháp 1, The Vista 628C Võ Nguyên Giáp An Phú, Quận 2

Penthouse 2301 Tower 1, The Vista 628C Vo Nguyen Giap An Phu, District 2

SHOP GALLERY SAIGON P1.K01, Tầng 1, Tháp 1, The Oxygen Mall 628C Võ Nguyên Giáp An Phú, Quận 2

P1.K01, Floor 1, Tower 1, The Oxygen Mall 628C Vo Nguyen Giap An Phu, District 2

5


6


MỤC LỤC TABLE OF CONTENT

03

LỜI NGỎ

11

SỰ KIỆN

19

ART FOR LIVING

29

CỔ VẬT

111

HỘI HỌA

Preface

Highlight events

Antiques

Paintings


8


INDOCHINE HOUSE

9


10


SỰ KIỆN HI GHL I GHT E VE NTS


TRIỂN LÃM CÁ NHÂN CỦA HỌA SĨ ĐOÀN VĂN TỚI

12

SOLO EXHIBITION BY ARTIST DOAN VAN TOI

“Gate Gate” là triển lãm cá nhân đầu tay của họa sĩ trẻ Đoàn Văn Tới. Trưng bày hơn 40 tác phẩm vẽ lụa được lấy cảm hứng từ hình ảnh người tắm tại sông Hồng, triển lãm đưa tới cho người xem một góc nhìn tĩnh lặng về mối quan hệ song hành giữa con người và thiên nhiên. Ở đó “Gate Gate” (phần đầu một câu chú trong bài kinh Phật) được tạm dịch thành “Vượt qua…Vượt qua” mang tính dẫn lối các cá thể trở về nơi có con đường bình lặng trong tâm hồn. Tư tưởng này mang tính phổ quát, bất kể không gian địa lý, thời điểm, là một tiến trình chữa lành và tỉnh thức trải qua thời gian vẫn bền về giá trị.

“Gate Gate’’ is the first exhibition by young artist Doan Van Toi. Featuring over 40 silk paintings inspired by images of people bathing in the Red River, the exhibition gives viewers a serene perspective on the reciprocal relationship between humans and nature. There, “Gate Gate” (the first part of a mantra in a Buddhist sutra) is understood as “Passing… Passing”, guiding individuals back to a tranquil path within their souls. This universal idea transcends geographical space and time, representing an enduring process of healing and awakening.

“Khi đối tượng đến, ta biết nó đang đến Khi đối tượng đi, ta biết nó đang đi Không tìm về quá khứ, không huyễn vọng về tương lai Chỉ có phút giây của hiện tại”

“When the object arrives, we know it is arriving When the object departs, we know it is departing No dwelling on the past, no longing for the future Only moments of the present.”

“Gate Gate” diễn ra từ ngày 19/11/2022 đến ngày 26/11/2022 tại Indochine House Hà Nội và từ ngày 11/12/2022 đến ngày 18/12/2022 tại Indochine House Sài Gòn.

“Gate Gate” took place from November 19, 2022 to November 26, 2022 at Indochine House Hanoi and from December 11, 2022 to December 18, 2022 at Indochine House Saigon.


INDOCHINE HOUSE

13


VÀNG SƯƠNG - TRIỂN LÃM CỦA HỌA SĨ ĐOÀN XUÂN TẶNG

GOLDEN MIST - SOLO EXHIBITION BY ARTIST DOAN XUAN TANG

“Vàng Sương” là hành trình nhìn lại các sáng tác của họa sĩ Đoàn Xuân Tặng từ năm 2019 trở lại đây. Vẫn khắc họa đề tài mang tính xuyên suốt sự nghiệp là cảm hứng về thiên nhiên và con người miền núi phía Bắc Việt Nam nhưng trong những năm này phong cách thể hiện của anh chuyển dịch sâu hơn về nội tâm thông qua thực trạng hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra trong tiến trình vận động của xã hội, đồng thời cũng tác động lên đời sống dân bản.

“Golden Mist” is a retrospective journey through the recent works of artist Đoàn Xuân Tặng since 2019. While still depicting themes deeply rooted in his career, such as inspiration drawn from nature and the people of the Vietnamese northern mountainous regions, in recent years his artistic style has delved further into the introspective aspect. This shift is influenced by the ongoing modernization and urbanization happening in society, which also affects the lives of Northwest local communities.

Về cách thức thể hiện, anh trừu tượng hóa tâm tư xoay quanh vùng miền ấy trong nhiều dáng vẻ phong phú tiềm tàng của nó trên một không gian vẽ rộng lớn để đặc tả sự mênh mông. Về nội dung, anh mô phỏng những con người, cảnh vật pha trộn vào nhau ẩn dưới một vùng mờ sương giăng và ít bộc bạch trực tiếp. Xét về cả hai khía cạnh, mỗi sự phát triển mới đều kế tục cái trước nhưng sau cùng nó vừa phản ánh mối quan hệ của không gian thực - không gian trong tâm trí, vừa ma mị, khó nắm bắt, cùng việc một cách có chọn lọc, lấy đối ứng của miền xa (vùng núi) liên hệ miền gần (thành thị) và ngược lại. Triển lãm “Vàng Sương” được Indochine House tổ chức từ ngày 12/03/2023 đến hết ngày 20/03/2023 tại Hà Nội và từ ngày 19/06/2023 tới ngày 30/06/2023 tại Sài Gòn.

14

In terms of expression method, he abstracts the idea of a region with its potential wealth on a large drawing surface to convey the immensity. In terms of content, he simulates the combination between individuals and scenes and hides them under a foggy area with less overt revelation. In both respects, each new development outpaces the previous, but in the end it all reflects the relationship of real space - mental space as well as the mysterious and elusive. Finally, he selectively takes the reciprocity of the remote (mountain) region and the near (urban) region and vice versa. The exhibition “Golden Mist” was organized by Indochine House from March 12, 2023 to March 20, 2023 in Hanoi and from June 19, 2023 to June 30, 2023 in Saigon.


INDOCHINE HOUSE

15


INDOCHINE HOUSE x BACARDI Là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới giành giải thưởng Master Blender danh giá trong 04 năm liên tiếp, Stephanie Macleod đã đến thăm Việt Nam để chia sẻ và truyền cảm hứng về nghệ thuật thưởng thức whisky. Nhân dịp này, Bacardi đã kết hợp với Indochine House để đưa tới những trải nghiệm đáng nhớ giữa nghệ thuật thưởng thức whisky và nghệ thuật hội họa, cổ vật Á Đông tại Indochine House cả 2 miền nam bắc. Sự kiện là điểm giao hòa đặc biệt giữa hai văn hóa thưởng thức nhằm mang lại trải nghiệm giàu cảm xúc dành riêng cho giới sành điệu.

Recognised four years running as Master Blender of the Year by the International Whisky Competition, Stephanie Macleod, the only person in the world to hold the title consecutively, visited Vietnam to share and inspire the art of whiskey tasting. On this occasion, Bacardi collaborated with Indochine House to bring memorable experiences between the art of enjoying whiskey and the art of Oriental paintings and antiques in both Indochine House Hanoi and Indochine House Saigon. This event serves as a unique confluence of two cultures, offering an emotional experience tailored for connoisseurs.

R A M ẮT C H A I R Ư Ợ U “ F I R S T T I M E ” L A U N C H I N G T H E F I R S T T I M E W I N E B OT T L E

Cuộc hạnh ngộ của những lần đầu tiên luôn nhiều cảm xúc. Lần đầu tiên một “bảo tàng ký ức” của Vũ. được trưng bày bởi đội ngũ Maison Meng Atelier, lần đầu tiên dòng rượu vang riêng với tên gọi “First Time” từ sự kết hợp giữa Vũ., wine stylist trẻ 75cl và thương hiệu vang Pháp Thunevin được ra mắt tại không gian nghệ thuật ấm cúng của gallery Indochine House. Cheers vì một buổi tối đọng lại nhiều hương vị của những “lần đầu tiên”.

The encounter of “first times” is always filled with emotions. For the first time, a “memory museum” by Vu. is displayed by the Maison Meng Atelier team. For the first time, a bottle for the firsts named “First Time” born from the collaboration of Vu., young wine stylist 75cl, and the French wine brand Thunevin, is unveiled in the cozy artistic space of Indochine House gallery. Cheers to an evening that lingers with the flavors of many “first times”. 16


INDOCHINE HOUSE

“SIPPING ON TRADITION”

I N D O C H I N E H O U S E X D A N G TA U ’ S W H I S K Y “Sipping on Tradition” là sự kiện trưng bày kết hợp cổ vật gốm sứ Nhật Bản hiếm có thuộc bộ sưu tập của Indochine House và cặp đôi Hibiki 35 Arita & Kutani thuộc bộ sưu tập của Dangtau’s Whisky. Trong đó, điểm nổi bật của cổ vật được trưng bày là bình sứ Arita bát giác lớn có nắp thuộc thế kỷ 17 và bình Imari họa tiết phong cảnh thiên nhiên thế kỷ 18. Xuyên suốt bốn thế kỷ, những món đồ gốm sứ tinh xảo từ xứ sở Phù Tang đã luôn được ưa chuộng cũng như đánh giá cao bởi gia đình hoàng gia, quý tộc và giới yêu thích nghệ thuật toàn cầu. Bên cạnh đó, ra mắt vào năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 400 năm gốm sứ Nhật Bản, cặp đôi Hibiki 35 Arita & Kutani cũng trở thành những chai

“Sipping on Tradition” is an exhibition event that displayed Japanese porcelain antiques from the Indochine House collection and the Hibiki 35 Arita & Kutani pair from Dangtau’s Whisky collection. Among the featured porcelain artifacts are a large octagonal Arita porcelain jar with a lid dating back to the 17th century and an 18thcentury Imari porcelain jar adorned with natural landscape motifs. Over four centuries, these exquisite porcelain pieces from the land of the rising sun have been highly cherished by royal families, nobility, and art enthusiasts worldwide. Furthermore, introduced in 2016 to commemorate 400 years of Japanese porcelain craftsmanship,

rượu lớn tuổi và quý hiếm bậc nhất của thương hiệu Hibiki huyền thoại. Giới hạn 150 set trên toàn thế giới với hỗn hợp rượu blend có độ tuổi trẻ nhất là 35 năm đến từ Yamazaki và Hakushu, cùng chất liệu gốm được làm bằng tay bởi các nghệ nhân vùng Arita và Kutani. “Sipping on Tradition” diễn ra ngày 13/05/2023 tại Indochine House cũng là một trải nghiệm đáng nhớ khi kết hợp trưng bày gốm sứ, tận hưởng hương vị whisky và khám phá thêm nhiều điều đặc biệt về văn hóa hưởng thụ tại xứ sở Phù Tang.

the Hibiki 35 Arita & Kutani pair has become the most aged and exceptionally rare bottles in the legendary Hibiki brand. Limited to 150 sets worldwide, these bottles contain a blend of whiskies, with the youngest being 35 years old, sourced from Yamazaki and Hakushu distilleries, and they come with handmade porcelain crafted by artisans from the Arita and Kutani regions. “Sipping on Tradition” took place on May 13, 2023, at Indochine House and offered a memorable experience that combined the exhibition of porcelain and whisky rare bottles, tasting whisky flavors, and the exploration of the unique culture of indulgence in the land of the rising sun. 17


18


ART LIVING


TỔ ẤM TRONG

DÒNG CHẢY VĂN HÓA Văn hóa từ bao đời, dưới mái hiên nhà thân thuộc, là đường dẫn mạch lạc kết nối các thế hệ. Trong một mái nhà, chủ ý của văn hóa không đường đột, không cầu kỳ kiểu cách mà âm ỉ tạo ra một âm hưởng vọng mãi. Viện dẫn các yếu tố mang tính văn hóa của mỗi dân tộc như họa tiết đồ thêu, hoạt cảnh trong cung đình trên gốm sứ Imari Nhật Bản, những vọng ước phồn vinh phú quý trong các tạo tác gốm sứ Famille Rose Trung Hoa thế kỷ 17 hay nét vừa truyền thống vừa hiện đại được đan cài trong các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt từ thời kỳ Đông Dương tới đương thời chính là cách ấp ôm và vun đắp thêm nhiều ký ức cho tổ ấm. Một ngày như bao ngày, dạo bộ trong vườn, cắm một bình sen, nghe tiếng chim hót dưới hiên nhà khi ngắm bóng thạch nam

20

đang rủ xuống tượng quan âm, không khí êm đềm tựa như bước ra từ trong tranh vẽ trên bình cổ Á Đông. Vô hình trung, trong không gian vẹn tròn niềm vui gia đình, ngày qua ngày giao thoa văn hóa âm thầm như một chiếc nôi ru cho mỗi người có một nỗi niềm riêng về những gì là cốt lõi. Phong vị Á Đông quả thực rất giàu có, trù phú với nhiều loại hình văn hóa khác nhau và phần nào thể hiện rõ nét trong phân khu nghệ thuật. Hơn cả, ở không gian gia đình với cá tính riêng biệt của mỗi người, quá trình tiếp biến các yếu tố văn hóa ấy không đơn thuần đưa tới định nghĩa về nơi chốn thoải mái của các cá nhân mà còn đóng vai trò như một người kể chuyện khúc chiết, rành mạch mang tính kết nối giữa các thế hệ, giữa thời đại xưa - nay và cả sau này.



(trang 21/ page 21)

Tượng Quán Âm trên đài sen, Trung Hoa, thế kỉ 20, H37 cm Quanyin porcelain figure Guanyin on a lotus base, China, 20th century, H37 cm Bình sứ thư họa Trung Hoa trang trí hình ảnh hồ sen có hai tay cầm hình nấm, thời kì Dân Quốc, H43 cm A Chinese famille rose vase decorated with a lotus pond, the back with a signed text, paired with lingzhi handles, Repulic period, H43 cm (trang 22/ page 22) Bình sứ Imari Nhật Bản đặc biệt có nắp, được trang trí với men đỏ, lam, lục, miêu tả hình ảnh các cung nữ vui chơi trong sân vườn, thế kỉ 19, H78 cm An exceptional Japanese Imari baluster vase and cover. The vase is decorated with iron red, blue and green enamels, depicting concubines playing among a zen garden terrace, 19th century, H78 cm Cặp lọ lộc bình bằng đồng pháp lam của Nhật Bản, thế kỉ 20, H45,5 cm A pair of Japanese cloisonné enamelled bronze vases, 20th century, H45,5 cm Tác phẩm “Kim Vân Kiều tương ngộ” (2022) của họa sĩ Nguyễn Thọ Hiếu, sơn dầu trên toan, 54 x 68 cm Artwork “Jin Yun Qiao reunited” (2022) by artist Nguyen Tho Hieu, oil on canvas, 54 x 68 cm (trang 23/ page 23) Cặp bình hồng gia Trung Quốc, được trang trí với hoạt cảnh thiếu nữ trong vườn, thời kì Dân Quốc, H58,5 - 59 cm Pair of Chinese famille rose vases, decorated with beauties in fenced garden, Republic period, H58,5 - 59 cm Lọ hồng gia Trung Quốc, trang trí chim trên cành hoa, thời kì Dân Quốc, H21 cm A Chinese famille rose melon-shaped ginger jar, decorated with birds on flower branches, Republic period, H21 cm Tác phẩm “Tòa thánh Paul ở Vence” (1971) của họa sĩ Vũ Cao Đàm, in thạch bản trên giấy, 52 x 66 cm Artwork “Saint Paul de Vence” (1971) by artist Vu Cao Dam, lithography on paper, 52 x 66 cm

22

Trân trọng cảm ơn Ms Đông Anh & Ms Giang đã hỗ trợ địa điểm thực hiện bộ ảnh/ We sincerely express our gratitude to Ms Dong Anh & Ms Giang for the location of the photoshoot


INDOCHINE HOUSE

For a long time, in our living space, culture has played a role of an intangible thread that connects each generation. Within the beloved home, cultural heritage is not flashy or ostentatious, rather, it creates an everlasting resonance. Highlighting cultural elements from various nationalities, such as the intricate embroidery patterns, regal depictions on Japanese Imari ceramics, and wishes for prosperity on 17th century Chinese Famille Rose ceramics, or the blend of tradition and modernity in paintings by Vietnamese artists spanning from the Indochina period to the present, is a way to embrace and cultivate lasting memories within one’s home. On a typical day, strolling through the garden, arranging a vase of lotus blossoms, listening to the birds chirping beneath the porch while gazing

at the shade of the foliage hanging over the Guan Yin statue, the serene atmosphere mirrors scenes from ancient East Asian vase. In the midst of it all, within a space filled with family joy, day by day, the harmony of cultures takes the appearance of a quiet lullaby, soothing one’s soul back to their core beliefs. The essences of East Asia are undoubtedly rich and abundant, encompassing a diverse range of cultural forms, which are prominent in the art realm. Above all, in a family space with distinct personal characters, the process of incorporating these cultural elements does not merely provide the definition of comfort for individuals. Instead, it acts as a narrator, weaving an intricate tapestry of connection across generations and bridging the past, present, and future. 23


Trong bối cảnh phát triển của đời sống xã hội, không gian sống vượt qua khái niệm là nơi để ở, nó còn là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần. Qua đó người sở hữu kể về câu chuyện đời sống, văn hoá thông qua các tạo tác nghệ thuật từ Á sang Âu, từ cổ điển đến hiện đại, khắc hoạ dấu ấn thẩm mỹ của thời đại. Không gian sinh hoạt vì vậy trở thành nơi trải nghiệm, khám phá cả ở thế giới vật chất và tinh thần. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, dù là bức tranh treo ngay giữa trung tâm không gian phòng khách hay một điêu khắc vừa vặn giữa khu vườn, là một khách thể truyền tải mạnh mẽ những rung động cảm xúc tinh tế nhất của con người. Trong không gian mang âm hưởng hiện đại, giữa rất nhiều sự lựa chọn về các xu hướng công nghệ mới nhất, việc kết hợp văn hóa đi cùng những giá trị đó đóng vai trò như một sự bổ sung cần thiết trên hành trình trải nghiệm không gian sống. Bởi vì song hành với các tiến bộ vượt bậc của thời đại về kiến trúc và nội thất là nền văn minh từ Trung Hoa đến Nhật Bản lâu đời vẫn đang hiện diện trên bình cổ, tâm tư mộng mị hiện hữu trên gương mặt phủ hoa của núi rừng trong tranh đương đại vẽ bởi họa sĩ Đoàn Xuân Tặng hay tĩnh vật trữ tình vẽ bởi họa sĩ Nguyễn Thọ Hiếu. Đó đều là những cái tình mãi vẫn rung động trong một tổng thể không gian sống đẹp, hiện đại và hài hòa.

24

Trân trọng cảm ơn Mrs Hà Linh đã hỗ trợ địa điểm thực hiện bộ ảnh


INDOCHINE HOUSE

ANOTHER DEFINITION OF MODERN In the context of social development, living space goes beyond the concept of a place to reside, it is also a cradle that nurtures the spirit. Through it, the owners share their personal story of life spreading from Asia to Europe creations as well as from classical to modern culture and depicting the aesthetic imprint of the times. Therefore, living space becomes an experience and exploration place that harmonizes both the material and spiritual worlds. Each artwork, whether a painting hanging in the center of the living room or a sculpture fitting in the garden, is a combination that strongly conveys the most delicate emotional vibrations of human beings. In a modern-influenced space, amidst a multitude of choices regarding the latest technological trends, the integration of culture with these values plays a role as a necessary supplement on the journey of experiencing living space. Because alongside the remarkable advancements in architecture and interior design is the long-standing civilization from China to Japan existing on ancient pottery, the dreamy thoughts are present on the flower-covered faces of highland girl in contemporary paintings by artist Doan Xuan Tang and the sentimental still-life paintings by artist Nguyen Tho Hieu. These are all emotions that always resonate in a beautiful, modern, and harmonious living space We sincerely express our gratitude to Mrs Hà Linh for the location of the photoshoot. 25


BRANDED CONTENT

Dòng Single Malt quý hiếm, được xếp hạng Top Class bởi các chuyên gia - Aultmore là một trong 12 thương hiệu Single Malt Whisky được nhận vinh dự này. Trong hơn một thế kỷ, dòng rượu whisky này chỉ được bán thông qua các phiên bản giới hạn cho những người sưu tầm rượu. Nay, nhà làm rượu từ Speyside đã đi một bước tiến mới, giới thiệu sản phẩm hiếm có này ra thế giới với số lượng giới hạn. Aultmore is - a rare Single Malt, ranked Top Class by whisky experts, one of only 12 Single Malt Scotch whiskies accredited with their honour. For over a century this was a whisky only sold in limited editions to collectors, and it is now available to buy in limited quantities.

26


INDOCHINE HOUSE

Royal Brackla là thương hiệu Scotch Whisky đầu tiên được nhận chứng chỉ Hoàng Gia bởi vua William IV vào năm 1833. Danh hiệu “Rượu Whisky của nhà Vua” vẫn còn được giữ đến ngày nay. Phong cách của Royal Brackla là sự phong phú về hương vị, với các nốt hương trái cây được tạo nên trong quá trình ủ trong thùng gỗ Sherry. Tất cả thùng Sherry đều được nhập trực tiếp từ Tây Ban Nha, đảm bảo nhất lượng tuyệt vời nhất cho một dòng thức uống đẳng cấp quý tộc. A distillery quite literally Fit for a King, Royal Brackla was the first Scotch whisky ever granted a Royal Warrant by King William IV in 1833 - The King’s Own Whisky, still reigning true today. The distillery style is opulent and fruity with rich sherried notes. Every expression of Royal Brackla is finished in the finest first fill Sherry casks, sourced directly from Spain, ensuring an opulent outcome for a noble drink.

27


28


CỔ VẬT ANTIQUES


CỔ VẬT TRUNG HOA CHINESE ANTIQUES



SỨ THANH HOA NIỀM TỰ HÀO CỦA

GỐM SỨ TRUNG HOA

01

Trong bối cảnh châu Âu vừa bước vào Phục Hưng - một thời kỳ nhiệt thành tái khám phá triết học, văn học, nghệ thuật cổ đại và du nhập thành tựu của các nền văn minh khác thì thông qua con đường Tơ Lụa, gốm sứ Trung Hoa đã được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Dưới sự cai quản của người Hán, đồ sứ thời Minh (XIVXVII), đặc biệt là sứ men lam được coi là một trong những cổ vật đắt giá, hiếm có, được săn lùng để đưa vào các dinh thự của giới thượng lưu, cung điện của quý tộc và hoàng gia châu Âu. Đồ sứ men lam Trung Quốc là một dòng đồ sứ trang trí có tráng men, những hoa văn xanh coban trên mặt gốm trắng như tuyết đã trở thành sự kết hợp thành công nhất về mặt nghệ thuật và thương mại trong lịch sử gốm sứ toàn cầu. Đây cũng chính là dòng sứ đã tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đến các chế tác gốm sau này ở khắp nơi trên thế giới. Gốm sứ hoàng triều nhà Minh nói chung, sứ hoa lam nói riêng mang giá trị lịch sử, giá trị nghiên cứu và giá trị nghệ thuật to lớn. THE ALLURE OF CHINESE WHITE PORCELAIN

01 TRUNG HOA/ CHINA Bình hoa sứ men lam quý hiếm thời Gia Tĩnh A Jiajing blue and white globular vase Thời kỳ/ Period: Triều Minh (1368-1644), Gia Tĩnh niên (1522-1566)/ Ming dyanasty (1368-1644), Jiajing period (1522-1566) Kích thước/ Dimension: H35 x Dia36 cm

32

BLUE

AND

Through the Silk Road, Chinese ceramics were exported all over the world when Europe was just beginning the Renaissance, a time when people were enthusiastic about rediscovering ancient philosophy, literature, and art as well as importing the works of other civilizations. Under the control of the Han people, porcelain from the Ming Dynasty (XIV–XVII), particularly blueglazed porcelain, was regarded as one of the most expensive and rare antique. They were sought after to place in the mansions of the upper class, the residence of European monarchy and aristocracy. Chinese blue glazed porcelain is a form of ornamental glazed porcelain which with its signature of cobalt blue patterns on the snow-white surface has become the most aesthetically and financially successful combination in the history of global ceramics. This is also known as the porcelain creation that had a great influence on later ceramic crafts all over the world. Ming dynasty ceramics in general, and blue & white porcelain in particular, have great historical, research and artistic value.



