GATE GATE - DOAN VAN TOI'S SOLO ART SHOWCASE

Page 1

gate gate

at Indochine House Art Gallery

Indochine House Art Gallery

06 10

VƯỢT QUA VƯỢT QUA

CƠ THỂ NHƯ VÙNG “GIẢI DỊCH” TRONG TRANH LỤA ĐOÀN VĂN TỚI

gate gate The body - a “de-translating” site In Doan Van Toi’s silk painting

dòng sông tĩnh lặng trôi chảy... quiet flows the river...

TỰ BẠCH

Story by artist Doan Van Toi

INDOCHINE HOUSE 2
16

20 54

TÁC PHẨM TIỂU SỬ HỌA SĨ

Artworks Artist’s biography

3 INDOCHINE HOUSE

gate gate

vượt qua vượt qua

H

ành trình vạn dặm, đường xa đường gần, đôi khi có những dao động nhỏ khó thấy lúc ban đầu lại thay đổi nền móng tư duy của chúng ta về sự vật. Chúng đi sâu, rẽ nhánh xuyên qua không gian, qua những buông thả rồi nắm bắt và bất chợt khai sáng trong chớp nhoáng thời gian. Ở đây bây giờ, thấy sự vật như nó đang là và thấy tâm trong sáng. Suốt một tiến trình đó, “gate gate” (đầu một câu chú trong bài kinh Phật) được dịch thành “vượt qua…vượt qua” như một lời nhắc thầm về cánh cửa dẫn dắt cá thể trở về nơi có con đường bình lặng trong tâm hồn. Một tư tưởng rộng khắp không giới bạn bởi tôn giáo, bất kể không gian địa lý hay thời điểm, chỉ cần có niềm tin…là sẽ vượt qua.

6

Ở giữa không thời gian ấy, Đoàn Văn Tới lấy cảm hứng từ câu chuyện của những người tắm thể hiện lên trên mặt tranh bằng hình thức gỡ bỏ đi sự vướng bận, nội tâm nhân vật không khởi điều gì, hoàn toàn đặt mình vào hiện tại và hòa với thiên nhiên. Mối tương giao này hiển lộ khắp nơi trong tranh anh, đều đặn mà mang tính phổ quát. Anh tìm thấy con người sinh hoạt thường nhật trong dòng chảy của phù sa sông Hồng - bối cảnh giàu tính biểu tượng cho sự kết nối, chuyển động không ngừng và nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, trong núi non trùng điệp, trong bóng trời mây phủ, trong ánh trăng, trong tán cây tỏa rộng, trong mọi lúc, mọi nơi để khi người xem nhìn vào không phải một sự bất giác ồ lên mà là những thông điệp từ từ được gợi mở.

Đoàn Văn Tới chọn phản ánh cái tự nhiên của mối quan hệ con người - vạn vật dưới hình thức mềm mại. Một số hoan ca, tươi tốt có sự đối thoại với “mùa xuân vĩnh cửu” (Sandro Botticelli) hay “âm nhạc” (Henri Matisse),.... Số khác chiêm nghiệm, từ từ luận đoán. Tất cả hiện hữu ngay đây, bây giờ, trong tâm trí, trong không gian chung, trong khoảng lặng riêng tư. Việc vẽ cũng vì thế mà trở thành một quá trình nhẹ nhàng, kỹ thuật và chất

liệu là phương tiện để truyền tải ý niệm. Tới dẫn dắt người xem bằng các thực hành có cách thức tổ chức vị trí nhân vật trong khuôn hình đứng, hoặc ngang, tạo ra một trạng thái trung đạo và không có sự hướng ngoại. Chuyển động của người tắm trong tranh cũng rất khẽ, tựa như thả một viên sỏi nhỏ vào mặt hồ phẳng lặng. Rõ ràng họa sĩ vẽ họ trong trạng thái khỏa thân nhưng không khai thác tính dục mà chỉ tập trung vào bản thể con người là con người. Không có sự cưỡng cầu, chỉ có sự vật như nó đang là ngay trước mắt. Trong khoảng chớp nhoáng của thời gian ấy, Đoàn Văn Tới có sự chủ động lược bỏ đi bóng đổ, bỏ đi điểm sáng tối, điểm nhãn và cả tương quan xa gần để đưa tất cả tổng thể gần lại mảng phẳng. Đó chính là cách Tới dẫn người xem về thực tại.

Đích đến ở ngay đây với sự buông xả. Đối diện với thực tại an trú trong tâm mỗi người, Đoàn Văn Tới cho ta ý niệm về hành trình vượt qua…vượt quatrong anh và cả người xem. Một tiến trình chữa lành và tỉnh thức qua thời gian vẫn bền về giá trị.

Ở đây, lúc này - sáng trong và nhẹ bẫng.