02

02 TRUNG HOA/ CHINA Cặp bình sứ Hồng Gia có nắp trang trí họa tiết hoa và phụng hoàng A massive pair of Chinese export porcelain famille rose soldier vases and covers Thời kỳ/ Period: Thời vua Càn Long (1736 - 1795)/ Qianlong period (1736 - 1795) Năm sản xuất/ Mfg Date: 1780 - 1790 Kích thước/ Dimension: H132 cm


INDOCHINE HOUSE

SOLDIER VASES

CHINESE ANTIQUES MASTERPIECES

KIỆ T TÁC Q UA N TR Ọ N G CỦA CỔ VẬT TRUNG HOA Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XVIII, Augustus (1670 - 1733), đức vua của Ba Lan với niềm yêu thích đồ sứ đã thực hiện cuộc trao đổi chấn động khi ông trao 600 long kỵ binh của mình cho vua Phổ Friedrich Vĩ đại để đổi lấy bộ sưu tập 150 bình sứ Trung Quốc, trong đó có khoảng 18 bình có kích thước lớn hiếm có, tương tự như cặp bình này. Kể từ đó, chúng được biết đến nhiều với cái tên “bình rồng” hay “bình lính”. Do khó khăn trong việc chế tác, đóng gói và vận chuyển nên những chiếc bình khổng lồ này thường rất hiếm và chỉ dành riêng cho tầng lớp tinh hoa Châu Âu bấy giờ. Chúng được đặt trang trọng nơi đại sảnh các cung điện, phòng khiêu vũ và nhiều dinh thự lớn. Bình được chế tác từ thời vua Càn Long (1736 - 1795) với đường nét khắc họa tinh xảo với hình ảnh chim phượng chiếm hơn nửa chiều cao của bình. Đây là loài linh vật quý hiếm và một trong những biểu tượng cao quý nhất trong các linh vật Trung Hoa. Hình ảnh này gắn liền với mặt trời, sự ấm áp của mùa hè hay cầu chúc cho mùa gặt bội thu. Xen kẽ có sự hiện diện của hoa mẫu đơn mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và hạnh phúc. Điểm đặc biệt của cặp bình còn nằm ở kích thước cực lớn, có nắp với số lượng rất giới hạn, được chế tác hoàn toàn thủ công và ở trạng thái hoàn hảo, không sứt mẻ. Riêng về kích thước ngoạn mục của bình, trong thư của linh mục Dòng Tên người Pháp Entrecolles khi đến Cảnh Đức Trấn đã ghi chép: “...Bình cao trên ba thước không tính nắp...trong số hai mươi bốn cái, chỉ có tám chiếc thành công...Những sản phẩm này được đặt hàng bởi các thương nhân ở Quảng Đông để dành cho thị trường châu Âu.”

Early in the 18th century, Augustus the Strong (1670-1733), the porcelain-loving Polish king, made a startling trade with Frederick the Great of Prussia for a collection of 150 Chinese porcelain vases. In which, 18 rare larged-sized vases were found. This pair of vases are typical items among the abovementioned large-scaled vases. In return, king Augustus had to give six hundred of his own cavalrymen, known as dragoons. Thereafter these monumental vases were known as “dragoon vases” or “soldier vases”. Due to the difficulty in creating, packing and delivering, these massive vases were extremely rare and destined for the European aristocracy at the time. Also, these vases stood guard in ballrooms and great halls of palaces and mansions. These two massive vases were fully crafted during the Qianlong period with exquisitely carved images of a phoenix occupying more than half of each vase’s height. This image is also known as the most exalted of all Chinese birds. A common motif, the mystical bird is symbolic of the sun and warmth for summer and harvest. In addition, the peonies blossoms are present, they alternately denote luck, prosperity, and happiness. The special feature of the pair of jars is also their extremely large size, with lids, in exceptionally limited quantities, meticulous handcrafting, and flawless. Regarding the extraordinary size of the vase, the French Jesuit priest Entrecolles said in his letter after visiting Jingdezhen: “...Urns above three Foot high without the Lid...out of twenty-four eight only succeeded...These Works were bespoke by the Merchants of Canton for the European trade.”

35


Bộ đôi bình lính này cũng chính là một kiệt tác điển hình thuộc bộ sưu tập danh giá Tibor. Đây là bộ sưu tập lớn về đồ sứ xuất khẩu của Trung Quốc, đại diện cho lịch sử lâu dài và đóng vai trò như chứng nhân quan trọng trong mối liên hệ địa kinh tế đương thời. Tên bộ sưu tập bắt nguồn từ thuật ngữ “tibores” trong tiếng Tây Ban Nha, dùng để chỉ những chiếc bình cực lớn, có lối trang trí lộng lẫy, bắt mắt, được quý tộc Tây Ban Nha sùng bái. Thời kỳ này được gọi là “Thời kỳ Tây Ban Nha mới”, nơi quan niệm thẩm mỹ được ưa chuộng thiên về tông màu rực rỡ và phồn vinh.

36


INDOCHINE HOUSE

This pair of soldier vases is a classic masterpiece of the renowned Tibor collection. This is a large collection of Chinese export porcelain, representing the long and interesting history of the fabrication and import of porcelain during the China Trade period while serving as an important witness in the geo-economic relationships at its time. The collection’s name is derived from the Spanish word “tibores,” which refers to extremely large vases with gorgeous, eye-catching embellishments that were greatly admired by the Spanish aristocracy who were prevalent in the Americas from the 16th through the 19th centuries when export porcelain was highly coveted and traded. This time is known as the “New Spanish Period” where the dominant aesthetic theory valued colorful and affluent tones. 37


03 TRUNG HOA/ CHINA Bộ tám tấm bình phong sơn mài thếp vàng hiếm có của Trung Quốc. Mặt trước mô tả hoạt cảnh cung đình sống động. Cảnh vẽ phong phú từ thiên nhiên, cấy cối, chiếc cầu bao quanh nơi dòng sông uốn lượn xen kẽ hoa lá sinh sôi cho tới rặng núi hùng vĩ phía xa. Mặt sau trang trí họa tiết cây cối mọc ra từ mỏm đá An exceptional Chinese export eight-panels gilt and black lacquer screen, the front depicting an animated scene with figures in pavilions and on bridges, set in a mountainous river landscape, encircled by a wide meander border engulfed in leaves, the reverse decorated with trees growing from rocky outcrops

38


INDOCHINE HOUSE

Thời kỳ/ Period: Cuối nhà Thanh, cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19/ Late Qing Dynasty, Late 18th century - Early 19th century Kích thước/ Dimension: H215 ~ 216 - W54 ~ 55 cm (mỗi tấm/ each panel)

03

39


40


INDOCHINE HOUSE

41


ĐỒ ĐỒNG TRUNG HOA SỰ KẾ THỪA QUA CÁC TRIỀ TRIỀU U ĐẠI

Ngành đúc đồng tại Trung Hoa sớm phát triển và có lịch sử lâu đời không kém những dòng đồ chế tác khác. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi sản phẩm đồng là hiện diện của tinh thần kế thừa, phát huy tinh hoa kỹ thuật lâu đời và liên tục cải tiến của nghệ nhân. Từ là sản phẩm được dùng cho sinh hoạt hàng ngày dưới nhà Thương, đồ đồng đến nhà Minh đã phát triển rực rỡ hơn nhờ công lao của vua Tuyên Đức (1399 - 1435) và nổi tiếng khắp thế giới dưới thời nhà Thanh khi được giới thiệu tới công chúng qua các cuộc trưng bày quốc tế. Dấu ấn đặc trưng của tiền triều qua mỗi thời kỳ đều được hậu thế lưu giữ và sáng tạo thêm như tạo hình lư đồng ba chân, họa tiết linh vật hay những nguyên liệu quý sản xuất ra đồ đồng.

INHERITANCE THROUGH DYNASTICES: CHINESE BRONZE The bronze casting industry in China was established early and has a long history. Over the centuries, each piece of bronze product has an inheritance, promoting the quintessence of long-standing techniques and continuous improvement of artisans. From being a daily use item during the Shang Dynasty, bronze wares evolved more brilliantly in the Ming Dynasty thanks to the support of King Xuande (1399 - 1435) and gained worldwide fame during the Qing Dynasty when they were made available to the general public through international exhibitions. The typical imprints of the earlier dynasties through each period are preserved and further created by later generations, such as creating three-legged bronze censers, mascot motifs or precious materials used to produce bronze items.

42


INDOCHINE HOUSE

04 TRUNG HOA/ CHINA Bình đồng Trung Hoa họa tiết Thương Chu A Chinese bronze vase with motifs inspired by the Shang Zhou period Thời kỳ/ Period: thế kỉ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H47 cm

04

Bình đồng Trung Hoa có họa tiết lấy cảm hứng từ thời Thương Chu. Thân bình được trang trí với hai tay cầm hình rồng và biểu tượng mặt của Thao Thiết (tāotiè), một thần thú dân gian. Dù được làm ra từ thế kỷ 19 nhưng về cơ bản, bình đồng vẫn thể hiện nét đặc trưng vốn có của nhà nước đầu tiên được xác nhận rõ ràng của Trung Hoa và chan chứa giá trị tinh thần lớn.

The Chinese bronze vase has motifs inspired by the Shang Zhou period. The body of the vase is decorated with two dragon-shaped hands and the face symbol of tāotiè, a folk animal. Bronze vases, although created in the 19th century, still largely reflect the fundamental traits of China’s first established state and are rich in spiritual significance.

43


CẢM HỨNG TỪ

sứ hồng gia Famille Rose (sứ hồng gia) ​là một dòng đồ sứ tráng men đặc trưng có xuất xứ từ triều đại nhà Thanh (1636 - 1912) tại Trung Hoa. Từ cuối thế kỷ 17, sự phát triển của các kỹ thuật nung đã dẫn đến việc nghệ nhân có thể tráng thêm các loại men nhiều màu như hồng và vàng đục, vừa tạo tính thẩm mỹ tinh tế cho sản phẩm trong khi khẳng định nét đặc trưng hiếm có trong phương pháp làm gốm sứ ở quốc gia này. Đặc biệt, dưới thời vua Càn Long (tại vị từ 1735 đền 1796), Famille Rose bồi tụ thêm tinh hoa trong việc vẽ tay bằng bột màu truyền thống và kỹ thuật tráng men học hỏi từ vùng Limoges của Pháp. Gốm sứ Famille Rose với độ quý hiếm cao đã được trân trọng đưa vào các bộ sưu tập quan trọng ở các nước phương Tây, dinh thự và bảo tàng ở khắp nơi trên thế giới. Các dòng đồ Famille Rose mang giá trị cao, không chỉ vẻ đẹp về hình thức mà ngay từ thời kỳ đầu, chúng còn được sản xuất tại xưởng chế tác trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Vì được làm trong xưởng triều đình nên chỉ phục vụ những gia đình thuộc hoàng tộc. Các hoa văn, họa tiết thể hiện trên món đồ cũng mang sự phong phú về nền văn hóa. Trong đó:

THE ASPIRATION IN FAMILLE ROSE PORCEL AIN Famille Rose is a classic line of glazed porcelain derived from the Qing Dynasty (1636–1912) in China. Since the late 17th century, advancements in firing procedures have allowed the coating of multicolored glazes such as pink and opaque yellow, giving their work a delicate appearance while highlighting its distinctive character. In particular, in the reign of Emperor Qianlong (1735 - 1796), Famille Rose further accumulated the quintessence of hand painting with traditional gouache and enamel techniques learned from the Limoges region of France. Famille Rose ceramics with their extreme rarity have been reverently included in major collections in Western countries, mansions and museums worldwide. Creations from Famille Rose lines are highly valued not only for their exquisite shape but also because of their origin in the Imperial Workshop in Beijing’s Forbidden City and are exclusive to royal families. Therefore, it generated a rare enigmatic feeling surrounding this line of porcelains. In which:

44


INDOCHINE HOUSE

ROSE CANTON

ROSE MANDARIN

ROSE MEDALLION

Rose Canton là những tạo tác tái hiện đặc trưng một khu vườn tược tốt tươi với những khóm hoa rực rỡ sắc màu, xung quanh có tiếng chim muông và cánh bướm lượn bay lên bề mặt sứ. Một sự chỉn chu và lãng mạn được mô tả tinh tế, nhấn mạnh ý niệm sung túc, đủ đầy qua phép ẩn dụ những sự vật.

Rose Mandarin là những món đưa hình ảnh đời sống cung đình và quý tộc vào trong không gian sống bằng những hoạt cảnh độc đáo và sinh động được sắp xếp rất trữ tình. Qua thời gian, dòng sứ này chuyên chở một nền văn hóa trù phú, trong đó, ngoài một lối sống hưởng thụ còn là văn thơ tải đạo, lưu giữ lại trích đoạn tác phẩm của các thi sĩ, văn nhân nổi tiếng đương thời. Famille rose vì vậy mà luôn biết cách nịnh lòng người xem bởi những câu chuyện vui được kể bên cạnh đường nét hoa văn mềm mại, tự nhiên. Hiếm có một nơi nào lại có thể kết hợp những tinh hoa bản sắc vào một tạo tác mà lại đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao như gốm sứ đến từ Trung Hoa.

Rose Medallion hòa hợp giữa hai dòng kể trên để mô tả hoạt cảnh sinh sống của con người giữa thiên nhiên trù phú, các món đồ thuộc dòng Rose Medallion thiên nhiều về tính đối xứng và tôn lên sự tỉ mỉ, tinh tế của nghệ nhân với những ô hình nhỏ được vẽ vô cùng chi tiết.

Rose Canton reimagines a tale of an exuberant garden with colorful flowers, surrounded by chirping birds and floating butterflies on the porcelain surface. Through these metaphorical details, a thoughtful and romantic scene is delicately described, emphasizing the idea of affluence and completeness.

Rose Medallion harmonizes the two lines stated above to represent human life scenarios amidst lush environments. Items in the Rose Medallion line are more about symmetry and emphasize the meticulousness and elegance of art with small, extremely detailed drawings.

Rose Mandarin are the creations that bring royalty and aristocratic life to the living space with unique and lively scenes arranged very lyrically. Over time, this lineage of porcelain conveyed a rich culture, in which, in addition to a lifestyle of enjoyment, it was also a proselyte, preserving excerpts of works of famous contemporary poets and writers. Rarely is a place capable of combining the quintessence of identity in an artifact that reaches a high aesthetic effect like Chinese ceramics.

45


46

05

06

TRUNG HOA/ CHINA

TRUNG HOA/ CHINA

Bộ bình sứ Hồng Gia Trung Quốc, trang trí họa tiết hoa Set of 2 Famillie Rose Canton vases

Bộ bình sứ Hồng Gia Trung Quốc, trang trí cảnh cung đình Set of 2 Famillie Rose Canton vases

Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Dân Quốc/ Republic period Kích thước/ Dimension: H43 cm

Thời kỳ/ Period: thế kỉ 19 và thời kỳ Dân Quốc/ 19th century and Republic period Kích thước/ Dimension (cm): H42,5 & H43,5 cm

05

06

(mặt trước/ front side)

(mặt trước/ front side)

(mặt sau/ back side)

(mặt sau/ back side)

Bình sứ thư họa Trung Hoa trang trí hình ảnh hồ sen có hai tay cầm hình nấm

Bình thư họa Trung Hoa trang trí hình ảnh cành mẫu đơn có hai nắm tay cầm hình sư tử

Bình Hồng Gia Trung Hoa trang trí hoạt cảnh thiếu nữ trong vườn

A Chinese famille rose vase decorated with a lotus pond, the back with a signed text, paired with lingzhi handles

A Chinese famille rose vase, decorated with peony branches, paired with lion head handles

A Chinese famille rose vase, decorated with beauties in a garden

Bình Hồng Gia Trung Hoa trang trí hoạt cảnh cung đình A Chinese Canton famille rose vase, the panels with court scenes


INDOCHINE HOUSE

47


07

(mặt trước/ front side)

(mặt sau/ back side)

07 TRUNG HOA/ CHINA Cặp bình sứ Hồng Gia Trung Quốc A pair of Chinese famille rose vases

Thời kỳ/ Period: thế kỉ 20/ 20th century Kích thước/ Dimension: H61 cm 48



TRUNG HOA PH Ậ T G IÁ O

Khi du nhập vào mỗi nước Á Đông, Phật giáo đều có sự tiếp biến khác nhau, được biểu hiện qua các công trình kiến trúc tôn giáo, hình thức thờ cúng và nghệ thuật tạo tượng mang đến sự đa dạng cũng như lan tỏa tinh thần nhà Phật đến với mỗi người. Từ thế kỷ thứ 6, Trung Hoa là một trong những đất nước tiếp nhận tư tưởng Phật Giáo sớm nhất trong số các nước đồng văn. Phật giáo tại đây đã phát triển mạnh mẽ dưới sự ủng hộ của triều đình phong kiến, tạo tiền đề cho nhiều trường phái ra đời. Trong đó, nghệ thuật Phật tượng cũng có nhiều sự đa dạng, trên tinh thần bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo, thích nghi phù hợp với văn hóa địa phương.

CHINESE BUDDHISM When entering each East Asian country, Buddhism has different transformations, expressed through religious architectural works, forms of worship, and art of sculpture. This has brought diversity and spread the spirit of the Buddha to each person. Since the 6th century, China has been one of the earliest countries among regions that received Buddhist thoughts. Buddhism in China has developed strongly with the support of the feudal dynasty, laying the groundwork for many schools to be born. Among them, Buddhist art also has a lot of diversity, based on the spirit of preserving and promoting Buddhist culture, adapting to local culture.

08 TRUNG HOA/ CHINA Tượng Quan Âm trên đài sen Sculpture of Quanyin on a lotus base Thời kỳ/ Period: thế kỉ 20/ 20th century Kích thước/ Dimension: H37 cm

50

08


INDOCHINE HOUSE

Hình ảnh Phật Quan Âm ngồi đài sen từ lâu đã in sâu vào tiềm thức mỗi người khi nhắc đến ngài. Hoa sen đại diện cho Phật giáo, tượng trưng cho 8 đặc tính của người tu Phật bao gồm: trừng thanh – không nhiễm – kiên nhẫn – thanh lương – viên dung – ngẫu không – hành trực – bồng thực. Phật Quan Âm ngồi trang nghiêm trên đài sen chính là hình ảnh rõ nhất tượng trưng cho hành trình tu đạo đạt tới chánh quả của ngài. Ngoài ra, trong văn hóa dân gian Trung Hoa, Quan Âm Tống Tử được biết đến là một trong những những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng của ngài giống như người mẹ hiền từ, đức độ, luôn che chở, chỉ lối, cứu độ và giác ngộ cho những người lầm lỗi hoặc có duyên. Cũng chính vì vậy, tượng Quan Âm Tống Tử thường xuất hiện đứa trẻ trong lòng hay đứng bên cạnh ngài. Dù xuất hiện trong hình thái như nào thì tinh thần Đại Bi của Bồ Tát vẫn luôn được lưu truyền, phổ độ chúng sinh và mong cầu những điều bình an, hạnh phúc. The image of Guanyin sitting on a lotus throne has been deeply imprinted in the subconscious of each person (when mentioning her). The lotus flower has the following eight wonderful properties: Uncontaminated, the freshness of the world, patience, complete combination, pure, righteous, nonpersistent, and reality. Guanyin sitting solemnly on the lotus throne is the clearest image symbolizing the journey of spiritual practice to attain enlightenment. In addition, in Chinese folklore, Guanyin is known as one of the incarnations of Avalokiteśvara Bodhisattva. The image of Guanyin is the same as a kind and gentle mother, compassionate, always protecting, guiding, saving, and enlightening those who are misguided when they have affinity. That is why the statue of Child-Giving Guanyin (Songzi Guanyin) often appears with a child in her arms or standing beside her. No matter how it appears, the spirit of Great Compassion of the Bodhisattva is always transmitted, spreading to sentient beings and seeking peace and happiness.

51


Bố Đại hòa thượng được biết đến là một Thiền sư nổi tiếng ở Trung Hoa thế kỷ thứ 10, ông có hình tướng mập mạp với chiếc bụng to tròn, trên vai mang một bao bố vải chứa hết mọi phiền muộn âu lo trả lại cho chúng sanh những tiếng cười và niềm hạnh phúc. Vậy nên ông thường có rất nhiều trẻ con và nhóm thanh thiếu niên vây quanh. Tương truyền Bố Đại hòa thượng là ứng thân của Đức Phật Di Lặc.

Budai monk is known as a famous zen master in 10th-century China. He has a plump figure with a round belly, carrying on his shoulder a cloth bag that contains all the worries and troubles of the world and returning laughter and happiness to all beings. Therefore, he is often surrounded by many children and groups of teenagers. It is believed that Budai monk is the manifestation of Maitreya Buddha.

09

09 TRUNG HOA/ CHINA Tượng ông Di-lặc Bố Đại Trung Quốc đang mỉm cười, chiếc áo choàng được trang trí bằng các chi tiết mạ vàng như quả bóng hoa, với hiệu đề tượng ở phía dưới A Chinese polychrome decorated figure of the smiling Budai, the robe decorated with gilt details such as flower balls, with an impressed mark at the bottom Thời kỳ/ Period: thời kỳ Dân Quốc/ Republic period Kích thước/ Dimension: H25 - W25 cm

10 TRUNG HOA/ CHINA Tượng ngồi Quan Âm Tống Tử A seated Songzi Guanyin Thời kỳ/ Period: thế kỉ 19- 20/ 19-20th century Kích thước/ Dimension: H26 cm

52

10


INDOCHINE HOUSE

11 TRUNG HOA/ CHINA Tượng sứ Phật Di Lặc Porcelain sculpture of Maitreya Buddha Thời kỳ/ Period: Đầu thế kỷ 20/ Early 20th century Kích thước/ Dimension: H21 cm

11

Đức Phật Di Lặc trong kinh điển Phật giáo được biết đến là một trong những vị Phật quan trọng, người kế vị của Đức Thích Ca Mâu Ni. Hình ảnh ngài tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc. Nụ cười ngài lan tỏa giúp hóa giải những giận hờn, thử thách hay căng thẳng trong cuộc sống. Và người ta tin rằng ngài sẽ luôn mang đến những điều bình an.

Maitreya Buddha in Buddhist scriptures is known as one of the important Buddhas, the successor of Gautama Buddha. His image symbolizes joy and happiness. His smile spreads to help dispel anger, challenges, or stress in life. And it is believed that he will always bring peace.

53


12 TRUNG HOA/ CHINA Tượng Bồ Tát đứng bằng đá vôi xám Trung Quốc Chinese grey limestone standing Bodhisattva Thời kỳ/ Period: Triều Đường, thế kỷ 7 - 10/ Tang Dynasty, 7th - 10th century Kích thước/ Dimension: H68 - W24 cm

Tượng Bồ Tát với chất liệu đá vôi đặc biệt vẫn giữ hình mẫu 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Đức Phật. Tượng khắc họa y phục đặc trưng nhà Đường, Bồ Tát đứng ở thế chiên đàn kết hợp với tay thủ Thí Vô Úy ấn mang ý nghĩa tiếp thêm niềm tin, không sợ hãi trước bất cứ điều gì. The statue of Bodhisattva, made of special limestone, still maintains the 32 good characteristics and 80 physical beauties of the Buddha. The statue depicts the distinctive costume of the Tang Dynasty, with the Bodhisattva standing in a straight posture, combined with the Abhaya Mudra gesture, symbolizing the faith and the fearlessness. 12

54


INDOCHINE HOUSE

13 TRUNG HOA/ CHINA Tượng ông Phúc bằng gốm Hồng Gia Trung Quốc A Chinese Famillie Rose figure depicting the God of prosperity Thời kỳ/ Period: thế kỉ 20/ 20th century Kích thước/ Dimension: H47 cm

13

Tượng ông Phúc nằm trong bộ tam tiên Phúc - Lộc - Thọ thường xuất hiện trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm đứng đầu của triều đình xưa và rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Tượng ông Phúc mang nhiều ý nghĩa về mong cầu hành phúc và những điều bình an.

The statue of God of prosperity is one of the three immortals prosperity - luck - longevity that often appear in Chinese and Vietnamese culture. According to folk beliefs, the God of prosperity symbolizes the basic things of a happy life. According to legend, he was a transparent mandarin of the ancient feudal court and had many successful descendants. The statue of God of prosperity has the meaning of wishing for good things and peace.