- Indochine House -

7

On the journey of thousands of miles, sometimes the little fluctuations that are difficult to see at first, can change the way we think about things. They are constantly present, through the space we enter, through letting go and grasping but we are unaware of this until we suddenly awaken in a split second. As a result, we see things as they are at the moment and realize that the mind is clear. During that process of enlightenment, “gate gate” (the beginning of a mantra in a Buddhist sutta) is understood as “passing...passing” - a silent reminder of the door that leads the individual to where there is a serene path. This is a widespread thought that transcends all boundaries of religion, regardless of geographical space or time. All it takes to prevail is faith.

In that space-time, Doan Van Toi was inspired by the story of people bathing in the Red River who are individuals with their own thoughts but sharing the same living space in the streets of Hanoi. He depicted them on the canvas without including the characters’ thoughts, allowing them to be totally engrossed in the natural world. This human-nature relationship appears everywhere in the artworks, obvious and universal. He observed people’s daily life in the flow of alluvium of the Red River (an image symbolizing the connection and constant movement of the past and the present), in the mountains, in the shadow of the cloudy sky, in the moonlight, in the spreading canopy, anytime, anywhere so that when viewers look at them the message is not recognized immediately, but slowly revealed.

Doan Van Toi chose to reflect the natural relationship between people and things in a soft way. His paintings are joyful and lush, having dialogues with “Primavera” (Sandro Botticelli) or “Music” (Henri Matisse),... Others are contemplations that he has slowly discussed. Everything exists right here, right now, in the mind, in the public space, in the silence of privacy. Drawing also thus becomes a gentle process, techniques and materials are means to convey ideas. His compositions have a manner of placing the bathers in a horizontal or vertical frame, establishing a stable condition without being extroverted. Their movement is also very gentle, like dropping a small pebble into a calm lake. Apparently the artist painted them in a nude state but did not exploit lust. Things are as they are right in front of the eyes and the paintings solely concentrate on the human being. In that flash of time, Doan Van Toi removed the shadows, the highlights, the observation point, and the near and far to pull the whole thing onto a flat surface. That’s how Toi brings viewers back to reality.

The only destination is letting go, facing the reality that resides in each person’s mind, but Doan Van Toi gives us the idea of the journey to overcome - in himself and in the audience. A process of healing and awakening that over time remains in value. Here and now - clear and light.

- Indochine House -

CƠ THỂ NHƯ VÙNG “GIẢI DỊCH” TRONG TRANH LỤA ĐOÀN VĂN TỚI

“Nếu bạn chia nhân tâm thành hai nửa, một nửa sẽ thành trắng, còn nửa kia đen. Chính sự phân chia như vậy, mới là liều thuốc độc.”

-D. H. Lawrence-

10

Trước khi lựa chọn lụa như phương tiện nghệ thuật, Đoàn Văn Tới đã dành một khoảng thời gian dài vẽ màu nước trên giấy. Trong những chuyến điền dã, anh luôn dùng màu nước để chạm nét cho cơ thể người. Như những họa sĩ thời TânẤn tượng, Tới mải mê tìm kiếm những giây phút tự nhiên trong cơ thể đời thường, không hào nhoáng bóng bẩy hay theo “chuẩn đẹp” của xã hội. Nhưng chỉ khi tìm đến bãi giữa sông Hồng, nơi anh được chứng kiến những cơ thể đang rũ bỏ hết sống áo, trách nhiệm, thân phận, chỉ để được là mình trong giây phút, thì Tới mới thực sự tiệm cận đến bí ẩn của cơ thể nhân loại.

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy nhìn cơ thể như một thứ gánh nặng phải mang, một cái lồng bằng xương thịt giam hãm. Gia đình than phiền khi cơ thể ta ốm, quở trách khi chúng ta nghịch bẩn, hay bắt chúng ta giấu mình đi khi có kinh nguyệt. Đến tuổi thiếu niên, một mặt, ta thấy cách tôn giáo coi cơ thể như tội lỗi hay nghiệp quả, rằng ta cần phải ăn năn sám hối hay tu tâm tích đức để gột rửa cơ thể nhơ nhớp ấy. Mặt khác, truyền thông đại chúng và các nhãn hàng quảng cáo lại tôn vinh cơ thể như một miền khoái lạc, ca tụng nó như một “thánh đường” mà ta có trách nhiệm phải yêu thương, trân quý, và chu cấp. Và cuối cùng, chính trị coi cơ thể chúng ta như một tấm địa đồ phi trật tự, quá nhiều đạo luật phải đặt ra, quá nhiều chính sách y tế phải thực thi, cốt để kiểm soát và thuần hóa tính hoang dã tiềm ẩn trong mỗi người. Cảm giác bị buộc phải lựa chọn giữa hai khả thể diễn dịch, rằng cơ thể ta hoặc là nhục thể hoặc là thánh thể, cứ theo đó mà bén rễ sâu dần trong tâm khảm. Vậy rằng, có cách nào để ta có thể trung dung giữa hai thái cực ấy, lặn sâu bên dưới bề nổi da thịt nơi những lý tưởng trái chiều không ngừng tranh chấp, để tĩnh lặng và tìm kiếm mối liên hệ thực sự với cơ thể nguyên bản chưa được “dịch” qua các tầng lọc của chính mình và xã hội? Nơi ấy, liệu cơ thể ta có ngưng trở thành bia đỡ giữa những làn đạn, và ta có thể lắng lòng nhìn nhận cơ thể mình như nó là?