55


CỔ VẬT NHẬT BẢN JAPANESE ANTIQUES




INDOCHINE HOUSE

QUÊ HƯƠNG CỦA GỐM SỨ NHẬT BẢN

Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất gốm sứ đầu tiên và lớn nhất tại Nhật Bản. Từ thời điểm ra đời, dù là một ngành công nghiệp còn non trẻ, song các lò gốm Nhật Bản đã được châu Âu khuyến khích lấp đầy khoảng trống mà gốm sứ Trung Quốc để lại do những bất ổn chính trị của quốc gia này vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Ảnh hưởng bởi đồ sứ hoa lam tráng men của Trung Quốc, sứ Arita có màu xanh coban trên nền trắng sữa, men trong suốt và họa tiết phần lớn mang chủ đề thiên nhiên. Trải qua nhiều năm, các nghệ nhân Nhật Bản đã không ngừng học hỏi và làm chủ công nghệ sản xuất gốm sứ Arita. Một trong những thành tựu đáng chú ý của các lò nung lúc này chính là khả năng vẽ thành thạo trên nền men lam với kỹ thuật sắc nét và tả chi tiết điêu luyện. Ngoài ra, những sản phẩm Arita cũng thường được làm thủ công với số lượng có hạn hoặc độc bản và các sản phẩm sau không giống hoàn toàn sản phẩm trước. Trải qua 150 năm thăng trầm, đến nay gốm sứ Arita vẫn giữ được sự quan tâm đặc biệt, xuất hiện trong các bộ sưu tập lớn khắp nơi trên thế giới. Nói về dòng gốm sứ Đông Á này trong bộ sưu tập của vua Ba Lan August the Strong (1670 - 1733), tác giả Eva Ströber nhận định trong cuốn “La maladie de porcelaine, the collection of Augustus the Strong” như sau: “những chiếc bình Arita lớn có nắp thể hiện sự phát triển vượt bậc trong phong cách trang trí đồ sứ [...] và có thể được coi là một dạng “Chinoiserie” của Nhật Bản dành cho thị trường châu Âu. [...] Một chiếc bình cùng kiểu dáng nhưng với kích cỡ cao hơn cũng đang được lưu trữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Imura ở Kyoto… Với hoa văn tương tự, một chiếc đĩa gốm và bình cũng đang được trưng bày tại Bảo tàng Gốm sứ Kyushu.”

ARITA - THE HOMETOWN OF JAPANESE PORCELAIN During the mid-seventeenth century, Chinese porcelain, which is known as the dominant of the international market, was suffering a recession caused by political instability. As a result, the situation left a great void in the supply chain of trading porcelain products. At that time, it was the Europeans who paved the way for Japan’s fledgling porcelain industry to fill the gap. The very first and largest ceramic production center in Japan is Arita prefecture. Arita pieces feature designs painted in cobalt transparent enamels on white ground with the patterns of nature, botanical theme, which partly took the inspiration from the blue and white ceramic of China. Over the years, Japanese artisans have consistently learned and mastered Arita ceramic production technology. One of the kilns’ remarkable accomplishments at the time was the ability to expertly draw on blue enamel with sharp techniques and skillful depictions of detail. Additionally, Arita products are often handmade in limited quantities or are unique, and each product is not exactly the same as the previous one. After 150 years of ups and downs, Arita ceramics still retain special interest from collectors, appearing in major collections around the world. Talking about this line of East Asian ceramics in the collection of Polish King August the Strong (1670 - 1733), author Eva Ströber writes in the book “La maladie de porcelaine, the collection of Augustus the Strong” as follows: “The large covered jars represent a development and refinement of the decoration of the jars […] and may be considered as a form of Japanese “Chinoiserie” for the European market. [...] A similar slightly higher jar in the Imura Art Museum in Kyoto [...] A likewise similar jar and a covered dish decorated in the same style are to be found in the Kyushu Ceramic Museum.”

59


14 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình bát giác Arita, được trang trí men lam miêu tả hình ảnh các bông hoa đang đua nở trên mỏm đá An Arita octagonal baluster vase, decorated with blue underglaze depicting images of flowers blooming on the cliff Thời kỳ/ Period: thế kỷ 17/ 17th century Kích thước/ Dimension: H52 cm 14

15 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình hoa Arita dáng đối xứng, trang trí men lam mô tả hình ảnh rồng ba móng cuộn mình trong mây và họa tiết cây hoa mẫu đơn An Arita baluster vase, decorated with blue underglaze depicting the image of a three-clawed dragon curled up in clouds and a peony tree motif Thời kỳ/ Period: cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18/ late 17th - early 18th century Kích thước/ Dimension: H35 cm 15

60


INDOCHINE HOUSE

16 NHẬT BẢN/ JAPAN Đĩa sứ Arita có hoạ tiết hoa men lam trên nền sứ trắng ngà A pale underglazed blue floral on ivory-glazed ground (Arita porcelain)

16

Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, thế kỷ 17/ Edo period, 17th century Kích thước/ Dimension: Dia43,5 cm

TH AM CH IẾ U/ RE F E RE NCE S

1. Bình Arita thuộc BST của Bảo tàng Mỹ thuật Houston

2. Đĩa sứ Arita thuộc BST của Bảo tàng Brooklyn

3. Bình Arita có nắp thuộc BST của Bảo tàng Nghệ thuật Imura

61


62


INDOCHINE HOUSE

Trân trọng cảm ơn Nghiên Minh Studio đã hỗ trợ không gian và nội thất gỗ được chế tác công phu để thực hiện bộ ảnh/ We 63 sincerely express our gratitude to Nghien Minh Studio for the location and fine crafted wooden furniture of the photoshoot


Theo dấu chân tới miền Á Đông, khu vực có các nền văn minh phát triển nhất Châu Á, gốm sứ Nhật Bản là một trong những thành tố nổi bật. Đồ gốm sứ tại xứ sở này trong thời kỳ “văn hóa thương nhân” (merchant culture) đã đạt được nhiều thành tựu, và là một trong những món đồ được nhiều người săn đón thời bấy giờ, đặc biệt là các nước châu Âu. Trong đó, đồ sứ Imari được đánh giá cao bởi chất lượng đi cùng với thẩm mỹ tinh tế. Gốm sứ Imari phổ biến từ thời Edo (TK17 - TK19) được đặt tên theo thủ phủ của tỉnh Saga (Nhật Bản) và là một trong những phẩm vật văn hóa truyền thống đầy tự hào dân tộc của đất nước mặt trời mọc. Thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đồ sứ Imari qua bàn tay điệu nghệ của người nghệ nhân đã mang đến một tinh thần tươi mới, đậm tính Nhật Bản. Gốm sứ Imari được phân ra thành 2 loại chính là Shoki-imari (sometsuke - gốm sứ xanh lam, trắng) và Iroemono/ Iro-e (gốm sứ màu). Đồ sứ Imari thường có những đặc điểm nhất định, bao gồm bề mặt được phủ kín bởi hệ thống chi tiết trang trí lấy cảm hứng từ hoa văn đồ dệt và mang tinh thần lưu giữ thẩm mỹ đương thời thông qua những khung cảnh trữ tình. Trong đó, từ phong cảnh thiên nhiên sông, núi, mây, trời, đến các biểu tượng tốt lành như động vật thần thoại (lân, nghê, sáo, phượng hoàng,...) đều được chú tâm khắc họa. Do vậy thẩm mỹ trên gốm sứ Imari chính là điển hình của thị hiếu người dân Nhật lúc bấy giờ, luôn hướng đến những gì rực rỡ và đẹp đẽ. Hơn nữa, Imari là vùng phụ cận thương cảng Nagasaki, vốn chịu ảnh hưởng mạnh từ Hà Lan nơi nhiều đồ sứ Nhật Bản được công ty Đông Ấn mua và xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Do vậy, các đồ Imari được sản xuất thời kỳ này không bị giới hạn bởi kích thước. Một vài kiểu dáng bình sứ có nắp thường trang trí hoạ tiết tương đối quen thuộc và gần gũi, ví dụ như nắp có hình cặp chim uyên ương, đó cũng là cách thúc đẩy giao lưu văn hoá, một sự quảng bá tinh tế đến thế giới về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến từ Châu Á.


INDOCHINE HOUSE

IMARI - INTRODUCES JAPANESE TRADITIONS TO EUROPE Follow the footsteps to East Asia, where the most developed civilizations in Asia are parallel to the ancient culture. Japanese ceramics and porcelain in the period of “merchant culture” has achieved many achievements, and is also one of the sought-after items at that time, especially in European countries. Imari porcelain is highly appreciated for its quality as well as exquisite aesthetics. Imari porcelain, popular during the Edo period (17th - 19th century), is named after the capital of Saga Prefecture (Japan) and is one of the proud traditional cultural products from the country of the rising sun. Breaking away from the influence of Chinese culture, Imari porcelain, through the artistic hands of craftsmen, brings a new spirit and a strong sense of Japan. Imari porcelain is divided into two main types: Shokiimari (sometsuke - blue and white porcelain) and Iroemono/Iro-e (colored porcelain). In addition to a variety of textile patterns skillfully arranged on the surface, Imari also carries the spirit of preserving aesthetics through poetic imagery. From the natural landscape of rivers, mountains, clouds, and sky, to auspicious symbols of mythical animals (lion, shishi, mynah, phoenix, ...) or royal scenes, Imari antiques are the definition of Japanese aesthetic - always aiming for sophisticated and delicate beauty. Moreover, Imari is a commercial area adjacent to Nagasaki, which was strongly influenced by the Netherlands, many Japanese porcelain were purchased by the East India Company and exported to European countries. Therefore, the Imari wares produced in that period were not limited by size. Some styles of porcelain vases with lids are decorated with familiar and familiar motifs, for example, the lid is shaped like a couple of lovebirds, which is also a way to promote cultural exchanges, a subtle promotion to the world of handicraft products from Asia.

17 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình Imari dáng đối xứng đặc biệt hoạ tiết phong cảnh thiên nhiên An exceptional Imari baluster vase with scenary & nature decoration Thời kỳ/ Period: cuối thế kỷ 17/ late 17th century Kích thước/ Dimension: H64 x W40 cm 17

65




18 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình sứ Imari đặc biệt có nắp, được trang trí với men đỏ, lam, lục, miêu tả hình ảnh các thiếu nữ vui chơi trong sân vườn An exceptional Imari baluster vase and cover. The vase is decorated with iron red, blue and green enamels, depicting concubines playing among a zen garden terrace Thời kỳ/ Period: thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H78 cm

18


INDOCHINE HOUSE

19 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình bát giác Imari kiểu dáng thời Genroku, trang trí khung cảnh hai thiếu nữ trong vườn hoa anh đào và hoa mẫu đơn, phía đối diện trang trí khung cảnh hai Geisha phục vụ quý tộc hút thuốc phiện An Imari Genroku-style octagonal baluster vase, decorative scene of two young women in a garden of cherry blossoms and peonies, on the front side decorated with a scene of two Geishas serving aristocrats smoking opium Thời kỳ/ Period: thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H62 cm

19

69


20

20 NHẬT BẢN/ JAPAN Cặp bình sứ Imari lớn có nắp, trang trí họa tiết chim hạc bay trên vườn hoa A pair of large Japanse Imari crane vases and covers, decorated with cranes fly above a fenced flower garden Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, cuối thế kỷ 18/ Edo period, late 18th century Kích thước/ Dimension: H64,5 cm

21

21 NHẬT BẢN/ JAPAN Cặp bình sứ Imari lớn có đường vân kèm nắp của Nhật Bản A pair of large Japanese Imari ribbed vases and covers Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, cuối thế kỷ 18/ Edo period, late 18th century Kích thước/ Dimension: H69,5 cm 70


INDOCHINE HOUSE

22

22 NHẬT BẢN/ JAPAN Cặp bình sứ Imari lớn có đường vân kèm nắp hình shishi từ Nhật Bản A pair of Japanese Imari ribbed vases and shishi covers Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19/ Edo period, late 18 century - early 19 century Kích thước/ Dimension: H40 cm

71


72


INDOCHINE HOUSE

73


74


INDOCHINE HOUSE

23 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình Imari lớn có nắp từ thời Genroku. Đỉnh nắp hình shishi màu trắng. Bình được trang trí bằng men đỏ gạch, men lam và mạ vàng. Trên nền hoa, bình mô tả hình phụ nữ đọc sách hoặc ngắm hoa anh đào dưới mái hiên nhà A large Imari jar and cover from Genroku period, with white shishi at top of cover, decorated in iron-red enamel, underglaze blue, and gilded, with several reserves showing a woman reading or watching cherry blossoms from inside an open pavilion, on a flowering background Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Genroku, thế kỷ 17 - 18/ Genroku period, 17th - 18th century Kích thước/ Dimension: H65 x W35 cm

23

24 NHẬT BẢN/ JAPAN Một chiếc bình Imari lớn của Nhật Bản được trang trí với các màu đỏ, xanh lam và mạ vàng đặc trưng bên cạnh các mảng hoa, bụi cây và vô số loài chim. Cổ bình được đắp nổi một dãy nơ đặc biệt An absolutely superb quality large Japanese Imari vase decorated in typical reds, blues, gilt etc. with panels of flowers, shrubs, and exotic birds etc. Applied tassels and with a ruffled rim Thời kỳ/ Period: Thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H53 x W35 cm 24

25 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình Imari Nhật Bản họa tiết thiên nhiên An Japanese Imari vase with scenary & nature decoration Thời kỳ/ Period: Thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H49 x W28 cm

75 25


26 NHẬT BẢN/ JAPAN Một chiếc lọ Imari lớn quý hiếm được trang trí bằng lớp tráng men lam, đỏ và vàng, với họa tiết sư tử màu xanh lam, chim hạc và phong cảnh A rare large oviform Imari jar on footring decorated in underglaze blue, iron-red and gold, with motives of blue shishi-lions and a landscape with cranes Thời kỳ/ Period: Thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H86 x W40 cm

26

27 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình hoa Imari dáng hoa loa kèn của nghệ nhân Hichozan Shinpo, trang trí khung cảnh cung đình A Japanese Imari Hichozan Shinpo trumpet vase, decorated the court scene Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị, thế kỷ 19/ Meiji period, 19th century Kích thước/ Dimension: H61 x Dia28 cm

27

76


INDOCHINE HOUSE

77


Đồ gốm Satsuma lần đầu tiên được sản xuất vào những năm 1600s thời kỳ Edo khi lãnh chúa Shimazu Tadatsune (1576 - 1638) mời thợ gốm Hàn Quốc Kinkai về mở một lò nung ở miền Satsuma, Kyushu. Gốm sứ Satsuma đặt nền móng bắt đầu từ đó. Tương truyền, vào giai đoạn này, các sản phẩm gốm sứ đầu tiên được làm ra từ một loại đất sét sẫm màu có hàm lượng sắt cao và được phủ một lớp men đen khi hoàn thiện. Sau đó nhờ việc phát hiện ra loại đất sét trắng có ở địa phương, những người thợ gốm lành nghề ở Satsuma đã bắt đầu chuyển sang sản xuất gốm sứ có màu ngà và sáng hơn. Trong thời kỳ Meiji (1868 – 1912), sau gần 300 năm gần như bị cô lập với thế giới, Thiên hoàng Minh Trị đã cho Nhật Bản mở cửa giao thương với phương Tây. Gốm sứ Satsuma chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính thẩm mỹ và sự tinh tế của tinh thần Nhật Bản với kỹ thuật phương Tây. Đặc điểm của Satsuma là men rạn trong suốt, họa tiết được vẽ chi tiết, nhiều màu sắc, chú trọng vào mạ vàng hoặc đồng, thể hiện sự phát triển rực rỡ của kỹ thuật gia công kim loại. Chủ đề trang trí trên bề mặt gốm sứ Satsuma thường xoay quanh câu chuyện dân gian hay truyền thuyết Nhật Bản như thần linh, linh vật cổ xưa, các vị La Hán, lãnh chúa và kỹ nữ,...

78

METICULOUS METALWORKING TECHNIQUES ON SATSUMA CERAMICS. Satsuma ware was first manufactured in 1600 when Lord Shimazu (1576 - 1638) invited Kinkai, one of the hundreds of Korean potters who had emigrated to Japan, to open a kiln in his Satsuma domain located in the far south of Kyushu. The earliest examples were made from dark clay with a high iron content covered with a black glaze, but following the discovery of a local white clay Satsuma pottery also started to produce lighter-colored wares that were the ancestors of the crackle-glazed. During the Meiji period (1868-1912), after nearly 300 years of Japan’s self isolation, Emperor Meiji allowed Japan to open up its borders to the West. Interestingly, Satsuma ceramics revealed a wonderful combination of aesthetics and sophistication of Japanese spirit with Western techniques. Satsuma’s characteristics are transparent enamel, meticulous and shining patterns, especially gold or copper plating, showing the brilliant development of metalworking techniques. On the Satsuma product’s surface, the familiar Japanese folk tales, ancient mascots, warlords or even the Arhats can be spotted.


INDOCHINE HOUSE

28 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình gốm Satsuma Nhật Bản đặc biệt, dáng đối xứng với vành loe, được tráng men, trang trí độc đáo và phong phú. Bình mô tả nhiều cảnh khác nhau, bao gồm các trận chiến, thú chơi và hình ảnh các con vật trong hình dạng con người An impressive Japanese Satsuma baluster vase with flared rim, brightly enamelled with a rich and original decoration depicting various scenes, including battles and play of human figures with fox heads, riding other animals like a cat and a mouse. Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, thế kỷ 18/ Edo period, 18 century Kích thước/ Dimension: H91 x W40 cm

28

79


29 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình hoa Satsuma ấn tượng từ Nhật Bản, được trang trí muôn loài chim: chim sẻ, chào mào, sếu trong khu vườn muôn loài cây như anh đào, mẫu đơn, tre trúc An impressive Japanese Satsuma vase, decorated with all kinds of birds: sparrows, crested birds, cranes in a garden of all kinds of trees: cherries, peonies, bamboos... Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, thế kỷ 18/ Edo period, 18 century Kích thước/ Dimension: H46 cm

29

30 NHẬT BẢN/ JAPAN Bình Satsuma họa tiết cung đình với các Samurai Satsuma vase decorated with Samurai images and imperial pattern Thời kỳ/ Period: Thế kỷ 18/ 18th century Kích thước/ Dimension: H37 x W17 cm 30

80


INDOCHINE HOUSE

31

31 NHẬT BẢN/ JAPAN Cặp bình gốm Satsuma đặc biệt, trang trí khung cảnh thiên nhiên hình ảnh cung đình và các loài chim công, chim sẻ, chim chào mào A pair of special Satsuma ceramic vases, decorated with natural scenery with images of the royal court and peacocks, pheasant, sparrows, and crested birds Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Edo, thế kỷ 18/ Edo period, 18 century Kích thước/ Dimension: H30 cm

31a

31b

81


ào thời kỳ Minh Trị (1868–1912), Nhật Bản chính là nước châu Á đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa đồ đồng. Ở giai đoạn này, thiên hoàng Minh Trị rất chú trọng vào việc cải cách xã hội và thúc đẩy công nghiệp hóa. Vì lẽ đó, phần nào tầng lớp võ sĩ đạo không còn được trọng dụng như xưa, kéo theo nghề rèn kim loại để sản xuất kiếm dần mai một và nhường chỗ cho những sản phẩm khác. Đặt trong bối cảnh này, những người thợ kim hoàn đã chuyển sang sáng tạo ra sản phẩm bằng đồng để phục vụ cho đời sống bấy giờ như vạc, bình, lư và thổi một làn gió mới cho mỗi chế tác. Địa điểm quận Toyama, thành phố Takaoka chính là cái nôi sản xuất đồ đúc đồng nổi tiếng ở Nhật Bản với bề dày lịch sử lâu đời. Sản xuất đồ đúc đồng đòi hỏi tính chính xác cao, tốn nhiều thời gian, công sức và có màu sắc thường trầm tối. Vậy nên, nghệ nhân đúc đồng đã sáng tạo thêm những họa tiết trang trí tỉ mỉ, uốn lượn mềm mại mang đến tổng thể độc đáo. Đặc biệt, câu chuyện thần thoại trong văn hóa dân gian Nhật Bản cũng luôn là một trong những cảm hứng bất tận cho các nghệ nhân. Nói về họa tiết mang văn hóa dân gian trên mỗi hiện vật đồng thời Minh Trị, chúng đều có những ý nghĩa đặc biệt gắn liền với đời sống con người. Không chỉ có cá chép đại diện cho may mắn gõ cửa, ếch tượng trưng cho nguồn cội, hay chim hạc biết đến như một biểu tượng linh thiêng của xứ sở Phù Tang, trên đồ đồng còn có các sinh vật siêu nhiên là sự kết hợp của nhiều loài động vật như Nhai Xế, Bạch Trạch, Baku hay Kirin. Mỗi một hình tượng lại mang một ý nghĩa phước lành. Trong đó, chim bói cá đậu trên chiếc giỏ đan bằng tre chứa sỏi đá là hình ảnh ẩn dụ cho sự tốt lành, Baku trong hình dáng kì quái mang ý nghĩa nuốt chửng ác mộng và trả lại bình yên cho con người, Shishi (trong văn hóa dân gian Nhật Bản) là một biểu tượng linh thiêng đại diện cho công lý, trí tuệ, lòng nhân từ và rồng mang ý nghĩa về uy quyền và thịnh vượng,... Nghệ thuật đúc đồng tại xứ sở Phù Tang cũng không nằm ngoài dòng chảy Phật giáo du nhập từ Ấn Độ với gia tài Phật tượng bằng đồng có lối trang trí tinh tế và sử dụng kỹ thuật tráng men. Tượng Bồ Tát pháp lam với những hoa văn cầu kỳ trên trang phục được khắc họa tỉ mỉ đến từng nếp gấp, đường nét khuôn mặt hiền từ, thể hiện tinh thần Đại Bi. Ngài là hiện thân của lòng từ bi và trí tuệ, chuyên giúp đỡ chúng sinh khác được giải thoát và hạnh phúc. Đồ đồng Nhật Bản ra mắt lần đầu tiên tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Vienna năm 1873, đã nhận được sự quan tâm lớn từ những nhà sưu tầm và trở thành một trong những món đồ được săn đón lúc bấy giờ. Chúng luôn có sự biến tấu đa dạng, thể hiện rõ tinh thần hướng đến cái đẹp của người Nhật.

32

32 NHẬT BẢN/ JAPAN Japanese cloissone enamelled bronze ware Bình đồng tráng men Nhật Bản Thời kỳ/ Period: đầu thế kỉ 20/ early 20th century Kích thước/ Dimension: H45,5 cm

82


INDOCHINE HOUSE

CULTURAL IMPRINTS ON JAPANESE BRONZES During the Meiji period (1868–1912), Japan was the first Asian country to industrialize bronze production. At that time, Emperor Meiji highly concentrated on social reform and promoting industrialization. As a result, the samurai class gradually declined and became less important than previously, leading to the disappearance of metal forging and sword production. It was that situation paved the way for bronze products such as cauldrons, vases, censers, urns and brought novelty to each product. Takaoka City, Toyama Prefecture is considered the hometown of famous bronze casting production in Japan with a long history. Producing bronze requires high precision, takes a lot of time and effort, and the product often has a dark tone. As a result, bronze casting craftsmen have produced more intricate ornamental patterns and rounded edges, giving their work a distinctive overall appearance. Particularly, Japanese folklore mythologies serve as a never-ending source of inspiration for artists. Talking about the folklore motifs on each Meiji’s artifact, they all have a unique significance related to human life. In addition to the traditional animals seen on bronze, such as carp for luck, frogs for origin, and cranes, which are revered as holy symbols of the land of the rising sun, there are also mythical beings like the wolf-headed dragon, Baí Zé, Baku, and Kirin. Each image carries a blessed meaning. In particular, the kingfisher perched on a bamboo basket filled with pebbles is a metaphor for goodness, the image of Baku shows him swallowing nightmares and bringing people back to peace, the Shishi (a sacred symbol in Japanese folklore) stands for justice, wisdom, and benevolence, and the dragon symbolizes strength and prosperity. The heritage of bronze Buddha sculptures in Japan with beautiful design and the employment of enamel methods also join the flow of Buddhism imported from India. The cloisonne statue of Bodhisattva is decorated with intricate patterns and the attire is carefully detailed down to the last fold, and its facial features convey the spirit of Great Compassion. He is devoted to assisting other sentient beings in achieving liberation and bliss and is the personification of compassion and wisdom. Japanese bronzes were first introduced at the World Fair held in Vienna in 1873, receiving great attention from collectors and quickly rose to the top of the most sought-after goods list. They always have diverse variations, which amply illustrates the Japanese culture’s appreciation of beauty.

83


33 NHẬT BẢN/ JAPAN Lư đồng pháp lam quý hiếm, thời Minh Trị, Nhật Bản A rare Japanese cloisonné enamel tripod koro (censer), Meiji period, Japanese Thời kỳ/ Period: thế kỉ 20/ 20th century Kích thước/ Dimension: H45,5 cm

33

84


INDOCHINE HOUSE

34 NHẬT BẢN/ JAPAN Cặp lọ lộc bình bằng đồng pháp lam của Nhật Bản A pair of Japanese cloisonné enamelled bronze vases Thời kỳ/ Period: đầu thế kỷ 20/ Early 20th century Kích thước/ Dimension: H45,5 cm

34

85


35

35 NHẬT BẢN/ JAPAN Lư đồng Nhật Bản hình ngựa nằm Japanese bronze censer in the shape of a recumbent horse Thời kỳ/ Period: đầu thế kỷ 19/ Early 19th century Kích thước/ Dimension: H33 - W51,5 cm


INDOCHINE HOUSE

36 NHẬT BẢN/ JAPAN 36

Lư đồng hình thiên nga đang bay A Japanese bronze, goose-flying censer Thời kỳ/ Period: thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: W63 x L33 cm

37 NHẬT BẢN/ JAPAN Lư đồng hình rồng bằng đồng từ Nhật Bản, phỏng theo dáng Usubata Ikebana Japanese bronze dragon censer, modeled after Usubata Ikebana

37

Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị/ Meiji Period Kích thước/ Dimension: H27 x W45 cm

87


38

38 NHẬT BẢN/ JAPAN Tượng hổ Okimono bằng đồng Nhật Bản An impressive Japanese bronze Okimono of tiger Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị/ Meiji Period Kích thước/ Dimension: H27 x W60 cm

88


INDOCHINE HOUSE

39 NHẬT BẢN/ JAPAN Bộ sưu tập tượng rùa bằng đồng của nghệ nhân Seimin Murata A bronze turtle group by Seimin Murata (村田製眠) Thời kỳ/ Period: 1761 - 1837 Kích thước/ Dimension: H22 x W39 x L47 cm

39

Tạo tác bằng đồng Nhật Bản vươn đến tầm cao mới khi diễn tả sinh động những sinh vật trong văn hóa truyền thống từ nét mặt đến tạo hình. Loài rùa xuất hiện rất sớm trong văn hóa miền Viễn Đông (Trung Hoa và Nhật Bản) là linh vật đại diện cho sự trường thọ, hạnh phúc và sự uyên bác. Bộ tượng đồng Ngũ Quy qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân điêu khắc đồng Murata Seimin (thời kỳ Bunsei). Ông được biết đến với những tác phẩm chủ đề Phật giáo hay làm bình hoa và đồ trang trí. Tuy nhiên, tên tuổi ông được nhắc đến nhiều nhất chính là những nghiên cứu về loài rùa.

Japanese bronze art reached new advancement by vividly depicting facial expressions to form creatures in traditional culture. Turtles have appeared early on in far Eastern culture (China and Japan) as a symbol representing longevity, happiness, and harmony. The Five Turtle bronze statue set, through the skilled hands of bronze sculptor Murata Seimin (during the Bunsei period), showcases his craftsmanship. He is known for his works centered around Buddhist themes, as well as creating flower vases and decorative items. However, his name is most mentioned in relation to his research on turtles.

89


40 NHẬT BẢN/ JAPAN Bếp lò trà đạo Nhật Bản A Japanese Kimen-buro set Thời kỳ/ Period: cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20/ Late 19th early 20th century Kích thước/ Dimension: H32 x W37 cm

40

41 NHẬT BẢN/ JAPAN Lư đồng Nhật Bản, có nắp Baku-san A Japanese bronze censer with cover (baku-san) Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị/ Meiji Period Kích thước/ Dimension: H48 cm

41

90


INDOCHINE HOUSE

42 NHẬT BẢN/ JAPAN Lư đồng ba chân đặc biệt chạm khắc hình rồng với nắp sư tử An exceptional bronze dragon tripod censer with shishi lid Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị, thế kỷ 19/ Meiji period, 19th century Kích thước/ Dimension: H60 x Dia48 cm

42

91


43 NHẬT BẢN/ JAPAN Tượng Bồ Tát đồng pháp lam Nhật Bản ngồi A Japanese cloisonné bronze seated Kannon Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị, thế kỷ 19/ Meiji period, 19th century Kích thước/ Dimension: W43 x H55 cm

43

44 NHẬT BẢN/ JAPAN Tượng đồng Bồ Tát Nhật Bản A Japanese cloisonné bronze of a standing Kannon Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị/ Meiji Period Kích thước/ Dimension: H55 cm

44

92


INDOCHINE HOUSE

45 NHẬT BẢN/ JAPAN Tượng Phật gỗ sơn mài thếp vàng Gilt wooden sculpture of Buddha Thời kỳ/ Period: Thời kỳ Minh Trị, đầu thế kỷ 19/ Meiji period, early 19th century Kích thước/ Dimension: H47 x W17 cm

45

46 NHẬT BẢN/ JAPAN Tượng Bồ Tát bằng đồng A Japanese bronze Kannon Bodhisattva Thời kỳ/ Period: thế kỷ 19/ 19th century Kích thước/ Dimension: H54 cm

46

93


CỔ VẬT VIỆT NAM VIETNAMESE ANTIQUES



THẠP ĐỒNG

ĐÔNG SƠN

DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC Văn hóa Đông Sơn được các nhà tiền sử học gọi tên trong thời đại đồng và sắt có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm. Đây là lõi vật chất của nền văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Cả và cả của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc với những hiện vật vô cùng phong phú, phản ảnh muôn mặt đời sống cộng đồng cư dân Việt cổ. Thạp đồng không có nắp, có dáng hình trụ, thường được giới sưu tập đồ đồng cổ gọi với cái tên dân dã “xô đồng”, miệng thạp thẳng, phía trên nở và thót dần xuống đáy. Loại thạp này thường tập trung nhiều tại vùng đồng bằng và thung lũng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, … Hoa văn hình học được trang trí chủ yếu trên bề mặt thạp: vạch thẳng song song, đường tròn có chấm giữa, ô trám lồng,.. mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Xã hội Đông Sơn đã có những sự phân cấp rõ rệt, những chiếc thạp đồng được sử dụng để đựng rượu dùng cho các buổi lễ lớn như lễ cầu mùa, hoặc cất trữ lương thực, hạt giống cho mùa màng cho thấy tín ngưỡng phồn thực gắn liền với đời sống người Việt cổ. Vậy nên những chiếc thạp đồng mang ý nghĩa tâm linh to lớn và chỉ được sở hữu bởi những người có địa vị trong xã hội thời bấy giờ. Theo khảo cứu của cố giáo sư Nguyễn Từ Chi, ông đã phác họa quy trình sử dụng thạp: kể từ khi chọc lỗ gieo hạt cho đến lúc thu hoạch, người cất giữ hạt giống trong kho hay trong những chiếc thạp đồng cũng phải là những người có uy tín trong cộng đồng như người tiên chỉ hoặc già làng. Khi người này mất, họ dùng nó để làm quan tài để chôn theo, như thể sang thế giới bên kia, họ vẫn là con người ấy, đẳng cấp xã hội ấy, vẫn vai trò ấy trong cộng đồng.

96

DONG SON BRONZE JARS: A MARK OF PROSPERIT Y BELIEFS The Dong Son culture, named by archaeologists during the Bronze and Iron Ages, dates back approximately 2500 years. It represents the core material culture of the Red River, Ma River, Ca River regions, as well as the Van Lang - Au Lac civilization, with a rich collection of artifacts that reflect various aspects of ancient Vietnamese communal life. The bronze jars, without lids, have a cylindrical shape and are often referred to by collectors of ancient bronze objects as “copper bucket” , a colloquial term. The rims of the jars are straight, widening at the top and tapering towards the bottom. This type of jar is commonly found in the plains and valleys of major rivers such as the Red River and Ma River. Geometric patterns decorate the surface of the jar, including parallel lines, circles with dots in the center, and interlaced diamond patterns, which are characteristic of the Dong Son culture in the Red River Delta and North Central Coast regions. Dong Son society exhibited clear social stratification. The bronze jars were used to store alcohol for important ceremonies such as harvest rituals or for storing grains and seeds for agricultural purposes, illustrating the strong connection between prosperity beliefs and the lives of ancient Vietnamese people. Therefore, these bronze jars held great spiritual significance and were exclusively owned by individuals of high social status during that time. According to the research of the late professor Nguyen Tu Chi, he outlined the process of using the jars: from the stage of sowing seeds to harvesting, those who stored the seeds in warehouses or in these bronze jars were respected members of the community, such as village elders or community leaders. When these individuals passed away, the jars were used as burial offerings, symbolizing their transition to the other world while still maintaining their identity, social status, and role within the community.


INDOCHINE HOUSE

47

47 VIỆT NAM/ VIETNAM Một chiếc Thạp đồng Đông Sơn quý hiếm A rare and important Dong Son bronze jar Thời kỳ/ Period: Thời Đông Sơn, 500TCN - 300SCN/ Dong Son period, 500BC - 300AC Kích thước/ Dimension: H42 x Dia29 cm

97



INDOCHINE HOUSE

AN EXCEPTIONAL JAR FROM THE SIX DYNASTIES Ghè bằng gốm xuất hiện dưới thời sáu triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc (220–265), Lưỡng Tấn (265–420), và Nam-Bắc triều (420–589) từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6. Dưới sự ảnh hưởng của các triều đại tại Trung Hoa, gốm sứ thời này chưa hình thành bản sắc rõ ràng, chủ yếu được làm ra với mục đích sinh hoạt hàng ngày như cất trữ lương thực. Ghè có dáng trụ đối xứng, nắp quai khoen, có 6 quai hình bán nguyệt ở vai, vết tách khoen dưới chân, quanh vai trang trí cánh sen chạm khắc, phủ màu men ô liu xanh nhạt. Đây có thể là thời kì mở đầu cho sự phát triển của những dòng gốm riêng biệt tại Việt Nam. Ceramic jar appeared under the Six Dynasties periods (from the 3rd to 6th centuries). Inheriting the influence of China’s dynasties, ceramics during this period lacked a distinct identity and were primarily used for everyday tasks like food storage. This special rare jar has a baluster form, lid with ring handle, six cut horizontal ring handles at the shoulder, trace of ring separator under the foot, pale olive green glaze, earthenware. This jar belongs to the period that may be the very first start of ceramic production production in Vietnam.

48

48 VIỆT NAM/ VIETNAM Thạp Lục Triều men trắng The Six Dynasties white enamelled jar Thời kỳ/ Period: Thời Lục Triều, thế kỷ 3-6/ Six Dynasties, 3rd-6th century Kích thước/ Dimension: H31 x Dia26 cm 99


Gốm tam thái có nguồn gốc từ thời Thành Hóa (1464 - 1487) tại Cảnh Đức Trấn, đạt cực thịnh dưới thời Chính Đức (1505 1521) và xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 15. Dòng gốm này ở nước ta đặc trưng bởi sự kết hợp 3 màu, thường là tổ hợp xanh lá, đỏ tía, vàng trên nền men rạn cổ truyền thống của gốm Bát Tràng. Họa tiết được vẽ trên gốm tam thái chủ yếu khắc họa đề tài thân thuộc với đời sống con người và hoạt cảnh thiên nhiên tươi đẹp xung quanh như chuồn chuồn lá khoai, hoa cúc, đóa phù dung, cành sen hay sơn thủy. Phương pháp chế tác dòng gốm này có nét đặc trưng riêng. Cụ thể, ở bước đầu, người nghệ nhân thể hiện các mẫu thiết kế trên bề mặt hiện vật. Sau đó đem nung ở nhiệt độ cao thành sứ thô. Tiếp đến là các công đoạn bao gồm tráng men màu, tách phần họa tiết, lần lượt phủ màu lên các phần tương ứng với các màu sắc trên bề mặt sứ thô. Sau cùng, hiện vật được nung lần thứ hai ở nhiệt độ thấp. Đối với những món đồ cao cấp hơn thì màu vàng được thay thế bằng vàng thật dát mỏng.

The polychrome porcelain originated during the Chenghua Emperor period (1464 - 1487) in Jingdézhèn, reached its peak during the Zhengde Emperor dynasty (1505 - 1521) and made its way to Vietnam at the end of the 15th century. This ceramic line is distinguished by a trio of hues, typically a mix of green, burgundy, and yellow on the traditional ancient cracked glaze of Bat Trang ceramics. Motifs painted on polychrome ceramics mainly depict topics that are familiar to everyday life and beautiful natural scenes around them such as dragonflies with taro leaves, chrysanthemums, confederate rose, lotus or landscape. This sort of ceramic is made using a process that has distinctive qualities all of its own. Specifically, in the initial stage, the artist applied the designs on the object’s surface. Then under high temperature, it becomes rough porcelain. The next processes involve adding colored enamel, separating the motifs, and respectively painting the components to match the hues on the rough porcelain surface. Finally, it will go through the firing process a second time at a low temperature. In addition, for more high-end items, the yellow color is lightly golden plated.

Đĩa gốm tam thái trang trí thủ công với đường viền hoa văn hình học bên mép, bao quanh là những ô trang trí hình ảnh chim và ngựa. Viền chính giữa đĩa được vẽ hoa sen phối cùng cây cỏ. Giữa trung tâm lòng đĩa là hình song ngư bơi lội trong mây, mặt ngoài thành đĩa trang trí hệ thống ô họa tiết chim muông và thiên nhiên hoa lá. Hand-decorated polychrome ceramic plate is decorated with a geometric pattern on the edge, surrounded by decorative panels with images of birds and horses. A lotus blossom and other plants are painted in the plate’s central border to embrace two carps swimming between clouds and nature. 100


INDOCHINE HOUSE

49

49 VIỆT NAM/ VIETNAM Đĩa Tam Thái Lê Sơ Le So Sancai glazed plate Thời kỳ/ Period: Thời Lê Sơ, thế kỷ 15/ Le So Dynasty, 15th century Kích thước/ Dimension: H9.5 x Dia43.5 cm

101


Đồ gốm hoa nâu là một trong những dòng gốm tiêu biểu nhất và mang tính thời đại của lịch sử gốm Việt thuộc hai thời kỳ Lý - Trần, xuất hiện từ triều đại Lý cùng với các dòng gốm men ngọc khác, tuy nhiên gốm hoa nâu trở nên phổ biến và phát triển nhất vào thời Trần (TK 13 - 14), gốm hoa nâu nổi bật về nghệ thuật tạo hình, đặc trưng với lối trang trí đơn giản, gần gũi mang đậm dấu ấn tinh thần “Đại Việt”. Thuật ngữ “gốm hoa nâu” mô tả một loại gốm với trang trí hoa văn bằng men màu nâu trên nền trắng ngà. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dày, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C, màu men nâu được làm ra từ nguyên liệu tự nhiên được đá son trộn lẫn với nhiều phụ gia khác chủ yếu là oxit sắt. Những sắc nâu trầm bổng từ nhạt tới đậm, nâu vàng, nâu đen,... là thành quả sau khi men được nung ở nhiệt độ cao bằng lò củi. Đặc điểm phong cách gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, khỏe khoắn. Nét khắc trên sản phẩm chỗ nông chỗ sâu, hoa văn khoáng đạt được thể hiện tùy hứng dưới bàn tay của người thợ gốm. Gốm hoa nâu mang đậm dấu ấn tín ngưỡng Phật giáo, thể hiện qua đề tài trang trí hoa sen, hoa cúc. Các họa tiết trên ấm trà, bát, đĩa, tô, chén uống trà, chân đế, đài sen, liễn… tinh tế, tỉ mỉ và cầu kỳ thể hiện sự cảm thụ mỹ thuật cao và thú thưởng thức cái đẹp của người đương thời. Chính những nét đặc sắc thuần khiết nói trên của gốm hoa nâu tạo nên sự riêng biệt và không hề bị lai tạp với các loại hình gốm khác trên thế giới.

Brown glazed pottery is one of the most prevalent and epoch-making pottery lines of Vietnamese ceramic history. Appearing from the Ly dynasty along with other céladon ceramics, brown glazed pottery were most well-known and evolved during the Tran dynasty (13-14th century). Brown glazed pottery stands out in terms of visual arts, characterized by a simple and intimate decoration that embodies the spirit of “Dai Viet”.

50

50 VIỆT NAM/ VIETNAM Bình gốm men nâu tứ giác quý hiếm, thời Hậu Lê A rare quadrilateral brown glazed ceramic vase, Le Dynasty Thời kỳ/ Period: Thời Hậu Lê, thế kỷ 17/ The Later Le Dynasty, 17th century Kích thước/ Dimension: H34 x Dia24 cm

102

The term “brown glazed pottery” describes a type of pottery with ornate patterns in brown glazed on an ivory white background. Brown pottery has a thick porous earthenware, the rough and heavy ceramic bone is fired from 1000 to 1300 degrees celsius, and the brown glaze color is made from natural materials of vermilion mixed with many other additives, mainly iron oxide. After being heated to a high temperature in a wood stove, the enamel transforms into several shades of brown that range from light to dark, including golden brown, dark brown,... This kind of pottery has a full and strong shape in style. Some of the engravings are shallow and some are deep, and the patterns are freely expressed by the hands of the potter. In this brown glazed pottery, Buddhist philosophy is strongly imbued through the image of lotus flowers and chrysanthemum ornamentation. Many details on the same artifact are crafted in a very compact manner, such as teapots, bowls, plates, bowls, tea cups, bases, lotus stands, urns, etc., showing high artistic sensibility of people in this period. It is the pure characteristics of brown glazed pottery that make it unique and not hybrid with other types of pottery in the world.



BUDDHA STATUES IN NORTHERN VIETNAMESE CULTURE

Xuyên suốt sự hình thành cũng như phát triển của các nền văn minh trên thế giới, Phật giáo đã chứng tỏ sức ảnh hưởng lên nhiều mặt trong đời sống xã hội, tạo ra sự cân bằng giữa thế giới con người và thế giới siêu nhiên, đồng thời giữ vững vai trò là một đức tin trong sâu thẳm tinh thần của nhiều cá nhân.

Throughout the formation and development of civilizations around the world, Buddhism has had a certain influence on various aspects of social life, creating a balance between the human and the supernatural world, and maintaining its role as a deep-seated belief for many individuals.

Phật giáo nguyên thủy từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ lâu đã sớm trở thành một trong ba tôn giáo lớn. Tiếp nhận những văn hóa bản địa, Phật giáo Việt Nam từ thời Hậu Lê đến độ cực thịnh dưới triều Lý Trần đã để lại những di sản rực rỡ. Trong đó có thể kể đến hệ thống tượng Phật ở Bắc Bộ với sự đa dạng trong tạo hình và giàu có về chất liệu. Cụ thể, tượng cổ chủ yếu sử dụng các chất liệu: đá, đồng, đất sét nung, và đặc biệt là gỗ mít. Theo quan niệm dân gian, đây là loại gỗ “thiêng”, rất được ưa chuộng trong việc chế tác các đồ thờ cúng nhờ có đặc tính dẻo, mềm, do vậy tránh được những sơ suất trong khi đục, lại có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt và thơm. Tượng Phật trong những ngôi chùa Việt Nam vô cùng sinh động, đa dạng về tạo hình, bất kỳ pho tượng nào cũng là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, phản ánh suy nghĩ, tâm tưởng của chúng sinh, biểu thị niềm kính ngưỡng đối với Đức Phật. Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát sơn son thếp vàng và tượng Phật A Di Đà gỗ sơn mài thếp vàng là hai tác phẩm tượng Phật Bắc Bộ hiếm có được chọn lọc giới thiệu tới bạn đọc:

Theravada Buddhism, originating from India, has been one of the three major religions in Vietnam. By incorporating local cultures, Vietnamese Buddhism, from the Hau Le dynasty to the flourishing period under the Ly and Tran dynasties, has left behind magnificent legacies. Among them, the system of Buddha statues in the northern region stands out with its diversity in artistic representation and materials. Specifically, ancient statues predominantly use materials such as stone, bronze, fired clay, and especially jackfruit wood. According to folk belief, this wood is sacred and highly favored for crafting worship items due to its flexible and soft characteristics, which prevent errors during carving, and its high durability, resistance to cracking, ease of carving, and pleasant scent. Buddha statues in Vietnamese temples are vivid and diverse in form, with each statue being an artistic sculpture that reflects the thoughts and aspirations of sentient beings, expressing reverence for the Buddha. The Ksitigarbha Bodhisattva statue and the Amitabha Buddha statue are two rare Buddha statues from the northern region that have been carefully selected and introduced to readers:

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát sơn son thếp vàng được mô tả là một tỉ khâu đầu đội mũ thất phật, được khắc họa trong thế ngồi, gương mặt tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu, chân thực với dái tai dài, cổ cao ba ngấn. Điều đặc biệt có thể nhận thấy đó chính là ngài diện y phục giao lĩnh trường bào, hơi trễ xuống, đây là kiểu áo đặc trưng của Việt Nam thế kỷ 17, 18. Từng đường nét khuôn mặt hay trang phục của Địa Tạng Vương Bồ Tát được chạm khắc tỉ mỉ, mềm mại thể hiện nét uy cho thấy tay nghề của người thợ thời bấy giờ.

104

The Ksitigarbha Bodhisattva statue, made of gold-plated lacquered wood, is depicted as a monk wearing a Five-Dhyāni-Buddha Crown, sitting, with a bright and benevolent face, long earlobes, and a threefold high neck. The special feature is the “giao lĩnh”, a traditional cross-collared robe worn by Vietnamese in the 17th and 18th century in Vietnam, slightly drooping down. Every line and detail of the face and costume of Ksitigarbha Bodhisattva is meticulously carved, exhibiting the skill of craftsmen of that time.


INDOCHINE HOUSE

51

51 VIỆT NAM/ VIETNAM Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, gỗ mít sơn son thếp vàng Gilt-lacquer wood statue of Ksitigarbha Bodhisattva Thời kỳ/ Period: Thời Hậu Lê, thế kỷ 18/ The Later Le Dynasty, 18th century Kích thước/ Dimension: H86 cm

105


Tượng Phật A Di Đà gỗ sơn mài thếp vàng khắc họa với thế chiên đàn Phật tượng (thế đứng thẳng), đôi mắt ngài khép lại thể hiện trạng thái thiền định sâu xa. Tay trái bắt Giản Thủy ấn (Prana Mudra), tay phải thủ ấn Apana Mudra. Đức Phật khoác lên mình áo choàng phủ kín hai vai, đây là mẫu áo của Phật giáo Đại Thừa. Có thể thấy, trong nghệ thuật điêu khắc, hệ thống trang phục của các vị Phật có thể xem là một bảo tàng sống về cách phục sức của dân tộc Việt qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau. Nó đồng thời cũng thể hiện ra các quan niệm về cái đẹp của người Việt qua thời gian.

The Amitabha Buddha statue, made of gold-plated lacquered wood, depicts the Buddha in an upright posture (with an erect posture), with closed eyes reflecting a deep state of meditation. The left hand forms the Prana Mudra (gesture of giving energy), and the right hand forms the Apana Mudra (gesture of purification). The Buddha is dressed in a robe that covers both shoulders, which is the typical attire of Mahayana Buddhism. It can be seen that in the art of sculpture, the costume system of the Buddha figures can be considered a living museum of the Vietnamese people’s attire throughout different periods and historical stages. It also reflects the Vietnamese conception of beauty over time.