Những bức tranh lụa trong triển lãm này của Tới hé gợi cho tôi cảm giác đó. Vẫn là những bức họa cơ thể người, chủ đề mà Tới luôn đau đáu, nhưng cảm quan chúng tạo ra lại có gì đó khác biệt, như ảo ảnh khúc xạ của hình ảnh mà trước nay ta vẫn quen nhìn. Thay vì thị giác thực thể của da thịt vẽ bằng màu nước trên giấy, cơ thể người Tới vẽ trên lụa dường như không hoàn toàn thuộc về trần thế; độ loang nhẹ nhàng nhấn nhá của màu nước dưới lực cọ của nghệ sĩ tương tác với đặc tính chất liệu trong mảnh của lụa, vốn tạo tính xuyên thấu, tất cả tạo nên những cơ thể bồng bềnh trôi nổi ở khoảng giữa nhân giới và thiên giới, giữa nhục thể và thánh thể, giữa ở đây và ở kia. Vẽ bằng màu nước tức là điều khiển cổ tay, chọn điểm nhấn thả sao cho nước có cơ hội loang ra trong khuôn khổ ấn định, để nước tự thấm vào lụa và tạo nên chiều sâu sắc độ theo ý muốn - ấy là cái tài trong việc “dụng thuỷ” của màu nước. Và qua việc ngẫu hứng trong tầm kiểm soát ấy, Tới chạm tới gần hơn với tính bản nguyên của cơ thể con người.

Những cơ thể trong tranh Tới cũng không chỉ nổi hờ trên bề mặt lụa hai chiều như trong các bức họa truyền thống. Để tạo chiều sâu, cũng như lồng ghép một chút phần tố ảo ảnh thị giác vào tác phẩm, Tới đã lót dưới nền tranh những tấm vải với mô-típ thiên nhiên lấy từ sạp vải trong các chợ ở Hà Nội - những mối quan hệ anh có được từ những lần điền dã ngoài bãi sông. Những cơ thể ở đó trở thành dòng chảy đưa anh tới chất liệu: Tới vận dụng chất vải ấy để tạo ra kết nối giữa cơ thể trong tranh anh với thiên nhiên. Vải làm tấm màng “liên dịch”, tạo bề sâu để cơ thể không còn hờ hững trên nền trắng lạc lõng mà neo đậu trên nền hoa bướm hay công phượng - neo đậu trong những phần tố tự nhiên của đất trời. Cơ thể trong tranh tới vì thế không hoàn toàn thoát tục, chúng nương náu trong khoảng giữa lớp lụa thông thấu và lớp vải đan thanh, trong thế tay với trời, chân chạm đất - một vẻ an tĩnh tự tại ở điểm giữa.

Tính trung dung ấy cũng ẩn hiện ngay trong chính cách những cơ thể được khắc hoạ. Những cơ thể

11

trong tranh Tới thả lỏng trong hành động, chúng nhẹ nhàng thực hiện những động tác vừa đủ, không dư không thiếu. Khi đứng yên một mình, khi chuyển động thành nhóm, khi lại đứng chồng lên nhau như đang làm xiếc, chúng đều mang vẻ khiêm nhẫn, hoàn toàn tập trung vào giây phút hiện tại. Không co ro thu mình, cũng không gồng sức quằn quại, chúng nằm đâu đó giữa “tĩnh” và “động”, với đường viền thân thể được Tới nhấn thả chừng mực để tạo nét loang nhưng vẫn gợn rõ nhành tóc mai hay ánh mắt hơi hé mở xuân thì. Chúng hàm chứa những trải nghiệm cá nhân của Tới với những “cơ thể” mà anh đã gặp, nhưng chính chúng cũng gợi nên câu chuyện của riêng mình thông qua sự giao thoa giữa lụa và nước, giữa vô sắc và đa sắc, giữa có và không. Cơ thể trong tranh Tới an cư giữa hai xung năng biểu hiện, giữa khoái lạc và tội lỗi, và đây là điều mà Tới đạt được khi chuyển qua vẽ màu nước trên lụa. Nếu cơ thể vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên toan tạo nên độ dấp dính hay ngồn ngộn của thịt da - một thị giác nhục cảm nhằm truyền tải những cảm xúc thiên về sắc dục, còn cơ thể màu nước trên giấy lại có phần quá nhẹ nhàng thanh thoát - và giấy, suy cho cùng, vẫn gợi cảm giác của da thịt gờn gợn với độ đàn hồi khi tiếp xúc, thì cơ thể trên lụa lại như tấm gương thẩm thấu, vừa mời gọi ta hoà nhập và giao thoa, vừa phản chiếu những ham muốn hay suy nghĩ của ta về cơ thể. Nếu khi nhỏ ta được dạy những cách “diễn dịch” cơ thể qua trải nghiệm hay sang chấn vô thức, thì cơ thể trên lụa của Tới đóng vai trò sự giảidịch khi nó được kiến tạo với hình thái trong mảnh, vô sắc, tối giản đường nét và tập trung vào phần cốt lõi tinh thần - nó trở thành vùng an toàn cho ta học cách cởi bỏ những cách “dịch” về cơ thể trước kia, và từ đó phát lộ ra những khả thể “tái dịch” trong mối tương quan nhìn nhận cũng như tiếp xúc với cơ thể chính mình. Cơ thể trên lụa trong tranh Tới trở thành một thấu kính “giải dịch” chính bởi điểm rơi nơi miền trung dung của nó, an tĩnh nơi trung điểm giữa vô vàn thái cực đối chọi. Neo đậu cân bằng ở nơi ấy, trong một thứ chất liệu cũng tạo thế qua lại luân phiên giữa “dính” và “thả”, “sắc” và “không”, cơ thể trong tranh Tới khai mở cho ta rằng mình có thể,