52 VIỆT NAM/ VIETNAM Tượng phật A-di-đà gỗ sơn mài thếp vàng Gilt wooden sculpture of Amitabha Buddha 52

106

Thời kỳ/ Period: Thời Hậu Lê, thế kỷ 18/ The Later Le Dynasty, 18th century Kích thước/ Dimension: H105 x W33 x D26 cm





110


HỘI HỌA PAINTINGS


LÊ VƯỢNG SN. 1952

Họa sĩ Lê Vượng sinh ngày 26/03/1952 tại Sài Gòn là một tên tuổi tài năng của hội họa khu vực phía Nam. Ông từng tham gia nhiều hoạt động khắp nơi trên thế giới kể đến như Triển lãm Nghệ thuật Đương đại châu Á tại Nhật Bản (1996), Triển lãm cá nhân tại Galerie du Monde tại Hồng Kông (2000), triển lãm nhóm tại Singapore (2001), triển lãm nhóm hai người tại Pháp (2001), triển lãm nhóm “hồn Việt” cùng ba họa sĩ khác là Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Đỗ Duy Tuấn được Galerie Brigitte tổ chức tại không gian của the World Bank (Hoa Kỳ),... Tác phẩm của ông hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng như xuất hiện trong nhiều bộ sưu tập cá nhân ở trong và ngoài nước. Họa sĩ Lê Vượng từ năm 1991 tới nay vẫn luôn đắm mình trong mỹ cảm với tranh tĩnh vật. Xuất phát từ việc vẽ mấy món đồ cho người bạn chơi đồ cổ nhưng ông tìm thấy trong mình một niềm yêu thích mãnh liệt, vì nếu không phải rung động từ bên trong thì có những lúc đời sống khó khăn vất vả, đâu phải ai cũng có khả năng kiên trì vượt qua và sống với niềm yêu thích đó như ông. Suốt một chặng đường ngần ấy năm đi sâu vào tả thực theo lối trực họa, mỗi tác phẩm ông vẽ không dừng lại ở mô tả góc cạnh, chi tiết, hoa văn đồ vật, mà chúng chứa đựng thêm một đời sống khác, một hiện thực cảm xúc. Đó là cái vô hình nhưng hiện diện khắp nơi trên mỗi hoa văn bình cổ, trên cái le lói hắt hiu của một nguồn sáng tịch mịch hay tấm lụa buông xuống sàn nhà. Có khi cái vô hình ấy cũng từng đi ngang họa sĩ bất chợt trong căn phòng vẽ nơi sáng tối, mờ - tỏ đan hòa. Khi nắm bắt được tâm tư qua từng đồ vật một, từng góc căn nhà hay những khoảng sáng tịch mịch, mỗi ngày chúng lại cho ông thấy được nhiều hơn. Sau cùng, khi bày trước người xem, các sáng tác của ông trong một tổng thể cân đối, uyển chuyển như những khúc trường ca trầm lặng về sự thanh bình và nỗi niềm rung động.

112

LE VUONG (B. 1952) Artist Le Vuong was born on 26/03/1952 in Saigon and is a talented figure in the southern regional art scene. He has participated in many activities around the world, such as the Asian Contemporary Art Exhibition in Japan (1996), solo exhibition at Galerie du Monde in Hong Kong (2000), group exhibition in Singapore (2001), two-man show in France (2001), group exhibition “transcending tradition” with three other artists Ho Huu Thu, Nguyen Lam, Do Duy Tuan organized by Galerie Brigitte in the space of the World Bank (USA),... His works are currently on display at the Ho Chi Minh City Fine Arts Museum and have appeared in many private collections in Vietnam and abroad. Since 1991, Le Vuong has found his endless inspiration in still life painting. Starting with drawing some antique items for a friend, somehow he found a passionate love within himself, which if it wasn’t for the internal resonance, not everyone would have the ability to persevere and live with that love through many ups and downs. Throughout all those years, he delved deep into depicting reality where each of his works goes beyond describing faces, details, and patterns of objects, they contain another life, an emotional reality. It is the invisible element that faintly pervades every ancient pattern on a vase, on the flickering light of a dim lamp, or a piece of silk fabric hanging down the floor. Maybe that invisible element is also evoked inside the artist unexpectedly in the contrast of bright and dark, blurry and clear of his painting room. Then when capturing the thoughts through each object, each corner of the house, or those dimly lit spaces, each day they reveal more to him. Finally, when presented to the viewer, his creations form a balanced and harmonious whole, like quiet verses about tranquility and resonating emotions.


INDOCHINE HOUSE

01

01 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật đàn cò và khăn lụa đỏ/ Erhu and red silk (2015) 80 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

113


02 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật đàn nhị và khăn lụa đỏ/ Erhu and red silk (2023) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

02

03 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật ghế và bình trà/ Chair and tea pot (2022) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

03

114


INDOCHINE HOUSE

04 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật đàn nhị và bình xanh/ Erhu and blue vase (2023) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

04

05 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật bình đất/ Terracotta vase (2018) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

05

115


06

06 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật trái lựu/ Pomegranate (2023) 80 x 80 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

116


INDOCHINE HOUSE

07 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật đàn tỳ bà/ The pipa (2023) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

07

08 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật bình vôi, bát và khăn lụa đỏ/ Lime pot, bowl and red silk (2021) 100 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

08

117


09 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật ấm trà đỏ/ Red teapot (2022) 68 x 79 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

09

10 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật chén và khăn lụa đỏ/ Cup and red silk 68 x 79 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

10

118


INDOCHINE HOUSE

11 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật chén và lá khô/ Cups and dry leaves (2021) 79 x 68 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

11

12 LÊ VƯỢNG (SN.1952) Tĩnh vật đàn tỳ bà và khăn đỏ/ Pipa and red silk (2023) 97 x 79 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

119 12


ĐINH QUÂN SN. 1964

“Vạn dặm - đường xa”, Đinh Quân, mọi thứ xung quanh vẫn tự nhiên như nó đang là. Không cố nắm bắt hình thể, hoạ sĩ thuần tuý đứng sang một phía soi rọi vào bản ngã của mình, nơi tất cả cảm xúc nằm trong ý niệm về nỗi buồn, niềm vui, sự viên mãn hay bất toàn của đời người. Đạo không thể đặt tên. Trong sự phi tuyến tính, phi hình thể của tâm tư, hoạ sĩ nương theo ánh sáng và bóng tối, chiều sâu, vết cắt, sự đột ngột, cái miên viễn của không gian để khơi gợi thế giới đồng hiện từ nhiều khoảnh khắc. Tinh thần của cái vô hình, sau cùng, phảng phất khắp nơi trên bề mặt. Giữa tương quan của hiện diện và phi hiện diện, “thiên lý - vạn dặm” không hướng tới một bến bờ cụ thể mà ở hiện tại nắm bắt những suy tư đời người được đặt trong bối cảnh giao đãi giữa ánh sáng minh triết của cả hai nền văn hoá Đông Tây. Sáng tối đi qua nhau.

DINH QUAN (B. 1964) “Thousands of miles”, Đinh Quan and everything around him remain natural as they are. Without trying to grasp the physical form, he stands on one side, purely observing what is inside himself. There, all emotions lie within ideas, sadness, joy, fulfillment or imperfection of human life. As mentioned in the Tao philosophy, the name that can be named is not the eternal name, in the non-linear, non-physical shape of thoughts, the artist follows the light and darkness, depth, cuts, suddenness, and the infinity of space to evoke a coexisting world from many moments. Ultimately, the invisible faintly permeates everywhere on the surface of the artwork. And amidst the relationship between presence and absence, the journey of “thousands of miles” does not aim for a specific goal but rather captures the thoughts of human life in the context of interaction between the light of wisdom in both Eastern and Western cultures. The light and darkness pass through each other.

120


INDOCHINE HOUSE

13

13 ĐINH QUÂN (SN. 1964) Khoảnh khắc/ Moment (2023) 160 x 120 cm Sơn mài/ Lacquer

121


14

14 ĐINH QUÂN (SN. 1964) Thiền/ Zen (2023) 160 x 120 cm Sơn mài/ Lacquer

122


INDOCHINE HOUSE

15 ĐINH QUÂN (SN. 1964) Bố cục/ The composition (2023) 160 x 120 cm Sơn mài/ Lacquer

15

16 ĐINH QUÂN (SN. 1964) Dấu vết/ The vestige (2023) 160 x 120 cm Sơn mài/ Lacquer

16

123


18

17

124

17

18

ĐINH QUÂN (SN. 1964)

ĐINH QUÂN (SN. 1964)

Vô đề đỏ/ Red untitled (2023)

Vô đề đỏ/ Red untitled (2023)

120 x 60 cm Sơn mài/ Lacquer “Quân 2022” lower left “Quân 2022” dưới trái

120 x 60 cm Sơn mài/ Lacquer “Quân 2023” lower centre “Quân 2023” dưới giữa


INDOCHINE HOUSE

19

20

19

20

ĐINH QUÂN (SN. 1964)

ĐINH QUÂN (SN. 1964)

Vô đề đỏ/ Red untitled (2022)

Vô đề đỏ/ Red untitled (2022)

120 x 60 cm Sơn mài/ Lacquer “Quân 2022” lower left “Quân 2022” dưới trái

120 x 60 cm Sơn mài/ Lacquer “Quân 2022” lower left “Quân 2022” dưới trái

125


BÙI MINH DŨNG SN. 1960

Hoạ sĩ Bùi Minh Dũng (bút danh Dũng Khùng) sinh ngày 12 tháng 12 năm 1960 tại Hà Tĩnh nguyên quán là ở Nghi Lộc, Nghệ An. Ông tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1986. Trong suốt những năm học ông cũng đạt được nhiều thành tựu về mỹ thuật bao gồm: Giải A triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1985, Giải A triển lãm đồ họa tại Đức năm 1985 và được tặng thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc khu vực I ngành hội họa hội Mỹ thuật Việt Nam. Là lớp nghệ sĩ trẻ trong thời kỳ Đổi mới, ông phát triển nhiều phong cách hiện đại, không chỉ đổi mới chủ đề mà còn thay đổi cả mô hình thẩm mỹ, quan niệm, mang tính tự do và cá nhân hoá. Ông tin rằng nghệ thuật là vượt ra khỏi những bối cảnh thông thường. Thường tập trung vẽ tranh theo trường phái Lập thể hay Trừu tượng, với các đề tài quen thuộc, Bùi Minh Dũng cho chúng ta khám phá những góc nhìn mới, đa chiều. Các tác phẩm của Bùi Minh Dũng đã thành công trong việc tiếp thu, khai thác tinh hoa từ những trào lưu nghệ thuật hiện đại trên thế giới và kế thừa thành tựu của các thế hệ đi trước.

126

BUI MINH DUNG (B. 1960) Bui Minh Dung (pseudonym Dung Khung) was born on December 12, 1960 in Ha Tinh. His domicile of origin is Nghi Loc, Nghe An. The artist graduated from Vietnam Fine Arts University in 1986. During his years of study, he also achieved many achievements in fine arts, including: A prize at the 1985 National Art Exhibition, A prize at Graphic Exhibition in Germany in 1985, and was awarded the National Fine Arts Exhibition Region I in Vietnam’s fine arts industry. As a young artist in the “Doi moi” period, he developed many modern styles, not only renovating the subject but also changing the aesthetic model, conception, freedom, and personalization. He firmly believes that art should move beyond the conventional context in which it evolves. Often focusing on painting in the Cubist or Abstract, with familiar themes, Bui Minh Dung lets us explore multidimensional perspectives. His works have succeeded in absorbing and exploiting the quintessence of modern art trends in the world and inheriting the achievements of previous generations.


INDOCHINE HOUSE

21

21 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Khỏa thân/ Nude (2003) 68,5 x 58,8 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 03” dưới trái “Dg 03” lower left

127


22 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Tắm sen/ Bathing by the lotus (2001) 83 x 93 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 2001” trên phải “Dg 2001” upper right

22

23 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Thiếu nữ/ Females (1998-1999) 78 x 78.5 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg V 1998-1999” trên trái “Dg V 1998-1999” upper left

23

128


INDOCHINE HOUSE

24

24 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Thiếu nữ bên hoa/ Young ladies by the flower vase (2004) 140 x 200 cm Sơn dầu trên toan/ oil on canvas “Dg 04” dưới phải “Dg 04” lower right

129


25 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Khỏa thân/ Nude (2003) 90 x 95 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 03” dưới trái “Dg 03” lower left

25

26 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Khỏa thân/ Nude (2004) 68 x 87 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 04” trên phải “Dg 04” upper right

130

26


INDOCHINE HOUSE

27 BÙI MINH DŨNG (SN. 1960) Khỏa thân/Nude (2004) 70 x 60 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 04” dưới phải “Dg 04” lower right

27

28

29

28

29

BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)

BÙI MINH DŨNG (SN. 1960)

Khỏa thân/ Nude (2003)

Khỏa thân/ Nude (2004)

98 x 78 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 03” dưới trái “Dg 03” lower left

99 x 80 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Dg 04” trên phải “Dg 04” upper right

131


ta còn lại gì? Đ O À N X U Â N TẶ N G

132


INDOCHINE HOUSE

Được bao bọc bởi màn sương mờ ảo, Tây Bắc luôn mang đến cho tôi những khám phá bất ngờ với vẻ đẹp nguyên sơ, ma mị, và lẩn khuất. Nhưng dường như dưới sự tác động không ngừng của công cuộc hiện đại hoá, vẻ đẹp hoang sơ ấy đang dần đổi thay giống như tấm vải thổ cẩm phai nhạt màu sắc qua thời gian. Đứng trước tình cảnh đó, tôi tự hỏi còn sót lại những gì ngoài màn sương trắng đục. Trong quá trình hồi đáp những tự vấn, tôi đã tìm thấy những khoảng trời còn lại, những thân cây nham nhở vết tích, những con người xoắn xuýt chuyển động để bấu víu giữa sống chết trên chính mảnh đất quê hương của họ. Họ vô định, chơi vơi trong nhịp sống hiện đại. Tôi nghĩ những điều ấy có lẽ là cái “vàng” trong “Vàng Sương” mà mình đang tìm kiếm. Đó là màu vàng của hoài niệm, ám ảnh và đầy tiếc nuối. Do đó trong bức tranh khổ lớn mang tên “Ta còn lại gì?”, tôi sử dụng màu nâu vàng để gợi tả sự hoang tàn của những khoảng đất, những ruộng bậc thang. Mà trong màu vàng ngả nâu, tôi lại thấy len lỏi mảng xanh của sự hồi sinh như hình bóng những con người còn bám trụ lại Tây Bắc. Quá trình thực hiện tác phẩm được tôi ứng biến tự nhiên theo mạch cảm xúc, nhưng vẫn có những điểm tựa về nội dung như vậy để định hình tổng thể. Về chất liệu, ngoài acrylic và sơn dầu với các lớp lang có độ tương phản dày mỏng, tôi sử dụng thêm chất đắp, tạo ra hiệu ứng bề mặt như đất cát và gợi mở về sự hoang tàn của thiên nhiên do con người tạo ra. Với tôi đó là một tổng thể không ngừng chuyển động giữa không gian và thời gian, là chuỗi hình ảnh đã để lại trong tôi nỗi ám ảnh, niềm khắc khoải với miền núi và tôi muốn người xem khi đối diện với tác phẩm sẽ có những suy tư, mộng mị cho riêng mình.

WHAT DO WE HAVE LEFT? Surrounded by mist, the Northern land always brings me unexpected discoveries with the pristine, magical, and hidden beauty of that land. But it seems that under the constant impact of modernization, that wild beauty is gradually changing like a brocade cloth fading over time. Faced with that situation, I wondered what was left but the mist. In the process of answering those questions, I found the remaining sky, the tree trunks filled with remnants, and the twisted people moving to cling between life and death in their own homeland. They are aimless, lonely in the rhythm of modern life. I think these are the “gold” in “Golden Mist” that I am looking for. It is the yellow color of nostalgia, obsession, and regret. Especially in the large-format painting titled “What do we have left?”, I used fawn color to describe the desolation of the land and terraced fields. And in that shade of brownishyellow, I see the green patch of revival like silhouettes of people still clinging to the Northwest. Although I naturally improvise the process of creating the work in response to the emotional flow, there are nevertheless fulcrums in the text that help to define the overall composition. Regarding the materials, I utilize additives to produce a surface effect like sand and to evoke the devastation of nature brought about by humanity. To me, it represents an ongoing interplay between space and time, a sequence of images that have deeply affected me, leaving me haunted and filled with a yearning for the mountains. I aspire for viewers to have their own contemplations and reveries as they engage with the artwork. - Doan Xuan Tang _

133


ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Họa sĩ Đoàn Xuân Tặng sinh năm 1977 tại Nam Định, tốt nghiệp khoa Hội họa Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2001. Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Xuyên suốt quá trình sáng tác, anh tập trung vào đề tài vùng cao trên chất liệu sơn dầu với chủ nghĩa biểu hiện. Anh đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân qua các cuộc trưng bày các sáng tác vẽ về người Mông mang tên “thổ cẩm khác” vào năm 2009, “đất và người” năm 2012 hay “hoài niệm” năm 2019 và gần đây nhất là triển lãm “vàng sương” năm 2023.

134


INDOCHINE HOUSE

DOAN XUAN TANG (B. 1977) Artist Doan Xuan Tang was born in 1977 in Nam Dinh, Vietnam. He graduated from the Hanoi University of Fine Arts in 2001. Currently, he resides and works in Hanoi. Throughout his creative journey, he has focused on the highland theme using oil as his primary medium, emphasizing expressionism. He has left a lasting impact through various exhibitions showcasing his works centered around the Mong people, such as “brocade I” in 2009, “land and people” in 2012, “nostalgia” in 2019, and most recently, the “golden mist” exhibition in 2023.

135


30

30

31

ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)

ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977)

Xoay vần/ Transitional area #1 (2021)

Đêm chơi vơi #2/ Solitary night #2 (2022)

135 x 310 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2021” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2021” lower right

155 x 275 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2022” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2022” lower right

32 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Đêm chơi vơi #3/ Solitary night #3 (2022) 155 x 275 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2022” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2022” lower right

136


INDOCHINE HOUSE

31

32

137


33 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Ta còn lại gì #3/ What do have left? #3 (2023) 261 x 113 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2023” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2023” lower right

138

33


INDOCHINE HOUSE

34

34 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Hòa cùng thiên nhiên #1/ In harmony with nature #1 (2018) 155 x 135 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2018” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2018” lower right

139


35 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Khoảng trời #2/ Sky #2 (2022) 155 x 135 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2022” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2022” lower right

35

36 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Khoảng trời #3/ Sky #3 (2022) 125 x 125 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2022” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2022” lower right

36

140


INDOCHINE HOUSE

37

37 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Xoay vần #2/ Transitionl area #2 (2021) 195 x 125 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2022” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2022” lower right

141


38

38 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Chân dung người miền núi #3/ Highland people #3 (2023) 125 x 95 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2023” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2023” lower right

142


INDOCHINE HOUSE

39

39 ĐOÀN XUÂN TẶNG (SN. 1977) Hòa cùng thiên nhiên #2/ In harmony with nature #2 (2020) 125 x 195 cm Sơn Acrylic, sơn dầu trên toan/ Acrylic, oil on canvas “Đoàn Xuân Tặng 2020” dưới phải “Đoàn Xuân Tặng 2020” lower right

143


144


INDOCHINE HOUSE

145


NGUYỄN MINH HIẾU SN. 1978

Họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu sinh năm 1978, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trên con đường đến với thực hành hội họa của anh có nhiều tự vấn, song ở hiện tại anh đang chuyên tâm nghiên cứu sáng tác theo lối kết hợp chất liệu quen thuộc để tạo ra hiệu ứng thị giác độc đáo: sơn mài trên toan. Rong chơi với sơn ta và toan vẽ, anh đẩy màu sắc lên độ đối lập mạnh giữa những gam màu tương phản mà theo cách anh mô tả là nhu cầu đẩy mọi thứ chạm đến giới hạn tối đa về màu sắc, cái cuối cùng phủ lên trên tất cả, là những đường nét của ngôn ngữ anh muốn tạo hình cho tranh. Và ngôn ngữ thì tựa như một dòng chảy, dù là những vạch kẻ nhiễu loạn, những nốt nhạc, những ký tự hình học hay những hình người, thông qua việc sử dụng một chất liệu có chiều sâu cộng hưởng với sự nghiên cứu nhất định, anh tạo ra một tổng thể hài hòa. Trong hầu hết các sáng tác gần đây, Nguyễn Minh Hiếu bày tỏ mối quan tâm xuất phát xoay quanh một vòng tròn nhỏ, gần gũi với bản thân anh và cả mỗi cá nhân, sau đó chuyển dịch đến những câu chuyện mang phổ nội dung rộng hơn về xã hội con người. Cách anh quan sát mọi thứ không chỉ nằm ở phạm vi ngoại biên của đối tượng mà còn đào sâu thêm về các sắc thái bên trong tâm lý con người, bao hàm những kết nối, hay đứt gãy giữa các cá thể/nhóm, và trải rộng thêm cả về những nỗi niềm trong nhịp sống hiện đại khiến người xem sẵn sàng mở lòng lắng nghe.

146

NGUYEN MINH HIEU (B. 1978) Artist Nguyen Minh Hieu was born in 1978 and graduated from the Hanoi University of Industrial Fine Art. On his journey to pursue painting, he faced many self-doubts, but currently, he is devoted to researching and creating artworks using a combination of familiar materials to achieve unique visual effects: lacquer on canvas. Playing with lacquer and canvas, he pushes colors to strong contrasts between contrasting hues, which he describes as the desire to push everything to its maximum limit in terms of color. Ultimately, he overlays everything with the lines and symbols that he wants to bring into his paintings. To him, language is like a flowing river, whether it be chaotic lines, musical notes, geometric symbols, or human figures and through the use of a deep and resonating material, combined with specific research, he creates a harmonious overall composition. In most of his recent works, Nguyen Minh Hieu expresses his concerns, starting from a small circle that is close to himself and every individual before expanding to broader social narratives. His observation extends beyond the external boundaries of objects and delves deeper into the inner nuances of human psychology, encompassing connections or fractures between individuals/groups, and broadening further into the sorrows of modern life, making viewers willing to open their hearts and share.


INDOCHINE HOUSE

40

40 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Cái tổ/ A nest (2023) 100 x 140 cm Sơn mài trên toan/ Lacquer on canvas

147


41 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Nét/ Stroke (2023) 140 x 100 cm Sơn mài/ Lacquer

42 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Cái gương/ The mirror (2023) 140 x 100 cm Chất liệu tổng hợp trên toan/ Mix media on canvas

41

148

42


INDOCHINE HOUSE

43

43 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Ký hiệu thiên nhiên/ Nature symbols (2023) 120 x 200 cm Sơn mài trên toan/ Lacquer on canvas

44 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Tự họa/ Self-portrait (2023) 200 x 120 cm Sơn mài/ Lacquer

44

149


45

45 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Cuộc săn/ The hunt (2023) 120 x 200 cm Sơn mài trên toan/ Lacquer on canvas

150


INDOCHINE HOUSE

46

46 NGUYỄN MINH HIẾU (SN. 1978) Cuộc vui/ The game (2023) 120 x 200 cm Tổng hợp/ Mix media

151


NGUYỄN HỒNG ĐỨC SN. 1980

Hoạ sĩ Nguyễn Hồng Đức sinh năm 1980, tốt nghiệp chuyên ngành sơn mài, khoá Hội hoạ tại trường Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Gắn bó với môi trường nghệ thuật trong thời gian dài cũng như tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nước, họa sĩ Nguyễn Hồng Đức đã để lại dấu ấn cá nhân với nhiều cuộc triển lãm như “Gặp” (2017), “Sóng” (2018) và “Ngẫu nhiên” (2021). Trong giới mỹ thuật Đương đại Việt Nam, anh đã gây dựng cho mình một vị thế riêng và nhận được nhiều giải thưởng vinh danh từ Hội Mỹ thuật. Họa sĩ Nguyễn Hồng Đức từng chia sẻ rằng cảm xúc của anh dành cho sáng tác nghệ thuật luôn đến một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Anh sử dụng phương thức trừu tượng hóa hình ảnh để thể hiện những cuộc đối thoại trong tranh và gợi mở ra một cốt truyện chung nhưng khi tách rời từng người lại thấy những tâm tư riêng biệt. Ở đó, với lối vẽ đặc sắc, cùng những liên tưởng sáng tạo, Nguyễn Hồng Đức đã tìm được một góc nhìn đa chiều mang cái tôi cá nhân chỉ mình anh có về mối quan hệ giữa con người với con người. Các sáng tác của anh, tựu trung lại, mang phong cách biểu hiện trừu tượng pha lẫn lập thể cùng những câu chuyện luôn biết cách tạo ấn tượng mạnh ngay từ lần gặp đầu tiên.