và cần phải, nhìn nhận cơ thể mình như một khối phức hợp những điều bí ẩn, lẩn khuất đâu đó giữa “giải thiêng” và “thoát tục”. Và cách duy nhất để hiểu cơ thể mình là chìm sâu xuống dưới bề mặt và gặp gỡ chính mình - một thực thể cũng đầy bí ẩn và bất ngờ.

Phúc cho những ai thấy được những điều mình chưa tin, và học được cách tin những điều mình chưa thấy.

Sài Gòn, tháng Mười 2022 Dương Mạnh Hùng

THE BODY

A “DE-TRANSLATING” SITE IN DOAN VAN TOI’S SILK PAINTING

“If you divide the human psyche into two halves, one half will be white, the other black. It’s the division itself which is pernicious.”

-D. H. Lawrence-

Before starting to paint on silk, Doan Van Toi spent a long time painting watercolors on paper. During his field trips, he always used watercolors to sketch the human body. Like painters of the NeoImpressionism period, Toi was absorbed in searching for natural moments in the human body, not flashy or shiny or according to the “beauty standards” of society. Only when he reached the bank of the Red River, where he witnessed bodies shedding all their clothes, responsibilities, and identities just to be themselves for a moment, did Toi finally come close to understanding the mystery of the human body.

From a young age, we are taught to see the body as a burden to carry, a cage of flesh and blood that confines us. Families complain when we are sick, scold us when we get dirty or force us to hide when we are menstruating. In adolescence, on the one hand, we see how religion views the body as a sin or karma and that we need to repent or cultivate virtue to cleanse that filthy body. On the other hand, the mass media and advertising brands glorify the body as a pleasure domain, extolling it as a “sanctuary” that we have a responsibility to love, cherish, and raise. Finally, politics sees our bodies as a disorderly map where many laws and health policies have to be enforced to control and tame the wildness that lies within each person.

The feeling of being forced to choose between the mundane or the sacred to interpret oneself is a growing anxiety in the mind. So is there a way for us to reconcile these two extremes when there are too many paradoxes and conflicts inside to find peace in the soul? In that place, will our bodies stop being judged and we can see our bodies as they are? The silk paintings in this exhibition by Toi give me that feeling. They are still paintings of the human body, a subject on which Toi always focuses, but the sense they create is something different, like a refractive illusion of the image that we are used to seeing. Instead of the physical sight of flesh painted with watercolors on paper, Toi’s body painted on silk doesn’t seem entirely earthly: the subtle splash of watercolor under the artist’s brushwork interacts with the texture properties of the silk’s thin, see-

through texture. All create bodies that float in the space between the human world and the celestial world, between the flesh and the holy body, between here and there. Painting with watercolors means you have to control your wrists, positioning them so that the water can spread out within the specified area, seep into the silk, and create the desired depth. That’s the genius of “using water” when painting with watercolors; through that controlled improvisation, Toi comes closer to the originality of the human body.

The bodies in Toi paintings also do not just float on the two-dimensional silk surface as in traditional paintings. To create depth and integrate a bit of an element of optic illusion into the work, Toi has lined the background of the painting with fabric with natural motifs taken from cloth stalls in markets in Hanoi, where the stall owner was someone he knew from his field trips on the riverbank. The bodies there became the flow that led him to the material; he manipulated that fabric to create a connection between the body in his paintings and nature. The fabric acts as an “intermediary” membrane, creating depth so that the body is no longer isolated on a white background, but anchored on a bed of butterflies, peacocks, and flowers—nestled in the natural elements of heaven and earth. Thus, the bodies here aren’t completely free from the everyday. They live in the space between the clear silk and the brocade cloth, with their hands to the sky and their feet on the ground. It’s a calm and peaceful in-between place.

That neutrality is also hidden in the very way the bodies are depicted. The bodies in Toi’s paintings relax in action and gently perform the movements in moderation—neither redundant nor lacking. When standing still alone, when moving in groups, or when standing on top of each other as if performing in a circus, they all display a gentle humility, completely focused on the present moment. Neither huddled nor writhed, they lie somewhere between “active” and “passive,” with body lines skillfully drawn by Toi to create a slick outline while still clearly showing rippling hair

14

strands or slightly open eyes. They talk about Toi’s own experiences with the “bodies” he has met, but they also tell their own stories by showing how silk and water, formlessness and color, and yes and no coming together.