152

NGUYEN HONG DUC (B. 1980) Painter Nguyen Hong Duc was born in 1980. He graduated with a major in lacquer at Ho Chi Minh City University of Fine Arts in 2009. He now lives and works in Ho Chi Minh City. After a long time experiencing the art environment and participating in both local and international art activities, he has left his mark through many exhibitions such as “Meet” (2017), “Wave” (2018) and “Random” (2021). In the Vietnamese Contemporary Art scene, he has successfully established his unique standing and achieved many prizes from the Fine Arts Association. Artist Nguyen Hong Duc once said that his impulses for art always flow naturally and effortlessly. He uses abstract expressionism to represent the dialogues, in which though a general narrative was shown, we also can see other unique stories from each separated character. There, with his distinctive drawing technique and creativity, he has discovered a personal multi-dimensional viewpoint that only he has regarding the interaction between people. In short, his paintings combine cubism, abstract expressionism, and tales that never fail to leave a lasting impact from the very first encounter.


INDOCHINE HOUSE

Bức “Hạnh phúc thoáng qua” nằm trong series “Đối thoại” được tôi đổi tên lại. Khi vẽ bức này tôi nghĩ nhiều về cuộc sống gia đình và những đứa trẻ (khi ấy còn rất nhỏ) nhà tôi. Một cảm xúc hoài niệm và suy nghĩ về một hạnh phúc thoáng qua chợt hiện trong đầu. Với tôi, hạnh phúc bền lâu đôi khi cũng cần một sự “đối thoại” gợi mở và sẻ chia.

Although the painting is in the series “Dialogue”, I renamed it “Momentary Happiness”. When drawing this painting, my thoughts focus much about my family life and our very young children. Now they’re growing and a feeling of nostalgia of a fleeting happiness suddenly appeared in my mind. For me, lasting happiness sometimes also requires a “dialogue” of sharing.

47

47 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Hạnh phúc thoáng qua/ The momentary happiness (2016) 155 x 210 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2016” dưới phải “NG.DUC 2016” lower right

153


Tôi quan sát và vẽ mọi vật xung quanh cuộc sống. Dù là cảm xúc đến trực tiếp hay gián tiếp, ở thời điểm bất kỳ như khi đi làm hay thăm thú, với tôi đó đều là nguồn cảm hứng mãnh liệt.

I observe and draw everything around life. For me, whether the emotion arises directly or indirectly, at any time such as when going to work or going around, it is a powerful source of inspiration.

48

48 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Độc thoại/ Monologue (2019) 150 x 180 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2019” dưới phải “NG.DUC 2019” lower right

154


INDOCHINE HOUSE

49 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Đối thoại I/ Conversation I (2016) 155 x 210 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2016” dưới phải “NG.DUC 2016” lower right

49

50 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Lạc vào giấc mơ/ Lost into the dream (2022) 155 x 210 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2022” dưới phải “NG.DUC 2022” lower right

50

155


51 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Bên hiên nhà/ Under the porch (2017) 80 x 110 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2017” dưới phải “NG.DUC 2017” lower right

51

52 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Di cư/ Migration (2019) 90 x 130 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “NG.DUC 2019” dưới phải “NG.DUC 2019” lower right

156

52


INDOCHINE HOUSE

53

53 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Mơ/ Dream (2023) 100 x 150 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

Không chỉ riêng Picasso, Braque hay Tạ Tỵ của Việt Nam, tôi cũng học hỏi và nghiên cứu phong cách vẽ từ nhiều họa sĩ để thực hiện các tác phẩm của mình. Khi còn học ở trường Mỹ thuật tôi say mê tạo hình trong tranh của danh họa Nguyễn Sáng và sắc màu trong tranh Gauguin. Đến khi thực hành sáng tác, tôi thường sử dụng đường nét kỷ hà, tạo không gian đa diện và tạo hình biểu hiện. Đó là thứ ngôn ngữ mà tôi có thể biểu đạt dễ dàng nhất hiện tại.

In addition to Picasso, Braque, and Ta Ty from Vietnam, I study and learn many artists’ drawing techniques to create my works. When I was a student at the School of Fine Arts, I was really excited about the forms in paintings by well-known artist Nguyen Sang and the colors palette of Gauguin. Then for now, when drawing, I frequently employ geometric lines to create multifaceted areas and I find that’s the language I have the deepest connection to. 157


54

54 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Ngày bình yên/ Peaceful day (2023) 155 x 210 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

158


INDOCHINE HOUSE

55

56

55

56

NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980)

NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980)

Nghệ sĩ violin ở coffee gió bấc/ Violinists at monsoon coffee (2023)

Nghệ sĩ violin ở coffee gió bấc/ Violinists at monsoon coffee (2014)

100 x 150 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

100 x 150 cm Sơn mài/ Lacquer “NG.DUC” dưới phải “NG.DUC” lower right

159


57 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Mảnh ghép/ Pieces (2023) 88 x 128 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

57

58 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Góc khuất/ Hidden corner (2023) 80 x 110 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

00

58

160


INDOCHINE HOUSE

59

59 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Thời gian vẫn trôi/ Time flies (2023) 120 x 280 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

60 NGUYỄN HỒNG ĐỨC (SN. 1980) Ảo ảnh/ Illusion (2023) 107 x 107 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

60

161


162


INDOCHINE HOUSE

163


TÌM ĐIỂM CÂN BẰNG GIỮA

KỸ THUẬT, NỘI DUNG, & XÚC CẢM

Họa sĩ Nguyễn Thọ Hiếu sinh năm 1988, tốt nghiệp Trường Đại học Nghệ thuật Việt Nam năm 2012. Anh hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Họa sĩ khai thác những chủ đề quen thuộc trong đời sống với con mắt nhìn nhận riêng và truyền tải vào trong các sáng tác thông qua việc sử dụng kỹ thuật sơn dầu nhiều lớp theo lối cổ điển, phong cách hiện thực pha chút lãng mạn và đặc tả các chi tiết rất tỉ mỉ.

Khi quan sát các thực hành của anh Hiếu, những bức vẽ tĩnh vật thường mang lại cảm giác nhẹ nhàng phảng phất trữ tình. Trong chúng vừa chan chứa ánh sáng mỹ học cổ điển phương Tây, vừa được đặt hài hòa với những hình ảnh mang nét văn hóa nước nhà. Vậy đâu là khởi điểm của anh trong hành trình này? Cá nhân mình rất thích tranh tĩnh vật, thích những thứ đời thường, giản dị và mộc mạc. Không chủ đích đi tìm vẽ những cái lớn lao, mình vẫn đang chú tâm vào việc làm sao vẽ được cái mộc mạc, bình dị mà mình yêu thích thông qua hình ảnh đồ vật như đèn dầu, bát đĩa, cuốn sách, hoặc những loài hoa theo mùa như gần tết có bó thược dược, đầu hè vẽ bông loa kèn và cuối hè đầu thu còn chút hương sen,... Trên con đường này cứ tự nhiên những lúc đang vẽ thì yếu tố văn hóa nảy ra trong đầu nên muốn đưa vào. Lâu dần mình cũng hiểu ra rằng mình uống nước dân tộc, ăn cơm dân tộc thì những nét văn hóa đi cùng mình từ bé như kiệt tác văn học Truyện Kiều, tranh dân gian Hàng Trống, hình ảnh Môn Thần và Bồ Tát,... luôn hiện hữu trong tâm tư.

164

Vậy có thể nói điểm chạm đầu tiên của anh khi nghiêm túc thực hành lối vẽ sơn dầu nhiều lớp chính là ở các bức vẽ tĩnh vật đan cài văn hóa Việt Nam mà không phải chủ đề nào khác? Khi nghiên cứu kỹ thuật vẽ sơn dầu nhiều lớp theo lối cổ điển, có ba họa sĩ mà mình thần tượng, bao gồm họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer, Rembrandt và Lê Phổ ở Việt Nam. Mình thích cách sử dụng màu và chất thơ trong tranh Lê Phổ. Từ những quan sát về kỹ thuật của các họa sĩ đi trước, mình vẽ tĩnh vật để rèn bản thân và tĩnh lặng nhìn sâu vào cảm xúc đối với mọi vật xung quanh. Đó là những bước đi đầu tiên mang tính tương hỗ mà mình dành nhiều tâm huyết trước khi vẽ sang tranh chân dung với bố cục có nhân vật. Đến giờ, mình vẫn luôn tỉ mẩn vì đó là một phần song hành cùng con đường của mình.


INDOCHINE HOUSE

Anh vừa nhắc tới tranh chân dung nhân vật, và trong một số thực hành của anh luôn có một nhân vật xuyên suốt xuất hiện. Anh có thể chia sẻ thêm về nhân vật cũng như có điều gì đặc biệt trong các bức họa sử dụng hình ảnh chân dung được không? Bi là con gái của mình và sự trong sáng thuần khiết của Bi là điều khiến mình thực sự trân trọng. Khi nghĩ về vẽ tranh chân dung, mình đã nghĩ trong đầu rằng “à, mình phải vẽ cô bé”. Ban đầu từ thuần túy lưu giữ lại thần thái tâm tư của nhân vật, càng về sau câu chuyện mình đưa vào các sáng tác càng rõ nét hơn. Mình nghiên cứu nhiều thêm về triết lý nhân sinh qua những bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh ngũ hổ hay đám cưới chuột và muốn đưa tới người xem hệ tư tưởng ấy từ góc nhìn có phần gần gũi với cuộc sống hiện đại đương thời. Thêm vào đó, trong một số sáng tác mới hoàn thành dạo gần đây, mình có sử dụng ý tưởng, câu chuyện về thuyết luân hồi, các tầng địa ngục, Thập Điện Diêm Vương để sau cùng gợi ra “ngày phán xét” trong tín ngưỡng tâm linh. Những yếu tố này được đặt vào cơ sở đối ứng với “ngày phán xét” trong tâm can mỗi người chúng ta khi lắng lại những xô bồ và tìm về chân ngã.

Chọn một lối vẽ sơn dầu nhiều lớp để thực hành và bộc lộ tâm tư của mình trong giai đoạn này, anh có câu chuyện nào thú vị muốn chia sẻ không? Đây là một kỹ thuật đòi hỏi phải dày công nghiên cứu, phải dành nhiều thời gian và khó. Cái khó là không được bung hết cảm xúc ra, vì vẽ tranh phải theo từng bước, đợi lớp trước khô hoàn toàn mới được vẽ lớp tiếp theo và phải kiên trì. Còn lại mình nói gói gọn trong một cụm “kỹ thuật nhiều lớp” thôi nhưng khi đi sâu lại có rất nhiều thứ từ màu đến dung môi. Ví dụ như mỗi lớp màu có một loại dung môi riêng, mỗi một được tổng hợp từ nhiều chất dầu khác nhau, và mỗi người cũng có cách pha chế riêng chưa kể mỗi nguyên liệu lại có nhiều loại đắt rẻ khác nhau. Khi mình khám phá ra một sự kết hợp hay ho cho hiệu quả thị giác tốt thì cảm giác sung sướng lắm. Tuy vậy với mình khi đã theo chất liệu này rồi thì khi bức vẽ hoàn thành đẹp hay xấu mỗi người sẽ có góc nhìn riêng, khán giả sẽ tự cảm vào trong lòng mà không cần phải phân bua gì nhiều về kỹ thuật. Nếu làm tốt là tranh đã nói hộ phần mình rồi.

165


THE BALANCE POINT BETWEEN

technique content emotion NGUYEN THO HIEU Artist Nguyễn Thọ Hiếu was born in 1988 and graduated from the Vietnam University of Fine Arts in 2012. He currently lives and works in Hanoi. The artist explores familiar themes in life with a unique perspective and conveys them through the use of multi-layered oil painting techniques in a classical style, blending a touch of realism and romanticism with meticulous attention to detail.

When having the chance to see your paintings, the still-life paintings often spread a gentle and nostalgic sentiment. They encapsulate both the beauty of Western classical aesthetics and the harmonious integration of national cultural imagery. So what was your starting point on this journey? Personally, I have always enjoyed still-life paintings, appreciating the simplicity and authenticity of everyday objects. Rather than intentionally seeking to depict great subjects, I am still focused on capturing the essence of what I love through images of familiar items like oil lamps, dishes, books, or seasonal flowers such as dahlia during the Lunar new year, arum lily in early summer, and a hint of fragrance from lotus in the early autumn... Along this path, cultural elements naturally arise in my mind while I am painting, as I have been immersed in the national culture since childhood, with literary masterpieces like “the tale of Kieu”, Hang Trong folk painting and images of gods and bodhisattvas always present in my thoughts.

166

So, is it true to say that your first touchpoint when seriously practicing the multi-layered oil painting technique lies in stilllife paintings that incorporate Vietnamese culture? When conducting research about the multi-layered oil painting technique in a classical style, there are three artists that I admire the most, including the Dutch artist Johannes Vermeer, Rembrandt, and Le Pho in Vietnam. I like the way Le Pho uses color and poetic elements in his paintings. From my observations of the techniques of these artists, I paint still-life to cultivate myself and silently delve into the emotions towards everything around me. Those were the first steps of mutual support that I devoted a lot of effort to before moving on to painting portraits with a subject. Until now, I still pay meticulous attention to it because it is a part that goes hand in hand with my journey.


INDOCHINE HOUSE

You just mentioned portrait paintings, and in some of your practices, there is always an appearance of a female character. Could you share more about her and what is special about the paintings that use portrait images? Bi is my daughter, and her pure innocence is something that I truly cherish. When thinking about painting portraits, I thought in my head, “oh, I have to draw exactly this little girl.” Initially, it was about purely capturing the character’s inner state, but as I went on, the stories I incorporated into the artworks became more distinct. I studied more about the philosophy of life through folk paintings like Dong Ho and Hang Trong, paintings of the five tigers or the rat’s wedding, and I wanted to bring that ideological system to the viewers from a perspective that is somewhat familiar to modern contemporary life. Additionally, in some recently completed works, I used the idea and story of reincarnation, layers of hell, and the Ten Courts of Hell to evoke the concept of the “day of judgment” in spiritual beliefs. These elements are placed in contrast with the “day of judgment” in each person’s conscience when we reflect on the chaos and return to our true selves.

Choosing a multi-layered oil painting style to practice and express your emotions in this period, are there any interesting stories you would like to share?” This is a technique that demands thorough research, dedication, and time. The difficulty lies in not expressing all emotions at once, because painting must be done step by step, waiting for each layer to dry completely before proceeding to the next, requiring persistence. As for the rest, I can summarize it as “multi-layered technique” but when delving deeper, there are many aspects, from colors to solvents. For instance, each layer of paint requires a specific type of solvent, each of which is composed of various different oils. Moreover, each artist has their own unique way of mixing, not to mention the different costs associated with various materials. When I discover a harmonious and effective visual combination, it brings me great joy. However, once I have chosen this medium, whether the completed artwork is beautiful or not, each person will have their own perspective, and the audience will feel it in their hearts without any demand to analyze the technique. If it is done well, the painting will speak for itself.

167


61 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Tĩnh vật hoa diên vĩ/ Iris flower (2023) 60 x 40 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “ThoHieu 2022.” dưới phải “ThoHieu 2022.” lower right

61

00

62 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Tĩnh vật sen/ Still life of lotus (2023) 100 x 50 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas 168

62


INDOCHINE HOUSE

63 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Kim Vân Kiều tương ngộ/ Jin Yun Qiao reunited (2022) 68 x 54 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “ThoHieu 2022.” dưới phải “ThoHieu 2022.” lower right

63

64 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Tĩnh vật/ Still life (2023) 30 x 30 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “ThoHieu 2023” phải dưới “ThoHieu 2023” lower right 64

169


65

65 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Sen trắng 2/ White lotus 2 (2023) 120 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “ThoHieu 2023” dưới trái “ThoHieu 2023” lower left 170


INDOCHINE HOUSE

66 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Hoa xuân/ Spring flower (2022) 80 x 60 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

67 NGUYỄN THỌ HIẾU (SN.1988) Vườn eden/ Eden garden (2023) 70 x 90 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

66

67

171


ĐOÀN VĂN TỚI

THẦN CHÚ

ở khắp mọi nơi

Họa sĩ Đoàn Văn Tới sinh năm 1989, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Thông qua nghệ thuật, họa sĩ thực hành quan sát và nhìn sâu vào bản chất của đời sống.

172


INDOCHINE HOUSE

Qua triển lãm “Gate Gate” năm 2022, có thể thấy anh đã tìm tòi thể hiện tác phẩm trên lụa theo một lối mới lạ so với bản thân anh trước đây, đâu là điểm khởi đầu của anh cho hành trình này? “Gate Gate” xuất phát là một câu chú nói về tiến trình thấy rõ tính chất của cái không, không dính mắc, thấy đối tượng như nó đang là. Trong những thực hành gần đây, tôi đặt phần lụa vẽ đối tượng trên một nền vải thêu. Phần lụa trong suốt tan hoàn toàn vào phần thêu, nếu đối tượng là chủ thể, và phần vải thêu tượng trưng cho thiên nhiên, thao tác đó trở thành ngôn ngữ. Bởi nó đặt đối tượng hữu hạn tan vào trong cái vô cùng của thiên nhiên hoàn toàn khách quan. Vậy sau triển lãm đó, anh có đang xem xét những hướng đi hoặc chủ đề mới nào cho các dự án tương lai của mình không? Xuyên suốt các thực hành của tôi là sự đối thoại giữa chủ thể với thiên nhiên. Không có thứ gì có thể tự nó hiện hữu được, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong vũ trụ. Đó là quy luật nhân quả (trong cái này có cái kia), sự liên quan mật thiết của mọi sự vật, luôn luôn hỗ tương (có tác dụng qua lại lẫn nhau). Vậy nên, tôi vẫn lựa chọn sự phản ánh tự nhiên giữa đó thông qua lụa và đi sâu hơn vào tính nguyên thuỷ của mỗi sự vật hiện tượng. Cùng với một chủ đề xuyên suốt đó, anh có thể bật mí thêm về các sáng tác mới trong tương lai gần được không? Thực hành chánh niệm trong mọi lúc, cốt yếu ở việc nhận ra mình đang sống trọn vẹn ở đây bây giờ. Nhưng không phải lúc nào cũng liên tục được, đời sống thường lôi chúng ta theo nhiều chiều hướng. Thật tốt nếu có một bảng chỉ dẫn, vì đôi khi, nương vào nó sẽ giúp chúng ta trở lại với hiện tại. Gần đây, trong khi quan sát hát karaoke, tôi nhận thấy có nhiều nét đồng điệu với lời khai thị của Phật Thích Ca trong thực hành chánh niệm: “Như Lai không bước tới, không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”. Mấu chốt của lời chỉ dẫn đó nằm ở chỗ, khi quan sát dòng tâm, sự vương vấn quá khứ hay suy nghĩ về tương lai khiến người hành giả vướng vào những phiền não. Chỉ khi quan sát trọn vẹn tiến trình của tâm mà không dính mắc thì bình an ở ngay đây và bây giờ. Tương tự như khi hát Karaoke, chúng ta không nên hát quá nhanh hay chậm hơn, hãy hát đúng nhịp, đúng khoảnh khắc đó. Sự tương đồng đó cho ta khám phá ra dù chỉ là những việc làm phổ biến hàng ngày trong đời sống vẫn gợi ý thức thực hành tỉnh thức mà không cần phải tìm kiếm đâu xa. Có một thông điệp nào anh muốn gửi tới độc giả của Indochine House không ạ? Bạn hãy thử niệm 1 câu chú mới cùng tôi “ Karaoke…karaoke”. Nếu ta hiểu nguyên lý bên trong, khi đó bất cứ từ khóa nào cũng giúp bản thân nhận ra và quay lại với phút giây hiện tại, đó đều là một câu chú tuyệt vời! Cảm ơn anh với những chia sẻ thú vị!

173


Through the exhibition “Gate Gate” in 2022, you have explored a new way of expressing your works on silk that is different from your previous self. What is the starting point for this journey? “Gate Gate” starts with a mantra that signifies the process of understanding emptiness in which without any attachment, we see the object as it is. In recent practices, I placed the painted silk on an embroidered fabric. The transparent silk completely blends into the embroidery part, if the painted object is the major subject, and the embroidered fabric symbolizes nature, this action becomes a language. By placing the limited object into the infinity of nature, it becomes completely objective.

DOAN VAN TOI

After that exhibition, are you considering any new directions or themes for your future projects? Throughout my practices, there is a dialogue between the subject and nature. Nothing can exist on its own, it depends on many factors in the universe. That is the law of causality (in one certain thing, we find others), the close relationship of all things, and the interdependence (having mutual effects). Therefore, I still insist on reflecting on the relationship between them through silk and delving deeper into the primal nature of each phenomenon.

the mantra is everywhere Painter Doan Van Toi was born in 1989 and currently lives and works in Hanoi. Through art, he shares his observations and delves into the essence of life.

Along with that overarching theme, can you give us a glimpse of your artwork in the near future? The practice of mindfulness at all times lies in realizing that we are living fully here and now. But it is not always continuous, life often puts us in many directions. It would be good to have a signpost because sometimes, relying on it will help us return to the present. Recently, while observing karaoke singing, I noticed many similarities with the declaration of Buddha Shakyamuni about mindfulness: “The Buddha does not take action, he takes being across”. The key is that when the practitioner observes the flow of the mind’s thinking, the attachment to the past or the future makes them become entangled in worries. Only when we see the whole process without getting entangled (in it), peace is here and now. Similarly, when singing karaoke, we should not sing too fast or too slow, let’s sing in the right rhythm, at that precise moment. This connection allows us to realize even common daily activities in life can evoke conscious mindfulness without searching for something so far. Is there any message you would like to send to the readers of Indochine House? You can try chanting a new mantra with me, ‘Karaoke... karaoke’. If we understand the principle of it, then any keyword can help us realize and live in the present moment, and that is a wonderful mantra! Thank you for your interesting insights!

174


INDOCHINE HOUSE

68

69

70

68

69

70

ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)

ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)

ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989)

Hạnh phúc/ Happiness (2023)

Hiện hữu trong từng hơi thở/ Exist in every breath (2023)

Hạnh phúc/ Happiness (2023)

170 x 70 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

170 x 70 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

170 x 70 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

175


71 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Hiện hữu trong từng hơi thở 1/ Exist in every breath1 (2023) 104 x 74 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

71

72 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Hiện hữu trong từng hơi thở 2/ Exist in every breath 2 (2023) 104 x 74 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

176

72


INDOCHINE HOUSE

73 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Mây hồng/ Pink cloud (2022) 70 x 50 cm Màu nước trên lụa/ Watercolor on silk

74 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Thiên thạch/ Meteorite (2023) 74 x 104 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor 73

74

177


75

75 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Chánh niệm/ Mindfulness (2023) 60 x 120 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor


INDOCHINE HOUSE

76 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Niêm hoa vi tiếu/ Nenge-mishō (pick up flower, subtle smile) (2023) 104 x 74 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

77 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Tình yêu/ Love (2023) 104 x 74 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

76

77

179


78

78 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Chánh niệm/ Mindfulness (2023) 90 x 180 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

180


INDOCHINE HOUSE

79

79 ĐOÀN VĂN TỚI (SN. 1989) Vượt qua - Vượt qua/ Gate-Gate (2023) 90 x 180 cm Lụa, chỉ thêu, vải, màu nước/ Silk, embroidery thread, fabric, watercolor

181


Cái nhìn mờ chưa chắc đã mờ, cái nhìn rõ chưa chắc đã rõ. Phạm Công Xeen ở một điểm cân bằng giữa mờ và tỏ đang gợi ra cho người xem nhiều tò mò về định nghĩa “không gian”. Họa sĩ trẻ Phạm Công Xeen (Phạm Xeen) sinh năm 1994, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành lụa của trường Đại học Mỹ thuật. Anh hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các sáng tác của anh gần đây, lấy sự quan sát từ một sự kiện buồn của người ba hậu đột quỵ với thị lực mờ nhòe, được vẽ với thủ pháp sơn dầu ướt trên ướt. Từ đó, anh gợi mở thêm về cuộc sống bình dị, gần gũi xung quanh thông qua con đường hội họa. Trong hành trình này, anh đi tìm cho mình cách thức bộc bạch nội tâm sau nhiều câu hỏi được đặt ra, đồng thời không ngừng thử nghiệm để làm mới bản thân. Indochine House đã có dịp ngồi xuống và cùng trò chuyện với anh.

182

Sau triển lãm cá nhân đầu tiên của anh được ra mắt trong năm 2022, anh cảm thấy thế nào?

Từ khoảng thời gian đó tới hiện tại, liệu anh vẫn đang tiếp tục đi tìm lời hồi đáp cho hệ thống các câu hỏi “Ai/ Ở đâu/ Khi nào” hay có điều gì đã và đang được anh khám phá thêm?

Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về sự khác biệt mà anh khai phá ra trong quá trình sáng tác được không?

“Ai/ Ở đâu/ Khi nào” là triển lãm cá nhân đầu tiên tôi làm với nhiều ý tưởng sáng tác xoay quanh căn nhà của mình, thường với vị trí từ trong nhà nhìn ra ngoài. Sau triển lãm Xeen vẫn đang khám phá những giới hạn của bản thân và thử nghiệm cái mới. Có thể tôi sẽ đi ra ngoài, rộng hơn phạm vi căn nhà để ngắm nhìn mọi thứ, ngày càng hòa vào với thiên nhiên, nơi có những khoảng không lớn hơn, nơi thiên nhiên và các hoạt cảnh trong đời sống tiếp tục đồng hiện.

Hiện tại tôi vẫn đang đi tìm, giải quyết từng câu hỏi một. Trước mắt tôi tập trung vào câu hỏi “Ở đâu?”. Với câu hỏi này tôi biết rất rõ câu trả lời bên trong mình. Cái thay đổi nhiều nhất chính là cách tôi nhìn nhận về mọi thứ vì khi làm việc với không gian mới thấy chỉ cần bên trong mình khác là không gian đã khác đi theo một chiều hướng khiến mình bất ngờ. Và mỗi một người mang nội tâm khác nhau nhìn vào cùng một không gian cũng cho nó một đời sống khác. Cái khó là nắm bắt được cảm xúc. Có thể tiếp theo sẽ tới câu hỏi “Ai?”, nơi tôi vẽ về tính đời trong những liên kết với mọi người.

Đây là hai ví dụ trong quá trình đi tìm cảm hứng, thử nghiệm và phát triển gần đây của tôi. Bức “Tĩnh vật” được vẽ từ điểm nhìn trong nhà, hướng vào mọi thứ cũng trong không gian này với chủ đích cân bằng khoảng thở trong cái phức tạp và chằng chịt của những chi tiết xung quanh. Điểm đặc biệt là vị trí, không gian trong hành trình đi tìm lời giải cho câu hỏi “Ở đâu?” của tôi không phải một địa điểm địa lý cố định, rạch ròi tính thực hoặc phi thực tế. Đôi khi nó nằm ở tính chỉ thời điểm, có thể là quá khứ, hiện tại mà cũng có thể là tương lai. Tuy nhiên hình ảnh không gian thực tế và hiện tại chính là điểm


INDOCHINE HOUSE

tựa đầu tiên để tôi tư duy về mọi thứ. Còn ở bức thứ hai - tác phẩm “Một bông hoa tỏa sáng” vẫn với điểm tựa ấy, khi tiến ra không gian bên ngoài quan sát, tôi vẽ những lớp màu chồng lên nhau, chú trọng cả những mảng sáng, tối cho hiệu ứng thị giác đặc biệt về mùa hè có khóm hoa nở rộ dưới nhà. Hoa, cây cỏ hòa vào nhau tạo ra cảm giác rung chuyển ở cả không gian thực và không gian trong tâm tưởng. Mọi thứ tươi mới, rực rỡ và tích cực hơn. Ngoài ra khi tìm tới thiên nhiên, quan sát nhịp điệu và đời sống của chúng trong thế giới con người, tôi thấy thêm nhiều tình huống thú vị làm giàu cho quá trình sáng tác của mình.

Vậy về phương thức, sự khác biệt lớn có thể quan sát thấy rõ rệt chính là toan và chassi bo góc cong. Phải chăng có một ý đồ mới được anh đan cài vào?

Cách anh tập trung vẽ cái sáng rõ trong mờ nhòe ở khía cạnh kỹ thuật sẽ có nhiều điều khiến người xem tò mò, liệu anh có thể chia sẻ thêm về kỹ thuật hay quá trình sáng tác những bức vẽ này được không?

Thời gian qua, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu, thể nghiệm nhiều hình dạng khác nhau của tác phẩm và dành tâm huyết đặc biệt cho tranh sơn dầu bo góc. Khác biệt này không đơn thuần chỉ vì mục đích đưa ra một thẩm mỹ khác lạ mà gần như một con đường tôi muốn cùng mọi người trải nghiệm những thứ bình dị gắn bó với mỗi cá thể trong đời sống. Có thể ta vô tình bỏ qua hình dáng đa dạng kích thước của các món đồ gần gũi mật thiết như căn cước công dân, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, điện thoại thông minh, ipad... nhưng quả thực với 4 góc bo cong, chúng xuất hiện khắp mọi nơi trong đời sống. Tôi đưa ý tưởng đó vào tranh tựa như một lối dẫn mở ra một nơi chốn.

Tôi sử dụng phương pháp vẽ sơn dầu ướt trên ướt và hoàn toàn vào thời điểm ngẫu nhiên khi mình đủ sự quan sát, năng lượng và cảm xúc. Hoàn toàn không có một bản phác thảo nào trước. Quan trọng khi vẽ cần chọn đúng thời điểm đưa ra quyết định và phải vẽ liên tục, mọi thứ được giải quyết ngay trong lúc vẽ và không được để hôm sau vì sợ sơn khô mất. Sự vật trước mắt, tôi luôn quan niệm cái nhìn mờ chưa chắc đã mờ, cái nhìn rõ chưa chắc đã rõ nên mọi thứ trong quá trình vẽ rất bản năng. Chủ thể nằm ở trong tâm tư sau rất nhiều quan sát và ngẫm nghĩ nên có lẽ việc truyền tải cũng dễ dàng hơn phần nào khi mình đủ đầy cảm xúc. 183


perceptual blurriness & clarity

IN PHAM CONG XEEN

Blurriness may not always be blurry, and clarity may not always be clear. Pham Cong Xeen finds himself in a balance between blur and clarity, evoking curiosity about the definition of “space”. Young artist Pham Cong Xeen (Pham Xeen), born in 1994, graduated with a bachelor’s degree in silk painting from the Ho Chi Minh University of Fine Arts. He currently lives and works in Ho Chi Minh CityHis recent works with wet-on-wet oil technique mostly draw the inspiration evoked in him when he takes care of his father who suffered a stroke and faced impaired vision. From there, he suggests simple and intimate aspects of life through the path of painting. In this journey, he seeks to express his inner self after many questions, while constantly experimenting to renew himself. Indochine House had the opportunity to have a conversation with him. .

184


INDOCHINE HOUSE

How do you feel after your first solo exhibition launched in 2022? “Who/ Where/ When” is my first solo exhibition, with many ideas describing the landscape outside my house when viewed from the inside out. After the exhibition, I’m still exploring my own limits and experimenting with new things. Perhaps I will step outside, expanding beyond the boundaries of my home to observe everything, gradually merging with nature, where there are larger spaces, where nature and scenes of life continue to coexist. From that time until now, are you still searching for answers to the series questions “Who/ Where/ When”, or have you discovered something new? Currently, I am still searching, tackling each question one by one. For now, my focus is on the question “Where?”. To this, I know exactly the answer lies within me. The most significant change is how I perceive everything because when working with a new space, I realize that once our inner self changes, the space changes in a surprising way. And of course, each person, with their unique world inside, looking at the same space will definitely give it a different life. The challenge lies in capturing emotions. Perhaps next, I will explore the question “Who?”, where I depict the essence of life through connections with people. Can you share more details about the differences you discovered during composing recent artworks? These are two examples from my recent journey of seeking inspiration, experimenting, and developing my artwork. The painting “Still life” is drawn from a viewpoint inside the house, focusing on everything within this space with the purpose of balancing the complexity and intricacy of the surrounding details. The special aspect is that the position, the space in the journey of finding the answer to my question “Where?” is not a fixed geographical location, neither real nor unreal. Sometimes it lies in the concept of time, which can be the past, present, or even the future. However, the image of the real and present space is the first foundation for me to contemplate everything. As for the second piece - the artwork “A shinning blossom” still with that foundation, when stepping outside for observation, I paint overlapping layers of color, emphasizing both light and dark areas for a special visual effect of a blooming flower bush under the house in summer. The flowers and plants blend, creating a sense of vibration in both the physical and the imaginative space. Everything becomes fresher, brighter, and more positive. Moreover, when immersing myself in nature, observing the rhythm and life of it in the human world, I discover many interesting situations that enrich my painting process.

As for the method, the noticeable difference is the way you applied rounded and curved chassis. Is there any intention or inspiration behind it? In recent times, I have spent a lot of time studying, experimenting with different forms of artwork, and I have a profound connection to the rounded chassis paintings. This difference is not simply for presenting a unique aesthetic but almost like a path that I lead everyone to co-experience the ordinary things that are intimately connected to each individual in life. We may unintentionally neglect the diverse shapes and sizes of everyday items such as ID cards, bank cards, driver’s licenses, smartphones, iPads... but in reality, with their rounded corners design, they appear everywhere in life. I have incorporated that idea into the paintings as a gateway to open up a place. The way you focus on bringing out the clarity in the blur in terms of technique is intriguing. Could you share more about the technique or the process of creating these paintings? I use the wet-on-wet oil painting method, starting to draw a painting entirely based on random moments when I have enough observation, energy, and emotion. There is no prior sketch at all. The key is I have to choose the appropriate moment to make decisions and I have to paint continuously. Everything happening during painting should be tackled right away before the oil paint dries out. The thing is, with the world around, I always believe that blurriness may not always be blurry, and clarity may not always be clear then everything in the painting process is very instinctive. The subject lies within the inner thoughts after a lot of observation and contemplation, so perhaps conveying it is somewhat easier when I am filled with emotions. 185


TRIỂN LÃM “Saola Pop-Up_Nguchonobay2 2999.99 realms” tại 20/20 Gallery New York.

EXHIBITIONS 2023

Triển lãm cá nhân “Ai/ Ở Đâu/ Khi nào” tại Rei Artspace

Solo exhibition “Who/Where/When” at Rei Artspace

“Nổ cái bùm”, Đà Lạt, Việt Nam

2022

“Nổ cái bùm”, Dalat, Vietnam

Biennale mỹ thuật trẻ lần thứ V, Hội Mỹ thuật TP HCM, Việt Nam

2019

The 5th HCM City Biennale Art Exhibition for Young Artists. Fine Arts Association

Triển lãm “Muôn loài bình đẳng 2”, A.Farm, Việt Nam Nghệ sĩ trẻ tài năng 4.0, Ratchadamnoen Contemporary Art Centre, Thái Lan

Exhibition “All animals are equal 2”, A.Farm, Vietnam 2018

Triển lãm “Muôn loài bình đẳng 1”, A.Farm, Việt Nam

186

“Saola Pop-Up_Nguchonobay2 2999.99 realms” at 20/20 Gallery New York

Young Artists Talent 4.0, Ratchadamnoen Contemporary Art Centre, Thailand Exhibition “All animals are equal 1”, A.Farm, Vietnam

Biennale mỹ thuật trẻ lần thứ IV, Hội Mỹ thuật TP HCM, Việt Nam

2017

The 4th HCM City Biennale Art Exhibition for Young Artists. Fine Arts Association

Korea ASYAFF & HIDDEN Artist Festival lần thứ 9, Dongdaemun Design Plaza (DPP), Hàn Quốc

2016

Korea ASYAFF & HIDDEN Artist Festival IX, Dongdaemun Design Plaza (DPP), Korea.


INDOCHINE HOUSE

187


80 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Trong đêm hé sáng/ The light in the night (2023) 60 x 80 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

80

81 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Khởi màu sự chuyển/ Color the conversion (2023) 60 x 80 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

81

188


INDOCHINE HOUSE

82 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Cỏ cây ngày nắng/ On a sunny day, grass and trees (2023) 60 x 80 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

82

83 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Trong rừng suối nước/ Water string in the woods (2023) 50 x 70 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

83

189


84 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Sự tĩnh chuyển động/ Motion in the stillness (2023) 50 x 70 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

84

85 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Tĩnh vật/ Still life (2023) 50 x 70 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

85

190


INDOCHINE HOUSE

86 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Trong cơn mưa/ Under the rain (2023) 50 x 70 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

86

87 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Tưng bừng hoa lá/ Joyous nature (2023) 50 x 70 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

87

191


88 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Một bông hoa tỏa sáng/ A shining blossom (2023) 80 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

88

89 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Khu vườn 1/ The garden 1 (2023) 80 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

89

192


INDOCHINE HOUSE

90 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Ở trong thiên nhiên/ In the nature (2023) 80 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “Xeen 23” dưới phải “Xeen 23” lower right

90

91 PHẠM CÔNG XEEN (SN. 1994) Khu vườn 2/ The garden 2 (2023) 80 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas

91

193


194


INDOCHINE HOUSE

195


NGUYỄN GIA TRÍ (1908 - 1993)

Danh họa Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) quê ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936 và được biết đến là cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời Việt Nam, người đi đầu trong thời kỳ cực thịnh của tranh sơn mài những năm 1938 - 1944. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí cùng với các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn tạo thành bộ tứ nổi tiếng của thời kỳ đầu nền mỹ thuật Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống có ông và cha làm nghề may trang phục triều đình, Nguyễn Gia Trí từ nhỏ đã được tiếp xúc trong môi trường nghệ thuật, đặc biệt bén duyên với hội họa.

Painter Nguyen Gia Tri (1908 - 1993) was born in Truong Yen village, Chuong My district, Ha Tay. He graduated from the Indochina College of Fine Arts in 1936 and is known as the pioneer of contemporary lacquer painting in Vietnam, particularly during the prosperous period of lacquer painting from 1938 to 1944. Nguyen Gia Tri, alongside artists such as To Ngoc Van, Nguyen Tuong Lan, Tran Van Can, they formed the famous quartet of the early period of Vietnamese art. Born into a traditional family with his grandfather and father working as tailors for the imperial court, Nguyen Gia Tri was exposed to an artistic environment from a young age, particularly with a deep affinity for painting.

196


INDOCHINE HOUSE

92 NGUYỄN GIA TRÍ (1908 - 1993) Cảnh biển/ Seascape 75 x 100 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “ngTri” dưới trái “ngTri” lower left

92

Dù biết đến họa sĩ Nguyễn Gia Trí nhiều qua các tác phẩm sơn mài nhưng ở chất liệu khác họa sĩ cũng có sự nghiên cứu tỉ mỉ. Tác phẩm sơn dầu “Cảnh biển” mang nhiều dấu ấn của phong cách hiện thực châu Âu, khung cảnh thiên nhiên hiện lên một cách gần gũi. Từ con người làng chài đến những chiếc thuyền đậu dưới ngòi vẽ của ông đều rất sinh động và không kém phần lãng mạn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người đều nhận định ông là một họa sĩ giản dị. Ông cũng rất nghiêm túc với nghề, làm việc miệt mài, chính xác, nghiêm khắc đến từng chi tiết, đúng giờ. Bởi vậy trong tranh Nguyễn Gia Trí, trên bất kể chất liệu, từng nét mặt biểu cảm của người thiếu nữ hay từng ngọn cây tán lá đều được ông chăm chút kỹ lưỡng về phần nhìn, mang đến chiều sâu cho mỗi tác phẩm. Nhìn những khung cảnh đẹp vẽ về phong cảnh, làng mạc và gia đình Việt Nam, Nguyễn Gia Trí đưa người xem đến những khoảnh khắc bình yên vô tận.

Although Nguyen Gia Tri is well-known for his lacquer works, he also meticulously studied other mediums. His oil painting “Seascape” carries many marks of the European realistic style, portraying nature in an intimate way. From the fishermen to the boats docked under his brushstrokes, the portrayal is vivid yet romantic. In daily life, everyone perceives him as a humble artist. He is also very serious about his craft, working diligently, precisely, and punctually, paying attention to every detail. Therefore, in Nguyen Gia Tri’s paintings, regardless of the medium, whether it’s the expression on a young woman’s face or the details of each leaf on a tree, he meticulously focuses on the visual aspect, bringing depth to each artwork. Looking at these beautifully depicted scenes of landscapes, villages, and Vietnamese families, Nguyen Gia Tri transports viewers to endless moments of tranquility.

197


TRẦN VĂN CẨN (1910 - 1994)

Trần Văn Cẩn là một trong những họa sĩ thuộc lớp người trước của Mỹ thuật Việt Nam. Ông chọn một lối vẽ trực họa, trình bày hiện thực đầy chất thơ để cho con người thêm tin yêu vào cuộc sống. Trần Văn Cẩn sinh ra trong một gia đình tri thức. Cha ông là công chức làm bưu điện ở Kiến An, mẹ là một nghệ nhân nặn tò he và làm đèn giấy. Bộc lộ đam mê hội họa từ nhỏ, ông được gia đình hết mực ủng hộ. Năm 1931, Trần Văn Cẩn thi đậu và theo học về hội họa, đồ họa, trang trí tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa VI (1931-1936), học cùng với những họa sĩ khác như Lưu Văn Sìn, Nguyễn Gia Trí, … Dù theo học sơn dầu, Trần Văn Cẩn luôn tìm tòi sáng tạo trên những chất liệu dân tộc như lụa, sơn mài hay khắc gỗ và gặt hái được những thành công nhất định. Bút pháp hội hoạ của Trần Văn Cẩn mang đậm dấu ấn cá nhân, vừa hiện đại mới mẻ, giàu tính liên tưởng mà vẫn đậm đà sắc vị dân gian, dân tộc. Chân thực và không cường điệu, ngoài những tác phẩm vẽ về thiên nhiên, con người, trong những năm công tác tại chiến khu Việt Bắc, trực tiếp giảng dạy sinh viên khóa Kháng chiến, ông cũng để lại nhiều bức vẽ mô tả hiện thực đời sống. Đó là những sinh hoạt gia đình ấm cúng, những cảnh lao động hăng say, những khoảng trời khói bom, những khoảnh khắc êm đềm trước khi ra trận. Giờ đây, mỗi khi nghĩ tới họa sĩ Trần Văn Cẩn, không chỉ gói gọn trong các danh xưng như Trí - Lân - Vân - Cẩn một bộ tứ quan trọng của mỹ thuật nước nhà, một vị Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, hay một người thầy Hiệu trưởng trường Mỹ thuật, đó là một tấm gương qua hội họa, lưu giữ lại những thăng trầm của thế kỷ 20.

198

Tran Van Can was one of the preeminent artists of the early generation of Vietnamese Fine Arts who adopted a realistic, poetic style in his paintings to instill faith in people’s lives. Tran Van Can was born in an educated family. His father worked as a postal official in Kien An province, while his mother was a skilled maker of clay figurines and paper lanterns. Showing a passion for painting from an early age, he received wholehearted support from his family. In 1931, Tran Van Can passed the entrance exam and enrolled in the Indochina College of Fine Arts, majoring in painting and decoration, 6th cohort (1931-1936), studying alongside other artists such as Luu Van Sin and Nguyen Gia Tri. Despite studying oil painting, Tran Van Can always sought creative exploration using traditional materials such as silk, lacquer, wood carving, and achieved certain successes. His artistic style bears a distinct personal touch, both modern and innovative, rich in associative qualities while still deeply rooted in the folk and national essence. Tran Van Can’s art is characterized by its authenticity and subtle portrayal, devoid of exaggeration. In addition to his works depicting nature and people, during his years of service in the Viet Bac revolutionary base, where he directly taught students of the Resistance cohort, he also created many paintings that depicted the reality of life. They depict the warm family gatherings, images of ardent work, the reality of war and tranquil days before the fights. Now, when thinking of Tran Van Can, his influence spreaded out of the boundaries of names such as one of a significant quartet of the Vietnamese fine arts Tri - Lan - Van - Can, a General Secretary of the Vietnam Fine Arts Association or the Principal of the School of Fine Arts. He set an example of preserving the ups and downs of the 20th century through the artwork.


INDOCHINE HOUSE

93 TRẦN VĂN CẨN (1910 - 1994) Bác Hồ ở Pác Bó/ Uncle Ho in Pac Bo Cave (1961) 41 x 54 cm Màu nước trên giấy/ Water colour on paper ký dưới trái signed in lower left

93

Tác phẩm “Bác Hồ ở Pác Bó” được Trần Văn Cẩn vẽ năm 1961, năm Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương như Tố Hữu, Nguyễn Khai,... trở lại thăm Cao Bằng, thăm Pác Bó sau 20 năm xa cách. Ở mỏm đá nơi Bác từng câu cá, làm thơ, Người cũng sáng tác bài thơ: Hai mươi năm trước ở hang này, Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu, Non sông gấm vóc có ngày nay. Bức vẽ của danh họa Trần Văn Cẩn đơn thuần ghi lại chặng đường Bác về thăm chốn xưa nhưng rất giàu cảm xúc. Một lối vẽ giản dị, tinh lược, không ngụ ý sâu xa nhưng đủ sự gần gũi và đi vào lòng người bằng hiện thực.

The artwork “Uncle Ho in Pac Bo Cave,” painted by Tran Van Can in 1961, for the occasion when Uncle Ho and central leaders such as To Huu, Nguyen Khai, and others returned to visit Cao Bang and Pac Bo after 20 years of separation. At the rocky outcrop where Uncle Ho used to fish and write poetry, he composed the following verse: Twenty years ago, in this cave, The Party charted the path to fight the Japanese and Westerners. The leadership rallied all the people to battle, Now the mountains and rivers glow with radiance. The painting captures Uncle Ho’s sentimental journey to his ancestral homeland with a simple, refined style that evokes familiarity and resonates with viewers through its realism.

199


94 TRẦN VĂN CẨN (1910 - 1994) Thiếu nữ vùng cao/ Highland Ladies (1950) 20 x 14 cm Chì & bút mực trên giấy/ Charcoal & pen on paper “Cẩn 1950” dưới phải signed and date “Cẩn 1950” in lower right 94

200


INDOCHINE HOUSE

95 TRẦN VĂN CẨN (1910 - 1994) Không đề/ Untitle 20 x 27 cm Màu nước trên giấy/ Water colour on paper ký dưới phải signed in lower right

95

96 TRẦN VĂN CẨN (1910 - 1994) Người lái đò đêm/ Night ferryman 20 x 25 cm Màu nước trên giấy/ Water colour on paper ký dưới phải signed in lower right

96

201


ALIX AYMÉ (1894 - 1989)

Họa sĩ Alix Aymé sinh năm 1894 tại thành phố cảng Marseille, miền Nam nước Pháp. Bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, bà theo học mỹ thuật, âm nhạc tại Nhạc viện Toulouse và quyết định lựa chọn hội họa là sự nghiệp cả cuộc đời. Khi chuyển đến sinh sống tại Paris, Alix Aymé trở thành học trò kiêm đồng nghiệp của họa sĩ Maurice Denis, người tiên phong sáng lập nên trường phái Nabis. Cuộc đời Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu, luôn dịch chuyển, khám phá những mảnh đất xa xôi huyền bí và tìm kiếm cảm hứng sáng tác. Từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, không nơi nào mà không có dấu chân của nữ họa sĩ. Bà từng có những bộc bạch với thầy giáo của mình - họa sĩ Maurice Denis qua thư về mảnh đất Việt Nam, một trong những nơi bà đặt chân đến và quyết định sinh sống: “Con cảm thấy gắn bó với đất nước này vì con đã hiểu và yêu nó nhiều hơn. Con nghĩ rằng con sẽ sáng tác được nhiều tác phẩm đẹp ở đây.” Khoảng những năm 1930, Alix Aymé chuyển về Hà Nội và được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường phổ thông Albert Sarraut, giảng dạy về sơn mài truyền thống Việt Nam, cùng với tranh lụa và tranh khắc gỗ. Đến nay, kho tàng tác phẩm sơn mài về phong cảnh và con người Việt Nam của bà vẫn còn lưu giữ trong các bộ sưu tập và treo ở các bảo tàng như Louvre và Années.

202

Painter Alix Aymé was born in 1894 in the port city of Marseille, in the southern region of France. Showing artistic talent from a young age, she studied fine arts and music at the Toulouse Conservatory school and decided to pursue painting as a lifelong career. Upon moving to Paris, Alix Aymé became a student and colleague of painter Maurice Denis, a pioneer of the Nabis movement. Alix Aymé’s life was filled with adventures, constant movement, exploring mysterious and distant lands, and seeking artistic inspiration. From India to Japan, China, and Southeast Asian countries, there was no place untouched by the footsteps of this artist. She had opened up with her teacher, painter Maurice Denis, through letters about Vietnam, one of the places she visited and decided to settle: “I feel connected to this country because I understand and love it deeply. I think I will create many beautiful works here.” In the 1930s, Alix Aymé moved to Hanoi and was appointed as a professor at the Albert Sarraut high school, teaching traditional Vietnamese lacquer painting, silk painting, and woodblock printing. To this day, her collection of lacquer paintings depicting Vietnamese landscapes and people is preserved in museums such as the Louvre and Années.