The body in Toi’s painting settles between two modes of expression, pleasure and sin, which is what Toi achieved by switching to watercolor on silk. If the body painted with oil on canvas creates the viscosity of flesh and skin—a sensual vision to convey lustful emotions—then a watercolor body on paper is a bit too gentle. Paper, after all, still evokes the sensation of rough flesh with elasticity upon contact; the body on silk is like an absorbent mirror, both inviting us to mingle, intersect, and reflect on our desires or thoughts at the same time. If as children we were taught ways to “translate” the body through unconscious experience or trauma, then Toi’s silk body plays an de-translating role as it is constructed with a thin, colorless, minimal form. Simplify the contours and focus on the spiritual core; it becomes a safe zone for us to learn to let go of previous ways of “translating” the body, thereby uncovering the possibilities of “re-translating” the body, as well as our perception and contact with it. The body in Toi’s silk paintings becomes an “detranslating” lens because of its tranquil falling at the intersection between many opposing extremes.

Anchoring balancedly there, in a material that also alternates between “sticking” and “dropping,” “lust” and “pure,” the body in Toi reveals to us that we can and need to see one’s body as a complex mass of mysterious things, shifting somewhere between “deconstruction” and “escape.” And the only way to understand your body is to sink below the surface and meet yourself—an entity full of mystery and surprises.

Blessed are those who see things they do not yet believe and learn to believe things they have not yet seen.

Sai Gon, October 2022

Duong Manh Hung

15

20năm nay, có những người trong phố vẫn đều đặn ra tắm sông Hồng. Họ là những cá thể có tâm tư riêng chung đụng qua nhiều thế hệ trong không gian sống bị thu hẹp. Có người là chủ kiot bán vải, người lái xe ôm, có người bốc vác, người vô gia cư, cán bộ hưu trí,... nhưng họ đều tựu lại ở một điểm chung: gắn bó với phù sa sông Hồng trôi chảy mỗi ngày. Họ sinh hoạt như một cộng đồng thu nhỏ, vừa công khai, vừa riêng tư. Thậm chí cả thế hệ ông, cha, con cùng nhau tắm chung mỗi ngày. Họ tắm, chạy nhảy, chơi cờ, tập thể dục, trồng cây, tắm bùn, phơi nắng, hòa cùng mây trời, sông nước, cỏ hoa.

Đã 10 năm thường xuyên lui tới, tôi có nhiều cảm nhận và sự quan sát để vẽ họ. Việc kết nối con người và thiên nhiên không còn là câu chuyện của những người đi tắm, nó chạm vào cái chung có tính phổ quát của nhân loại mà không vướng mắc bởi yếu tố thời gian. Con người tương giao với tự nhiên nhưng chính trong đó cũng chính là sự

phản ánh lẫn nhau không hề ràng buộc của cả hai thành tố.

Tôi vẽ một tranh 3 tấm khổ 1x3 mét để nộp bài tốt nghiệp trường Mỹ thuật năm 2017. Xuyên suốt bố cục 3 tấm là một đường chéo dài ngăn bờ sông với bầu trời. Bên phải tôi vẽ một người trong tư thế tự nhiên đang bước đi. Góc nhìn cận cảnh, khuôn hình từ chân dung tới ngang hông như cách một người bắt đầu đến hoặc rời đi khi tắm xong, hoàn toàn rỗng lặng. Vị trí chính giữa tôi vẽ một nhóm nhân vật đang nô đùa, có người bơi, có người đứng nói chuyện. Tấm thứ 3 chỉ còn lại hình ảnh của dòng sông như nó vẫn vậy, trước khi mọi người đến và sau khi mọi người đi.

Cho tới gần đây, tiếp xúc với lụa, chất liệu soi sáng tôi đến việc sắp đặt nó lên một vật liệu khác. Tôi bắt đầu sưu tập vải hoa trong chợ Đồng Xuân - nơi làm việc của phần nhiều người tắm. Tôi cắt, khâu, thêu và tổ hợp lại mặt vải rồi kết hợp với tranh lụa vẽ chi

16

tiết những người tắm trong những động thái tự nhiên để tạo ra hiệu ứng thị giác giống như chồng hai lớp kính màu cho ra màu thứ ba.

Màu thứ 3 hiện hữu nhưng thay đổi theo góc nhìn. Phần vải phản ánh lên lụa đặt cơ thể trong không gian nhiều hoa lá và biến chính nó từ một sản phẩm phổ biến trở thành một hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên xung quanh. Cách làm này cũng cho tôi hiệu quả thị giác sinh động và sự bất ngờ như việc sử dụng gấm (là vải), vóc (là lụa) trong trang phục vua chúa hoàng tộc.

Quan sát người tắm, chơi, làm trò nhào lộn dưới nước, tôi liên tưởng tới những người làm xiếc giữ thăng bằng. Hành động này khó nhất ở tự giữ thăng bằng cho chính mình trong bối cảnh tương hỗ với người khác. Nếu chỉ giúp cho người khác mà bản thân còn chưa ổn định, ta sẽ làm cả hai ngã nhào. Như một trò chơi, tôi thường xuyên sử dụng nhóm đơn lẻ nhân vật vì khi đó con người tự do hơn

cả. Đôi lúc tôi xây dựng với nhóm hai người một nam một nữ hoặc tranh bộ có tính đăng đối tương tự. Một số bức tôi sử dụng nhóm 5 nhân vật, ẩn dụ cho những biến chuyển trong thân, tâm khi tiếp xúc với bên ngoài. Khi mọi thứ được thấu suốt, sự rỗng không hiển lộ, khi đó bình an không cần phải đi tìm kiếm đâu xa.

Với tôi, điều thú vị nhất không phải việc xếp lên nhau hay giữ thăng bằng mà chính là ý niệm trọn vẹn với từng giây phút, khi ngã biết ngã, khi trụ biết trụ, từng khoảnh khắc ấy chính là giây phút của thực tại hiện tiền.

- Đoàn Văn Tới -

17

For the past 20 years, there have been people in the city who still regularly go to the Red River to bathe. They are individuals living together for many generations in a limited living space. Some of them are fabric kiosk owners, motorbike taxi drivers, porters, homeless people, pensioners, etc., but they all have one thing in common: sticking with the flowing Red River alluvium everyday. They operate as a miniature community, both public and private. Even generations of grandfathers, fathers and children shower together every day. They bathe, run, play chess, exercise, plant trees, bathe in mud, bask in the sun, mingle with clouds, rivers, and flowers.

Having frequented it for 10 years, I have many feelings and observations to draw them. The connection between people and nature is no longer a story of bathers, it touches on the universality of humanity without being entangled by the element of time. Man interacts with nature, but it is also an unconstrained mutual reflection of both elements.

In 2017, I drew a 3-panel 1x3-meter picture to submit my graduation paper to the School of Fine Arts. Throughout the 3-panel layout is a long diagonal line separating the riverbank from the sky. On the right I drew a person in a natural posture walking. Closeup view, the frame from portrait to hip looks like the way a person arrives or leaves after taking a bath: completely empty. In the center position, I drew a group of characters playing, some swimming, some standing talking. The 3rd panel only left the image of the river as it was, before everyone came and after everyone left. Until recently, after drawing on silk, the material enlightened me to place it on top of another. I started collecting floral fabrics in Dong Xuan market

INDOCHINE HOUSE 18

- where most bathers work. I cut, sewn, embroidered and reassembled the fabric and then combined it with silk paintings detailing bathers in natural movements to create a visual effect that resembles the overlapping of two layers of stained glass for a third color. The third color is presented but changes according to the viewing angle. The fabric reflected on the silk puts the body in a floral space and transforms itself from a popular product into a symbolic image of the surrounding nature. This approach also gives me vivid visual effects and surprises such as the use of “gam” (cloth), “voc” (silk) in royal costumes.

When watching people bathing, playing, doing acrobatics in the water, I think of circus people balancing. This action is most difficult in balancing oneself in the context of reciprocity with others. If you only help others, but you are not stable yourself, you will make both of you fall. As a game, I often use a single group of characters because then people are more free. Sometimes I build with a group of two people, one man and one woman, or a similar set of paintings. In some paintings, I use groups of five characters, metaphors for changes in body and mind when exposed to the outside. At the time that everything is penetrated, emptiness manifests, then peace need not be searched far.

For me, the most interesting thing is not the stacking or balancing, but the complete concept with each moment, when the falling knows how to fall, when the standing knows how to stand, each moment is a moment of reality.

- Đoàn Văn Tới -

19 INDOCHINE HOUSE

Tác phẩm

INDOCHINE HOUSE 20

Artworks

21 INDOCHINE HOUSE

Trong tranh Tới, hình ảnh người tắm chính là khởi thủy cho mọi suy nghĩ khác về nhân loại. Tuy gắn với đời sống thường nhật của tập thể nhưng có tính gợi mở cao cho những cảm thức về con người nói chung.

All other ideas about humanity in Toi’s paintings are inspired by the image of bathers. Even though it’s related to the group’s everyday activities, it strongly alludes to attitudes toward individuals in general.