INDOCHINE HOUSE

Tác phẩm tranh lụa “Chân dung thiếu nữ Việt Nam” được sáng tác vào khoảng năm 1940, trên chất liệu lụa đặc trưng, hình ảnh cô gái được miêu tả với đường nét khuôn mặt thanh lịch, ánh mắt khép mờ dịu dàng, không xưa cũ mà mang tính thời đại. Alix Aymé rất thành công khi có thể đan cài hài hòa tinh thần hiện đại phương Tây và màu sắc cổ điển Á Đông vào cùng một tác phẩm. Lối vẽ lãng mạn này cũng ít nhiều ảnh hưởng tới các thế hệ họa sĩ sau này của trường Mỹ thuật Đông Dương. Alix Aymé không chỉ là một tên tuổi lớn ở Pháp, ở châu Âu, mà những đóng góp của bà cho sự hoàn thiện cũng như phát triển của nền hội họa Việt cũng được công nhận.

The silk painting “Portrait of a Vietnamese young woman” was created around 1940 on silk. The image of the main character is portrayed with elegant facial features, soft and gentle eyes, with a contemporary touch. Alix Aymé successfully blends Western modern spirit and classical East Asian colors in the same artwork. This romantic style of painting also influenced later generations of artists from the Indochina School of Fine Arts. Alix Aymé is not only a prominent figure in France and Europe, but her contributions are also recognized for the refinement and development of Vietnamese art.

97

97 ALIX AYMÉ (1894 - 1989) Chân dung phụ nữ Việt Nam/ Portrait of Vietnamese lady 30 x 20 cm Mực và màu nước trên lụa/ Ink and color on silk “Alix Aymé” dưới phải “Alix Aymé” lower right

203


MAI TRUNG THỨ (1906 - 1980)

Thừa hưởng nền giáo dục của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, danh họa Mai Trung Thứ, cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu đã tạo lập nên tứ kiệt Đông Dương tại Pháp. Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ truyền lại cho hậu thế, chủ yếu qua hai chất liệu chính là sơn dầu và tranh lụa, ông luôn gửi gắm nhiều tình cảm và tinh thần mộng mơ về Việt Nam giữa những năm đầy biến động của thế kỷ 20. Mai Trung Thứ hiện cũng là danh họa nắm giữ kỷ lục 3.1 triệu đô về giá giao dịch trên thị trường công khai cho một tác phẩm tranh Việt với bức vẽ “chân dung cô Phượng”.

Inheriting the education from the Indochina School of Fine Arts (École des Beaux-Arts de l’Indochine), artist Mai Trung Thu, along with Le Pho, Vu Cao Dam, and Le Thi Luu, formed the legend Indochina quartet in France. With an extensive body of work left for our generations, mainly in oil and silk painting, he consistently conveyed deep emotions and dreamy spirits about Vietnam during the turbulent years of the 20th century. Mai Trung Thu currently holds the record for the highest publicly traded value of a Vietnamese artwork, with his painting “Portrait of Mademoiselle Phuong” fetching a price of 3.1 million dollars.

204


INDOCHINE HOUSE

98 MAI TRUNG THỨ (1906-1980) Mẹ và con gái/ Mère et fille (1938 - 1940) 40 x 23 cm Gouache và mực trên lụa/ Gouache and ink on silk “Mai Thu” và dấu triện trên trái “Mai Thu” and stamped with the artist’s seal upper left

98

Tác phẩm “mẹ và con gái” được Mai Trung Thứ sáng tác trong giai đoạn từ năm 1938 đến 1940, sau khi ông rời Việt Nam sang Pháp năm 1937. Chủ yếu trong thời kỳ này, ông vẽ bằng ký ức, sáng tác giàu tính tự sự và dạt dào tình cảm. Tranh chứa đựng nét hoài cổ thể hiện thông qua hình ảnh mẹ con trong tà áo dài truyền thống, người mẹ một tay nâng nón, con gái hai tay nâng niu chiếc thau, cả hai hướng ánh nhìn ra xa. Trong tranh, danh họa sử dụng đường nét kiệm, mộc mạc và tối giản về màu sắc của tông trầm nhưng khuôn mặt, dáng hình hai mẹ con vô cùng mềm mại với không khí yên bình thư thả vây quanh.

The artwork “mother and daughter” below was created by Mai Trung Thu during the period from 1938 to 1940, after he left Vietnam for France in 1937. Mostly during this period, he painted based on memories, with a rich sense of self-expression and abundant emotions. The painting filled with a nostalgic atmosphere through the image of a mother and child in traditional “áo dài”. The mother holding a hat in one hand and the daughter cradling a bowl in both hands, both looking into the distance. In the painting, the artist employs simple and minimalistic lines and deep colors, yet the faces and figures of the mother and child are incredibly gentle, surrounded by a serene and tranquil atmosphere. 205


VŨ CAO ĐÀM

Họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) là một học trò xuất sắc của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương dưới thời hiệu trưởng Victor Tardieu. Năm 1831, ông nhận học bổng sang Pháp nghiên cứu và nâng cao kiến thức về tạo hình tại Bảo tàng Louvre. Đây cũng chính là năm ông rời Việt Nam định cư sang Pháp. Ông cùng với các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, và Lê Thị Lựu đã được biết đến nhiều với với danh xưng “tứ kiệt trời Âu”. Xuyên suốt sự nghiệp nghệ thuật, Vũ Cao Đàm đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân thông qua các tác phẩm từ điêu khắc đến hội họa. Trong đó có thể kể đến tranh lụa “Chân dung người Hà Nội” (1939), “Đàn bà An Nam” (1939) hay bức tượng đồng “Người Đông Dương”, nay được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật André Diligent de Roubaix. Hội họa của Vũ Cao Đàm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và tư tưởng phương Tây. Đồng thời, ông cũng đặc biệt có các sáng tác chịu ảnh hưởng lớn bởi thời kỳ cực thịnh của trường phái ấn tượng Pháp. Ông từng có những nhận định rằng: “Ngay hồi còn đi học, chúng tôi vẫn ao ước được vẽ tranh ấn tượng và vẽ theo các trường phái mới mà vẫn không quên tất cả vẻ đẹp của nghệ thuật Đông phương”.

206

(1908 - 2000) Artist Vu Cao Dam (1908 - 2000) was an outstanding student of the Indochina College of Fine Arts under the leadership of Principal Victor Tardieu. In 1931, he received a scholarship to study and enhance his knowledge of sculpture at the Louvre Museum in France. This was also the year he left Vietnam to settle in France. He, along with artists Le Pho, Mai Trung Thu, and Le Thi Luu, became well-known and formed a legendary Vietnamese artists quartet in Europe. Throughout his artistic career, Vu Cao Dam left many personal marks through his works, ranging from sculpture to painting. These include the silk painting “Human of Hanoi” (1939), “An Nam women” (1939), and the bronze statue “Indochinese people,” now exhibited at the Musée d’art et d’industrie André Diligent de Roubaix. Vu Cao Dam’s paintings are a harmonious combination of traditional Eastern art and Western ideas. At the same time, he also had works heavily influenced by the flourishing period of Impressionism in France. He once said, “even when we were still students, we always aspired to create paintings that follow impressionism and try new artistic trends, without forgetting the beauty of Eastern art.”


INDOCHINE HOUSE

Theo đó, dù định cư ở Pháp lâu năm, Vũ Cao Đàm vẫn dành tình cảm đặc biệt với quê hương. “Tình mẫu tử” được ông hoàn thành năm 1967 là một trong những tác phẩm sơn dầu mang phong cách đặc trưng riêng. Trên nền đầy sắc màu, họa sĩ khắc họa hình ảnh người mẹ với đôi mắt một mí, làn tóc đen nhánh quấn trên đầu mềm mại và tạp một hình mẫu về vẻ đẹp người phụ nữ thuần Việt đang bế đứa con trên tay. Là một người thích vùng vẫy trong những đường nét nhẹ nhàng, sắc màu tươi sáng, chiếc áo dài xanh mà người mẹ mặc trên người là điểm nhấn của bức tranh ông vẽ. Tác phẩm gợi lên sự yên bình trong ký ức tuổi thơ của bao người và cũng cho thấy sự gắn kết đặc biệt của tình mẫu tử. Một hình đẹp được thực hiện bởi người con xa nhà nhưng vẫn trọn nghĩa tình với quê hương đất nước.

Despite living in France for many years, Vu Cao Dam still had a special affection for his homeland. His painting “Maternité” completed in 1967, is one of his oil paintings with a distinctive style. On a colorful background, the artist depicted a mother with one-eyelid eyes, soft black hair wrapped around her head, and cradling a child in her arms. As someone who enjoyed the freedom of gentle lines and vibrant colors, the blue ao dai (traditional Vietnamese dress) worn by the mother is the highlight of the painting. The artwork evokes the tranquility of childhood memories for many people and also demonstrates the special bond of maternal love. It is a beautiful image created by Vu Cao Dam, a son far from home but still deeply connected to the love for his homeland.

99

99 VŨ CAO ĐÀM (1908 - 2000) Tình mẫu tử/ Maternité (1967) 35 x 27 cm Sơn dầu trên toan/ Oil on canvas “VuCaoDam 67” dưới trái “VuCaoDam 67” lower left

207


LÊ QUỐC LỘC (1894 - 1989)

Là một trong số những họa sĩ đóng vai trò quan trọng trong kế thừa, phát huy kỹ thuật sơn mài truyền thống và đưa diện mạo chất liệu này lên hàng nghệ thuật, danh họa Lê Quốc Lộc, học trò khóa 12 (1938 - 1943) khoa sơn mài trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã ghi dấu tên tuổi mình với các sáng tác mang đậm tình cảm làng quê thôn dã. Ông cùng các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Hậu, Nguyễn Văn Quế, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Đình Thọ,... đã xây dựng thành công một ngôn ngữ riêng cho nền hội họa Việt Nam với chất liệu hoàn toàn của đất nước mình.

As one of the artists inheriting, advancing the traditional lacquer painting technique and elevating this material to an art form, painter Le Quoc Loc, a student of the 12th class (1938-1943) of the lacquer painting department at the Indochina College of Fine Arts (École des Beaux Arts de l’Indochine), has made a name for himself with works that are deeply emotional about the rustic countryside. Le Quoc Loc, alongside artists from the Indochina College of Fine Arts such as Nguyen Gia Tri, Nguyen Van Ty, Pham Hau, Nguyen Van Que, Nguyen Sang, Huynh Van Gam, Nguyen Duc Nung, Nguyen Tu Nghiem, Tran Dinh Tho,... have successfully built a unique language for Vietnamese painting using materials entirely from Vietnam.

100

100 LÊ QUỐC LỘC (1918-1987) Phong cảnh làng quê/ Village scenery (1958)

208

60 x 120 cm Sơn mài trên vóc/ Lacquer on panel “QLộc 1958” dưới trái “QLộc 1958” lower left


INDOCHINE HOUSE

“Phong cảnh làng quê” là một trong các sáng tác điển hình của Lê Quốc Lộc nói lên thâm tình của ông với bình dị nông thôn. Tranh được vẽ năm 1958 với bố cục sơn mài có tính mô tả cao, xác thực và tân kỳ. Tức, ông không đặt nặng tính quy ước hay hình thức ước lệ theo quy chuẩn trang trí mà chủ thể bước vào tranh từ hiện thực đơn sơ, đặc tả thông qua chất liệu vàng son lộng lẫy. Gần như một dạng mâu thuẫn biện chứng, chính đề là cái huy hoàng của một chất liệu, phản đề là cách trình bày hiện thực ấm áp tình cảm, cả hai tạo ra một tổng thể mới chứa đựng sức mạnh của sự lan tỏa, thấm dần ra xung quanh. Thảng hoặc trong cái khiêm nhường và giản dị của nội dung, tâm tình ấm cúng của gia đình làng xã tìm tới người xem thông qua hình ảnh tấm áo nâu sòng, khóm trúc hay lùm tre rực rỡ trên nền trời đỏ nồng nàn của cái nắng ban chiều. “Phong cảnh làng quê” được vẽ ở một tầm nhìn bao quát với bố cục cân đối, trải đều theo phối cảnh xa gần. Xuyên qua cành tre vút lên vờn gió ở tiền cảnh là hoạt cảnh người nông dân nón lá dắt trâu cày đồng nối đuôi nhau thành hình vòng cung. Cạnh bên phải, dưới lùm tre to đang xào xạc, đàn trâu nghỉ gặm cỏ trên bờ. Thấp thoáng xa xa có bóng nhà san sát chân những ngọn núi tầng tầng lớp lớp dưới mây trời mênh mông. Đây là một bố cục góc rộng đặc sắc nhưng tả vật không qua loa. Trái lại, càng dành thời gian nhìn ngắm càng lộ rõ các chi tiết được tả đường nét rõ rệt như đám sẻ nhỏ trên lưng đàn trâu nghỉ, đáy nước in màu trời ở những thửa ruộng chưa cày ải hay bên phía đối lập, khoảng đất được cày xong nhìn từ xa rõ những ụ đất xếp song song.

“Village scenery” is one of Le Quoc Loc’s typical works that expresses his deep affection for the simple rural life. The painting was created in 1958 with a highly descriptive, realistic, and innovative lacquer composition. The artist does not emphasize conventions or decorative forms, but rather, the subject enters the painting from the simple reality, symbolized through the brilliant material. It is almost a dialectical contradiction, where the theme is the magnificence of the material, the counter-theme is the warm emotional presentation of reality. Together, they create a new whole that contains the power of spreading and gradually permeating the surroundings. In the humility and simplicity of the content, the warm and cozy atmosphere of the village family reaches the viewer through the image of a brown robe, a bamboo branch, or a vibrant bamboo grove against the backdrop of a red-hot sunset.

“Village scenery” is painted from a panoramic perspective with a balanced composition, and spreads the content from near to far. Through the swaying branches in the foreground, there is a scene of farmers wearing conical hats leading a line of plowing buffalo, forming an arch. On the right side, beneath a large clump of bamboo, the resting buffalo are chewing grass on the bank. In the distance, there are faint shadows of houses nestled at the foot of layers of mountains under the vast sky. This is a distinctive wide-angle composition that does not depict objects in a simple way. On the contrary, the more time spent observing, the clearer the details become, such as a flock of sparrows on the back of resting buffalo, the sky-colored water in uncultivated rice fields, or on the opposite side, a view of plowed land from a distance, revealing rows of parallel furrows.

209


Không dừng lại ở đó, là một người tìm hiểu về sơn mài cặn kẽ, Lê Quốc Lộc vẽ “phong cảnh làng quê” với bảng màu then đen sâu thẳm, xen kẽ lá vàng, nâu đỏ là những màu no, ấm, khỏe, phù hợp với thiên nhiên nước ta. Một nền trời vàng nhiều mây chập choạng ráng chiều, một khung cảnh mát rượi của gió thổi lùm tre ánh lên dưới sáng, những nét bút thanh, những mảng miếng tương phản tôn nhau lên. Tổng quan đưa lại có lẽ cũng không cần bàn nhiều thêm về kỹ thuật, vì suy cho cùng, trên một mặt phẳng, chúng đều giống như chất xúc tác, từng bước một dẫn dắt người xem đến với tâm tư với quê hương, xứ sở và những chân phương dạt dào tình cảm.

Additionally, as someone who is meticulous in studying lacquer painting, Le Quoc Loc paints “village scenery” with deep black tones, interspersed with golden and reddish-brown leaves, creating colors that are rich, warm, strong and suitable for the nature of Vietnam at that time. A golden sky with scattered clouds during the twilight, a cool and breezy scene of wind blowing through the bamboo clump, illuminated from below, with clear brushstrokes and contrasting patches. Overall, perhaps there is no need to discuss more about the technique, because in the end, on a flat surface, they all serve as catalysts, guiding the viewer step by step into the emotions of their homeland, their country, and the abundant affection that lies in every direction.

210


INDOCHINE HOUSE

THAM CHIẾU/ REFERENCES LÊ QUỐC LỘC Bình phong sơn mài 8 tấm “Phong cảnh Phnôm-Pênh”, 1943. Sơn mài. 50 x 199 cm (mỗi tấm). Tác phẩm được đấu giá thành công với mức 1.2 triệu euro ngày 21/10/2021. 8-panel lacquer folding screen “Landscape of Phnom Penh” (Paysage de Phnom Penh), 1943. Lacquer painting. 50 × 199 cm (each panel). The artwork was successfully auctioned for 1.2 million euros on October 21, 2021.

LÊ QUỐC LỘC Bình phong sơn mài 6 tấm “Phong cảnh Chợ Bờ”, 1942. Sơn mài. 100 x 32.7 cm (mỗi tấm). Tác phẩm được đấu giá thành công với mức 462.960 euro ngày 03/10/2022. 6-panel lacquer folding screen “Landscape of Cho Bo”, (Les rapides de Cho Bo), 1942. Lacquer painting. 100 × 32.7 cm (each panel). The artwork was successfully auctioned for 462,960 euros on October 3, 2022.

211


LÊ QUỐC LỘC (1894 - 1989)

212


INDOCHINE HOUSE

213


NGUYỄN SÁNG (1923 - 1988)

Trong cuộc đời của một người con miền Nam ra Bắc, Nguyễn Sáng đã dùng hai từ “Hà Nội” và “cách mạng” để tự định nghĩa chính mình. Ông nói “Cách mạng đã sinh ra tôi lần thứ hai”. “Không có Hà Nội thì sẽ không có Nguyễn Sáng”. Di sản nghệ thuật đồ sộ của ông là một hành trình nhìn lại những khát vọng đã được biểu đạt trong hoàn cảnh khó khăn, bằng ngôn ngữ hình học, ký hiệu hóa, vừa hiện đại vừa cổ điển của một trái tim nóng bỏng, một nhà triết học tự nghiệm và một đại diện của chủ nghĩa nhân văn trong nghệ thuật. Nguyễn Sáng, tên đầy đủ Nguyễn Văn Sáng sinh ngày 1/8/1923, quê gốc tại tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông học và tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định, hệ trung cấp niên khóa 1936 - 1940 sau đó ra Hà Nội, thi và trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIV. Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, kể từ đó Nguyễn Sáng đã không ngừng nghỉ cống hiến cho cách mạng cũng như công cuộc xây dựng nước nhà với tư cách là một người chiến sĩ và họa sĩ. Ông đã từng viết: “Đất nước ta thật tươi đẹp, nhân dân ta thật đáng yêu, tôi thấy cần vẽ nhiều, họa nhiều để ca ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân ta đấu tranh giữ gìn hòa bình và thực hiện thống nhất.” Nguyễn Sáng mất ngày 16/12/1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: “Giặc đốt làng tôi” (1954), “Trú mưa” (1960), “Kết nạp Đảng trên chiến trường Điện Biên Phủ” (1963), “Thiếu nữ và hoa sen” (1972) và “Thành đồng Tổ quốc” (1978). Ngoài ra, hai trong số các sáng tác của Nguyễn Sáng bao gồm “Kết nạp Đảng trên chiến trường Điện Biên Phủ” thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, và “Thanh niên thành đồng” thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã được công nhận là “Bảo vật Quốc gia”.

214

Known as a son of the South who later settled in the North, artist Nguyen Sang used the phrases “Hanoi” and “revolution” to define himself. He said “The revolution gave birth to me a second time.” “Without Hanoi, there would be no Nguyen Sang.” His monumental artistic legacy takes us on a voyage through the hopes expressed in difficult circumstances, in the geometric, symbolic language, both modern and classic, of an enthusiastic heart, an empirical philosopher and a representative of humanism in art. Nguyen Sang, full name Nguyen Van Sang was born on 1/8/1923 in Thuan Tri commune, Kien Hung district, Dinh Tuong province (now is Chau Thanh district, Tien Giang province). From 1936 to 1940, he studied a four-year intermediate school at The Gia Dinh Fine Arts Practicing school (École des Arts appliqués de Gia Đinh) then he moved to Hanoi, passed the entrance test to the course XIV of the Indochina College of Fine Arts (École des Beaux Arts de l’Indochine). In 1945 when Japan made a successful coup against the French, he as both a soldier and an artist had relentlessly dedicated to the revolution and the growth of Vietnam. He once shared: “Our people and our nation are so magnificent. I feel the urge to continue drawing to honor the nation and our people for their efforts to uphold peace and achieve unity.” Nguyen Sang passed away in Ho Chi Minh city on 16/12/1988. In 1996, he was posthumously awarded the Ho Chi Minh Prize for literature and art for his works namely “The enemy burned my village” (1954), “Sheltering in the rain” (1960), “Admission to the Party on the Dien Bien Phu battlefield” (1963), “A girl by lotus” (1972), and “The fatherland’s iron bulwark” (1978). In addition, two of Nguyen Sang’s compositions, including “Admission to the Party on the Dien Bien Phu battlefield” in the collection of the Vietnam Fine Arts Museum, and “The fatherland’s iron bulwark” in the collection of Ho Chi Minh Fine Art Museum have been recognized as national treasures.


INDOCHINE HOUSE

101 NGUYỄN SÁNG (1923-1988) Mẹ bồng con/ Mother holding child (1956) 55 x 39 cm Sơn mài trên vóc/ Lacquer on panel “NSÁNG 56” dưới trái “NSÁNG 56” lower left

101

Bức vẽ sơn mài “Mẹ bồng con” được Nguyễn Sáng sáng tác năm 1956 trong khoảng thời gian ông sống, làm việc tại Hà Nội và ngụ tại số nhà 65 phố Nguyễn Thái Học cùng với các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Giáo, Mai Văn Hiến, Trần Đông Lương và Song Văn. Ở giai đoạn này ông đã tham gia tổ sáng tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam và vẽ một loạt tranh sơn mài mang tính sử thi về cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong tác phẩm, hình ảnh mẹ bồng con được khắc họa trên một mảng lớn, chiếm hơn ⅔ bố cục. Tạo hình nhân vật vừa khỏe khoắn vừa hân hoan dưới ánh nắng thông qua một bảng màu đơn giản chỉ với ba sắc vàng, đen, đỏ. Tác phẩm toát lên tinh thần của dòng tranh cổ động, khích lệ con người thêm vững tin hướng tới những điều tốt đẹp.

The lacquer painting “Mother holding child” was created by Nguyen Sang in 1956 during the time he worked in Hanoi and lived at 65 Nguyen Thai Hoc street with artists Nguyen Phan Chanh, Nguyen Tu Nghiem, Van Giao, Mai Van Hien, Tran Dong Luong and Song Van. At this period, he joined the creative group of the Vietnam Fine Arts Association and painted a series of lacquer paintings about the resistance war against the French. In the work, the image of a mother holding her child is depicted on a large panel, occupying more than ⅔ of the whole composition. They are shaped strongly and joyfully under the sunlight through a simple color palette with only three colors yellow, black, and red. The work embodies the spirit of propaganda paintings, encouraging people to have more confidence towards good things. 215


216


INDOCHINE HOUSE

217


Thật đáng trân trọng khi có quý vị đồng hành trên con đường trải nghiệm nghệ thuật Thank you for sharing the same interests and making the journey of experiencing art more quintessential when we have each other

Để tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh For more information, please contact us https://indochinehouse.vn info@indochinehouse.vn Indochine House indochinehouse_

218

Hà Nội 32A Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hanoi 32A Nha Chung, Hang Trong, Hoan Kiem, Hanoi

Hồ Chí Minh 628C Võ Nguyên Giáp, An Phú, Quận 2, HCM - Shop Gallery: Mặt bằng P1.K01, Tầng 1, Tháp 1, TTTM The Oxygen - Penthouse: Penthouse 2301, Tháp 1, The Vista

Ho Chi Minh 628C Vo Nguyen Giap, An Phu, District 2, HCM - Shop Gallery: P1.K01, Floor 1, Tower 1, The Oxygen Mall - Penthouse: Penthouse 2301, Tower 1, The Vista

Trân trọng! Đội ngũ Indochine House

Cheers! Indochine Team


INDOCHINE HOUSE

Chủ biên/Editor in chief Tâm Phạm Content creator/ Translator Tâm Phạm Hồng Anh Liên Lê Cẩm Anh Hình ảnh/ Photo Hải Hà Cẩm Anh Thiết kế/ Designer Liên Lê

219


220


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.