23 INDOCHINE HOUSE

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 1 GATE GATE 1 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 60 x 120 cm

INDOCHINE HOUSE 24
25 INDOCHINE HOUSE
VƯỢT QUA VƯỢT QUA 2 GATE GATE 2 (2022)
Màu nước trên lụa Watercolor on silk 60 x 40 cm
INDOCHINE HOUSE 26 VƯỢT QUA VƯỢT QUA 3 - 4 GATE GATE 3 - 4 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 40 x 80 cm thắp đuốc lên mà đi...
27 INDOCHINE HOUSE
torch... VƯỢT QUA VƯỢT QUA 5 - 6 GATE GATE 5 - 6 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 40 x 20 cm
light the

Ánh sáng ở chính nơi ta

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 7 GATE GATE 7 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm

INDOCHINE HOUSE 28

And the light is inside us

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm

29 INDOCHINE HOUSE
VƯỢT QUA VƯỢT QUA 8 GATE GATE 8 (2022)

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 9 GATE GATE 9 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 60 x 40 cm

“Nhạn vút qua không Bóng chìm nước lạnh Để dấu nhạn không cố ý Giữ bóng nước cũng vô tâm”

INDOCHINE HOUSE 30

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 10 GATE GATE 10 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 40 x 20 cm

“A wild goose, flies across the sky

Its wings reflect in the cold water

The bird does not mean to leave its image

The water has no desire to retain it”

31 INDOCHINE HOUSE

“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”

“A water drop that simply blends into the sea won’t dry up”

INDOCHINE HOUSE 32
33 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 11 GATE GATE 11 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 60 x 120 cm
INDOCHINE HOUSE 34 VƯỢT QUA VƯỢT QUA 12 GATE GATE 12 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 13 GATE GATE 13 (2022)

35 INDOCHINE HOUSE
Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm
INDOCHINE HOUSE 36 VƯỢT QUA VƯỢT QUA 14 GATE GATE 14 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm
“Núi vẫn là núi Sông vẫn là sông”
37 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 15 GATE GATE 15 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm “Mountain is still mountain River is still river”
INDOCHINE HOUSE 38

Thiên nhiên trong các sáng tác của Đoàn Văn Tới ở một số tác phẩm, phần nền được cấu trúc thành mảng miếng bằng vải hoa có motif hoa văn phổ biến. Thông qua hình thức thêu những sợi chỉ màu đóng vai trò kết nối, các sáng tác này có thêm một tầng trạng thái mang tính sắp đặt...và cũng như một sự gợi mở về thực hành của Tới trong tương lai.

In some natural works of Doan Van Toi, the backgrounds are structured into pieces of floral fabric with a popular motif. The form of embroidery with colored threads plays a connecting role, giving these compositions an extra layer of installation meaning... and also a hint about Toi’s works in the future.

39 INDOCHINE HOUSE
INDOCHINE HOUSE 40
Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm
VƯỢT QUA VƯỢT QUA 16 GATE GATE 16 (2022)
41 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 17 GATE GATE 17 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 18 GATE GATE 18 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm

INDOCHINE HOUSE 42

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 19 GATE GATE 19 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 180 x 110 cm

43 INDOCHINE HOUSE

Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi All theory, dear friend, is gray, but the golden tree of actual life springs ever green.

- Goethe -

INDOCHINE HOUSE 44
45 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 20 GATE GATE 20 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 60 x 40 cm

Tâm viên ý mã Monkey-mind, horse-will

INDOCHINE HOUSE 46
47 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 21 - 22 GATE GATE 21 - 22 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm
INDOCHINE HOUSE 48
VƯỢT QUA VƯỢT QUA 23 - 24 GATE GATE 23 - 24 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 25 GATE GATE 25 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 70 cm

VƯỢT QUA VƯỢT QUA 26 GATE GATE 26 (2022)

Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 110 cm

49 INDOCHINE HOUSE
INDOCHINE HOUSE 50 VƯỢT QUA VƯỢT QUA 27 - 28 GATE GATE 27 - 28 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 170 x 70 cm
51 INDOCHINE HOUSE VƯỢT QUA VƯỢT QUA 29 - 30 GATE GATE 29 - 30 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 110 x 240 cm
INDOCHINE HOUSE 52
QUA VƯỢT QUA
VƯỢT
31 - 32 GATE GATE 31 - 32 (2022) Màu nước trên lụa Watercolor on silk 110 x 240 cm

sự thánh thiện vốn đầy đủ trong mỗi con người… the holiness is complete in every human being…

ĐOÀN VĂN TỚI

TIỂU SỬ // BIOGRAPHY
1989
tại Hải Phòng
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam Sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam
Arts
Sinh
2017
1989 Born in Hai Phong 2017 Graduated from Vietnam University of Fine
Live and work in Hanoi, Vietnam
55 INDOCHINE HOUSE

TRIỂN LÃM

2022

Triển lãm cá nhân đầu tiên tại Indochine House Gallery, Hà Nội

Triển lãm nhóm “Quê Hương” Christie’s, Vương quốc Anh

2021

Triển lãm nhóm “Hiện thực” Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm nhóm Hàn Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc

2020

Lưu trú tại Berlin (Đức), trong khuôn khổ chương trình ươm mầm nghệ sĩ trẻ tài năng VCCA – trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội

2019

Triển lãm “Thấp Thoáng Đông Dương” Hà Nội Studio Gallery, 13 Tràng Tiền

Triển lãm nhóm “ƯƠM”, chương trình ươm mầm nghệ sĩ trẻ tài năng VCCA – trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội

Triển lãm “Hơi Thở Mùa Hạ” Hà Nội studio Gallery, 13 Tràng Tiền

Triển lãm “Tranh tượng Mùa Xuân” tại Hà Nội Studio Gallery, 13 Tràng Tiền

Triển lãm Hiệp hội màu nước thế giới IWS lần 3 tại Việt Nam tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

2018

Triển lãm “Hôm Nay Và Mãi Mãi” - Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội

Triển lãm Trại sang tác nghệ sỹ quốc tế Hatyai - Hatyai Art Gallery, Hatyai, Thái Lan

Triển lãm “Lụa Và Điêu Khắc Nhỏ” tại VCCA – trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội

Triển lãm Nhóm “Hiện Thực 3” Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh 2017

Triển lãm Nhóm “Hiện Thực”

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm nhóm Hiện Thực

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm nhóm Hàn Quốc,

Việt Nam - Hàn Quốc

2016

Triển lãm tranh màu nước Quốc Tế IWS Việt Nam lần thứ 2 - Bảo tàng Hà Nội

Triển lãm “Today” tại Hà Nội Creative City

Art festival tại Pulau, Ketam, Malaysia

Triển lãm “ĐỒNG CHẤT 1,2” - Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Triển lãm màu nước kỷ niệm 234 năm Tp.Rattanakosin tại 333 Gallery Bangkok, Thái Lan

2015

Triển lãm tranh màu nước Quốc Tế IWS Việt Nam lần thứ 1 TTTM Hàng Da, Hà Nội

2013

Trại sáng tác trẻ Châu Á, triển lãm nhóm tại Bảo tàng quốc gia Singapore, Singapore

INDOCHINE HOUSE 56
featured //

// exhibitions

2022

The first solo exhibition at Indochine House Art Gallery

Hometown Group Exhibition Christie’s, UK

2021 Reality Group Exhibition at Vietnam Fine Arts Museum

Group exhibition KoreaVietnam - Korea

2020 Residency in Berlin, Germany through VCCA’s talented young artist incubation program - Vincom Center for Contemporary Art, Hanoi

2019 Indochinese Light Exhibition Hanoi Studio Gallery, 13 Trang Tien

Incubation group exhibition at VCCA talented young artist incubation program - Vincom Center for Contemporary Art, Hanoi

Summer Breath Exhibition Hanoi Studio Gallery, 13 Trang Tien

Spring painting exhibition Hanoi Studio Gallery, 13 Trang Tien

The 3rd IWS World Watercolor Association Exhibition in Vietnam - Ho Chi Minh City Museum of Fine Arts

2018 Exhibition today and forever Art exhibitor 16 Ngo Quyen, Hanoi

Hatyai International Artists Camp Exhibition - Hatyai art Gallery, Hatyai, Thailand

Small silk and sculpture exhibition at VCCA – Vincom Center for Contemporary Art, Hanoi

“Hien Thuc” Group Exhibition 3, Ho Chi Minh City Museum of Fine Arts

2017

Reality Group Exhibition Vietnam Art Museum

Reality Group Exhibition Vietnam Art Museum

Group Exhibition Korea, Vietnam Korea

2016 The 2nd IWS Vietnam International Watercolor Painting Exhibition - Hanoi Museum

“Today” exhibition - Hanoi Creative City

Art festival at Pulau Ketam, Malaysia

HONEY 1 and 2 exhibition Ho Chi Minh City Fine Arts Museum

Watercolor exhibition for the 234th Year of RATTANAKOSIN - 333 Gallery Bangkok Thailand

2015

The 1st IWS Vietnam International Watercolor Painting Exhibition - Hang Da Shopping Center, Hanoi

2013

Young Asian Writers Camp, Group Exhibition - National Museum of Singapore, Singapore

TIÊU BIỂU

57 INDOCHINE HOUSE

Thành lập vào năm 1997, Indochine House là gallery thương mại giới thiệu về nghệ thuật Á Đông, trong đó chú trọng vào thú sưu tầm cổ vật, gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam qua các thời kỳ. Tới năm 2021, Indochine House đã khởi động lại với những tiêu chí mới. Cụ thể, gallery theo đuổi ý niệm “Art for living”nghệ thuật cho không gian sống như một tôn chỉ để tập trung trưng bày, kinh doanh nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau bao gồm tranh Đông Dương, tranh hiện đại, đương đại, cổ vật và đồ trang trí.

Established in 1997, Indochine House is a commercial gallery offering Asian art with a focus on Chinese ceramic antiques and Vietnamese antiques through the ages. In 2021, Indochine House has returned to the art market with new criteria. Specifically, our gallery pursues the concept of “Art for living” as a guideline to focus on displaying and trading many different art forms including paintings from EBAI (École des beaux-arts de l’Indochine), Vietnamese modern & contemporary paintings, antiques and ornaments.

HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Số 628C Xa lộ Hà Nội, An Phú, Q2, HCM

- Shop gallery: mặt bằng K01, tầng 1, tháp 1 TTTM The Oxygen

- Penthouse 2301, Tháp 1, The Vista

+84 909 539 926

HÀ NỘI

Địa chỉ: 32A Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+84 866 636 036

silently

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.